Giáo án môn Lịch sử lớp 4 (cả năm)

Giáo án môn Lịch sử lớp 4 (cả năm)

Tuần 5

Lịch sử

NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ

CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC

 I. MỤC TIÊU

 Học xong bài này HS biết :

 -Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ .

 -Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.

 -Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuỏi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.

 - Giáo dục ý thức ham học LS, tự hào về LS dân tộc.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Phiếu học tập của HS.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. KIỂM TRA BÀI CŨ:

-Gọi 3 HS lên bảng :2em trả lời 2 câu hỏi ổ cuối bài 2, 1emkể lại cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.

-HS nhận xét .GV nhận xét và cho điểm HS.

 

doc 77 trang Người đăng hang30 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 4 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 5
Lịch sử
Nước ta dưới ách đô hộ 
của các triều đại phong kiến phương Bắc
	I. Mục tiêu
	Học xong bài này HS biết :
	-Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ .
	-Kể lại một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
	-Nhân dân ta đã không cam chịu làm nô lệ, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuỏi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá dân tộc.
	- Giáo dục ý thức ham học LS, tự hào về LS dân tộc.
II- Đồ dùng dạy học
	- Phiếu học tập của HS.
 Iii. Các hoạt động dạy học:
 	 1. Kiểm tra bài cũ: 
-Gọi 3 HS lên bảng :2em trả lời 2 câu hỏi ổ cuối bài 2, 1emkể lại cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
-HS nhận xét .GV nhận xét và cho điểm HS.
	2. Giới thiệu bài
GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học.
	3. hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
Chính sách áp bức bóc lột cúa các triều đại
phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
-Yêu cầu HS đọc SGK.
-? Sau khi thôn tính nước ta,các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sácháp bức ,bóc lột nào đối với nhân dân ta?
-Gv yêu càu HS thảo luận như sau:
Tìm sự khác biệtvề tình hình nước ta về chủ quyền, kinh tế, văn hoá trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phươnh Bắc đô hộ?
-Gọi 1 nhóm đại diện nêu kết quả.Chú ý giải thích khái niệm :chủ quyền ,văn hoá.
-Hs đọc thầm từ : sau khi Triệu Đà thôn tính....sống theo luật pháp của người Hoa.
-HS nối tiếp nhau phat biểu:
+Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do cơ quan người Han cai quản.
+Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quí, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để cống nạp.
+Chúng đưa người Hán sang ổ lẫn với dân ta, bắt ta phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, sống theo pháp luật của người Hán.
-Hs chia thành nhóm 4 ,thảo luận và điền kết quả vào phiếu.
-HS đọc phiếu trước lớp, các nhóm khác theo dõi ,bổ sung ý kiến. 
Tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại phonh kiến phương Bắc đô hộ
Thời gian
Các mặt
Trước năm 179 TCN
Từ năm 179TCN đến năm 938
- Chủ quyền
Là một nước độc lập.
-Trở thành quận, huyện của phong kiến phương bắc.
- Kinh tế
Độc lập và tự chủ.
Bị phụ thuộc ,phải cống nạp.
- Văn hoá
Có phong tục tập quán riêng
Phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, nhưng nhân dân ta vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc.
 -GV KL:Từ năm 179 TCN đến năm 938 các triều đại PKPB nối tiếp nhau đô hộ nước ta.Chúng biến nước ta từ một nước đọc lập trở thành một quận huyện của chúng, và thi hành nhiều chính sách áp bức, bóc lột tàn khốc,khiến nhan dân ta vô cùng cực nhục.Không chịu khuất phục nhân dân ta vẫn giữ gìn các phong tục truỳen thống,lại học thêm nhiều nghiệmề mới của người dân phương bắc, đồng thời liên tục khởi nghĩa chống lại PKPB.
Hoạt động 2
Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của PKPB.
-GV phát phiếu cho từng HS
-Yêu cầu HS SGK và diền thong tin về các cuộc khởi nghĩa của nhân dân tachống lại ách đô hộ của PKPBvào bảng thóng kê.
-HS nhận phiếu.
-Đọc yêu cầu phiếu
-HS làm bài vào phiếu. 
-HS trình bày trước lứp. HS khác nhận xét bổ sung.
Thời gian
Các cuộc khởi nghĩa.
Năm 40
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Năm 248
Khởi nghĩa Bà Trệu
Năm542
Khởi nghĩa Lí Bí
Năm550
Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
Năm722
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Năm766
Khởi nghĩa Phùng Hưng
Năm 905
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Năm 931
Khởi nghĩa Dương Đình nghiệmệ
Năm 938
Chiến thắng Bạch Đằng
-Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta đã có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớnchống lại ách đô hộ của các triều đại PKPB?
-Mở đầu các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào?
-Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại PKPB và giành lại độc lập hoàn toàn cho nhân dân ta.
-Việc nhân dân ta liên tục Khơi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại PKPB nói lên điều gì?
-Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn.
-Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
-Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
-Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, quyết tâm, bền chí, đánh giặc cứu nước.
-Đọc ghi nhớ SGK
-Đó là truyền thống quí báu của nhân dân ta.
Củng cố- dặn dò:
	-Nhắc lại GN SGK .
 	-Dăn hS về hộc thuộc GN và chuẩn bị bài sau.
Tuần 6 Bài 4
Lịch sử
Khởi nghĩa Hai bà trưng (năm 40)
 I.- Mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
*Nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ Khơi nghĩa.
*Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc Khơi nghĩa.
*Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc Khơi nghĩa: đây là cuộc Kn thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
 II.Đồ dùng dạy - học
*Hình minh hoạ trong SGK, phóng toán nếu có điều kiện.
*Lược đồ khu vực hành chính nổ ra Khơi nghĩa Hai Bà Trưng (phóng to).
*GV và HS tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến Khơi nghĩa Hai Bà Trưng. 
 Iii. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 Hoạt động dạy
 A. Kiểm tra bài cũ :
-GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu Hs trả lời 3 câu hỏi cuối bài 3.
-GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
 B. Dạy bài mới :
GV giới thiệu bài mới: Trong bài học trước các em đã biết để chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Băcs, nhân dân ta đã lien tục nổi dậy Khơi nghĩa. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về một trong các cuộc Khơi nghĩa ấy, đó là Khơi nghĩa Hai Bà Trưng.
Dạy bài mới :
 Hoạt động học
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-HS mở SGK trang 19.
Hoạt động 1
Nguyên nhân của Khơi nghĩa Hai Bà Trưng
GV yêu cầu HS đọc SGK từ Đầu thế kỉ thứ I ... đền nợ nước, trả thù nhà.
-GV giải thích các khái niệm:
+Quận Giao Chỉ: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. (chỉ vùng đất trên bản đồ Việt Nam).
+Thái thú: Là một chức quan cai trị một quận thời nhà Hán đô hộ nước ta.
-GV yêu cầu HS: Hãy thảo luận với nhau để tìm nguyên nhân của cuộc Khơi nghĩa Hai Bà Trưng.
-GV gọi đại diện HS phát biểu ý kiến.
-GV nêu vấn đề: Khi tìm hiểu nghuyên nhân của cuộc Khơi nghĩa Hai Bà Trưng , có bạn cho rằng Hai Bà Trưng phất cờ Kn là do thái thú Tô Định giết chết chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách, có bạn lại cho rằng Hai Bà Trưng phất cờ Khơi nghĩa là do căm thù giặc áp bức, bóc lột nhân dân ta đến cùng cực. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao? 
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-HS nghe GV giải thích.
-HS chia thành các nhóm 4, cùng đọc lại SGK và thảo luận theo yêu cầu.
-Hs suy nghĩ và trao đổi với nhau và phát biểu trước lớp.
-GV kết luận: Oán hận ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ Khơi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Việc thái thú Tô Định giết chết chồng của bà Trưng Trắt là Thi Sách càng làm cho Hai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc.
Hoạt động 2
Diễn biến của cuộc Khơi nghĩa Hai Bà Trưng
-GV treo lược đồ nổ ra Khơi nghĩa Hai Bà Trưng và giới thiệu: Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ Khơi nghĩa, cuộc Khơi nghĩa nổ ra trên một khu vực rộng, mạnh mẽ, trên lược đồ chỉ là khu vực chính của cuộc Khơi nghĩa.
-GV yêu cầu: HS đọc SGK và xem lược đồ để tường thuật lại diễn biến của cuộc Khơi nghĩa Hai Bà Trưng.
GV nhận xét, khen ngợi những em trình bày tốt.
-HS quan sát lược đồ.
-HS làm việc cá nhân, tự tường thuật theo lược đồ SGK.
-HS trìng bày trên lược đồ.
-HS khác nhận xét, bổ sung:
Cuộc Khơi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn, tỉnh Hà Tây ngày nay. Từ đây, đoàn quân tiến lên Me Linh và nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Sau đó nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị đòn bất ngờ, quân Hán thua trận bỏ chạy tán loạn.
Hoạt động 3
Kết quả và ý nghĩa của cuộc Khơi nghĩa Hai Bà Trưng
-GV yêu cầu cả lớp đọc SGK, rồi lần lượt hỏi:
+Khơi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả ntn?.
+Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa ntn?
+Sự thắng lợi của Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
-GV nêu lại ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
-HS tìm thông tin trong SGK và trả lời:
+Trong vòng không đầy một tháng, cuộc Khơi nghĩa hoàn toánàn thắng lợi. Quân Hán bỏ của, bỏ vũ khí lo chạy thoát thân, Tô Định phải cải trang thành dân thường lẩn vào đám tàn quân trốn về nước.
+Sau hơn 2 thế kỉ bị phongkiến nước ngoài đô hộ, từ năm 179 TCN đến năm 40, lần đầu tiên nhân dân ta đã giành được độc lập.
+Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
Hoạt động 4
Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với Hai Bà Trưng
-GV cho HS trình bày các mẩu truyện, các bài thơ, bài hát về Hai Bà Trưng, trình bày các tư liệu về các tên đường, tên phố, đền thờ Hai Bà Trưng đã sưu tầm được.
-GV khen ngợi các HS sưu tầm được nhiều tư liệu, nhắc HS cả lớp góp tư liệu làm thành tư liệu chung và truyền tay nhau để cùng tìm hiểu.
-GV nêu: Với chiến công oanh liệt như trên, Hai Bà Trưng đã trở thành hai nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
-HS từng tổ góp các tư liệu sưu tầm được thành tư liệu chung của tổ. Sau đó các tổ lần lượt trình bày tư liệu của mình trước lớp. Ví dụ đọc thơ nói về Hai Bà Trưng, giới thệu về một ngôi đền thờ Hai Bà Trưng...
 4. Củng cố, dặn dò:
-GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi trong SGK.
 ........................................................................
	Tuần 7 bài 5	Lịch sử	
Chiến thắng bạch đằng
do ngô quyền lãnh đạo (năm 938)
	I- Mục tiêu
	Sau bài học, HS có thể:
	- Nêu được nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đàng.
	- Tường thuật được diễn biến của trận Bạch Đằng.
	- Hiểu và nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc: Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toánàn thời kì hơn một nghiệmìn năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho daan tộc.
	II- Đồ dùng dạy - học
	- Hình minh hoạ trong SGK, phóng toán nếu có điều kiện.
	- GV và HS tìm hiểu về tên phố , tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến chiến thắng Bạch Đằng.
	Iii- Các hoạt động dạy - học 
	1. Kiểm tra bài cũ
	- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 2.
	- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
	2. giới thiệu bài
	Cảnh trong tranh mô tả một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của n ... a anh minh của triều Tây Sơn đã ra đi khi công cuộc cải cách, xây dựng đất nước đang thuận lợi, để lại cho ND niềm thương tiếc vô cùng. Sau khi vua Quang Trung mất, tàn dư của họ Nguyễn đã lật đổ nhà Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về vấn đề này.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn
- GV yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi:
- HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Sau khi vua Quang Trung mất, triều Tây Sơn suy yếu. Lợi dụng hoàn cảnh đó, Nguyễn ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn.
+ Sau khi lên ngôi Hoàng đế Nguyễn ánh lấy niên hiệu là gì?
+ Năm 1802, Nguyễn ánh lên ngôi vua chon Phú Xuân (Huế) làm nơi đóng đô và đặt niên hiệu là Gia Long. Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn đã trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Hoạt động 2
Sự thống trị của nhà Nguyễn
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
- HS chia thánh mỗi nhóm 6 HS và làm việc theo nhóm.
- Hãy cùng thảo luận và hoàn thành phiếu:
Phiếu thảo luận
Nhóm..
	Hãy cùng đọc SGK, thảo luận và viết tiếp vào chỗ chấm cho đủ ý:
	1. Những sự việc chứng tỏ các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai là:
- .hoàng hậu.
- .tể tướng
- điều hành mọi việc quan trọng từ trung ương đến địa phương.
	2. Tổ chức quân đội của nhà Nguyễn:
Gồm nhiều thứ quân là:.
- Có các chạm ngựa.từ Bắc đến Nam.
	3. Ban hành Bộ luật Gia Long với những điều luật hết sức hà khắc:
- Tội mưu phản (chống nhà vua và triều đình) bị sử như sau:.
.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
- 3 nhóm HS trình bày 3 ý trong phiếu, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
- GV tổng kết ý kiến của HS và kết luận: các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập chung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình.
Hoạt động 3
Đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn
+ Theo em với cách thống trị hà khắc của các vua thời Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta như thế nào?
+ Cuộc sống của ND vô cùng cực khổ.
- GV: Dưới thời Nguyễn vua quan bọc lột ND thậm tệ, người giàu có công khai sát hại người nghèo. Pháp luật dung túng cho người giàu. Chính vì thế mà ND ta có câu:
	Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan
- HS nghe giảng và phát biểu suy nghĩ của mình về câu ca dao.
	4. Củng cố dặn dò
	- Em có nhận xét gì về triều Nguyễn và bộ luật Gia Long?
	- GV: Ngay từ khi mới nắm quyền cai trị đất nước, các vua nhà Nguyễn đã chỉ chú trọng vào việc củng cố quyền lợi dòng họ, giữ gìn ngai vàng của mình mà không quan tâm đến đời sống ND, đi ngược lại với quyền lợi của ND, vì thế ND vô cùng căm phẫn. Triều Nguyễn là triều đại PK cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Tuần 32
Lịch sử
kinh thành huế
	I - Mục tiêu
	Sau bài học, HS nêu được:
	- Sơ lược về quá trình xây dựng kinh thành Huế: sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
	- Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hoá thế giới.
	- Giáo dục HS ham học lịch sử.
	II - Đồ dùng dạy - học
	- Hình minh hoạ trong SGK (phóng to nếu có điều kiện), bản đồ Việt Nam.
	- GV và học sinh sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về kinh thành Huế.
	iiI - Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở cuối bài 27.
- 2 HS lên bảng thực hiên yêu cầu.
- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
	2. Giới thiệu bài
- Treo hình minh hoạ trang 67 SGK và hỏi: Hình chụp di tích lịch sử nào?
- Hình chụp Ngọ Môn trong cụm di tích lịch sử kinh thành Huế.
- GV treo bản đồ Việt Nam. Yêu cầu HS xác định vị trí Huế.
- HS quan sát và xác định.
- Giới thiệu: Sau khi lật đổ triều đại Tây Sơn, nhà Nguyễn được thành lập và chọn Huế làm kinh đô. Nhà Nguyễn đã xây dựng Huế thành một kinh thành đẹp, độc đáo bên bờ Hương Giang. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về di tích lịch sử này.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
quá trình xây dựng kinh thành hhuế
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ nhà Nguyễn huy độngđẹp nhất nước ta thời đó.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- GV yêu cầu HS mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- 2 HS trình bày trước lớp.
- GV tổng kết ý kiến của HS.
Hoạt động 2
Vẻ đẹp của kinh thành huế
- GV tổ chức cho HS trưng bày các tranh ảnh, tư liệu tổ mình đã sưu tầm được về kinh thành Huế.
- HS chuẩn bị bàn trưng bày.
- GV yêu cầu HS cử đại diện đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế.
- Mỗi tổ cử một hoặc nhiều đại diện giới thiệu về kinh thành Huế theo các tư liệu tổ đã sưu tầm được và SGK.
- GV và HS các nhóm lần lượt tham gia góc trưng bày và nghe đại diện các tổ giới thiệu, sau đó bình chọn tổ giới thiệu hay nhất, có góc sưu tầm đẹp nhất.
- GV tổng kết nội dung hoạt động và kết luận: Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, 
UNES CO công nhận kinh thành Huế là di sản văn hoá thế giới.
4. Củng cố dặn dò
	- GV tổng kết giờ học.
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Tuần 33
Lịch sử
tổng kết
	I - Mục tiêu
	Sau bài học, HS nêu được:
	- Hệ thống được quá trình phát triển của nước ta từ đầu thời kì dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
	- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ sđầu Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
	- Tự hào về truyền thống dựng nước và dữ nước của dân tộc ta.
	- Giáo dục HS ham học lịch sử.
	II - Đồ dùng dạy - học
	- Bảng thống kê về các giai đoạn lịch sử đã học.
	- GV và HS sưu tầm những mẩu chuyện về các nhân vật lịch sử tiêu biểu đã học.
	Iii - Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở cuối bài 28.
- 2 HS lên bảng thực hiên yêu cầu.
- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
	2. Giới thiệu
	Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tổng kết về các nội dung lịch sử đã học trong chương trình lịch sử lớp 4.
	3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Hoạt động 1
thống kê lịch sử
- GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học (nhưng được bịt kín phần nội dung).
- HS đọc bảng thống kê mình đã tự làm.
Ví dụ:`
+ Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào?
+ Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo dài đến khi nào?
+ Bắt đầu từ khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN.
+ Giai đoạn này triều đại nào trị vì đất nước ta?
+ Các vua Hùng, sau đó là An Dương Vương.
+ Nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử này là gì?
+ Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng.
+ Nền văn minh sông Hồng ra đời.
- Cho HS đọc lại nội dung chính về giai đoạn lịch sử trên.
- GV tiến hành tương tự với các giai đoạn lịch sử khác.
Hoạt động 2
Thi kể chuyện lịch sử
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu tên một nhân vật: Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ,
- GV cho HS thi kể về các nhân vật trên.
- HS xung phong lên kể trước lớp, sau đó cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, kể hay. GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về các di tích lịch sử liên quan đến các nhân vật trên.
Bảng tổng kết
Giai đoạn
lịch sử
Thời gian
Triều đại trị vì -
Tên nước - kinh đô
Nội dung cơ bản của lịch sử
Nhân vật lịch sử tiêu biểu
Buổi đầu dựng nước và giữ nước
Khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN
- Các vua Hùng, nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu.
- An Dương Vương, nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa.
- Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng.
- đạt được nhiều thành tựu như đúc đồng (trống đồng), xây thành Cổ Loa.
Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập.
Từ năm 179 TCNđến năm 938
Các triều đại Trung Quốc thay nhau thống trị nước ta.
- Hơn 1000 năm nhân dân ta anh dũng đấu tranh,
- Có nhiều nhân vật và cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn,
- Với chiến thắng Bạch Đằng 938, Ngô quyền giành lại độc lập cho đất nước ta.
Buổi đầu độc lập
Từ năm 938 đến 1009
- Nhà Ngô đóng đô ở Cổ Loa.
- Nhà Đinh, nước đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư.
- Nhà Tiền Lê, nước đại Cồ Việt đóng đô ở Hoa Lư.
- Sau ngày độc lập, nhà nước đầu tiên đã được xây dựng.
- Khi Ngô Quyền mất đất nước lâm vào thời kì loạn 12 xứ quân. Đinh Bộ Lĩnh là người dẹp loạn thống nhất đất nước.
Đinh Bộ Lĩnh mất, quân Tống kéo sang xâm lược nước ta, Lê Hoàn lên ngôi lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân xâm lược Tống.
Nước đại Việt thời Lý
1009 - 1226
Nhà Lý, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long
- Xây dựng dất nước thịnh vượng về nhiều mặt: Kinh tế, văn hoá, giáo dục, cuối triều đại vua quan ăn chơi xa xỉ nên suy vong.
- Đánh tan quân xâm lược nhà Tống lần thứ hai.
- Nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt,
Nước Đại Việt thời Trần
1226 - 1400
Triều Trần, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long.
- Tiếp tục XD đất nước, đặc biệt chú trọng đến đắp đê, phát triển nông NN.
- Đánh bại cuộc xâm lược của giặc Mông Nguyên.
- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản,
Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê
Thế kỉ XV
- Nhà Hồ, nước Đại Ngu, kinh đô Tây Đô
- Nhà Hậu Lê, nước Đại Việt, kinh đô Thăng Long.
- 20 năm chống giặc Minh, giải phóng đất nước (1407 - 1428).
- Tiếp tục xây dựng đất nước, đạt được đỉnh cao trong mọi lĩnh vực ở thời Lê Thánh Tông.
- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông,
Nước Đại Việt thế kỉ XVI - XVIII
Thế kỉ XVI - XVIII
- Triều Lê suy vong
- Triều Mạc
- Triều - Nguyễn
- Các thế lực phong kiến tranh nhau quyền lợi, nhà Lê suy vong, đất nước loạn lạc trong thời chiến, kết quả chia cắt thành đàng Tròng - Đàng Ngoài hơn 200 năm.
- Thành thị phát triển.
- Triều Tây Sơn
- Nghĩa quân Tây Sơn đánh đổ chính quyền họ Nguyễn, họ Trịnh.
- Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Thanh.
- Bước đầu xây dựng đất nước.
- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Quang Trung
Buổi đầu thời Nguyễn
1802 - 1858
Triều Nguyễn nước Đại Việt, kinh đô Huế.
- Họ Nguyễn thi hành nhiều chính sách để thâu tóm quyền lực.
- Xây dựng kinh thành Huế.
4. Củng cố dặn dò
	- GV tổng kết giờ học.
	- Nhận xét tiết học.
	- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau

Tài liệu đính kèm:

  • docLichsu.doc