Giáo án lớp 4 - Tuần 18

Giáo án lớp 4 - Tuần 18

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đã học, đã học; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm: Có chí thì nên, Tiêng sáo diều.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh điền vào chỗ trống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC:
ÔN TẬP TIẾT 1
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc rành mạch trôi chảy các bài tập đã học, đã học; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm: Có chí thì nên, Tiêng sáo diều.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng ở bài tập 2 để học sinh điền vào chỗ trống. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
A. Giới thiệu bài :
B. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
- Gọi HS bốc thăm chọn bài.
- HS lên bốc thăm
- GV đặt câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
- HSTL
- GV ghi điểm, HS nào đọc không đạt yêu cầu cho về nhà luyện đọc để kiểm tra lại vào tiết sau.
C. Bài tập 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc
- Y/C HS nêu tên bài trong 2 chủ điểm trên.
- HS nêu
- GV phát phiếu khổ to, bút dạ theo nhóm 4, y/c các nhóm điền vào bảng như y/c SGK
- Hoạt động nhóm 4
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tên bài
Tác giả
Nội dung chính
Nhân vật
Ông Trạng thả diều
Trinh Đường
Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học
Nguyễn Hiền
"Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi
Từ điển nhân vật lịch sử VN
Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên nghiệp lớn.
Bạch Thái bưởi
Vẽ trứng
Xuân Yến
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.
Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi
Người tìm đường lên các vì sao
Lê Quang Long- Phạm Ngọc Toàn
Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.
Xi-ôn-cốp-xki
Văn hay chữ tốt
Truyện đọc 1 (1995)
Cao Bá Quát kiên trì luyện chữ viết, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.
Cao Bá Quát
Chú Đất Nung (P.1,2)
Nguyễn Kiên
Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn 2 người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.
Chú Đất Nung
Trong quán ăn "Ba cá bống"
A-lếch-xây Tôn-xtôi
Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ 2 kẻ độc ác.
Bu-ra-ti-nô
Rất nhiều mặt trăng (P.1,2)
Phơ-bơ
Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.
Công chúa nhỏ
D. Củng cố - Dặn dò :
 - Dặn những em chưa có điểm kiểm tra về nhà tiếp tục luyện đọc.
 - GV nhận xét tiết học.
TOÁN:
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 3
 - Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.
 - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
A. Bài cũ :
 + Nêu dấu hiệu chia hết cho 9. Cho VD số có 3 chữ số chia hết cho 9.
B. Bài mới : 
 1. Ví dụ :
- Y/C HS tìm vài số chia hết cho 3 và vài số không chia hết cho 3, GV ghi thành 2 cột.
- Y/C HS lên ghi phép chia tương ứng và kết quả của phép chia.
- Y/C HS chú ý vào các số chia hết cho 3 và rút ra nhận xét.
- GV ghi bảng cách xét tổng các chữ số của vài số. Chẳng hạn : 27 có 2 + 7 = 9, mà 9 chia hết cho 3; 15 có 1 + 5 = 6, mà 6 chia hết cho 3. GV cho HS nhẩm miệng tổng các chữ số của vài số nữa. Từ đó GV cho HS nêu nhận xét về đặc điểm của các số ở cột này.
- Y/C HS nêu dấu hiệu chia hết cho 3.
- Cho thêm VD về số chia hết cho 3
- Y/C HS xem các số ở cột bên phải. Chẳng hạn : 52 có 5 + 2 = 7, mà 7 không chia hết cho 3(dư1). Số 83 có 8 +3 =11, mà 11 không chia hết cho 3 (dư2) Từ đó giúp HS nêu được nhận xét về đặc điểm chung của các số ở cột bên phải : đều có tổng các chữ số không chia hết cho 3.
 2. Luyện tập :
 Bài 1:
- Y/C HS làm bài và giải thích vì sao?
 Bài 2: 
- Cách làm tương tự như bài 1
 Bài 3:
- Y/c HS đọc đề.
- HS tự làm bài
 Bài 4:
- Y/c HS tự làm bài 
C. Củng cố, dặn dò :
 + Số chia hết cho 3 là số ntn?
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm vở bài tập 
Bài sau : Luyện tập
- 2 HS nêu
- HS nêu
- HS lần lượt lên ghi
- HS theo dõi, tập nhẩm
- HS nêu
- HS nêu
- Lắng nghe 
- Làm miệng
- 1 HS đọc
- 1 HS làm bảng, lớp làm BC
- HS làm BC
ĐẠO ĐỨC GV CHUYÊN THỰC HIỆN
KHOA HỌC GV CHUYÊN THỰC HIỆN
CHÍNH TẢ:
ÔN TẬP TIẾT 2
I. MỤC TIÊU:
 - Mức đọ yêu cầu về kĩ năng như tiết 1
 - Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vậttrong bài tập đọc đã học. 
 - Bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các tình huống cho trước.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
A. Giới thiệu bài :
B. Kiểm tra : như tiết 1
C. Bài tập:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu
- 1 HS đọc
- Y/C HS làm bài
- Làm VBT
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c bài tập 3
- Y/C HS trao đổi, thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ.
- Gọi HS trình bày và nhận xét
- GV kết luận lời giải đúng :
( a, * Có chí thì nên.
 * Có công mài sắt, có ngày nên kim.
 * Người có chí thì nên
 Nhà có nền thì vững
 b, * Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
 * Lửa thử vàng gian nan thử sức.
 * Thất bại là mẹ thành công..
 * Thua keo này, bày keo khác.
 c, * Ai ơi đã quyết thì hành
 Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!
 * Hãy lo bền chí câu cua
 Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
 * Đứng núi này trông núi nọ.)
 D. Củng cố, dặn dò :
 - Về làm lại bài 2 vào vở 2. Ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc
- Trao đổi nhóm đôi và làm bài vào VBT
- HS trình bày, nhận xét
KHOA HỌC:
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết :
 - Làm thí nghiệm chứng minh:
 + Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn. 
 + Muốn sự cháy diễn ra liên tục, không khí phải được lưu thông. 
- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy. 
KNS: HS biết:
- Bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
- Phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu.
- Quản lý thời gian trogn quá trình tiến hành thí nghiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh phóng to.
 - Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm :
 + Hai lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nên bằng nhau 
 + Một lọ thuỷ tinh không có đáy (hoặc ống thuỷ tinh), nến, đế kê (như hình vẽ).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
A. Bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
B. Bài mới :
HĐ1: Tìm hiểu vai trò của ô-xi đối với sự cháy. 
- Y/c HS đọc mục thực hành trang 70 SGK
- Y/c các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong SGKvà quan sát sự cháy của các ngọn nến
- Y/c các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
- GV giúp HS rút ra kết luận và giảng về vai trò của khí ni-tơ : Giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không qua nhanh và qua mạnh.
* Kết luận : Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy lâu hơn.
HĐ2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy và ứng dụng trong cuộc sống. 
- Y/c HS đọc mục thực hành, thí nghiệm trang 70, 71 SGK.
- Y/c các nhóm làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 SGK và nhận xét kết quả. 
- HS tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 SGK và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín .
- Y/c các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình
* Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần cho sự lưu thông.
* KNS: Sau khi các nhóm trình bày kết quả, GV cho HS so sánh, đối chiếu với các nhóm khác để khẳng định nhóm có kết quả đúng nhất.
C. Củng cố, dặn dò :
H1: Để duy trì ngọn lửa đang cháy ở bếp củi, em phải làm gì?
H2: Khi gặp ngọn lửa đang cháy, các em cần làm gì?
- Dặn HS về học thuộc mục bạn cần biết. Chuẩn bị bài sau : Không khí cần cho sự sống.
- Nhận xét tiết học.
- Tổ trưởng kiểm tra 
- 1 HS đọc 
- Hoạt động trong nhóm 4 
- Lắng nghe và rút ra kết luận 
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc 
- Hoạt động trong nhóm 
- HS các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm
- Các nhóm trình bày kết quả.
- Lắng nghe
- HS TL.
- Lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
ÔN TẬP TIẾT 3
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu kĩ năng đọc như ở tiết 1 
- Nắm được các kiểu mở bài và kết bài trong văn kể chuyện.
- Bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
A. Giới thiệu bài : 
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng 
B. Kiểm tra đọc :
- Tiến hành tương tự như tiết 1
C. Bài tập :
Bài 2
- Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS đọc truyện Ông Trạng thả diều.
- Treo bảng phụ
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ 
- Y/c HS làm việc cá nhân 
- Gọi HS trình bày, GV sửa lỗi dung từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt. 
D. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại BT2 và chuẩn bị bài sau
- 1 HS đọc 
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 
- HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền 
- 3 đến 5 HS trình bày 
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
A. Bài cũ :
 + Nêu ví dụ về các số chia hết cho 2. Vì sao các số đó chia hết cho 2?
 + Nêu ví dụ về các số chia hét cho 5, 3, 9 rồi hỏi lại như trên.
- GV gợi ý để HS ghi nhớ :
 * Căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải : dấu hiệu chia hết cho 2, 5.
 * Căn cứ vào tổng các chữ số : dấu hiệu chia hết cho 3 , 9
B. Bài mới : 
 Bài 1:
- 1 HS đọc đề bài.
- Y/C HS làm bài 
 Bài 2: 
- 1 HS đọc đề bài.
- Y/C HS làm bài
 Bài 3:
- Y/c HS đọc đề.
- HS tự làm bài
 Bài 4:
- Gọi HS đọc đề bài
- Y/c HS tự làm bài 
(a, 612 ; 216 ; 621 ; 261 ; 126 ; 162
 b, 120 ; 102 ; 210 ; 201)
C. Củng cố - Dặn dò :
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS nêu
- 3 HS nêu
- HS nêu
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở
- 1 HS đọc.
- Làm vào SGK
- 1 HS đọc.
- Làm vào SGK
- 1 HS đọc
- 1 HS làm bảng, lớp làm vở
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
KỂ CHUYỆN:
ÔN TẬP TIẾT 4
I. MỤC TIÊU:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1 
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Đôi que đan 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
A. Giới thiệu bài :
- Nêu nục tiêu tiết học và ghi bài lên bảng 
B. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng :
- Tiến hành tương tự như tiết 1
C. Bài tập :
- GV đọc bài thơ đôi que đan
- Y/c HS đọc lại 
 + Từ đôi que đa ... ieän tröôùc lôùp, neâu caûm giaùc.
- HS TL.
- HS TL.
- HS thực hiện và trả lời.
- HS TL.
- HS laéng nghe.
HS laøm vieäc nhoùm ñoâi
- HS TL.
- HS TL.
- HS TL.
- Lắng nghe.
- HS TL.
- 2 HS đọc.
- Lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (TV đọc hiểu)
TOÁN:
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 9
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để làm các BT 
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
A. Bài cũ :
- Gọi 2 HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5. Cho ví dụ.
B. Bài mới : 
 1. Ví dụ :
- Y/C HS tìm vài số chia hết cho 9 và vài số không chia hết cho 9, GV ghi thành 2 cột.
- Em có nhận xét gì về tổng các chữ số đó?
- Y/C HS cho ví dụ về số có 3 chữ số có tổng các chữ số là 9
- Y/C HS đặt phép chia để tìm kết quả.
- GV cho số 657.
- Y/C HS tính tổng các chữ số của số đó.
- Y/C HS nêu dấu hiệu chia hết cho 9.
- Cho thêm VD về số chia hết cho 9
- Y/C HS xem các số không chia hết cho 9 có đặc điểm gì?
- GV cho HS nêu căn cứ để nhận biết các số chia hết cho 2; cho 5; căn cứ để nhận biết các số chia hết cho 9.
 + Muốn biết một số có chia hết cho 2 hay 5 không, ta căn cứ vào dấu hiệu nào?
 + Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không, ta căn cứ vào đâu?
 2. Luyện tập :
Bài 1:
- Y/c HS đọc đề
- Cho HS gạch bút chì vào SGK 
- Y/C HS nêu số và giải thích vì sao? 
Bài 2: 
- Y/c HS đọc đề
- Cách làm tương tự như bài 1
Bài 3:
- Y/c HS đọc đề.
- HS tự làm bài
 Bài 4:
- Y/c HS đọc đề bài 
- GV hướng dẫn cho HS làm một vài số đầu 
- Y/c HS tự làm bài 
C. Củng cố - Dặn dò :
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : Dấu hiệu chia hết cho 3.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS nêu
- HS nêu
- HSTL
- HS nêu
- HS chia
- HS nêu
- HS nêu
- HS nêu
- HSTL
- HSTL
- HSTL
- 1 HS đọc
- Làm vào SGK
- HS nêu và giải thích
- 1 HS đọc
- 1 HS làm bảng, lớp làm BC
- 1 HS đọc
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS đọc đề.
- Lắng nghe.
- HS làm bài
- Lắng nghe.
ĐỊA LÍ
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
ĐẠO ĐỨC:
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
TẬP LÀM VĂN:
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I (KT viết)
TOÁN:
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
LỊCH SỬ:
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
KĨ THUẬT
CAÉT, KHAÂU, THEÂU SAÛN PHAÅM TÖÏ CHOÏN ( Tieát 4)
I/ MỤC TIÊU:
 - Söû duïng ñöôïc moät soá duïng cuï, vaät lieäu caét, khaâu, theâu ñeå taïo thaønh saûn phaåm ñôn giaûn. Coù theå chæ vaän duïng hai trong ba kó naêng caét, khaâu, theâu ñaõ hoïc. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Maãu theâu moùc xích, moät soá saûn phaåm ñöôïc theâu trang trí baèng muõi theâu moùc xích.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ KTBC: Kieåm tra vieäc thöïc haønh cuûa hs tieát tröôùc
B/ Daïy-hoïc baøi môùi:
1) Giôùi thieäu: 
2) Thöïc haønh (tieáp tieát 2)
- Goïi HS nhaéc laïi nhöõng ñieàu caàn chuù yù khi khaâu tuùi ruùt daây
- Quan saùt, giuùp ñôõ nhöõng hs coøn luùng tuùng, chöa veõ ñöôïc maãu theâu, theâu chöa ñuùng kó thuaät
3) Nhaän xeùt, ñaùnh giaù
- Choïn moät soá saûn phaåm tröng baøy tröôùc lôùp
- Yeâu caàu hs nhaän xeùt theo caùc tieâu chí:
. Trang trí ñöôïc tuùi ruùt daây, maãu theâu ñeïp, boá trí caân ñoái treân thaâu tuùi
. Hoaøn thaønh saûn phaåm ñuùng thôøi gian qui ñònh
. Coù nhieàu saùng taïo
- Cuøng HS nhaän xeùt, xeáp loaïi cho caùc saûn phaåm 
C/ Cuûng coá, daën doø:
-Veà nhaø caét, khaâu, theâu nhöõng saûn phaåm maø mình thích.
- Baøi sau: Lôïi ích cuûa vieäc troàng rau, hoa.
- Nhaän xeùt tieát hoïc. 
- Laéng nghe
- HS TL.
- Thöïc haønh 
- Laéng nghe
- HS nhận xét.
- Laéng nghe
TOÁN (TC)
ÔN: DÂU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 VÀ 5
I .MỤC TIÊU:
- HS biết xác định dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
- HS biết các số chia hết cho 2 và 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi bài tập củng cố.
- Thẻ Đúng/ Sai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Củng cố
Một HS HD các bạn ôn tập lại kiến thức đã học
H1: Dấu hiệu chia hết cho 2 là gì? cho ví dụ.
H2: Dấu hiệu chia hết cho 5 là gì? cho ví dụ.
H3: Viết 3 số chia hết cho 2.
H4: Viết 3 số chia hết cho 5.
Hoạt động 2: Trò chơi
A. “Tìm kết quả đúng, sai”
1. GV phổ biến luật chơi.
- Treo bảng phụ bài tập củng cố.
Cho các số: 241; 25; 907; 253; 7025; 1750; 3398; 1002
a. Số chia hết cho 2 là: 25; 1750; 3398; 1002
b. Số chi hết cho 5 là: 25; 7025; 1750
c. Số chia hết cho 2 là 1750; 3398; 1002
d. Số chia hết cho 5 là: 253; 1750; 7025
- Phát cho mỗi HS một thẻ Đ/S.
2. HS chơi
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: HS làm bài tập củng cố vào vở Toán (TC)
Bài 1: Cho 3 chữ số: 1; 4; 0. 
Hãy viết tất cả các chữ số có 3 chữ số.
Hãy viết tất cả các số có 3 chữ số chia hết cho 2.
Hãy viết tất cả các số có 3 chữ số chia hết cho 5.
Hãy viết tất cả các số có 3 chữ số chia hết cho 2 và 5.
Bài 2: Nam có số bút chì không quá 30 cây mà không nhỏ hơn 10 cây. Biết rằng, nếu Nam đem số bút đó chia đều cho 5 bạn hoặc chia đều cho 2 bạn thì cũng vừa hết. Hỏi Nam có bao nhiêu cây bút chì?
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Chấm vở- Nhận xét. GV chữa bài ở bảng.
- H: Trong tiết học này chúng ta đã ôn lại các kiến thức nào?
- Nhận xét tiết học.
TIẾNG VIỆT (TC)	 TẬP LÀM VĂN
 ÔN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN TRONG 
BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC ĐÍCH:
- HS xác định nội dung từng đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
- HS viết được đoạn thân bài miêu tả đồ dùng học tập của em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ Đ/S.
- Bảng phụ ghi bài tập củng cố.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Củng cố:
GV treo bảng phụ câu hỏi, yêu cầu HS dùng bảng con ghi đáp án đúng nhất
Câu 1: Mỗi đoạn văn miêu tả đồ vật có nội dung thế nào?
A. Giống nhau B. Tương tự nhau. C. Nhất định
Câu 2: Khi viết, hết mỗi đoạn văn cần.
A. Xuống dòng. B. Viết tiếp. C. Cả 2 ý trên.
Câu 3: Nội dung của mỗi đoạn trong đoạn văn miêu tả đồ vật có thể là:
A. Giới thiệu về đồ vật. B. Tả bao quát, tả từng bộ phận của đồ vật. 
C. Nêu lên tình cảm, thái độ của người viết về đồ vật. D. Tất cả các ý trên.
Hoạt động 2: Trò chơi
A. “Sắp xếp các ý theo đúng nội dung”
1. Mục tiêu:
2. GV phổ biến luật chơi.
3. HS chơi:
- GV treo nội dung đoạn văn:
Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi, chỉ lớn hơn chiếc bảng con một chút. Ở mặt ngoài cặp có hình một chú gấu trắng rất ngộ nghĩnh. Cặp có hai khoá mạ kền giống như hai con mắt sáng long lanh.
Quay cặp làm bằng sắt không gỉ, trông rất chắc chắn. Sau lưng còn có hai dây đeo bằng vải sợi ni long, màu xanh da trời.
Bên trong cặp có ba ngăn làm bằng ni lông hoa. Một ngăn em để sách, một ngăn em để vở, ngăn còn lại em cất bảng con và hộp bút.
Em yêu quý chiếc cặp vô cùng. Nhờ nó mà sách vở và đồ dùng học tập của em không bị mưa ướt. 
1. Tình cảm của người viết với chiếc cặp.
2. Tả chi tiết các bộ phận bên trong chiếc cặp.
3. Tả chi tiết các bộ phận bên ngoài chiếc cặp.
4. Tả bao quát chiếc cặp.
Hoạt động 3: HS làm bài tập củng cố vào vở Tiếng Việt (TC)
Hãy viết đoạn thân bài miêu tả đồ dùng học tập của em.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Chấm vở- Nhận xét
- GV chữa bài ở bảng.
- H: Trong tiết học này chúng ta đã ôn lại các kiến thức nào?
- Nhận xét tiết học.
TOÁN (TC)
ÔN: DÂU HIỆU CHIA HẾT CHO 3 VÀ 9
I .MỤC TIÊU:
- HS biết xác định dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
- HS biết các số chia hết cho 2 và 5.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi bài tập củng cố.
- Thẻ Đúng/ Sai.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Củng cố
Một HS HD các bạn ôn tập lại kiến thức đã học
H1: Dấu hiệu chia hết cho 3 là gì? cho ví dụ.
H2: Dấu hiệu chia hết cho 9 là gì? cho ví dụ.
H3: Viết 3 số chia hết cho 3.
H4: Viết 3 số chia hết cho 9.
Hoạt động 2: Trò chơi
A. “Tìm kết quả đúng, sai”
1. GV phổ biến luật chơi.
- Treo bảng phụ bài tập củng cố.
Cho các số: 2412; 205; 906; 2511; 725; 3398; 1002
a. Số chia hết cho 3 là: 2412; 906; 2511; 1002
b. Số chi hết cho 9 là: 205; 906; 2511; 3398
c. Số chia hết cho 3 là: 205; 2511; 725; 3398; 1002
d. Số chia hết cho 9 là: 2412; 2511
- Phát cho mỗi HS một thẻ Đ/S.
2. HS chơi
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: HS làm bài tập củng cố vào vở Toán (TC)
Bài 1: Cho các số sau: 2091; 294; 2085; 1109; 2871; 4662; 9222
Những số nào chi hết cho 3.
Những số nào chia hết cho 9.
Những số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.
Những số nào chia hết cho cả 3 và 9.
Bài 2: Tìm số thích hợp để viết vào ô trống sao cho:
67 chia hết cho 3.
20 4 chia hết cho 9.
81 chia hết cho cả 3 và 9.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Chấm vở- Nhận xét. GV chữa bài ở bảng.
- H: Trong tiết học này chúng ta đã ôn lại các kiến thức nào?
- Nhận xét tiết học.
TIẾNG VIỆT (TC)	LUYỆN TỪ VÀ CÂU
	 ÔN TẬP CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
 VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ ?
I. MỤC ĐÍCH:
- HS biết xác định câu kể Ai làm gì? trong một đoạn văn.
- HS biết xác định vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- HS biết viết một đoạn văn ngắn dùng câu kể Ai làm gì?
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thẻ Đ/S.
- Bảng phụ ghi bài tập củng cố.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Củng cố:
Một HS HD các bạn ôn tập lại kiến thức đã học
H1: Câu kể Ai làm gì thường gồm mấy bộ phận?
H2: Nêu rõ nội dung từng bộ phận.
H3: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? nêu lên điều gì?
H4: Vị ngữ có thể là loại từ nào trong các câu trả lời sau:
A. Động từ. B. Động từ kèm theo một số từ ngữ phụ thuộc. C. Cả 2 ý trên.
Hoạt động 2: Trò chơi
A. “ Chọn từ đúng để điền vào câu”
1. Mục tiêu:
2. GV phổ biến luật chơi.
GV treo bảng phụ trò chơi lên bảng. Yêu cầu HS hãy chọn những từ ngữ trong khung điền vào đoạn văn cho thích hợp.
 Cụ già Đốn củi Buồn rầu than Chàng
Gần khu rừng nọ, bên cạnh con sông, có một chàng triều phu nghèo, gia đình chỉ có một lưỡi rìu để vào rừng... 
Sáng hôm ấy, .. vừa chặt được mấy nhát thì rìu bị gãy cán, lưỡi rìu bị văng xuống sông. Chàng : “ Ta chỉ có một lưỡi rìu để kiếm sống, nay mất đi biết làm sao đây?”. Bỗng nhiên, một..hiện lên hứa sẽ vớt giúp chàng lưỡi rìu.
3. HS chơi:
Hoạt động 3: HS làm bài tập củng cố vào vở Tiếng Việt (TC)
1. Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười tràn vở mới chịu đi ngủ. Chũ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
2. Viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) dùng câu kể Ai làm gì?
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Chấm vở- Nhận xét
- GV chữa bài ở bảng.
- H: Trong tiết học này chúng ta đã ôn lại các kiến thức nào?
- Nhận xét tiết học.
KHOA HỌC:
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18 ne.doc