Giáo án lớp 4 - Tuần 23 năm 2012

Giáo án lớp 4 - Tuần 23 năm 2012

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 Biết được vì sao phải bảo vệ,giữ gìn các công trinh công cộng .

Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng .

Có ý thức bảo vệ ,giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương .

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng .

Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG

Đóng vai .

Trò chơi phỏng vấn.

Dự án.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 - Phiếu điều tra (theo bài tập 4)

 - Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.

 

doc 139 trang Người đăng huong21 Lượt xem 726Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 23 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 30 tháng 01 năm 2012
 ------------------ 
ĐẠO ĐỨC: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 	 Biết được vì sao phải bảo vệ,giữ gìn các công trinh công cộng .
Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng .
Có ý thức bảo vệ ,giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương .
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
Kĩ năng xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng .
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
Đóng vai .
Trò chơi phỏng vấn.
Dự án.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 - Phiếu điều tra (theo bài tập 4)
 	 - Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.
 V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Ổn định :
 2. KTBC:
 3. Bài mới:
a. Khám phá :
b. kết nối :
*Hoạt động1: Thảo luận nhóm (tình huống ở SGK/34)
 - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS.
 - GV kết luận.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/35)
 - GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1.
 Trong những bức tranh(SGK/35), tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Vì sao?
 - GV kết luận ngắn gọn về từng tranh:
 Tranh 1: Sai
 Tranh 2: Đúng
 Tranh 3: Sai
 Tranh 4: Đúng
*Hoạt động3:
Thực hành :
 Xử lí tình huống (Bài tập 2- SGK/36)
 - GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống:
Nhóm 1 :a)
Nhóm 2 :b)
 - GV kết luận từng tình huống:
a) Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt )
b) Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ )
 4. Vận dụng công việc về nhà :
 - Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.
 - Chuẩn bị bài tiết sau.
- Một số HS thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày. Cả lớp trao đổi, tranh luận.
- Các nhóm HS thảo luận. Theo từng nội dung, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp thực hiện.
TẬP ĐỌC: HOA HỌC TRÒ 
I Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp đọc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: phượng, phần tử, vô tâm, tin thắm...
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: xanh um, mát rượi, ngon lành, đoá hoa, lá lớn xoè ra, nỗi niềm bông phượng, còn e, bướm thắm....
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ ghi nội dung các đoạn cần luyện đọc.
- Vật thật cành, lá và hoa phượng (nếu có)
- Ảnh chụp về cây, hoa, trái cây phượng.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. KTBC:
 2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- HS đọc từng đoạn của bài.
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp. Đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu, chú ý cách đọc:
+ Toàn bài đọc diễn cảm bài văn, giọng tả rõ ràng chậm rãi, suy tư nhấn giọng những từ ngữ được dùng một cách ấn tượng để tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thanh đổi nhanh chóng và bất ngơ của màu hoa theo thời gian
* Tìm hiểu bài:
- HS đọc đoạn 1 và 2 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò ?
 - Em hiểu “phần tử” là gì?
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Đoạn 1 và 2 cho em biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1, 2.
- HS đọc đoạn 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
- Em hiểu vô tâm là gì?
- Tin thắm là gì?
+ Nội dung đoạn 3 cho biết điều gì?
- Ghi bảng ý chính đoạn 2.
- HS đọc cả bài trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Em cảm nhận như thế nào khi học qua bài này?
- GV tóm tắt nội dung bài: miêu tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng loài hoa gắn bó với đời học trò.
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Bài văn giúp em hiểu điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài.
- HS lên bảng đọc và trả lời nội dung.
- Lớp lắng nghe. 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Từ đầu .đậu khít nhau. 
+ Đoạn 2: Nhưng hoa ... dữ vậy?
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại. 
- 1 HS đọc. Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm bài.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
- Tiếp nối phát biểu: 
- Có nghĩa là một phần rất nhỏ trong vô số các phần như thế.
+ Tiếp nối nhau phát biểu.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm bài trả lời.
- "vô tâm" có nghĩa là không để ý đến nhưng điều lẽ ra phải chú ý.
- " tin thắm " là ý nói tin vui (thắm: đỏ)
+ Miêu tả sự thay đổi theo thời gian của hoa phượng.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc, lớp đọc thầm bài.
+ Tiếp nối phát biểu.
- Hoa phượng có vẻ đẹp rất độc đáo dưới ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả Xuân Diệu.
- Hoa phượng là loài hoa rất gắn bó thân thiết với đời học sinh.
- Bài văn cho thấy vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng.
- Hoa phượng là loài hoa đẹp đẽ và thân thiết với học trò.
- 3 HS tiếp nối đọc 3 đoạn.
- Rèn đọc từ, cụm từ, câu khó.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS thi đọc toàn bài.
- HS cả lớp.
TOÁN : LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu : 
- Biết so sánh hai, phân số.
- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 trong một số trường hợp đơn giản.
- GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên : + Hình vẽ minh hoạ.
 + Phiếu bài tập.
* Học sinh : - Các đồ dùng liên quan tiết học 
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập:
Bài 1 : (ở đầu T/123)
+ HS nêu đề bài, tự lam bài vào vở và chữa bài. HS lên bảng làm bài.
+ HS nêu giải thích cách so sánh, nhận xét bài bạn.
Bài 2 : (ở đầu T/123)
- HS đọc đề bài, thảo luận để tìm ra các phân số như yêu cầu.
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích.
- Nhận xét bài bạn
Bài 3 : (Dành cho HS khá, giỏi)
+ HS đọc đề bài.
+ Muốn sắp xếp đúng các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? 
- HS tự suy nghĩ làm vào vở. 
+ Giải thích rõ ràng trước khi xếp.
- HS lên bảng xếp các phân số theo thứ tự đề bài yêu cầu.
- HS khác nhận xét bài bạn.
 Bài 1: (ở cuối T/123)
+ Gọi HS đọc đề bài, lớp suy nghĩ làm vào vở. 
+ Hướng dẫn HS cần trình bày và giải thích cách tính. HS lên bảng tính, HS khác nhận xét bài bạn.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn so sánh 2 phân số có tử số bằng nhau ta làm như thế nào ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
+ 1 HS lên bảng sắp xếp:
+ HS nhận xét bài bạn.
+ 2 HS đứng tại chỗ nêu miệng.
+ HS nhận xét bài bạn.
- HS đọc đề bài.
+ Tự làm vào vở và chữa bài.
+ HS nêu giải thích cách so sánh, nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận theo cặp để tìm các phân số như yêu cầu.
- Nhận xét bài bạn.
- Một em đọc, thảo luận rồi tự làm vào vở. 
- Tiếp nối nhau phát biểu:
- HS đọc đề, lớp đọc thầm.
+ Rút gọn các phân số đưa về cùng mẫu rồi so sánh tìm ra phân số bé nhất và lớn nhất rồi xếp theo thứ tự. 
- Vậy kết quả là : 
+ Nhận xét bài bạn.
- HS đọc.
 + HS thảo luận rồi tự làm vào vở. 
- 2 HS lên bảng tính :
- 2HS nhắc lại. 
- Về nhà làm lại các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tốt cho bài học sau.
LỊCH SỬ
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I.Mục tiêu : 
 Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê.
Tác giả tiêu biểu Lê Thánh Tông,Nguyễn Trãi,Ngô Sĩ Liên.
 -Dưới thời Lê, văn học và khoa học được phát triển rực rỡ.
 -Đến thời Lê, văn học và khoa học phát triển hơn các giai đoạn trước .	
II.Chuẩn bị 
 -Hình trong SGK phóng to.
 -Một vài đoạn thơ văn tiêu biểu của một số tác phẩm tiêu biểu .
 -PHT của HS.
III.Hoạt động trên lớp 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định
 -GV cho HS hát .
2.KTBC 
 -Em hãy mô tả tổ chức GD dưới thời Lê ?
 -Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập ?
3.Bài mới 
 a.Giới thiệu bài
 -GV giới thiệu : “Văn học và khoa học thời hậu Lê”
 b.Phát triển bài 
 ØHoạt động nhóm
 -GV phát PHT cho HS .
 -GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê về nội dung,tác giả ,tác phẩm văn thơ tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS một số dữ liệu, HS điền tiếp để hoàn thành bảng thống kê).
 Tác giả Tác phẩm 
-Nguyễn Trãi -Hội Tao Đàn
-Lý Tử Tấn -Các tác phẩm thơ
-Nguyễn Mộng Tuân -Bình Ngô đại cáo
-Nguyễn Húc -Các bài thơ
-Nguyễn Trãi -Ức trai thi tập
-GV giới thiệu một số đoạn thơ, văn tiêu biểu của một số tác giả thời Lê. 
 ØHoạt động cả lớp 
 -GV phát PHT có kẻ bảng thống kê cho HS.
 -GV giúp HS lập bảng thống kê về nội dung, tác giả, công trình khoa học tiêu biểu ở thời Lê (GV cung cấp cho HS phần nội dung, HS tự điền vào cột tác giả, công trình khoa học hoặc ngược lại ) .
 Tác giả Công trình khoa học
-Ngô sĩ Liên -Đại việt sử kí toàn thư
-Nguyễn Trãi -Lam Sơn thực lục
-Nguyễn Trãi -Dư địa chí 
-Lương Thế Vinh -Đại thành toán pháp 
 -GV yêu cầu HS báo cáo kết quả.
 -GV đặt câu hỏi : Dưới thời Lê, ai là nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học tiêu biểu nhất ?
 -GV : Dưới thời Hậu Lê, Văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kì trước.
4.Củng cố 
 -GV cho HS đọc phần bài học ở trong khung .
 +Kể tên các tác phẩm và tác giả tiêu biểu của văn học thời Lê.
 +Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn này?
5.Tổng kết - Dặn dò
 -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài “Ôn tập”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS hát .
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét .
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận và điền vào bảng .
-Dựa vào bảng thống kê, HS mô tả lại nội dung và các tác giả, tác phẩm thơ văn tiêu biểu dưới thời Lê.
-HS khác nhận xét, bổ sung .
 Nội dung 
-Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.
-Ca ngợi công đức của nhà vua.
-Tâm sự của những người không được đem hết tài năng để phụng sự đất nước.
-HS phát biểu.
-HS  ... dạy học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
 1. Ổn định
2.KTBC
-Gọi 3 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
 +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi do toả nhiệt.
 +Mô tả thí nghiệm chứng tỏ nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
-Gọi HS nhận xét các thí nghiệm bạn mô tả.
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
3.Bài mới
a. Giới thiệu bài:
 Các em đã tìm hiểu về sự thu nhiệt, toả nhiệt của một số vật. Trong quá trình truyền nhiệt có những vật dẫn nhiệt. Chẳng hạn, khi rót nước nóng vào cốc áp hai tay vào cốc ta thấy tay ấm lên. Điều đó chứng tỏ cốc là vật dẫn nhiệt từ nước nóng đến tay ta. Trong thực tế có những vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém. Đó là những vật nào, chúng có ích lợi gì cho cuộc sống của chúng ta ? Các em sẽ tìm thấy câu trả lời qua những thí nghiệm thú vị của bài học hôm nay.
 Ø Hoạt động 1: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt
-Yêu cầu HS đọc thí nghiệm trang 104, SGK và dự đoán kết quả thí nghiệm.
-Gọi HS trình bày dự đoán kết quả thí nghiệm. GV ghi nhanh vào 1 phần của bảng.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. GV đi rót nước vào cốc cho HS tiến hành làm thí nghiệm.
Lưu ý: Nhắc các em cẩn thận với nước nóng để bảo đảm an toàn.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. GV ghi kết quả song song với dự đoán để HS so sánh.
+Tại sao thìa nhôm lại nóng lên ?
-Gv: Các kim loại: đồng, nhôm, sắt,  dẫn nhiệt tốt còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; Gỗ, nhựa, len, bông,  dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách điện.
-Cho HS quan sát xoong, nồi và hỏi:
 +Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì ? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ? Vì sao lại dùng những chất liệu đó ?
 +Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh ?
 +Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt ?
Ø Hoạt động 2: Tính cách nhiệt của không khí
-Cho HS quan sát giỏ ấm hoặc dựa vào kinh nghiệm của các em và hỏi:
 +Bên trong giỏ ấm đựng thường được làm bằng gì ? Sử dụng vật liệu đó có ích lợi gì ?
 +Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  có nhiều chỗ rỗng không ?
 +Trong các chỗ rỗng của vật có chứa gì ?
 +Không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém ?
-Để khẳng định rằng không khí là chất dẫn nhiệt tốt hay chất dẫn nhiệt kém, các em hãy cùng làm thí nghiệm để chứng minh.
-Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm.
-Yêu cầu HS đọc kĩ thí nghiệm trang 105 SGK.
-GV đi từng nhóm giúp đỡ, nhắc nhở HS.
-Hướng dẫn:
 +Quấn giấy trước khi rót nước. Với cốc quấn chặt HS dùng dây chun buộc từng tờ báo lại cho chặt. Với cốc quấn lỏng thì vo từng tờ giấy thật nhăn và quấn lỏng, sao cho không khí có thể tràn vào các khe hở mà vẫn đảm bảo các lớp giấy vẫn sát vào nhau.
 +Đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (thời gian đợi kết quả là 10 phút).
-Trong khi đợi đủ thời gian để đo kết quả, GV có thể cho HS tiến hành trò chơi ở hoạt động 3.
-Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm.
 +Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với một lượng bằng nhau ?
 +Tại sao phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là cùng một lúc ?
 +Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa gì ?
 +Vậy tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, quấn lỏng còn nóng lâu hơn.
 +Không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt ?
 Ø Hoạt động 3: Trò chơi: Tôi là ai, tôi được làm bằng gì ?
 Cách tiến hành:
-Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 5 thành viên trực tiếp tham gia trò chơi, 1 thành viên làm thư ký, các thành viên khác ngồi 3 bàn phía trên gần đội của mình.
-Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra ích lợi của mình để đội bạn đoán tên xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì ? Thư kí của đội này sẽ ghi kết quả câu trả lời của đội kia. Trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi.
-Tổng kết trò chơi.
4.Củng cố
-Hỏi:
 +Tại sao chúng ta không nên nhảy lên chăn bông ?
 +Tại sao khi mở vung xoong, nồi bằng nhôm, gang ta phải dùng lót tay ?
5.Dặn dò
-Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hiểu bài, biết ứng dụng những kiến thức khoa học vào đời sống.
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Hát 
-HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thí nghiệm thành tiếng, HS đọc thầm và suy nghĩ.
-Dự đoán: Thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa nhựa. Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn.
-Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm. Một lúc sau khi GV rót nước vào cốc, từng thành viên trong nhóm lần lượt cầm vào từng cán thìa và nói kết quả mà tay mình cảm nhận được.
-Đại diện của 2 nhóm trình bày kết quả: Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa.
+Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa.
-Lắng nghe.
-Quan sát trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Xoong được làm bằng nhôm, gang, inốc đây là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa, đây là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng.
+Vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh.
+Khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.
-Quan sát hoặc dựa vào trí nhớ của bản thân khi đã quan sát giỏ ấm ở gia đình, trao đổi và trả lời:
+Bên trong giỏ ấm thường được làm bằng xốp, bông len, dạ,  đó là những vật dẫn nhiệt kém nên giữ cho nước trong bình nóng lâu hơn.
+Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ,  có rất nhiều chỗ rỗng.
+Trong các chỗ rỗng của vật có chứa không khí.
+HS trả lời theo suy nghĩ.
-Lắng nghe.
-Hoạt động trong nhóm dưới sự hoạt động của GV.
-2 HS đọc thành tiếng thí nghiệm.
-Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV để đảm bào an toàn.
+Đo và ghi lại nhiệt độ của từng cốc sau mỗi làn đo.
-2 đại diện của 2 nhóm lên đọc kết quả của thí nghiệm: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt.
+Để đảm bảo nhiệt độ ở 2 cốc là bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn.
+Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguội nhanh hơn trong cốc đo trước.
+Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa không khí.
+Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn.
+Không khí là vật cách nhiệt.
-Ví dụ:
Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ.
Đội 2: Bạn là cái chăn. Bạn có thể làm bằng bông, len, dạ, 
Đội 1: Đúng.
Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng dẫn điện cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu sáng.
Đội 1: Bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm bằng nhựa.
Đội 2: Đúng.
 TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu: 
- Thực hiện được các phép tính với phân số 
- Biết giải bài toán có lời văn 
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: - Phiếu bài tập.
- Học sinh: - Các đồ dùng liên quan tiết học.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
 b) Luyện tập :
Bài 1 :
- HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. 
- Cho HS chỉ ra các phép tính đúng, những chỗ sai trong từng phép tính.
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh.
Bài 2 :
- Gọi 1 em nêu đề bài.
- Hướng dẫn học sinh tính và trình bày theo cách ngắn gọn nhất.
- HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi 3HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 3 : tương tự bài 2
+ HS nêu đề bài.
- Nhắc HS lựa chom MSC hợp lí nhất.
- HS tự làm bài vào vở. 
-Gọi 3 HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 4:
- HS nêu đề bài.
* Gợi ý HS: + Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể.
+ Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước 
- HS tự làm bài vào vở. 
-HS bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 5 :
+ HS nêu đề bài.
+ Gợi ý HS:
- HS tự làm bài vào vở. 
- HS lên bảng giải bài
- HS khác nhận xét bài bạn.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Muốn tìm phân số của một số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài tập 5.
- HS nhận xét bài bạn.
- Lắng nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS tự thực hiện vào vở.
- 2 HS lên làm bài trên bảng.
a. Phép tính này sai.
b. Phép tính này sai.
c. Phép tính này đúng.
d. Phép tính này sai.
- HS nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS tự làm bài vào vở.
- 3 HS lên làm bài trên bảng.
- HS nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS tự viết bài và làm vào vở.
- 3 HS lên làm bài trên bảng.
- 3 HS nhận xét bài bạn.
 - 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Tự làm bài vào vở.
- 1HS lên bảng thực hiện.
- HS nhận xét bài bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ Lắng nghe GV hướng dẫn.
- Tự làm bài vào vở.
- 1HS lên bảng thực hiện.
+ HS nhận xét bài bạn.
- 2HS nhắc lại. 
- Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại.
 -------------------- ------------------ 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
I. Mục tiêu : 
- Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 - Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
 - Phương hướng tuần tới 
II. Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1 * Lớp trưởng, lớp phó nhận xét các hoạt động trong tuần qua
2 * Yêu cầu các em nêu ý kiến :
 - Về học tập
 - Về nề nếp
 - Rèn chữ- giữ vở
3 * GV nhận xét chung: Nhìn chung các em có ý thức thực hiện tốt các quy định của Đội, trường, lớp.
 - Ôn tập các môn để chuẩn bị kiểm tra tốt
 - Các em đã có ý thức chăm sóc cây xanh trong lớp, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 - Khăn quàng, mũ ca lô khá đầy đủ.
 - Đồng phục đúng quy định.
4 * Phương hướng tuần tới:
 - Khăn quàng, 
- Các em học khá, giỏi giúp đỡ thêm cho các em chưa giỏi.
 - Giữ vệ sinh lớp học sân trường sạch sẽ.
 - Tiếp tục rèn chữ - giữ vở.
 - Ôn tập các bài múa hát tập thể.
- Tiếp tục chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp tốt hơn.
- HS nhận xét
- Ý kiến các em
- Nhận xét các hoạt động vừa qua
- HS lắng nghe
- Cả lớp cùng thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23242526 lop4 KNSCKT.doc