Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Mục tiêu: Kiểm tra việc học nhà của HS.
- ĐDDH: Nháp, phiếu bài tập.
- PP: thực hành, hỏi đáp. + Đại từ là gì?
+ Tìm đại từ trong các câu sau:
a, Tôi rất thích âm nhạc. Em gái tôi cũng thế.
b, Các chiến sĩ đã hi sinh anh dũng. Họ đã góp phần làm nên mùa xuân cho Tổ quốc.
- HS làm vào nháp, 2 HS trả lời, lớp nhận xét, GV kết luận, ghi điểm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: (5’)
- Mục tiêu: Giúp HS nắm được một số từ xưng hô trong đoạn văn cho sẵn.
- ĐDDH: Bảng nhóm, phiếu bài tập.
-PP: thực hành, hỏi đáp, sắm vai, nhóm, kiểm tra.
Câu 1: (SGK) (nhóm 3)
+ HS đọc theo vai.
+ HS nêu từ xưng hô.
+ HS thực hiện theo yêu cầu bài tập.
+ Các nhóm trưng bày SP, nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV kết luận.
+ Thế nào là đại từ xưng hô?
Câu 2: Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào? (nhóm đôi)
THIẾT KẾ BÀI DẠY Môn Luyện từ và câu (Lớp 5) Tên bài dạy: ĐẠI TỪ XƯNG HÔ CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: (5’) - Mục tiêu: Kiểm tra việc học nhà của HS. - ĐDDH: Nháp, phiếu bài tập. - PP: thực hành, hỏi đáp. + Đại từ là gì? + Tìm đại từ trong các câu sau: a, Tôi rất thích âm nhạc. Em gái tôi cũng thế. b, Các chiến sĩ đã hi sinh anh dũng. Họ đã góp phần làm nên mùa xuân cho Tổ quốc. - HS làm vào nháp, 2 HS trả lời, lớp nhận xét, GV kết luận, ghi điểm. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài: (5’) - Mục tiêu: Giúp HS nắm được một số từ xưng hô trong đoạn văn cho sẵn. - ĐDDH: Bảng nhóm, phiếu bài tập. -PP: thực hành, hỏi đáp, sắm vai, nhóm, kiểm tra. Câu 1: (SGK) (nhóm 3) + HS đọc theo vai. + HS nêu từ xưng hô. + HS thực hiện theo yêu cầu bài tập. + Các nhóm trưng bày SP, nhóm khác nhận xét, bổ sung, GV kết luận. + Thế nào là đại từ xưng hô? Câu 2: Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào? (nhóm đôi) Hoạt động 3:Tìm từ ngữ dùng để xưng hô trong hoạt động giao tiếp (7’) - Mục tiêu: + HS nắm được cách sử dụng đại từ xưng hô, từ ngữ thuộc đại từ xưng hô trong văn cảnh cụ thể. - ĐDDH: Phiếu bài tập, bảng nhóm. - PP: thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm, kiểm tra. - GDKNS: Kĩ năng giao tiếp: xưng hô lễ phép, lịch sự trong giao tiếp. Câu 3: (nhóm 4): Em hãy tìm từ dùng để xưng hô: + Với thầy, cô + Với anh, chị, em + Với bạn bè + Với bố, mẹ - HS hoàn thành bài tập trên theo nhóm 4 - HS trưng bày sản phẩm. - Các nhóm đổi chéo vị trí kiểm tra lẫn nhau, báo cáo kết quả. + Khi sử dụng đại từ xưng hô, cần chú ý điều gì? + Ngoài những từ nói trên, người ta còn sử dụng những từ ngữ nào để làm đại từ xưng hô nhàm thể hiện rõ thứ bậc, tuổi tác? + Các từ đó thuộc loại từ gì? Hoạt động 4: Nhận dạng đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ của nhân vật khi dùng đại từ xưng hô. (7’) - Mục tiêu:+ HS Nhận dạng ĐTXH thái độ khi dùng đại từ xưng hô -ĐDDH: Phiếu bài tập, bảng nhóm - PP: thực hành, nhóm, sắm vai. Bài tập 1: Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn sau: (SGK) (nhóm 3) - HS đọc theo vai - HS tìm đại từ xưng hô theo nhóm 3 rồi ghi vào bảng nhóm - HS trưng bày sản phẩm - HS đổi chéo vị trí kiểm tra lẫn nhau - HS báo cáo kết quả, HS nhận xét, GV kết luận. Hoạt động 5: Điền đại từ xưng hô thích hợp vào chỗ trống: (6‘) - Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng sử dụng đại từ xưng hô. - ĐDDH: Phiếu cá nhân. - PP: thực hành, hỏi đáp. Bài 2: HS làm việc cá nhân: Chọn các đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp điền vào chỗ trống: (SGK)/ - HS làm việc cá nhân - Đại diện vài HS nêu miệng, HS khác nhận xét, GV kết luận. + Vì sao em điền như vậy? Hoạt động 6: Củng cố (5‘) - Mục tiêu: + Củng cố kĩ năng xác định đại từ và nhận dạng đại từ xưng hô trong câu.. - ĐDDH: Phiếu bài tập, nháp - PP: thực hành, hỏi đáp. Bài tập củng cố: (Cá nhân) Tìm đại từ trong các câu sau, trong các đại từ đó, đại từ nào là đại từ xưng hô? - HS ghi vào nháp - HS nêu miệng, HS khác nhận xét, GV kết luận
Tài liệu đính kèm: