Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 13, 14, 15

Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 13, 14, 15

I/ Mục tiêu

- Học sinh biết cách trang trí cái bát.

- Trang trí được cái bát theo ý thích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí.

II/Chuẩn bị

GV: - Chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau.

 - Một số cái bát không trang trí để so sánh.

 - Một số bài trang trí cái bát của HS các lớp trước.

 HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 595Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 13, 14, 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Ngày soạn: Ngày 11 tháng 11 năm 2011
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 14 tháng 11 năm 2011
 Lớp 3A- Tiết 2 Lớp 3B- Tiết 3 
 Thứ 4 ngày 16 tháng 11 năm 2011
 Lớp 3C –Tiết 1 
Bài 13: Vẽ trang trí
Trang trí cái bát
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết cách trang trí cái bát.
- Trang trí được cái bát theo ý thích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí.
II/Chuẩn bị 
GV: - Chuẩn bị một vài cái bát có hình dáng và trang trí khác nhau.
 - Một số cái bát không trang trí để so sánh.
 - Một số bài trang trí cái bát của HS các lớp trước.
 HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu
 1.Tổ chức. (1’)
 2.Kiểm tra đồ dùng- Bài cũ: ( 1’)
- Nêu cách vẽ tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam?.
 3.Bài mới. 
Giới thiệu bài ( 1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Quan sát,nhận xét ( 5’)
 - Giáo viên giới thiệu một số cái bát, gợi ý HS nhận biết:
+ Hình dáng các loại bát?
+ Các bộ phận của cái bát? 
+ Cách trang trí trên bát? ( Hoạ tiết, màu sắc, cách sắp xếp hoạ tiết)
2.Cách trang trí ( 5’)
-Gv hướng dẫn cách vẽ theo các bước:
+ Tìm vị trí và kích thước để vẽ hoạ tiết cho phù hợp. 
+ Cách sắp xếp họa tiết: Sử dụng đường diềm hay trang trí đối xứng, trang trí không đồng đều .... 
+Tìm và vẽ hoạ tiết theo ý thích.
- Vẽ màu: màu thân bát, màu hoạ tiết. 
- Giáo viên cho xem một số bài trang trí cái bát của lớp trước để các em học tập cách trang trí.
3. Thực hành ( 17’)
- GV yêu cầu HS làm bài theo hướng dẫn
- GV đến từng bàn để hướng dẫn.
- Giáo viên gợi ý học sinh:
+ Chọn cách trang trí.
+ Vẽ hoạ tiết.
+ Vẽ màu (có thể vẽ màu ở thân bát hoặc để trắng).
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Học sinh tìm ra cái bát đẹp theo ý thích.
+ áp dụng cách vẽ hoạ tiết vào bài
- Vẽ màu: màu thân bát, màu hoạ tiết
+ Làm bài vào vở tập vẽ 3
+ vẽ một cái bát rồi trang trí cho đẹp.
+ Tô màu theo ý thích.
4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’)
- GV gợi ý HS nhận xét,xếp loại bài vẽ về: 
+Cách sắp xếp hoạ tiết
+Cách vẽ màu 
- GV nhận xét chung giờ học.
 Dặn dò HS: 
 - Quan sát các con vật quen thuộc về hình dáng và màu sắc.
Tuần 14
Ngày soạn: Ngày 18 tháng 11 năm 2011
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2011
 Lớp 3A- Tiết 2 Lớp 3B- Tiết 3 
 Thứ 4 ngày 23 tháng 11 năm 2011
 Lớp 3C –Tiết 1 
Bài 14: Vẽ theo mẫu
Vẽ con vật quen thuộc
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ con vật.
- Vẽ được hình con vật theo ý thích.
 - HS biết được ích lợi của con vật đối với con người. HS yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật.
II/Chuẩn bị 
 GV: - Tranh, ảnh một vài con vật. 
 HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về bài vẽ con vật của HS lớp trước.
 - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu
 1.Tổ chức. (2’)	
 2.Kiểm tra đồ dùng- Bài cũ: 
-Nêu cách trang trí cái bát?
-GV gọi 1 hs trả lời sau đó nhận xét.
 3.Bài mới. 
Giới thiệu bài: ( 1’)
- Giáo viên cho các em hát một số bài hát có liên quan đến con vật và yêu cầu các em gọi tên các con vật trong bài hát. cho hs nêu ích lợi của một số con vật từ đó liên hệ cho hs biết yêu mến, chăm sóc vật nuôi. Phê phán những hành động săn bắn trái phép, đưa ra những biện pháp bảo vệ động vật để bảo vệ môi trường.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Quan sát,nhận xét ( 5’)
 - Giáo viên giới thiệu hình ảnh một số con vật để HS nhận biết:
+ Tên các con vật?
+ Con hãy tả lại hình dáng, đặc điểm của một con vật?
+ Con hãy kể tên các bộ phận của con vật?
+ Sự khác nhau của các con vật?
- Yêu cầu học sinh tả lại đặc điểm con vật mà mình thích.
*GV kết luận: Để vẽ được con vật đẹp, các em cần quan sát và ghi nhớ hình dáng, đặc điểm màu sắc và các bộ phận của con vật.
2. Cách vẽ ( 6’)
+ Hình dung con vật sẽ vẽ.
+ Vẽ các bộ phận lớn trước ( Đầu, mình, chân, đuôi).
+ Vẽ các bộ phận nhỏ sau ( Mắt, mũi, mồm,)
+ Vẽ hình vừa với phần giấy.
- Chú ý các dáng hoạt động của con vật: đi, đứng, chạy ...
- Vẽ màu tự chọn. 
GV phác hình lên bảng cho hs quan sát
-GV yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ.
3. Thực hành ( 17’)
- GV yêu cầu HS.
- GV đến từng bàn để hướng dẫn.
+ Có thể vẽ 1-2 con vật mà mình thích.
+ Vẽ thêm hình ảnh phụ cho sinh động.
- Vẽ màu có đậm, có nhạt.
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Trâu, gà, vịt, mèo,
+ Con trâu: Thân to, màu đen, có 2 sừng cong,
+ Đầu, mình, chân, đuôi,
- Nhắc lại cách vẽ
- Làm bài vào vở tập vẽ 3
+ Thực hành tại lớp
+ HS chọn con vật và vẽ theo trí nhớ.
4. Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- GV gợi ý HS nhận xét,xếp loại bài vẽ.
+ Bố cục:
+ Hình ảnh:
+ Màu sắc:
- GV nhận xét chung giờ học. 
 Dặn dò HS: 
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.Giờ sau mang đất nặn
Tuần 15
Ngày soạn: Ngày 25 tháng 11 năm 2011
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 28 tháng 11 năm 2011
 Lớp 3A- Tiết 2 Lớp 3B- Tiết 3 
 Thứ 4 ngày 30 tháng 11 năm 2011
 Lớp 3C –Tiết 1 
Bài 15: Tập nặn tạo dáng 
Nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật.
 - Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích.
- Yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật. 
- Có ý thức tiết kiệm vật liệu và ý thức vệ sinh nơi công cộng.
II/Chuẩn bị
 GV: - Sưu tầm tranh, ảnh về con vật. Các bài tập nặn, vẽ, xé dán các con vật của học sinh.
 - Đất nặn hoặc giấy màu cũ hoặc báo cũ.
 HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về bài vẽ con vật của HS lớp trước.
Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
Đất nặn, giấy màu.
 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu
 1.Tổ chức. (1’)
 2.Kiểm tra đồ dùng- Bài cũ. ( 1’)
Nêu cách vẽ con vật? ( Vẽ đầu, mình, chân, đuôi, vẽ chi tiết, vẽ màu)
 3.Bài mới
Giới thiệu bài ( 1’) Cho hs hát bài về con vật.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Quan sát,nhận xét ( 5’)
- Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh hoặc các bài tập nặn để học sinh nhận biết:
+ Tên con vật?
+ Các bộ phận của con vật? 
+ Đặc điểm của con vật?
+ Hình dáng của con vật khi hoạt động?
+ Màu sắc của con vật?
+Em thích con vật nào nhất? Em cần làm gì để chăm sóc bảo vệ con vật?
- GV nhấn mạnh: Để vẽ, nặn, xé dán được con vật các em cần quan sát, nhớ lại hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật mình sẽ chọn để vẽ, nặn, xé dán.
2. Cách năn con vật( 7’)
- GV yêu cầu hs nhắc lại cách vẽ, xé dán con vật?
- GV bổ sung nhắc lại.
GV hướng dẫn cách nặn:2 cách
+ Nặn rời các bộ phận rồi ghép dính lại
+ Từ một thỏi đất, vuốt nặn thành hình dạng con vật.
Khi nặn xong tạo dáng cho con vật đi, đứng, chạy,
- Có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu.
GV hướng dẫn cách vẽ con vật
Yêu cầu hs nhớ lại hình dáng, đặc điểm con vật. GV vẽ trên bảng qua các bước.
GV hướng dẫn cách xé dán con vật
+ Chọn màu giấy phù hợp với màu con vật.
+ Xé bộ phận chính trước, xé chi tiết sau.
+ Sắp xếp cân đối trên giấy sau đó dán.
3. Thực hành( 17’)
- GV đến từng bàn để hướng dẫn.
- Yêu cầu các em hoàn thành bài tại lớp.
*GV hướng dẫn hs có thể dùng giấy báo cũ, cần tiết kiệm giấy khi làm bài. 
Vệ sinh sạch sẽ quanh chỗ ngồi sau khi xong bài.
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Cho, mèo, gà
- Đầu, mình, chân, đuôi
- Con trâu có sừng cong, con gà có mào,..
- Thay đổi khi hoạt động..
- màu sắc khác nhau.
Hs trả lời
Hs quan sát
=> Vẽ các bộ phận chính trước: Đầu, mình, chân, đuôi.-> Vẽ chi tiết-> vẽ màu.
- Quan sát gv xé dán.
HS có thể nặn hoặc vẽ, xé dán con vật theo ý thích.
HS có thể thực hành theo nhóm.
4. Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- GV cùng Hs bày bài tập theo nhóm và sắp xếp theo từng đề tài (vườn thú, động vật trong từng, mèo mẹ, mèo con ...- Các nhóm nhận xét, đánh giá bài tập về:
+ Hình dáng; Đặc điểm con vật; tạo dáng hoạt động; Màu sắc phù hợp; Biết tiết kiệm vật liệu cũ khi xé dán
+ Tìm ra một số bài đẹp.
GV đánh giá xếp loại và nhận xét tiết học.
Dặn dò HS: 
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.
 - Sưu tầm tranh dân gian Đông Hồ 

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tuan 13, 14, 15.doc