Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 16: Vẽ trang trí vẽ màu vào hình có sẵn

Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 16: Vẽ trang trí vẽ màu vào hình có sẵn

I/ Mục tiêu

- Học sinh hiểu thêm về tranh dân gian Việt Nam.

- Học sinh biết cách chọn màu, tô màu phù hợp.

- Tô được màu vào hình có sẵn.

- Học sinh yêu thích nghệ thuật dân tộc.

II/Chuẩn bị

GV: - Sưu tầm một số tranh dân gian có đề tài khác nhau (của các dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, .)

 - Một số bài tập vẽ màu của học sinh các lớp trước.

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 16: Vẽ trang trí vẽ màu vào hình có sẵn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Ngày soạn: Ngày 2 tháng 12 năm 2011
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 5 tháng 12 năm 2011
 Lớp 3A- Tiết 2 Lớp 3B- Tiết 3 
 Thứ 4 ngày 7 tháng 12 năm 2011
 Lớp 3C –Tiết 1 
Bài 16: Vẽ trang trí
Vẽ màu vào hình có sẵn
(Đấu vật - phỏng theo tranh dân gian Đông Hồ)
I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu thêm về tranh dân gian Việt Nam.
- Học sinh biết cách chọn màu, tô màu phù hợp.
- Tô được màu vào hình có sẵn.
- Học sinh yêu thích nghệ thuật dân tộc. 
II/Chuẩn bị 
GV: - Sưu tầm một số tranh dân gian có đề tài khác nhau (của các dòng tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, ...)
 - Một số bài tập vẽ màu của học sinh các lớp trước. 
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu
 1.Tổ chức lớp. (1’)
 2.Kiểm tra bài cũ.( 1’)
Nêu cách nặn con vật? ( Gọi hs trả lời 2 cách nặn con vật)
 3.Bài mới. 
*Giới thiệu bài ( 1’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu tranh dân gian ( 5’)
- GV giới thiệu một số tranh và tóm tắt để HS biết:
 + Tranh dân gian có nhiều đề tài khác nhau như: Tranh sinh hoạt xã hội, lao động sản xuất, ngợi ca các anh hùng dân tộc, tranh châm biếm các thói hư tật xấu trong đời sống cộng đồng, tranh thờ, tranh trang trí, ...
+ Tranh dân gian là các dòng tranh cổ truyền của Việt Nam, có tính nghệ thuật độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, thường được vẽ, in, bán và dịp Tết nên còn gọi là tranh Tết.
+ Học sinh nêu một số tranh dân gian mà các em biết, có thể là có ở địa phương. 
2.Cách vẽ màu ( 6’)
- GV cho HS xem tranh đấu vật. 
- Gợi ý học sinh tìm màu theo ý thích để vẽ người, khố, đai thắt lưng, tràng pháo và màu nền, ...
- Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu có các hình người sau hoặc ngược lại, ...
+ GV cho hs quan sát một số tranh mẫu của hs năm trước
3.Thực hành ( 17’)
- GV theo dõi hs làm bài
- GV đến từng bàn để hướng dẫn, nhắc nhở hs làm bài
- Quan sát SGK
+ Tranh dân gian do nhiều nghệ nhân sáng tác và sản xuất mang tính truyền thống từ đời này qua đời khác, nổi bật nhất là dòng tranh Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh.
- Tranh đấu vật, gà mái, lợn nái, phú quý,
- HS quan sát tranh
+ Để các em nhận ra các hình vẽ ở tranh: các dáng người ngồi, các thế vật, ...
- Hs quan sát tham khảo thêm.
Học sinh tự vẽ màu vào hình theo ý thích. 
- Vẽ màu đều, không ra ngoài hình vẽ. Vẽ màu có đậm có nhật
4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’)
- GV gợi ý HS nhận xét,xếp loại các bài vẽ màu đạt, chưa đạt.
- GV nhận xét chung giờ học, khen gợi những hs có bài vẽ đẹp.
 5.Dặn dò HS: ( 1’) - Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau. 
 - Tìm tranh, ảnh về đề tài bộ đội.
Tuần 17
Ngày soạn: Ngày 9 tháng 12 năm 2011
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 12 tháng 12 năm 2011
 Lớp 3A- Tiết 2 Lớp 3B- Tiết 3 
 Thứ 4 ngày 14 tháng 12 năm 2011
 Lớp 3C –Tiết 1 
Bài 17: Vẽ tranh
Đề tài chú bộ đội
I/ Mục tiêu
- Học sinh biết cách tìm hiểu nội dung đề tài.
- Hiểu đề tài Chú bộ đội.
- Biết cách vẽ tranh đề tài Chú bộ đội.
- Tập tranh đề tài Chú bộ đội
- Học sinh yêu qúy chú bộ đội. 
II/Chuẩn bị 
GV: - Sưu tầm một số tranh, ảnh về đề tài bộ đội.
Một số bài vẽ về đề tài bộ đội của học sinh các lớp trước. 
Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ
HS : - Sưu tầm tranh,ảnh về cô,chú bộ đội của HS lớp trước.
 - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
 III/Hoạt động dạy-học:
 1.Tổ chức lớp. (1’)
 2.Kiểm tra đồ dùng ( 1’)
 3.Bài mới:
 Giới thiệu bài ( 1’) 
Cho hs hát bài hát về đề tài chú bộ đội, từ đó liên hệ cho học sinh biết nhiệm vụ của các chú bộ đội qua đó giáo dục cho các em bết yêu quý các chú bộ đội.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tìm, chọn nội dung đề tài ( 5’)
 - Giáo viên giới thiệu một số tranh, ảnh và gợi ý để học sinh nhận biết:
-Tranh, ảnh miêu tả hoạt động nào của bộ đội?
 -Hoạt động của bộ đội có phong phú không?
- Kể tên một số hoạt động của bộ đội?
- Em thích hoạt động nào của các chú bộ đội? Hoạt động đó có những hình ảnh, màu sắc nhue thế nào?
- Gợi ý cho học sinh về đề tài bộ đội mà các em có thể vẽ:
2. Cách vẽ tranh ( 6’)
- GV yêu cầu HS nhớ lại hình ảnh chú bộ đội: + Quân phục? 
+ Trang thiết bị? 
- Gợi ý HS cách vẽ: Gv vẽ lên bảng theo các bước:
+ Vẽ hình ảnh chính trước.
+ Vẽ hình phụ.
+ Sửa hình cho cân đối, rõ nội dung, vẽ màu.
- Gv cho học sinh tham khảo tranh của học sinh các lớp trước để tạo niềm tin cho các em. 
3. Thực hành ( 17’)
- Gv lưu ý hs: 
+ Chọn hoạt động phù hợp với khả năng.
+ Chú ý cách sắp xếp hình ảnh chính, phụ cho cân đối và phù hợp với tờ giấy.
+ Vẽ màu thoải mái có đậm, có nhạt.
- Quan sát, hướng dãn bổ sung khi cần thiết.
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi:
- Bộ đội chiến đấu, sản xuất, tập luyện
- Có
-Bộ đội với thiếu nhi, bộ đội giúp dân, bộ đội hành quân.
- Trả lời
* Chân dung cô hoặc chú bộ đội.
+ Bộ đội trên xe tăng, mâm pháo.
+ Bộ đội / thao trường,đứng gác.
+ Bộ đội vui chơi với thiếu nhi.
+ Bộ đội giúp dân (thu hoạch mùa, chống bão lụt, 
quần áo, mũ và màu sắc.
vũ khí, xe, pháo, tàu thuỷ, máy bay, .. 
- Chú bộ đội
- Cây cối, xe tăng, đồi, núi
+ Vẽ màu: Phù hợp với nội dung, màu có đậm, có nhạt.
- Quan sát.
Tập vẽ tranh về đề tài Chú bộ đội
4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’)
- GV cùng HS nhận xét, xếp loại bài vẽ về : Nội dung, hình ảnh, màu sắc.
- GV nh/xét chung giờ học.
 5.Dặn dò HS. ( 1’) -Về nhà quan sát cái lọ hoa
 - Chuẩn bị đồ dùng cho bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tuan 16,17.doc