Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 26: Tập nặn tạo dáng tự do nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật

Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 26: Tập nặn tạo dáng tự do nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật

I/ Mục tiêu

- HS nhận biết được đặc điểm, hình khối của các con vật

- Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán và tạo dáng con vật.

-Nặn hoặc vẽ, xé dán và tạo dáng được con vật

- Biết chăm sóc và yêu mến các con vật. Có ý thức vệ sinh lớp học

II/Chuẩn bị

GV: - Sưu tầm tranh, ảnh một số con vật - Tranh vẽ con vật của các hoạ sĩ và học sinh

 - Một số con vật bằng gỗ, đá, sành sứ, đất . (nếu có)- Đất nặn hoặc giấy màu.

HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu. - Đồ dùng học nặn, xé dán.

 - Tranh, ảnh các con vật (nếu có).

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 26: Tập nặn tạo dáng tự do nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn: Ngày 2 tháng 3 năm 2012
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 12 tháng 3 năm 2012 
 3A-Tiết1 3B-Tiết 3
 Thứ 4 ngày 14 ngày 3 năm 2012
 3C-Tiết 1 
Bài 26: Tập nặn tạo dáng tự do
nặn hoặc vẽ, xé dán hình con vật
I/ Mục tiêu
- HS nhận biết được đặc điểm, hình khối của các con vật
- Biết cách nặn hoặc vẽ, xé dán và tạo dáng con vật.
-Nặn hoặc vẽ, xé dán và tạo dáng được con vật
- Biết chăm sóc và yêu mến các con vật. Có ý thức vệ sinh lớp học
II/Chuẩn bị
GV: - Sưu tầm tranh, ảnh một số con vật - Tranh vẽ con vật của các hoạ sĩ và học sinh
 - Một số con vật bằng gỗ, đá, sành sứ, đất ... (nếu có)- Đất nặn hoặc giấy màu. 
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu. - Đồ dùng học nặn, xé dán.
 - Tranh, ảnh các con vật (nếu có).
 III/Hoạt động dạy-học chủ yếu
 1.Tổ chức. (2’)
 2.Kiểm tra bài cũ; ( 1’)
- Nêu cách trang trí hình chữ nhật?
 3.Bài mới.
 Giới thiệu bài ( 1’) : Cho hs hát bài về con vật từ đó gv dẫn dắt vào bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Quan sát,nhận xét ( 5’) 
- GV g/thiệu ảnh,các bài tập nặn một số con vật..
+ Tên con vật?
+ Hình dáng, màu sắc của chúng?
+ Các bộ phận lớn?
- Nêu một số con vật khác mà em biết cùng với ích lợi của chúng?
- Nêu những hành động để chăm sóc và bảo vệ con vật?
- Gv yêu cầu HS q/sát tìm ra sự khác nhau của các bộ phận chính ở 1 vài con vật.
- GV bổ sung thêm: con vật khác nhau ở hình dáng, màu sắc. Mỗi một con vật lại có lợi ích riêng, chúng ta cần phải biết chăm sóc và bảo vệ con vật.
2. Cách vẽ, nặn, xé ( 7’)
a) Cách nặn: GV hướng dẫn cách làm; 
 - Nặn từ một thỏi đất:
- Nặn các bộ phận rồi ghép, dính lại:
b) Cách vẽ: - Như các bài trước đã học.
c) Cách xé dán: + Tương tự cách vẽ.
Gv vẽ nhanh lên bảng, và xé dán nhanh theo các bước cho hs quan sát
3. Thực hành ( 15’)
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài theo nhóm tự chọn:
+Nặn một hay vài con vật;
+xé dán các con vật trên bảng để thành đề tài (vườn thú, cảnh nông thôn ...)
+ Vẽ vào vở tập vẽ.
- GV quan sát, hướng dẫn Hs làm bài.
Nhắc học sinh vệ sinh lớp học
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Chó, mèo, gà, lợn, trâu
- Hs tả theo cảm nhận
- Đầu mình, chân, đuôi.
- Học sinh kể tên một vài con vật quen thuộc và tả lại hình dáng của chúng. 
- Nêu.
+ Lấy đất vừa với hòn con vật
+ Kéo, vuốt, uốn các bộ phận: 
+ Tạo dáng con vật theo các tư thế: nằm, đứng, đi, quay, cúi...
+ Nặn mình (hình lớn trước)
+ Nặn đầu, chân ... rồi dính, ghép lại (có thể nặn con vật bằng đất một màu hay nhiều màu).
+ Tạo dáng con vật.
Hs quan sát
-Hs nhắc lại cách nặn, vẽ, xé dán
HS : Nặn hoặc vẽ, xé dán giấy hình con vật.
+ Vẽ vào vở tập vẽ 3
+ Vẽ màu tự do.
4. Nhận xét,đánh giá ( 3’)
- GV hướng dấn HS nhận xét bài vẽ, nặn hoặc xé dán về:
+ Đặc điểm con vật, các bộ phận, màu sắc...
- Giáo viên tóm tắt, bổ sung và xếp loại, động viên học sinh có bài đẹp.
- GV nhận xét chung tiết học.
5. Dặn dò ( 1’)
 - Quan sát lọ hoa (mẫu thật)
Tuần 27
Ngày soạn: Ngày 16 tháng 3 năm 2012
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 19 tháng 3 năm 2012 
 3A-Tiết1 3B-Tiết 3
 Thứ 4 ngày 21 ngày 3 năm 2012
 3C-Tiết 1 
Bài 27: Vẽ theo mẫu
Vẽ lọ hoa và quả
I/ Mục tiêu
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của lọ hoa và quả
-Biết cách vẽ lọ hoa và quả.
- Vẽ được lọ hoa và quả
- Thấy được vẻ đẹp về bố cục giữa lọ và quả.
II/Chuẩn bị
GV: - Chuẩn bị một số lọ hoa và quả có hình dáng, màu sắc khác nhau.
 - Bài vẽ lọ hoa và quả của học sinh các lớp trước
HS : - Giấy vẽ, vở tập vẽ 3, bút chì,tẩy,màu.
III/Hoạt động dạy-học chủ yếu
 1.Tổ chức lớp ( 1’) 
 2.Kiểm tra bài cũ: ( 1’)
Nêu cách vẽ con vật quen thuộc?
 3.Bài mới. 
Giới thiệu1’
- Giáo viên giới thiệu một số lọ hoa và quả có trang trí khác nhau để các em nhận biết được đặc điểm, hình dáng, màu sắc và cách trang trí của lọ hoa và quả.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Quan sát,nhận xét ( 6’)
 - Giáo viên giới thiệu các kiểu dáng lọ hoa để học sinh nhận biết:
- Giáo viên bày một mẫu (lọ và quả): 
+ Hình dáng của lọ hoa và quả có đặc điểm gì?
+ Vị trí của lọ và quả?
+ So sánh hình dáng, tỉ lệ giữa lọ và quả?
+ Độ đậm nhạt ở mẫu (của lọ so với quả)?.
+ Màu sắc giữa lọ và quả?
* Để vẽ được lọ và quả các em cần quan sát kĩ hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu, so sánh độ to nhỏ, cao thấp để xác định khung hình chung, riêng của mẫu để vẽ chính xác.
2. Cách vẽ lọ hoạ ( 6’)
+ Yêu cầu 2 hs nêu cách vẽ?
+ GV nhận xét, nhắc lại sau đó vẽ hướng dẫn lên bảng theo các bước:
+ Phác kh/hình của lọ, quả vừa với phần giấy vẽ.
+Đánh dấu các điểm chính.
+ Phác nét tỷ lệ lọ và quả
+ Vẽ nét chi tiết cho giống mẫu
+ Có thể vẽ màu như mẫu hoặc vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
- Giới thiệu với hs một vài bài vẽ lọ hoa và quả của học sinh các năm trước để các em tự tin hơn.
3. Thực hành: ( 17’)
- Giáo viên giúp học sinh tìm được tỷ lệ khung hình chung và vẽ vừa với phần giấy vẽ.
- Gợi ý học sinh để các em chú ý đến:
+ Tỷ lệ giữa lọ và quả
+ Tỷ lệ bộ phận: Miệng, cổ, thân lọ ...
- Yêu cầu học sinh quan sát mẫu để vẽ các nét chi tiết cho giống
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe
- 2 hs nêu 
+ Phác kh/hình chung, khung hình riêng của lọ và quả,phác trục lọ hoa
+ Phác nét tỉ lệ các bộ phận của lọ và quả (miệng, cổ, vai, thân lọ, ...)
+ Vẽ nét chính.
+ Vẽ hình chi tiết.
+ vẽ đậm nhạt bằng chì hoặc màu.
HS quan sát
- HS làm bài (vẽ màu theo ý thích).
+ Vẽ vào vở tập vẽ 3
+ Vẽ hình cân đối với phần giấy quyđịnh
+ Vẽ màu tự do.
4. Nhận xét,đánh giá. ( 3’)
- Giáo viên giới thiệu một số bài và gợi ý học sinh nhận xét về:
+ Hình vẽ so với phần giấy thế nào? 
 + Hình vẽ có giống mẫu không? 
- Học sinh xếp loại bài theo cảm nhận riêng.
5. Dặn dò: ( 1’) 
 - Sưu tầm các tranh, ảnh tĩnh vật.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tuan 26.doc