Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 8: Vẽ tranh vẽ chân dung

Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 8: Vẽ tranh vẽ chân dung

 I/ Mục tiêu

- Học sinh đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người.

- Biết cách vẽ chân dung.

- Tập vẽ tranh Chân dung đơn giản.

- Yêu quý người thân và gia đình.

II/ Chuẩn bị

 GV: - Sưu tầm một số tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi.

 - Một số bài vẽ của học sinh lớp trước.

 - Hình gợi ý cách vẽ.

 HS : - Vở tập vẽ 3, bút chì, tẩy, màu.

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật khối 3 - Bài 8: Vẽ tranh vẽ chân dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08
Ngày soạn: 12 / 10/ 2012
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 15/ 10 / 2012 3A-Tiết 1 3B-Tiết 2
 Thứ 6 ngày 19/ 10 / 2012 3C-Tiết 1
Bài 08: Vẽ tranh
 Vẽ chân dung
 I/ Mục tiêu
- Học sinh đặc điểm, hình dáng khuôn mặt người.
- Biết cách vẽ chân dung. 
- Tập vẽ tranh Chân dung đơn giản.
- Yêu quý người thân và gia đình.
II/ Chuẩn bị
 GV: - Sưu tầm một số tranh, ảnh chân dung các lứa tuổi.
 - Một số bài vẽ của học sinh lớp trước.
 - Hình gợi ý cách vẽ.
 HS : - Vở tập vẽ 3, bút chì, tẩy, màu.
III/ Hoạt động dạy-học chủ yếu 
 1.Tổ chức. (2’)
 2.Kiểm tra đồ dùng + Bài cũ: ( 2’)
 - Nêu cách vẽ cái chai?
 3.Bài mới. 
 Giới thiệu bài ( 1’)
- Xung quanh chúng ta có rất nhiều người thân, mỗi người đều có khuôn mặt với những đặc điểm riêng: Khuôn mặt tròn trái xoan, vuông dài ... mặt to, nhỏ 
- Các em q/sát hay nhớ lại những khuôn mặt người thân để vẽ thành bức tranh.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: HS tìm hiểu tranh ( 5’)
- GV giới thiệu và gợi ý HS q/s nx 1 số tranh chân dung của các H/sĩ- của TN.
+ Tranh chân dung vẽ những gì? 
+ Ngoài vẽ khuôn mặt có thể vẽ gì nữa? 
+ Màu sắc của toàn bộ bức tranh ?
+ Nét mặt người trong tranh ntn?
Hoạt động 2: Cách vẽ ( 6’)
GV hướng dẫn học sinh vẽ theo các bước
+ Dự định vẽ khuôn mặt nửa người hay toàn thân để bố cục hình vào trang giấy cho đẹp.
+ Vẽ khuôn mặt nửa người hay toàn thân.
+ Vẽ khuôn mặt chính diện hoặc nghiêng.
- GVh/dẫn cho HS vẽ chi tiết mặt, mũi
Gợi ý cách vẽ màu: 
Hoạt động 3: Thực hành: ( 17’)
- GV hướng dẫn, quan sát, nhắc nhở hs thực hành.
- Sửa bài khi cần thiết.
- Quan sát
 - hình dáng khuôn mặt, các chi tiết: Mắt, mũi, miệng, tóc, tai ...
 - Cổ, vai, thân.
- người già, trẻ, vui, buồn, hiền hậu, tươi cười, hóm hỉnh, trầm tư .
Hs quan sát và nhắc lại cách vẽ
- Vẽ hình khuôn mặt trước, vẽ vai, cổ sau.
- vẽ màu ở các bộ phận lớn trước như khuôn mặt, áo, tóc, nền xung quanh .
- Sau đó vẽ màu vào các chi tiết mặt, mũi, miệng, tai.
- Chú ý đặc điểm khuôn mặt.
- Vẽ màu kín tranh.
- HS tập vẽ tranh Chân dung đơn giản.
Hoạt động 4: Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- Gơị ý học sinh nhận xét, xếp loại bài về: + Hình, Màu 
* Qua bài học ngày hôm nay các em đã được học những gì? (GV cùng Hs hệ thống lại kiến thức. Giáo dục hs biết yêu quý kính trọng ông, bà, cha, mẹ, người thân)
Hoạt động 5 : Dặn dò HS: ( 1’) 
- Q/sát và n/xét đ2 nét mặt của những người xung quanh. 
Tuần 09
Ngày soạn: 19 / 10/ 2012
Ngày giảng: Thứ 2 ngày 22/ 10 / 2012 3A-Tiết 1 3B-Tiết 2
 Thứ 6 ngày 26/ 10 / 2012 3C-Tiết 1
Bài 09 : Vẽ trang trí
 Vẽ màu vào hình có sẵn
 (Múa rồng - phỏng theo tranh của bạn Quang Trung, học sinh lớp 3) 
 I/ Mục tiêu
- Học sinh hiểu thêm về cách sử dụng màu. 
- Biết cách vẽ màu vào hình có sẵn.
- Hoàn thành được các bài tập theo yêu cầu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh sau khi vẽ màu.
II/ Chuẩn bị
 GV: - Sưu tầm một số tranh của TN vẽ đề tài lễ hội. Một số bài của HS lớp trước. 
 HS : - Vở tập vẽ 3, bút chì, tẩy, màu.
III/ Hoạt động dạy-học chủ yếu 
1.Tổ chức. (2’)
 2.Kiểm tra bài cũ: ( 2’)
 - Nêu các bước vẽ tranh chân dung?
3.Bài mới. 
Giới thiệu bài( 1’)
- Trong những dịp lễ, Tết, nhân dân ta thường tổ chức các hình thức vui chơi như múa hát, đánh trống, đấu vật,thi cờ tướng.Múa rồng là một hoạt động trong những ngày vui đó. Cảnh múa rồng thường diễn tả ra ở sân đình, đường làng, đường phố ... Bạn Quang Trung vẽ tranh về cảnh múa rồng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Quan sát,nhận xét ( 5’)
 - Giới thiệu tranh nét Múa rồng của bạn Quang Trung và gợi ý:
+ Trong tranh có những hình ảnh gì?
+ Cảnh múa rồng có thể diễn ra ban ngày hay ban đêm?
+ Màu sắc cảnh vật ban ngày, ban đêm giống nhau hay khác nhau?
2. Cách vẽ màu ( 6’)
+ Tìm màu vẽ hình con rồng, người, cây,
+ Tìm màu nền.
+ Các màu vẽ đặt cạnh nhau cần được lựa chọn hài hoà, tạo nên vẻ đẹp của toàn bộ bức tranh.
+ Vẽ màu cần có đậm, có nhạt. 
+ Vẽ màu kín tranh.
GV cho hs quan sát một số bài của các bạn vẽ năm trước
3.Thực hành ( 17’)
- GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn các em còn lúng túng.
+Bài tập này các em vẽ màu theo ý thích vào tranh nét Múa rồng của bạn Quang Trung sao cho màu rực rỡ, thể hiện không khí ngày hội, phù hợp với nội dung của tranh.
+ HS quan sát theo hướng dẫn của GV.
+ HS suy nhgĩ và trả lời:
+ Khác nhau
+ HS quan sát kĩ bài.
Hs quan sát rút kinh nghiệm
- Hs vẽ theo hướng dẫn.
4.Nhận xét,đánh giá.( 3’)
- GV gợi ý HS nhận xét,xếp loại bài vẽ.
-GV nhận xét chung giờ học.
5. Dặn dò HS (1’)
-Thường xuyên quan sát màu sắc của cảnh vật xung quanh.Sưu tầm tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ và thiếu nhi.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 3 tuan 8,9.doc