Giáo án môn Mĩ thuật khối 5 - Bài 21: Tập nặn tạo dáng Đề tài tự chọn

Giáo án môn Mĩ thuật khối 5 - Bài 21: Tập nặn tạo dáng Đề tài tự chọn

I. MỤC TIÊU:

 - HS có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.

 - HS nặn được hình người, đồ vật, con vật và tạo dáng theo ý thích.

 - HS ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Sưu tầm một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ; một vài đồ vật, con vật được tạo dáng bằng những vật liệu khác nhau như gỗ, giấy, bìa cứng, vỏ hộp

 - Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật khối 5 - Bài 21: Tập nặn tạo dáng Đề tài tự chọn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21	 Mĩ thuật 
Tập nặn tạo dáng
ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU:
	- HS có khả năng quan sát, biết cách nặn các hình khối.
	- HS nặn được hình người, đồ vật, con vật  và tạo dáng theo ý thích.
	- HS ham thích sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Sưu tầm một số tượng, đồ gốm, đồ mĩ nghệ; một vài đồ vật, con vật được tạo dáng bằng những vật liệu khác nhau như gỗ, giấy, bìa cứng, vỏ hộp 
	- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Quan sát, nhận xét
2. Cách nặn
3. Thực hành
4. Nhận xét, đánh giá
A. Kiểm tra bài cũ
+ Nêu cách vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu.
+ Kiểm tra một số sản phẩm của HS ở tiết trước
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Xung quanh ta có nhiều con vật, đồ vật, quả, cây  có hình dáng và màu sắc đẹp.Tiết học hôm nay, các em sẽ nhớ lại hình dáng, đặc điểm của các vật ấy và tập nặn theo ý thích, qua bài Tập nặn tạo dáng: Đề tài tự chọn
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - GV cho HS quan sát các hình minh họa ở SGK, ĐDDH để HS thấy sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình nặn. 
- GV nhắc lại cách nặn hoặc cách ghép hình, đồng thời thao tác để HS quan sát. Ví dụ:
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại.
+ Nặn từ một thỏi đất thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm các chi tiết
+ Tạo dáng cho sinh động
- Tổ chức cho HS thực hành
- GV gợi ý, bổ sung cho từng HS, từng nhóm về cách nặn và cách tạo dáng để các em hoàn thành bài tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Nhận xét chung tiết học.
- Chọn một số bài nặn đẹp làm ĐDDH.
+ 2 HS lên bảng trả lời
- HS nghe
- HS quan sát 
- HS quan sát, ghi nhớ cách nặn và sắp xếp hình nặn theo đề tài
- HS chọn hình định nặn (người, con vật, cây, quả )
- Nặn theo nhóm
- HS khi nặn cần trải giấy lên bàn, không bôi bẩn ra bàn ghế, quần áo, khi nặn xong cần rửa tay và lau tay sạch sẽ.
- HS bày bài nặn lên bàn để cả lớp cùng nhận xét, xếp loại:
+ Hình nặn (có đặc điểm gì?)
+ Tạo dáng (có sinh động không?)
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng và nêu lí do vì sao đẹp hoặc chưa đẹp.
Hoạt động nối tiếp:
Lượng giá:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21 MT Tap nan tao dang DE TAI TU CHON.doc