Giáo án môn Mĩ thuật khối 5 - Bài 29: Tập nặn tạo dáng Đề tài ngày hội

Giáo án môn Mĩ thuật khối 5 - Bài 29: Tập nặn tạo dáng Đề tài ngày hội

I. MỤC TIÊU:

 - HS hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội

 - HS biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài

 - HS yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội

 - Sưu tầm một số hình nặn của nghệ nhân về đề tài ngày hội

 - Bài nặn của HS lớp trước

 - Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật khối 5 - Bài 29: Tập nặn tạo dáng Đề tài ngày hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29	 Mĩ thuật 
	Tập nặn tạo dáng
 ĐỀ TÀI NGÀY HỘI 
I. MỤC TIÊU:
	- HS hiểu được nội dung của một số ngày lễ hội
	- HS biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài
	- HS yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội
	- Sưu tầm một số hình nặn của nghệ nhân về đề tài ngày hội
	- Bài nặn của HS lớp trước
	- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Quan sát, nhận xét
2. Cách nặn
3. Thực hành
4. Nhận xét, đánh giá
A. Kiểm tra bài cũ
+ Nêu cách vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu.
+ Kiểm tra một số sản phẩm của HS ở tiết trước
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Trong lễ hội thường có các hoạt động vui chơi như: đấu vật, chọi gà, chọi trâu, kéo co, bơi thuyền, múa rồng  Tiết học hôm nay, các em sẽ nhớ lại hình dáng, tư thế của người và vật ở các hoạt động trong ngày hội để Tập nặn tạo dáng: Đề tài Ngày hội
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
 - Yêu cầu HS kể về những ngày hội ở quê hương hoặc những lễ hội mà em biết.
- GV gợi ý để HS nhớ lại các hoạt động trong những dịp lễ hội. 
- GV cho HS xem tranh ảnh về lễ hội rồi tóm tắt: Trong những dịp lễ hội thường có nhiều hoạt động giàu ý nghĩa và những trò chơi rất vui. Lễ hội ở mỗi vùng miền thường mang những nét đặc sắc khác nhau.
- GV nhắc lại cách nặn đã học và nặn mẫu một hình nặn cho HS quan sát các thao tác:
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại hoặc nặn hình từ một thỏi đất.
+ Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết
+ Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài
- GV nhắc HS tìm và nặn các chi tiết đặc trưng cho ngày hội như: khăn, áo, cờ, trống  và tạo các dáng sinh động cho hình nặn.
- Tổ chức cho HS thực hành
- GV quan sát, gợi ý, bổ sung cho từng HS, từng nhóm về cách nặn, cách tạo dáng để các em hoàn thành bài tập.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Nhận xét chung tiết học.
- Chọn một số bài nặn đẹp làm ĐDDH.
+ 2 HS lên bảng trả lời
- HS nghe, nhắc lại đề bài
- HS kể 
- HS nghe
- HS chọn nội dung và nêu các hình ảnh sẽ nặn hoặc xé dán
- HS quan sát hình gợi ý SGK để nắm được cách nặn
- Nặn theo nhóm 4. Các nhóm trao đổi, tự chọn nội dung, tìm hình ảnh rồi phân công mỗi thành viên trong nhóm nặn 1 vài hình để sắp xếp theo đề tài.
- HS khi nặn cần trải giấy lên bàn, không bôi bẩn ra bàn ghế, quần áo, khi nặn xong cần rửa tay, lau tay sạch sẽ.
- HS bày bài nặn lên bàn để cả lớp cùng nhận xét, xếp loại.
+ Hình nặn (rõ đặc điểm)
+ Tạo dáng (sinh động, phù hợp với các hoạt động)
+ Sắp xếp các hình nặn (rõ nội dung đề tài)
- HS nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng 
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: Trang trí đầu báo tường.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 29 MT Tap nan tao dang DE TAI NGAY HOI.doc