Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 20 đến tuần 35

Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 20 đến tuần 35

NHỚ RỪNG

 I.MỤC TIÊU:

 -Biết đọc –hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới .

 -Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại , đề tài ngôn ngữ , bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ .

 II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

-Sơ giản về phong trào thơ mới .

-Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức tây học chán ghét thực tại , vươn tới cuộc sống tự do .

-Hình tượng nghệ thuật độc đáo , có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ Rừng.

2. Kĩ năng:

-Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .

-Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn

-Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .

 

doc 152 trang Người đăng hang30 Lượt xem 587Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Tuần 20 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :20
Tiết :73-74 	
NS : 16-12
ND :26-12
 NHỚ RỪNG
 I.MỤC TIÊU:
 -Biết đọc –hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới .
 -Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại , đề tài ngôn ngữ , bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ .
 II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
-Sơ giản về phong trào thơ mới .
-Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức tây học chán ghét thực tại , vươn tới cuộc sống tự do .
-Hình tượng nghệ thuật độc đáo , có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ Rừng.
2. Kĩ năng:
-Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .
-Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn
-Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm . 
III.HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1 :Khởi động.
1.ổn định :Kiểm diện, trật tự
2.Kiểm tra bài cũ (thông qua)
3. Bài mới:Ở VN, khoảng những năm 30 của thế kỉ XX đã xuất hiện phong trào thơ mới rất sôi động. Đó là phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản gắn liền tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu.Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Ông góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho thơ mới tiêu biểu là bài thơ “nhớ rừng”
*Hoạt động 2: Tìm hiểu chung.
GV cho Hs đọc chú thích (*) SGK tr 5 tìm hiểu về tác giả – tác phẩm
(Gọi HS yếu –kém)
Hướng dẫn và HS đọc nối nhau toàn bài 1 lần (GV đọc mẫu – HD)
- HS đọc: đoạn 1,4 giọng buồn, ngao ngán. . . 
- Đoạn 2,3 và 5: giọng hứng thú vừa tiếc nuối; tha thiết. . .để kết thúc bằng câu thơ như tiếng thở dài, bất lực,. . 
- GV: bài thơ là theo thể thơ gì?
- GV cho HS biết đây là sự sáng tạo của thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ truyền thống.
- GV: Bài thơ chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung từng đoạn?.
- GV nhấn mạnh ý cơ bản
- GV nói thêm: Tuy bài thơ chia 5 đoạn nhưng thực chất cảm xúc TT của nhận vật trữ tình được đặt ra trong thế đối lập – tương phản giữa hiện tại và quá khứ của con hổ ở vườn bách thú. Đó cũng là nét đặc sắc về bố cục của bài thơ.
- Hs đọc
- Rút ra vài nét khái quát về tác giả – tác phẩm.
-HS lắng nghe.
-HS: thể thơ 8 chữ
- HS lắng nghe.
- HS: 5 đoạn
(HS nêu nội dung từng đoạn và nhận xét, bổ sung)
- HS lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: 
Thế Lữ (1907 – 1989) tên Nguyễn Thế Lữ quê ở Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới.
 2. Tác phẩm:
 “Nhớ Rừng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
3. Thể thơ: tự do 
4. Bố cục: 5 đoạn
a. khổ 1: tâm trạng con hổ ở vườn bách thú 
b,c khổ 2, 3: nối tiếc quá khứ oai hùng nơi rừng thẳm
d. khổ 4: thực tại chán chường, thất vọng
e. khổ cuối: càng tha thiết giấc mộng ngàn.
*Hoạt động 3:HDHS phân tích
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản theo hướng đối lập – tương phản.
- GV hỏi: Câu đầu có từ nào đáng lưu ý? Vì sao? Thử thay từ “ gậm” và“ khối” bằng những từ khác so sánh ý nghĩa biểu cảm.
- GV: Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế?
- Tư thế nằm dài. . . qua nói lên tâm trạng gì của con hổ?
- GV khái quát đoạn
- GV gọi Hs đọc đoạn 4: cảnh vườn bách thú hiện ra như thế nào? Từ ngữ nào diễn tả sự tù túng tầm thường giả dối giọng thơ có gì đặc biệt nhịp thơ như thế nào?
- Tâm trạng con hổ được biểu hiện như thế nào? Qua đó nói lên thái độ sống của tầng lớp trí thức VN thời bấy giờ như tế nào? Nói riêng và người VN nói chung?
- GV cho HS đọc đoạn 5 Đoạn cuối mở đầu và kết thúc từ “hỡi’ nói lên điều gì?
*KNS:Giao tiếp: trao đổi trình bày ,suy nghĩ về nỗi chán ghét thực tại tầm thường,tù túng;trân trọng niềm khao khát cuộc sống tự do của nhân vật trữ tình 
*Các PP-KTDH:Động não suy nghĩvề tâm sự của nhân vật trữ tình trong VB 
.- GV gọi Hs đọc đoạn 2, 3; cảnh núi rừng ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào?
- Hình ảnh con hổ được miêu tả cụ thể như thế nào?
- Gv gọi HS đọc 2 câu:
 Ta bước. . . nhịp nhàng. Hãy nhận xét về nhịp thơ, hình ảnh thơ?
- Đoạn 3 của bài thơ có thể coi như 1 bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy? Em hãy chứng minh?
- GV: phân tích cái hay của câu thơ cuối đoạn 3.
- GV: Qua phân tích sự đối lập giữa 2 cảnh tượng nêu trên của con hổ ở vườn bách thú tác giả muốn nói lên điều gì?
GVnhận xét và phân tích.
?Qua phân tích em thấy tác giả đã sử sụng nghệ thuật như thế nào ?
*KNS :Suy nghĩ,sáng tạo :PT bình luận về giá trị Ndvà NTcủa bài thơ ;Tự quản bản thân :quý trọng cuộc sống ,sống có ý nghĩa 
*Các PP-KTDH :Thảo luận ,trao dổi ,PT giá trị ND và NT của VB.
- Vì sao tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú.” để thể hiện nội dung cảm xúc và tác dụng của nó? (GV cho HS thảo luận rút ra ý nghĩa bài thơ).
- GV cho Hs đọc ghi nhớ (SGK)
-GV nhấn mạnh và cho HS ghi.
- Hs đọc đoạn 1
- HS phát hiện – nêu ý kiến
- HS phát biểu
- HS tìm hiểu, suy nghĩ, phân tích đối chiếu và trả lời.
- HS đọc
- Hs phát hiện, liệt kê, phân tích.
- HS phát biểu
-Hs đọc – phân tích – phát biểu
 -HS trả lời.
- Hs đọc – nhận xét. Hình ảnh sống động, nhịp thơ theo kiểu bậc thang.
- Hs đọc thầm – thảo luận – phát biểu.
*HS chứng minh.
- cảnh “những đêm vàng”
- cảnh “ngày mưa”
- cảnh “bình minh’
- cảnh”chiều lênh . . .”
-HS lắng nghe.
- Hs suy nghĩ, thảo luận: bất hòa, thực tại, khao khát tự do mãnh liệt
-HSTL.
- HS: biểu tượng thích hợp và đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ phù hợp bút pháp lãng mạn.
-HS đọc ghi nhớ+ghi.
II. Phân tích:
1.Nội dung:
 a. Tâm trạng con hổ.
 ( đoạn 1 & 4)
- Tâm trạng căm uất ngao ngán; ‘gậm”.
- Bất lực “nằm dài” => Tậm trạng con hổ trong cảnh bị tù hãm ở vườn bách thú.
- Cảnh vật nhàn chán, tẻ nhạt, tầm thường, giả tạo và tù túng 
=> Chán ghét cuộc sống thực tại của con hổ cũng chính là thái độ của những người sống trong XH lúc bấy giờ.
 HẾT TIẾT 73.
b. Thể hiện khát vọng về cái đẹp tự nhiên:(đoạn 2,3)
- Cảnh núi rừng hùng vĩ và hình ảnh con hổ – Chúa Sơn lâm ngự trị trong vương quốc của nó hiện ra thấy động.
- Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy hiện ra trong nỗi nhớ bằng những điệp ngữ: “nào đau, đâu những. . “
- Câu “Than ôi! Thời. . .đâu?” => lời than u uất
=> cảnh núi rừng đại ngàn chỉ còn hiện ra từng nỗi nhớ. 
2.Nghệ thuật:
 -Sử dụng bút pháp lãng mạn ,với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa , đối lập , phóng đại sử dụng từ ngữ gợi hình , giàu sức biểu cảm .
-Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa .
-Có âm điệu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở một giọng diệu dữ dội , bi tráng trong toàn bộ tác phẩm .
3. Ý nghĩa:
“Nhớ rừng” mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt bằng những vần thơ lãng mạn. Bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
*Hoạt động 4:Củng cố - Dặn dò.
a-Củng cố:
 -Căn cứ vào nội dung bài thơ,hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ . Việc mượn đó có tác dụng gì?
-Nghệ thuật của bài thơ là gì?
b-Tự học có hướng dẫn:
- Về học bài
- Chuẩn bị mang theo vở để sửa bài thi ở tiết sau.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
Tuần :20
Tiết :75	
NS :16-12
ND :
 CÂU NGHI VẤN
I.MỤC TIÊU:
	-Nắm vững đặc điểm , hình thức , và chức năng chính của câu nghi vấn.
	-Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
	*Lưu ý :HS đã học về câu nghi vấn ở Tiểu học.
 II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
 -Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
 -Chức năng chính của câu nghi vấn .
2. Kĩ năng:
 -Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể .
 -Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn.. 
III.HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 :Khởi động.
1.ổn định :Kiểm diện, trật tự
2.Kiểm tra bài cũ (thông qua)
3. Bài mới: Gv giới thiệu bài mới.
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm .
- GV yêu cầu HS đọc đoạn trích SGK và trả lời (SGK Tr.11 mục I)
-Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? Những đắc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn.
- Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?(HS yếu kém)
- GV yêu cầu HS tự đặt câu nghi vấn – GV nhận xét chữa cho đúng nếu HS đặt sai.
Gv chốt ý, hỏi: Thế nào là câu nghi vấn ? Chức năng chính của câu nghi vấn là gì ?
- GV cho HS đọc ghi nhớ (SGK)
- HS đọc đoạn trích trả lời:
a. Câu nghi vấn:
 Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?
Thế làm sao. . . ăn khoai. Hay là. . . .đói quá?
- Đặc điểm hình thức:
+ Dấu ?
+ Từ ngữ: có . . không.
(làm) sao, hay (là)
- HS: để hỏi
- Hs đặt câu.
-Hs trả lời như nội dung ghi.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính:
1. Câu nghi vấn là câu:
 - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, á, ư, hà, chú (có) . .. không, (đã). . . .chưa) hoặc có từ hay (nói các vế có quan hệ lưa chọn)
- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
2.Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
* Hoạt động 3 :HDHS luyện tập.
- GV cho Hs lần lượt đọc các bài tập gọi HS lên bảng làm bài tập.
-Gv tổ chức Hs nhận xét, sửa chữa. – 
-GV nhận xét
Gv hướng dẫn bt4, Bt5 HS về nhà làm.
- Hs đọc.
- Hs lần lượt thực hiện các bài tập 1,2,3.
– HS nhận xét, sửa chữa
- Hs nghe Gv hướng dẫn.
II. Luyện tập.
Bài tập 1: Xác định câu nghi vấn
a. chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b. Tại sao con đường người ta lại. . như thế?
c. Văn là gì? chương là gì?
d. chú. . . không?
 Đùa trò gì?
 Hừ . . gì thế?
 Chị cốc. . . hà?
Hình thức nhận biết:
a. . . . phải không?
b. Tãi sao. . .?
c. gì? gì?
d. không? gì? gì?
Bài tập 2: Xét các câu sau: (SGK tr12)
- Căn cứ xác định câu nghi vấn: có từ “hay”
- Thay từ “hay” bằng từ “hoặc” không được vì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành 1 câu khác và ý nghĩa khác hẳn.
Bài tập 3: Có thể đặt dấu ? ở những câu sau được không? Vì sao? (SGK tr 13)
 Không, vì đó không phải là câu nghi vấn .
* Hoạt động 4 :Củng cố- Dặn dò
a-Củng cố
 -Thế nào là câu nghi vấn ? Chức năng và hình thức của câu nghi vấn ?
b-Hướng dẫn tự học
 - Về học bài, làm bài tập 4,5
 - Xem trước bài Viết đoạn văn trong VB thuyết minh.và bài Quê hương.
-Trả bài Nhớ rừng.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Ngàytháng.năm
Lê Lĩnh Nam
Tuần 21
Tiết :76	
NS :25-12
ND :
 VIẾT ĐOẠN VĂN TRONGVĂN BẢN 
 THUYẾT MINH
 I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	 Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh .
 II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
 1. Kiến thức:
-Kiến thức về đoạn văn , bài văn thuyết minh .
-Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.
 2. ... an tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia .
*Hoạt động 3:HDHS luyện tập.
-Viết thành đoạn văn từ mỗi chủ đề : +Em rất thích đọc sách .
+Mùa hè thật hấp dẫn .
 GV NX cho HS ghi.
-HS chú ý .
-HS thực hiện .
-HS sủa bài.
II. luyện tập:
*Hoạt động 4:Củng cố -Dặn dò .
 -Vì sao mộtvăn bản cần có tính thống nhất ?Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở mặt nào ?(HS-YK)
 -Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố tự sự ,miêu tả biểu cảm như thế nào ?hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó ?
 -Về nhà soạn bài “VĂN BẢN THÔNG BÁO”
 +Đặc điểm của văn bản thông báo . ?(HS-YK)
 +Cách làm văn bản thông báo . ?(HS-YK) 
VĂN BẢN THÔNG BÁO
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Nhận biết và nắm được đặc điểm , cách làm loại văn bản thông báo .
 II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
 - Hệ thống hóa kiến thức về văn bản hành chính.
 - Mục đích, yêu cầu và nội dung của văn bản hành chính có nội dung thông báo.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết rõ được hoàn cảnh phải tạo lập và sử dụng văn bản thông báo.
 - Nhận diện và phân biệt văn bản có chức năng thông báo với các văn bản hành chính khác.
 - Tạo lập 1 văn bản hành chính có nội dung thông báo.
III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 :Khởi động.
1.ổn định :Kiểm diện, trật tự
2.KTBC: 
3.Bài mới: GV giới thiệu bài mới . 
*Hoạt động 2 :Hình thành khái niệm 
 GV cho HS đọc văn bản 1,2 SGK/140,141
 GV nêu câu hỏi :
 -Trong các văn bản 1 ai là người thông báo , ai là người nhận thông báo ?mục đích thông báo là gì ?
 -Trong các văn bản 2 ai là người thông báo , ai là người nhận thông báo ?mục đích thông báo là gì ?(HS-YK)
-Nội dung thông báo thường là gì ?nhận xét về thể thức của văn bản thông báo .
-Hãy dẫn một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường .
 -Gv rút ra đặc điểm của văn bản thông báo .
-HS đọc .
-BGH thông báo cho GVCN cùng lớp trưởng các lớp .HSTL mục đích .
-HSTL.
-HS suy nghĩ trả lời .
-HS dẫn một số trường hợp.
-HS ghi.
I.Đặc điểm của văn bản thông báo : 
-Thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan , đoàn thể , người tổ chức cho những người dưới quyền , thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia .
-văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo , thông báo cho ai , nội dung công việc , quy định , thời gia , địa điểm .cụ thể , chính xác .
*Hoạt động 3:Cách làm văn bản thông báo .
-Gv cho HS đọc các tình huống SGK.
-Trong các tình huống sau đây , tình huống nào cần phải viết văn bản thông báo ?ai thông báo và thông báo cho ai?
 GVNX chốt ý .
-GVHD HS cách làm văn bản thông báo .
*GV nhắc HS một số chú ý :
-Tên văn bản cần phải viết chữ in hoa cho nổi bật.
 -Giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ , địa điểm và thời gian làm thông báo , tên văn bản và nội dung thông báo cần chừa khoảng cách hơn mọt dòng để dễ phân biệt .
-không viết sát lề giấy bên trái , không để phần bên trang giấy có khoảng trống quá lớn 
-HSTL.
-HS chú ý .
-HS chú ý +nghe.
II.Cách làm văn bản thông báo:
văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính , có ghi tên cơ quan , số công văn quốc hiệu và tiêu ngữ , tên văn bản , ngày , tháng , người nhận , người thông báo , chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.
*Hoạt động 4:Củng cố -dặn dò .
 -Trình bày đặc điểm của văn bản thông báo ?(HS-YK)
 -Trình bày cách làm văn bản thông báo?(HS-YK)
 -Xem và soạn bài “CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)”
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Thấy được sự đa dạng trong từ ngữ xưng hô ở địa phương mình và một số địa phương khác .
 II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
 - Sự khác nhau về từ ngữ xưng hô của tiếng địa phương và ngôn ngữ toàn dân.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô ở địa phương, từ ngữ xưng hô toàn dân trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
2. Kĩ năng:
 - Lựa chọn cách xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 - Tìm hiểu, nhận biết từ ngữ xưng hô ở địa phương đang sinh sống ( ở quê hương)
III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 :Khởi động.
1.ổn định :Kiểm diện, trật tự
2.KTBC: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
3.Bài mới: GV giới thiệu .
*Hoạt động 2 :Gv kiểm tra sự chuẩn bị của Hs .
-HS để vớ bài soạn cho Gv kiểm tra.
I. Chuẩn bị :
*Hoạt động 3:GVHDHS các bài tập SGK.
 Gv cho HS thực hiện các bài tập SGK.
*Bài tập 1:Cho HS đọc bài tập 1(HS-YK)
 -Xác đinh từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên . Trong các đoạn trích trên , những từ xưng hô nào là từ toàn dân , những từ xưng hô nào không phải từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương ?
 GV nhận xét .
*Bài tập 2:Cho HS đọc bài tập 2(HS-YK)
Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và những địa phương khác mà em biết .
 GV nhận xét 
*Bài tập 3:Cho HS đọc bài tập 3
 Tìm từ xưng hô ở địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ?
 GV nhận xét 
*Bài tập 4:Cho HS đọc bài tập 4
Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài chương trình địa phương (phần Tiếng Việt )ở HK I và cho nhận xét .
 GV nhận xét chốt ý .
-HS chú ý .
-HS đọc .
-HS xác định:
-HS đọc .
-Hs tìm .
Hs nghe.
-HS đọc 
-HS tìm .
-HS nghe.
-HS đọc .
-HS đối chiếu và cho nhận xét .
-HS nghe. 
II. Bài tập:
 1.Bài tập 1:
 -Đoạn trích a có từ xưng hô địa phương “u”đùn để gọi mẹ . Còn đoạn trích b , từ “mợ”dùng để gọi mẹ mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân , nhưng cũng không phải là từ xưng hô địa phương . Đó là một biệt ngữ xã hội 
2.Bài tập 2:
Mỗi địa phương thường có những từ xưng hô khác với từ xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân .
 +Đại từ trỏ người :tui , choa, qua (tôi), bầy tui(chúng tôi), mi(mày )..
 +danh từ chỉ thân thuộc dùng để xưng hô :bọ , thày , tía , ba (bố), u, bầm , mạ (mẹ),ả(chị)
3.Bài tập 3:
 -Chị của mẹ mình :cháu- bá hoặc cháu –dì .
 -Chồng của cô mình :cháu –chú hoặc cháu – dượng 
 -Ông nội là :cháu –ông hoặc cháu –nội 
4.Bài tập 4:
 HS thực hiện .
*Hoạt động 4:Củng cố -dặn dò .
 -Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.
 -về nhà học bài chuẩn bị tuần sau thi HK II.
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
NGÀY SOẠN
NGÀY THI
PHỤ CHÚ
 37
133
134
 KIỂM TRA HỌC KÌ II
 09-04-2011 
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
PHỤ CHÚ
 38
139
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO 
 09-04-2011
8.1:
8.2
8.3
 140
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
09-04-2011
8.1:
8.2
8.3
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
LÊ THỊ CHUYÊN
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Củng cố lại những hiểu biết và rèn kĩ năng về văn bản hành chính .
 -Biết viết được một loại văn bản hành chính phù hợp . 
 II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
 - Hệ thống hóa kiến thức về văn bản hành chính.
 - Mục đích, yêu cầu và cấu tạo của văn bản thông báo.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết rõ hơn tình huống cần viết văn bản thông báo.
 - Nắm được trình tự sự việc, lựa chọn các thông tin cần truyền đạt.
 - Nâng cao 1 bước kĩ năng tạo lập văn bản và viết được 1 văn bản thông báo đúng quy cách.
III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 :Khởi động.
1.ổn định :Kiểm diện, trật tự
2.KTBC: GV kiểm tr chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: GV giới thiệu bài mới . 
*Hoạt động 2 : HDHS ôn lại lý thuyết 
-GV gọi lần lược 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK/ 136 -137.
-GVNX, pt, chốt ý.
-HS ghi đề mục
 -HS nói lại kiến thức đã học
-HS nghe.
I.On tập lý thuyết:
 SGK/136-137
*Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
 -Gọi 3HS làm bài tập 1.
 -Gọi HS khác nhận xét 
 -GVNX, pt, chốt ý.
Bài tập 2:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm làm bài tập 2 trong 10’
 -Gọi đại diện trình bày (HS- YK)
 -Gọi HS khác nhận xét 
 -GVNX , bổ sung, sửa chữa.
Bài tập 3:Gv cho HS làm bài tập 3 
-Học sinh trình bày (HS- YK)
-Gọi HS khác nhận xét 
-GVNX , sửa chữa.
Bài tập 4:chọn một trong các tình huống cụ thể vừa nêu và viết văn bản thông báo .
 Gv nhận xét .
-HS ghi đề mục
-Nghe+ghi nháp
-HSNX
-nghe
-HS thảo luận 10’
-Đại diện trình bày 
-HSNX 
-HS nghe.
-HS ghi đề mục
-Học sinh trình bày 
-HSNX 
-nghe.
-HS chọn và viết .
II.Luyện tập:
 Bài tập 1:
 a)cần viết văn bản thông báo . 
 b)viết văn bản báo cáo 
 c)viết văn bản đề nghị.
Bài tập 2:
 HS xem và phát hiện .
Bài tập 3: 
 HS tìm một số tình huống thường gặp .
Bài tập 4:HS viết .
*Hoạt động 4:Củng cố -Dặn dò.
 Hãy đặc một tình huống cụ thể trong học tập mà em thường gặp cần viết văn bản thông báo ?
 -Về làm các bài tập còn laị ,học bài 
 -chuẩn bị tiết sau mang tập bài sửa để sửa bài thi học kì II.
 ..
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
 -Củng cố, khắc sâu một số kiến thức đã học trong chương trình lớp 8.
 -Thấy được những sai sót trong quá trình làm bài để có hướng khắc phục, học tốt hơn.
 II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 -Củng cố lại kiến thức đã học qua 3 phân môn: văn, tiếng việt, tập làm văn.
 	-Đánh giá bài làm của mình, từ đó rút kinh nghiệm cho năm sau.
III- TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.On định lớp:
2.KTBC: Thông qua
 3.Bài mới: Gv tiến hành phát bài.
 * Hoạt động1:Gv tổ chức cho Hs xây dựng đáp án cho đề bài.
 -Gv nêu lại đề bài.
 -Yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung.
 -Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án cho bài kiểm tra.
 -GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh đáp án.
 * Hoạt động2: Nhận xét và đánh giá bài kiểm tra.
 -GV cho HS tự nhận xét bài kiểm tra của mình (ưu , nhược điểm) từ việc đối chiếu với đáp án.
 -GV nhận xét, đánh giá của mình về bài kiểm tra của HS: 
@ Ưu điểm:	
 - Đa số học sinh đều xác định được nội dung trọng tâm cần thực hiện.
 - Đa số đều có học bài và biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện bài thi.
 - Đa số đều trình bày tốt yêu cầu bài tập làm văn.
@ Nhược điểm: 
 - Một số bài còn sai sót trong phần Văn- Tiếng Việt. (chưa nắm vững các đặc điểm của các loại câu đã học ,chưa thuộc bài ở phần văn học ;.......)
 - Một số Hs chưa thể hiện đúng hình thức của một bài Tập làm văn(không chia bố cục , ở mỗi phần thì đặt dấu cộng ....)
 - Sắp xếp các ý chưa phù hợp ở 1 số bài.
.
@ Biện pháp khắc phục:
Yêu cầu Hs đọc kĩ yêu cầu của đề để tránh sai sót.
Hướng dẫn Hs hình thức của một bài Tập làm văn.
@ Bảng tỉ lệ:
MÔN
LỚP
SS/NỮ
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
SL
Nữ
SL
Nữ
SL
Nữ
SL
Nữ
SL
Nữ
8.1
29/12
NGỮ VĂN
8.2
32/12
8.3
32/17
 4. Củng cố:
 5.Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 8 ngu van.doc