Giáo án môn Sử + Địa - Tuần 13

Giáo án môn Sử + Địa - Tuần 13

Lịch sử :13

“THÀ HI SINH TẤT CẢ, CHỨ NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHỊU MẤT NƯỚC”

I- Mục tiêu

 Học xong bài này, HS biết:

- Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.

- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

II- Đồ dùng dạy học

- ảnh tư liệu,băng ghi âm lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Phiếu học tập của HS.

 

doc 49 trang Người đăng hang30 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sử + Địa - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2009
Lịch sử :13
“thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước”
I- Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
- Ngày 19-12-1946, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến toàn quốc.
- Tinh thần chống Pháp của nhân dân Hà Nội và một số địa phương trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.
II- Đồ dùng dạy học
- ảnh tư liệu,băng ghi âm lời Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Phiếu học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy - học 
1.GTB
2. Bài cũ:	- Để vượt qua tình thế hiểm nghèo, Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân làm gì?
- Nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
3. Bài mới:
a) GTB: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học
b) GV t.chức cho hs tìm hiểu bài.
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài, nêu nhiệm vụ học tập cho HS:
+ Tại sao ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc?
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
+ Thuật lại cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội.
+ ở các địa phương, nhân dân đã kháng chiến với tinh thần như thế nào? 
+ Nêu suy nghĩ của em khi học bài này.
* Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)
- GV dùng bảng thống kê các sự kiện và cho HS tìm hiểu nguyên nhân vì sao nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến toàn quốc: Ngày 23-11-1946, quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng; ngày 17-12-1946, quân Pháp bắn phá vào một số khu phố ở Hà Nội; ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta...
- GV hướng dẫn HS quan sát bảng thống kê và nhận xét thái độ của thực dân Pháp.
- GV rút ta kết luận (Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, nhân dân ta không còn con đường nào khác là buộc phải cầm súng đứng lên.)
- Sau đó cho HS trả lời câu hỏi: Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc của nhân dân ta?
- GV có thể trích đọc một đoạn trong lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm) 
- GV hướng dẫn để HS hình thành biểu tượng về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến thông qua mốt số câu hỏi:
+ Tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh của quân và dân Thủ đô Hà Nội thể hiện như thế nào?
+ Đồng bào cả nước đã thể hiện tinh thần kháng chiến ra sao? (Tiêu biểu là ở Huế, Đà Nẵng; có thể liên hệ với địa phương).
+ Vì sao quân và dân ta lại có tinh thần quyết tâm như vậy?
- GV kết luận.
* Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
- Yêu cầu HS sưu tầm tư liệu về những ngày toàn quốc kháng chiến ở quê hương.
- GV sử dụng một số ảnh tư liệu và trích dẫn tư liệu tham khảo để HS nhận xét về tinh thần quyết tử của quân và dân Hà Nội (lưu ý sử dụng ảnh tư liệu trong SGK).
- GV kết luận về nội dung bài học.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài 14.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 18 tháng 11 năm 2009
Địa lí: 13
công nghiệp (tt)
I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Chỉ được trên bản đồ sự phân bố một số ngành công nghiệp của nước ta.
- Nếu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp.
- Xác định được trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tầu,...
II- Đồ dùng dạy học: - Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp.
III- Các hoạt động dạy - học 
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Ngành công nghiệp nước ta có vai trò như thế nào trong đời sống, sản xuất?
- Nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
3. Bài mới:
a) GTB: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học
b) GV tổ chức cho hs tìm hiểu nd bài ở các nd còn lại của tiết 2.
3. Phân bố các ngành công nghiệp
* Hoạt động 1 (làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 3 trong trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ treo tường nơi phân bố của một số ngành công nghiệp
GV Kết luận:
- Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
- Phân bố các ngành:
+ Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh; a-pa-tít ở Lao Cai; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của nước ta;
+ Điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa - Vũng Tầu, ...; thủy điện ở Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,...
4. Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta
* Hoạt động 2 (làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
Bước 1: HS dựa vào SGK và hình 3, sắp xếp các ý ở cột A cột B sao cho đúng.
A- Ngành công nghiệp
B - Phân bố
1. Điện (nhiệt điện)
2. Điện (thủy điện)
3. Khai thác khoáng sản
4. Cơ khí, dệt may, thực phẩm
a) ở nơi có khoáng sản
b) ở gần nơi có than, dầu khí
c) ở Nơi có nhiều lao động, nguyên 
 liệu, người mua hàng
d) ở nơi có nhiều thác ghềnh
* Hoạt động 3 (làm việc theo cặp hoặc theo nhóm)
Bước 1: HS làm các bài tập của mục 4 trong S GK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta
Kết luận:- Các trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa - Vũng Tầu, Biên Hòa, Đồng Nai, Phủ Dầu Một.
- Điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta (như hình 4 trong SGK)
GVnói thêm:+ Thành phố HCM là trung tâm văn hóa, khoa học - kĩ thuật lớn bậc nhất của nước ta.Vị trí thuận lợi trong việc giao thông, là thành phố có số dân đông nhất cả nước, ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, đánh bắt và nuôi nhiều cá tôm... có nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài.
4. Củng cố, dặn dò
	- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài 14.
------------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 Duyet ngay
 Tuần 14
 Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2009
Lịch sử :14
thu - đông 1947, việt bắc “mồ chôn giặc pháp”
I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- ý nghĩa của chiến thắng ViệtBắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ các địa danh ở Việt Bắc).
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- Tư liệu về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- Phiếu học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy - học 
1. ổn định
2. Bài cũ:
- ? Tại sao phải tiến hành kháng chiến toàn quốc? Lời kêu gọi k.chiến toàn quốc của Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?
-Nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
3. Bài mới:
a) GTB: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học
b) GV tổ chức cho hs tìm hiểu nội dung bài:
* Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài: 
- GV nêu nhiệm vụ bài học:
* Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu tại sao địch âm mưu mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc.
- GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc?
+ Nêu diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947.
* Hoạt động 3 (làm việc cả lớp và theo nhóm)
- GV hướng dẫn HS hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
- GV sử dụng lược đồ để thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, sau đó hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, tóm tắt các ý dưới đây:
+ Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì?
+ Tại sao Căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của quân Pháp?
+ Lực lượng của địch khi bắt đầu tấn công lên Việt Bắc.
 + Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân địch rơi vào tình thế như thế nào.
+ Sau 75 ngày đêm đánh địch, ta đã thu được kết quả ra sao?
+ Chiến thắng này có tác động gì đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta?
HS trả lời các câu hỏi, cả lớp nhận xét bổ xung
GV giúp HS rút ra ghi nhớ
4. Củng cố, dặn dò
	- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài Tuần 15
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2009
Địa lí: 14
giao thông vận tải
I- Mục tiêu
Học xong bài này, HS
- Biết nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông. Loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách.
- Nêu được vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.
- Xác định được trên Bản đồ Giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông, các sân bay quốc tế và cảng biển lớn.
 - Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Giao thông Việt Nam.
- Một số tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông.
III- Các hoạt động dạy - học 
1. ổn định
2. Bài cũ:
- ? Hãy nêu các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta?
3. Bài mới:
a) GTB: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học
b) GV tổ chức cho hs tìm hiểu nội dung bài:
1. Các loại hình giao thông vận tải
* Hoạt động 1 (làm việc cá nhân hoặc theo cặp)
Bước 1: HS trả lời câu hỏi ở mục 1 trong SGK.
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận:
- Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không.
- Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hóa và hành khách.
- GV có thể cho HS kể tên các phương tiện giao thông thường được sử dụng:
. + Đường ô tô: phương tiện là các loại xe ô tô, xe máy,...
+ Đường sắt: tầu hỏa.
+ Đường sông: tầu thủy, ca nô, tầu cánh ngầm, thuyền, bè.
+ Đường biển: tầu biển.
+ Đường hàng không: máy bay
Vì ô tô có thể đi lại trên nhiều dạng địa hình, len lỏi vào các ngõ nhỏ, nhận và giao hàng ở nhiều địa điểm khác nhau..
- GV có thể hỏi: Vì sao loại hình vận tải đường ôtô có vai trò quan trọng nhất? (đối với HS giỏi).
- GV giải thích thêm: 
2. Phân bố một số loại hình giao thông
* Hoạt động 2 (làm việc cá nhân)
Bước 1: HS làm bài tập ở mục 2 trong SGK.(GV gợi ý)
Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển.
Kết luận:
- Nước ta có mạng lưới giao thông tỏa đi khắp đất nước.
- Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc - Nam vì lãnh thổ dài theo chiều Bắc - Nam.
- Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước.
- Các sân bay quố tế là: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh), Đà Nẵng.
- Những thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
- GV có thẻ hỏi thêm: Hiện nay nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ... à máy thuỷ điện Hoà Bình.
- Gv cho hs trao đổi cả lớp và trả lời:
?Nhiệm vụ của cách mạng Việt nam sau khi thống nhất đất nước là gì?
?Thuỷ điện Hoà Bình được xây dựng vào năm nào? ở đâu? Trong thời gian bao lâu? Ai là người cộng tác với chúng ta XD nhà máy này?
* Hoạt động2:Tinh thần lao động khẩn trương, dũng cảm trên công trường XD Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. 
 - GV cho HS thảo luận theo nhóm 4: Tả lại không khí lao động trên công trường XD Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
- GV gọi hs trình bày
 ? Hãy cho biết trên công trường XD Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình công nhân Việt Nam và các chuyên gia Liên Xô đã làm việc như thế nào?
- GV nhận xét kết quả làm việc của hs.
- GV YC hs quan sát H1:
? Em có nhận xét gì về hình 1. 
- GV cho HS trình bày và nhận xét chung.
* Hoạt động 3: Đóng góp lớn lao của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình vào sự nghiệp XD đất nước. 
- Gv cho hs trao đổi cả lớp và trả lời:
? Việc làm hồ, đắp đập, ngăn nước sông Đà để XD Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình tác động thế nào tới việc chống lũ lụt hằng năm của nhân dân ta?
? Điện của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã đóng góp vào sản xuất và đời sống của nhân dân như thế nào?
- GV giảng thêm cho hs về nhà máy......
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày tháng năm
Đia lí : 32 
Các đại dương trên thế giới
I Mục tiêu.
 	Học xong bài này HS:
- Nhớ tên và tìm được bốn đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới.
-Mô tả được vị trí địa lí, độ sâu trung bình, diện tích của các đại dương dựa vào bản đồ và bảng số liệu.
II-Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Thế giới.
III-Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ:
- Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Mĩ?
- Nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
2. Bài mới:
a) GTB: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học
b) GV tổ chức cho hs tìm hiểu nội dung bài:
* Hoạt động 1 Vị trí của các đại dương
-GV cho: HS Quan sát hình 1 và hoàn thành bảng thống kê về vị trí địa lí và giới hạn.
- GV cho một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* Hoạt động 2 Một số đặc điểm của đại dương.
- GV cho : HS trong nhóm đọc bảng số liệu SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu diện tích, độ sâu trung bình, độ sâu lớn nhất của từng đại dương.
+Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.
+Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào?
- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài tiết 33
-----------------------------------------------------------------------------------------------
 Duyệt ngày
Tuần 33
Thứ ba ngày tháng năm
Lịch sử: 33
Ôn tập: lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XI X đến nay
I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
- ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
II- Đồ dùng dạy học
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập).
- Tranh, ảnh, tư liệu liên quan tới kiến thức các bài.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học 
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xây dựng năm nào? ở đâu? Trong thời gian bao lâu?
- Nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
3. Bài mới:
a) GTB: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học
b) GV tổ chức cho hs tìm hiểu nội dung bài:
* Hoạt động 1 (Làm việc cả lớp)
- GV dùng bảng phụ và gọi HS trình bày. 
- GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng.
* Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm)
- Chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung.
+ Nội dung chính của thời kỳ;
+ Các niên đại quan trọng;
+ Các sự kiện lịch sử chính;
+ Các nhân vật tiêu biểu;
(GV có thể sử dụng kết quả các bài ôn tập 11, 18, 29).
Sau đó tổ chức học chung cả lớp:
- Các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp. Các nhóm khác và cá nhân nêu ý kiến, thảo luận. GV bổ sung.
* Hoạt động 3 ( Làm việc cả lớp)
+GV nêu ngắn gọn: từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- Gv nhận xét tiết học, 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày tháng năm
Đia lí : 33 
Ôn tập cuối năm
I- Mục tiêu
Học xong bài này, HS:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
- Nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên.
- Chỉ được trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam.
II- Đồ dùng dạy học: Bản đồ Thế giới, Quả Địa cầu.
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. ổn định
2. Bài cũ:
- Kể tên các đại dương trên thế giới? Đại dương nào có độ sâu lớn nhất?
- Nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
3. Bài mới:
a) GTB: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học
b) GV tổ chức cho hs tìm hiểu nội dung bài:
* Hoạt động 1 (Làm việc cá nhân hoặc cả lớp)
Bước 1:
- GV gọi một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới hoặc quả Địa cầu.
- GV tổ chức cho HS chơi trò: “Đối đáp nhanh” (tương tự như ở bài 7) để giúp các em nhớ tên một số quốc gia đã học và biết chúng thuộc châu lục nào. ở trò chơi này mỗi nhóm gồm 8 HS.
Bước 2: GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
* Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm)
Bước 1: HS các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng ở câu 2b trong SGK. (nếu có điều kiện, GV có thể in bảng ở câu 2b vào giấy A3 và phát cho từng nhóm).
Bước 2:
- GV kẻ sẵn bảng thống kê (như ở câu 2b trong SGK) lên bảng và giúp HS điền đúng các kiến thức vào bảng.
Lưu ý: ở câu 2b, có thể mỗi nhóm điền đặc điểm của cả 6 châu lục, nhưng cũng có thể chỉ điền 1 hoặc 2 châu lục để đảm bảo thời gian.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài Tiết 34.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Duyệt ngày
Lịch sử
Ôn tập học kì 2
I. Mục tiêu
	1. Củng cố, hệ thống cho hs những kiến thức LS cơ bản trong các giai đoạn: 1945- 1954; 1954- nay.
	2. Giúp cho hs có những hiểu biết sâu hơn về LS nước nhà trong từng giai đoạn thông qua việc ôn lại một số sự kiện tiêu biểu.
II. Đồ dùng dạy học
	1. Bảng phụ, tranh ảnh
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
	1. ổn định
	2. Bài cũ:
	- ? Nêu ý nghĩa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?
	- Nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
	3. Bài mới:
	a) GTB: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học
	b) GV tổ chức cho hs tìm hiểu nội dung bài:
* HĐ1: HS hoạt động nhóm 2
- HS nêu những bài học Lịch Sử từ tuần 19- 33
- GV YC đại diện 3 nhóm lên bảng ghi tên những bài học đó.( N1: 19- 21; N2: 22-25; N3: 26- 33)
- 2 hs nêu lại toàn bộ tên các bài học đó.
* HĐ2: hs hoạt động theo nhóm.
N1: Nêu diễn biến, ý nghĩa chiến thắng Điện Biên Phủ?
N2: ?Nêu những nét chính về phong trào đồng khởi ở Bến Tre?
N3: ? Vì sao gọi chiến thắng 12 ngày đêm ở HN và một số TP khác là chiến thắng ĐBP trên không? Cho vài dẫn chứng minh hoạ?
- Đại diện các nhóm trình bày ND thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* HĐ3:
- HS cùng trao đổi về thời gian, những ND chính của hiệp định Pa- ri?
Những mốc thời gian quan trọng trong việc XD nhà máy thuỷ điện Hoà Bình? ý nghĩa của công trình nhà máy thuỷ điện đó với công cuộc XD đất nước?
* HĐ4: GV chốt lại những ND cơ bản cần chớ:
- Nhân dân VN đã kiên cường bất khuất chống kẻ thù; từng bước đập tan âm mưu xâm lược của chúng.
- Với lòng dũng cảm , ý chí kiên cường chúng ta đã buộc kẻ thù phảI thừa nhận sự thất bại của chúng trên chiến trường VN.
- Nước nhà đã độc lập, non sông đã thu về một mối( 30-4-1975)
	4. Củng cố, dặn dò
	- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài. Nhắc hs ghi nhớ các sự kiện q.trọng trong các giai đoạn LS.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối năm
--------------------------------------------------------------------------------------
Địa lí( 34)
Ôn tập học kì 2
I. Mục tiêu
	1. Củng cố những kiến thức địa lí đã học trong học kì 2: đặc điểm về vị trí địa lí của các châu lục, đặc điểm tự nhiên, dân cư....
	2. HS biết kể tên những nước và thủ đô của những nước tiêu biểu đại diện cho từng châu lục.
II. Đồ dùng dạy học
	1. Bảng phụ
	2. Hệ thống câu hỏi
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
	1. ổn định
	2. Bài cũ:
	- ? Kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới?
	- Nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
	3. Bài mới:
	a) GTB: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học
	b) GV tổ chức cho hs tìm hiểu nội dung bài:
* HĐ1: HS làm việc cá nhân.
- HS tự tìm hiểu qua những bài học đã học để trả lời các câu hỏi:
? Trình bày về diện tích, dân số của các châu lục?
? Châu lục nào có diện tích lớn nhất, Châu lục nào có diện tích nhỏ nhất?
? Châu lục nào có dân số nhiều nhất, ? Châu lục nào có dân số ít nhất? 
* HĐ2: HS thảo luận nhóm 4 để nêu những nét chính về đặc điểm tự nhiên mỗi châu lục:
N1: châu á- châu Âu; N2: Châu Mĩ- châu Phi; N3: Châu Đ Dương- châu NC.
- Hết thời gian thảo luận các nhóm báo cáo kq , các nhóm nhận xét và bổ sung, GV chốt lại những ý đúng cơ bản.
* HĐ3 : HS thảo luận nhóm 2 để nêu những nét cơ bản về đặc điểm kinh tế mỗi châu lục.
Dãy 1: châu Đ Dương- châu Nam Cực; Dãy 2: Châu á- châu Âu; Dãy 3: Châu Mĩ- Châu Phi.
- Hết thời gian làm việc hs các dãy nối tiếp nhau trình bày kq. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV chốt lại.
* HĐ4 : HS làm việc cá nhân
? Kể tên một số nước , thủ đô của những nước tiêu biểu đại diện cho các châu lục mà em dã được học.
- HS trình bày dưới hình thức nối tiếp lần lượt theo các châu lục đã học. Các hs khác nhận xét và bổ sung...
* GV chốt lại những nội dung cơ bản của tiết học.
	4. Củng cố, dặn dò
	- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài Kiểm tra cuối kì 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docSU + DIA (TUAN 13).doc