Giáo án môn Tập đọc 5 - Phong cảnh đền hùng

Giáo án môn Tập đọc 5 - Phong cảnh đền hùng

I - Mục tiêu : Học xong bài này, học sinh biết :

- Hiểu được ý chính của bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đọc lưu loát, đọc đúng các từ ngữ khó phát âm.

- Đọc lưu loát,diễn cảm toàn bài: giọng đọc trang trọng, tha thiết.

- Lòng yêu quê hương, đất nước, thái độ yêu thích môn học.

II – Phương pháp dạy học:

- Đàm thoại gợi mở, giảng giải.

- Hỏi đáp

- Thảo luận nhóm, tổ.

- Trực quan.

III - Đồ dùng :

- Tranh minh họa đền Hùng

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc 5 - Phong cảnh đền hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: Tiểu học Ngô Quyền 	Họ và tên GSh: Nguyễn Chánh Tính 
Lớp: 5.3	Mã số: 1070470	
Môn: Tập đọc	Họ và tên GVHD: Phạm Ánh Ngọc
Tiết thứ:1
Ngày 28 tháng 2 năm 2011
Tên bài dạy: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I - Mục tiêu : Học xong bài này, học sinh biết :
Hiểu được ý chính của bài: Ca ngợi vẻ tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đọc lưu loát, đọc đúng các từ ngữ khó phát âm.
Đọc lưu loát,diễn cảm toàn bài: giọng đọc trang trọng, tha thiết.
Lòng yêu quê hương, đất nước, thái độ yêu thích môn học.
II – Phương pháp dạy học:
Đàm thoại gợi mở, giảng giải.
Hỏi đáp
Thảo luận nhóm, tổ..
Trực quan.
III - Đồ dùng :
Tranh minh họa đền Hùng
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
IV - Hoạt động dạy học chủ yếu :
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
30’
1- Bài cũ :
Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS đọc và trả lời 4 câu hỏi trong SGk:
- GV nxét, cho điểm từng học sinh.
2 – Bài mới :
a - Giới thiệu bài :
=> Yêu cầu học sinh mở SGK trang 67, quan sát tranh, đọc tên chủ điểm và nói suy nghĩ của em về chủ điểm.
- Cho HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu: qua các bài truyện kể lịch sử, truyện kể về danh nhân đất Việt các em đã thấy được đất nước Việt Nam ta có bề dày lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mỗi bài học, mỗi câu chuyện đưa chúng ta về cội nguồn của dân tộc. Bài tập đọc Phong cảnh đền Hùng sê đưa chúng ta lên thăm vùng đất tổ.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
b – Tìm hiểu bài :
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc
+Mục tiêu:Rèn đọc đúng, mạch lạc
+Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc bài .
- GV giới thiệu về đền Hùng( ảnh SGK)
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài( đọc 2 lượt).GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt giọng và các từ dễ lẫn( chót vót, dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Ngã Ba Hạc)
- Yêu cầu HS đọc chú thích.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 hoặc 2 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài
+Mục tiêu: giúp HS nắm được nội dung bài học
+Cách tiến hành: 
GV yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi: 
Câu 1 : Bài văn viết về cảnh vật gì? ở nơi nào?
Câu 2 : Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng ? (câu 1 SGK)
( GV bổ sung: Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân phong cho con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, Phú Thọ ngày nay. Hùng Vương truyền được 18 đời, vị trì 2621 năm )
Câu 3: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?(câu 2 SGK)
- GV bổ sung: Những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
Câu 4: Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.
à Mỗi ngọn núi, mỗi con song mái đền đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Câu 5: - GV gọi HS đọc câu ca dao:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
Em hiểu câu ca dao như thế nào?
à Dựa vào nội dung tìm hiểu được, em hày nêu nội dung chính của bài?( thảo luận theo nhóm đôi)
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
+Mục tiêu:Rèn HS đọc diễn cảm bài văn.
+Cách tiến hành: ( Làm việc cả lớp )
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2
- Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn văn
- Đọc mẫu đoạn văn
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét cho điểm từng HS.
- 2 HS đọc bài nối tiếp nhau
- HS trả lời câu hỏi.
- HS nhắc lại tên bài
- Gọi HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 3 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc từng đoạn.
- Gọi HS đọc thành tiếng.
- HS theo dõi giáo viên đọc mẫu.
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu, Phú Thọ, cách nay vài nghìn năm.
- Có những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm nhiều mãu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa,đỉnh Ba Vì, dãy Tam Đảo, ngã Ba Hạc, cây đại, gốc thông già, giếng Ngọc..
- HS trả lời: Sơn Tinh, Thủy Tinh ; Thánh Gióng ; An Dương Vương ; Sự tích trăm trứng ; Sự tích bánh chưng, bánh giầy.
- Ca ngợi truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam: thủy chung- luôn nhớ về cội nguồn
- Nhắc nhở, khuyên răn mọi người dù đi bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đông thời bài tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Theo dõi GV đọc
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
- 3 đến 5 HS đọc diễn cảm đoạn văn trên. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS lắng nghe.
3 - Củng cố - Dặn dò : (5’)
- Yêu cầu HS nhắc lại ý chính của bài, GV yêu cầu HS về nhà học ý chính của bài và soạn bài “Cửa sông” .
- GV kết luận.
- Nhận xét tiết học .
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Ngày duyệt:.. 	Ngày soạn:
Chữ ký:.. 	Người soạn :
	(ký tên)

Tài liệu đính kèm:

  • docphong canh den hung.doc