GIÁO ÁN
Môn : Tập đọc
Bài dạy: Đất Nước
Người dạy: Trần Thị Mỹ Nữ.
Ngày dạy:
I.Mục tiêu:
1.Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng có âm vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc trôi chảy, lưu lót toàn bài ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ.
- biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước.
2.Đọc hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa của bài thơ: thể hiện niềm vui, niềm tự hào, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyễn thống dân tộc.
3.Học thuộc lòng bài thơ:
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa (phóng to)
GIÁO ÁN Môn : Tập đọc Bài dạy: Đất Nước Người dạy: Trần Thị Mỹ Nữ. Ngày dạy: I.Mục tiêu: 1.Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng có âm vần và thanh điệu dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Đọc trôi chảy, lưu lót toàn bài ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. - biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước. 2.Đọc hiểu: - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu ý nghĩa của bài thơ: thể hiện niềm vui, niềm tự hào, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyễn thống dân tộc. 3.Học thuộc lòng bài thơ: II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa (phóng to) III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: Hát vui - Tập thể lớp hát vui. 2.Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên hỏi: Tiết tập đọc trước các em đã được học bài gì? - Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng yêu cầu hai học sinh đọc nối tiếp bài “Tranh làng Hồ” và trả lời câu hỏi. - Giáo viên nhận xét và cho điểm. - Nhận xét chung phần kiểm tra bài cũ. - Tranh làng Hồ - Hai học sinh lên bảng và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Lắng nghe. - Lắng nghe. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài mới: - Giáo viên treo tranh lên bảng và hỏi bức tranh về ảnh gì? Đất nước là một bài thơ hay nổi tiếng của Nguyễn Đình Thi và để thấy được vẻ đẹp hùng vĩ dạt dào sức sống và truyền thống anh hùng bất khuất của đất nước chúng ta, giờ học hôm nay chúng ta cùng đọc và tìm hiểu một đoạn của bài thơ “ Đất nước”. - Giáo viên ghi tựa bài lên bảng và yêu cầu học sinh nhắc lại. b.Luyện đọc: b1. Luyện đọc đúng: - Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm trong sách giáo khoa. - Giáo viên nhận xét cách đọc cảu học sinh. + Đọc từng đoạn: - Giáo viên hỏi: Em nào cho cô biết bài thơ được chia làm mấy đoạn. - Giáo viên gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét và kết luận. - Giáo viên gọi bốn học sinh đọc bài nối tiếp theo đoạn văn. - Giáo viên sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh, nhắc nhở học sinh ngắt giọng đúng nhịp thơ. - Yêu cầu học sinh tìm từ khó trong bài. - Giáo viên ghi lên bảng những từ ngữ khó và hướng dẫn học sinh đọc. - Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp bài lần hai. - Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc trước lớp các từ ngữ được chú giải trong sách giáo khoa, cả lớp theo giỏi trong sách giáo khoa. - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những từ trong bài mà các em chưa hiểu nghĩa. - Gọi bốn học sinh đọc nối tiếp bài lần ba. - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài: Giọng đọc phù hợp với cảm xúc được thể hiện ở từng đoạn trong bài. Đoạn một đọc với giọng tha thiết, bâng khuâng, đoạn hai, ba nhịp nhàng hơn, giọng vui khỏe khoắn, tràn đầy tự hào, đoạn bốn giọng rậm rãi, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính. c.Tìm hiểu bài: - Gọi một học sinh đọc lại toàn bộ bài thơ. - Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn một và hỏi: Hai khổ thơ đầu tác giả nhớ tới cảnh mùa thu ở đâu? Cảnh mùa thu ấy được nói đến vào thời điểm nào? - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên nói thêm đây là những câu thơ nói về mùa thu Hà Nội năm xưa, khi giặc Pháp trở lại đánh chiếm phố phường Hà Nội. Những người con của Thủ đô, từ biệt phố phường lên chiến khu đi kháng chiến. Người ra đi chiến đấu vì nghĩa lớn, nén cảm xúc trong lòng, tuy đầu không ngoảnh lại mà vẫn nhiểu lưu luyến bâng khuâng. - Yêu cầu đọc thêm đoạn hai và trao đổi theo nhóm để trả lời câu hỏi: Cảnh đất nước trong mùa thu được tả trong khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào? - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên nói thêm: Khổ thơ như một tiếng reo của người chiến sĩ đang cầm súng chiến đấu bảo vệ đất nước. Đất nước như vui và đẹp hơn vì chúng ta đang đứng hiên ngang, trong tư thế của người chiến thắng, niềm vui dạt dào dâng lên trong tâm hồn “tôi đứng nghe núi giữa đồi”. Núi đồi được nhà thơ nói đến là núi đồi giữa chiến khu Việt Bắc những năm đầu kháng chiến chống Pháp (1940-1954). - Giáo viên hỏi: Trong đoạn hai tác giả sử dụng biện pháp gì để tả thiên nhiên đất nước trong mùa thu thắng lợi của cuộc kháng chiến? - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét tuyên dương. Yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ thứ ba và hỏi: Những từ ngữ hình ảnh nào ở khổ thơ đã nói lên lòng tự hào khi đất nước được tự do. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét - Giáo viên nói thêm: Các từ đây của chúng ta được lập lại được tác giả nhấn mạnh niềm tự hào hạnh phúc về đất nước giờ đây đã tự do, đã thuộc về chúng ta. - Giáo viên chúng ta không chỉ tự hào đất nước tự do mà còn tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc đã có từ lâu đời. Các em hãy đọc thầm khổ thơ cuối cùng và tìm những từ ngữ, hình ảnh trong khổ nói lên điều gì? - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét và tuyên dương. d.Luyện đọc diễn cảm: - Gọi bốn học sinh đọc nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi tìm giọng đọc hay. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm một đoạn của bài. Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biết nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm ngát Những ngã đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. - Giáo viên yêu cầu học sinh thi đọc diễn cảm theo nhóm hai khổ thơ trên. - Giáo viên gọi đại diện từng nhóm lên thi đọc diễn cảm hai khổ thơ trước lớp. - Giáo viên cho học sinh tự học bài trong vòng 3-5 phút và yêu cầu thi đọc diễn cảm thuộc lòng giữa các nhóm. - Bức tranh vẽ cảnh đất nước. - Học sinh nhắc lại. - Một học sinh đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm trong sách giáo khoa. - Lắng nghe. - Bài thơ có thể chia làm bốn đoạn. + Đoạn 1: Từ đầu nắng rơi đầy. + Đoạn 2: Tiếp nói cười thiết tha. + Đoạn 3: Tiếp . Sông đỏ nặng phù sa. + Đoạn 4: Phần còn lại. - Nhận xét. - Lắng nghe. - Bốn học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn theo trình tự. Hs1: Đọc đoạn 1. Hs2: Đọc đoạn 2. Hs3: Đọc đoạn 3. Hs4: Đọc đoạn 4. - Lắng nghe. - Học sinh tìm. - Học sinh đọc. - Bốn học sinh nối tiếp lần hai. - Một học sinh đọc, cả lớp theo dõi. - Học sinh nêu. - Bốn học sinh nối tiếp đọc từng đoạn của bài. - Học sinh theo dõi giọng đọc cảu giáo viên. - Một học sinh đọc. - Học sinh đọc thầm đoạn một và trả lời: Hai khổ thơ đầu tác giả nhớ đến cảnh mùa thu Hà Nội, cảnh mùa thu năm xưa, những ngày thu đã xa. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Đất nước trong mùa thu mới rất đẹp, một vẽ đẹp đầy sự sống mãnh liệt. Các từ ngữ như “phấp phới”, “áo mới” trong biếc ,”thiết tha” gợi tả vẽ đẹp tráng lệ, đầy sức sống và niềm vui của đất nước trong mùa thu mới. - Học sinh nhận xét. - Lắng nghe. - Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa làm cho trời cũn thay áo, cũng nói cười như con người. - Học sinh nhận xét. - Lòng tự hào về đất nước tự do được thể hiện qua những từ ngữ: Trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng ta. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Lòng tự hào về truyền thống bất khuất cùa dân tộc được thể hiện qua từ ngữ sau: Nước của những người chưa bao giờ khuất hình ảnh Đêm đêm rì rào trong tiếng đất. Những ngày sau vọng nói về. - Học sinh nhận xét. - Bốn học sinh đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Học sinh nhận xét. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh luyện đọc hai khổ thơ theo nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm hai khổ thơ. - Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 4.Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên hỏi: Nội dung của bài tập đọc đất nước nói lên điểu gì? - Giáo viên nhận xét và dán bảng phụ ghi sẳn nội dung của bài lên bảng. - Yêu cầu học sinh ghi vào vở. - Giáo viên nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà tiếp tục luyện đọc bài tập đọc và đọc trước bài tập đọc tiếp theo. - Thể hiện niềm vui, niềm tự hào vì đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc. - Học sinh quan sát. - Học sinh ghi vào vở. - Học sinh lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: