I/ MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức : Giúp HS hiểu được nghĩa các từ ở phần chú giải cuối bài. Hiểu nội dung bài thơ. Chú ý các từ ngữ : xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng, .
2/ Kĩ năng : Biết nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ và sau mỗi dòng thơ. Học thuộc lòng bài thơ.
3/ Thái độ : Yêu quý công việc của những người xây dựng cầu.
II/ ĐDDH :
_ Tranh minh hoạ trong SGK.
_ Bảng phụ ghi đoạn thơ cần hướng dẫn HTL.
III/ LÊN LỚP :
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHƯƠNG DƯƠNG KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tuần : 22 MÔN : TẬP ĐỌC Tiết : 65 BÀI : CÁI CẦU Ngày thực hiện : I/ MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức : Giúp HS hiểu được nghĩa các từ ở phần chú giải cuối bài. Hiểu nội dung bài thơ. Chú ý các từ ngữ : xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng,.. 2/ Kĩ năng : Biết nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ và sau mỗi dòng thơ. Học thuộc lòng bài thơ. 3/ Thái độ : Yêu quý công việc của những người xây dựng cầu. II/ ĐDDH : _ Tranh minh hoạ trong SGK. _ Bảng phụ ghi đoạn thơ cần hướng dẫn HTL. III/ LÊN LỚP : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ** Khởi động : Hát ( 1’ ) ** Bài cũ : ( 5’ ) _ GV gọi HS đọc lại bài “ Nhà bác học và bà cụ ” và trả lời câu hỏi. _ Nhận xét , đánh giá. ** Bài mới : 1/ Hoạt động 1: Giới thiệu ( 2’ ) – ( PP quan sát, hỏi đáp) _ GV giới thiệu bài – Ghi bảng. 2/ Hoạt động 2 : Luyện đọc ( 10’ ) – ( PP truyền thụ, thực hành ) a/ GV đọc diễn cảm bài thơ. + Giọng tình cảm, nhẹ nhàng, tha thiết. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với chiếc cầu của cha. b/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: _ Đọc từng câu: + GV phát hiện và sửa sai cho HS _ Đọc từng khổ thơ trước lớp: + GV nhắc nhở các em nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ. Các câu đọc liền hơi. _ Giải nghĩa từ trong SGK. _ Đọc từng khổ thơ trong nhóm. _ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm. _ GV theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. _ Nhận xét, đánh giá. 3/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (10’ )_( PP thực hành, hỏi đáp, diễn giải ) _ Cho HS đọc lần lượt từng khổ thơ và trả lời từng câu hỏi sau : + Người cha trong bài làm nghề gì? _ GV : Có thể là kĩ sư hoặc là công nhân. + Cha gởi cho bạn nhỏ chiếc ảnh cái cầu nào? Bắc qua sông nào ? _ Cho đọc thầm khổ thơ 2,3,4 , trả lời : + Từ chiếc cầu cha làm, bạn nhỏ nghĩ đến những gì? + Bạn nhỏ yêu nhất chiếc cầu nào, vì sao? _ Cho HS đọc lại cả bài thơ. + Tìm câu thơ em thích và giải thích vì sao? + Bài thơ nói lên điều gì ? 4/ Hoạt động 4 : Luyện đọc lại ( 10’ ) ( PP thực hành ) _ GV đọc diễn cảm bài thơ. _ Hướng dẫn HTL tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ. _ GV tổng kết, nhận xét – Đánh giá. ** Củng cố – Dặn dò : ( 3’ ) _Yêu cầu HS về nhà HTL bài thơ. _ Nhận xét tiết học. _ Chuẩn bị : “ Chiếc máy bơm ” _ Cả lớp thực hiện. _ 2,3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi. _ HS khác nhận xét. _ HS chú ý lắng nghe và quan sát tranh minh họa. _ HS chú ý lắng nghe. _ HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ hết bài ( Đọc vài lượt). _ HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ trong bài. _ HS đọc chú giải SGK: chum, ngòi, sông Mã. _ Đọc theo nhóm. _ HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong nhóm. _ Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ giọng nhẹ nhàng. _ HS đọc thầm, trả lời : + Làm nghề xây dựng cầu. + Cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã. _ HS đọc thầm, suy nghĩ : + Con ong bắc cầu bằng gió, con kiến bắc cầu bằng lá tre, con nhẹn bắc cầu bằng tơ nhỏ. + Chiếc cầu trong tấm ảnh, vì đó là chiếc cầu do cha và các công nhân làm ra. _ Cả lớp đọc lại bài thơ . + HS phát biểu tự do + Bạn yêu cha, tự hào về cha. Vì vậy, bạn yêu nhất cái cầu do cha mình làm ra. _ 1 HS đọc lại. _ HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ, bài thơ. _ Cả lớp nhận xét và bình chọn cá nhân đọc thuộc và đúng. _ HS chú ý lắng nghe. ** Các ghi nhận, lưu ý sau tiết dạy : BGH duyệt
Tài liệu đính kèm: