Giáo án môn Tập đọc lớp 4 - Bài: Vẽ về cuộc sống an toàn

Giáo án môn Tập đọc lớp 4 - Bài: Vẽ về cuộc sống an toàn

GIÁO ÁN

MÔN TẬP ĐỌC - LỚP 4

BÀI: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN

I/ Mục tiêu:

 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: UNICEF, thẩm mỹ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội hoạ.

+ Hiểu được nội dung bài: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.

 - Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn lộn: UNICEF, thẩm mỹ, Đák Lắk, rõ ràng, sâu sắc.

+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm.

+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, tốc độ nhanh.

 - HS nhận thức đúng đắn, có ý thức về an toàn giao thông.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc lớp 4 - Bài: Vẽ về cuộc sống an toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
MÔN TẬP ĐỌC - LỚP 4
BÀI: VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I/ Mục tiêu: 
 - Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: UNICEF, thẩm mỹ, nhận thức, khích lệ, ý tưởng, ngôn ngữ hội hoạ.
+ Hiểu được nội dung bài: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
 - Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn lộn: UNICEF, thẩm mỹ, Đák Lắk, rõ ràng, sâu sắc.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm.
+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, tốc độ nhanh.
 - HS nhận thức đúng đắn, có ý thức về an toàn giao thông.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc, một số thẻ từ.
III/ Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định lớp:
2. KTBC:
Gọi HS1 đọc thuộc lòng 1 đoạn mà em thích và nêu nội dung bài.
GV nhận xét-Ghi điểm.
GV nhận xét chung phần KTBC
3. Bài mới:
GV đính tranh lên bảng hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
 GV vừa chỉ tranh vừa nói:
a. GTB: Đây là bản tin vẽ về cuộc sống an toàn được đăng trên báo Đại đoàn kết. Bản tin này thông báo về tình hình thiếu nhi tham dự cuộc thi vẽ tranh tuyên truyền theo chủ đề Em muốn sống an toàn.Vậy thế nào là bản tin, có nội dung tóm tắt như thế nào ? cách đọc bản tin ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
b.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Luyện đọc
 GV Cho HS mở SGK :
 Đây là bài tập đọc dưới dạng bản tin, 6 dòng mở đầu là tóm tắt nội dung đáng chú ý, chứa đựng các thông tin quan trọng của bản tin.Vì thế, khi đọc bài, các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc bản tin.
Toàn bài các em đọc với giọng thông báo tin vui,rõ ràng,rành mạch,to,tốc độ hơi nhanh, nhấn giọng ở những từ ngữ: nâng cao, hưởng ứng ,đông đảo,50000, 4 tháng,phong phú,giải đặc biệt,giải nhất,giải ba,tươi tắn,rõ ràng,hồn nhiên,sâu sắc,trong sáng,sáng tạo đến bất ngờ.
Gọi 1 HS đọc bài.
- GV gọi 5 HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- GV lần lượt đính các từ: UNICEF lên bảng 
- GV đính từ: Đăk Lăk.
- GV đính từ: Rõ ràng,sâu sắc
- Qua bài các em vừa đọc có một số từ khó hãy chú ý nghe cô hướng dẫn. 
- GV HD HS đọc từ khó vừa đính
* Để các em đọc đúng, chính xác cô mời 5 em đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- GV đính câu dài, đọc mẫu và hdẫn HS cách ngắt giọng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Mời 1 HS đọc phần chú giải.
- GV nhắc lại nghĩa các từ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Để biết được chủ đề cuộc thi vẽ là gì, thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi ra sao? Cô mời các em đọc thầm từ UNICEF. đến Kiên Giang.
+ Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì?
 - GV ghi bảng: Em muốn sống an toàn.
+ Cuộc thi vẽ tranh về chủ điểm Em muốn sống an toàn nhằm mục đích gì?
 - GV ghi bảng: Phòng tránh tai nạn.
 + Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? 
 - GV ghi bảng: Thiếu nhi cả nước tham gia.
- Giảng bài: Trẻ em là đối tượng dễ bị tai nạn nhất. Quỹ bảo trợ Nhi đồng Liên hợp quốc đã phối hợp cùng báo Thiếu niên tiền phong đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh Em muốn được sống an toàn nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em. Thật đáng mừng là thiếu nhi cả nước đã hưởng ứng rất nhiệt tình, số lượng bạn tham gia lên tới 50 000. Con số đó cho thấy các em đã tự có ý thức rất cao để phòng tránh tai nạn.
- Để biết được số lượng cuộc thi ra sao và kết quả như thế nào? Cô mời các em đọc thầm phần còn lại, thảo luận theo cặp và cho biết:
+ Điều gì cho thấy các em nhận thức đúng về chủ đề cuộc thi?
- GV ghi bảng: Nhận thức về an toàn.
*Liên hệ giáo dục: GV đính 4 tranh lên bảng và hỏi: Hãy quan sát các bức tranh trên bảng và cho biết nội dung của từng bức tranh?
- Điều gì sẽ xảy ra đối với những hành vi trên?
- Em nào cho cô biết đó là những việc nên làm hay không nên làm?
- Hãy nêu những việc nên làm?
- Nhận xét tuyên dương.
Để đảm bảo an toàn trong cuộc sống ngoài an toàn giao thông thì còn an toàn gì?
- GVchốt ý: An toàn về thực phẩm, an toàn về thiên tai, an toàn về điện mà các em cần chú ý.
 - Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em?
+ Em hiểu “ thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ” nghĩa là gì?
Các em nhìn vào SGK, cho biết những dòng in đậm ở đầu bản tin có tác dụng gì?
* Qua bản tin này các em biết nhờ đâu mà cuộc thi vẽ thành công đến như vậy?
+ Đó cũng chính là nội dung của bài .
- GV đính nội dung lên bảng.
* Liên hệ giáo dục:
+ Từ trước đến nay lớp ta có bạn nào tham gia thi vẽ chưa?
+ Nếu được tham dự vẽ tự do em sẽ vẽ tranh gì? Vì sao?
GV: Tất cả các tranh vẽ về an toàn đều nói đến ước mơ, khát vọng của thiếu nhi về 1 cuộc sống an toàn, không có tai nạn, bị thương hoặc chết chóc xảy ra.Đó là một ước mơ chính đáng không chỉ của riêng thiếu nhi mà còn của cả mọi người
 Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Để giúp các em nắm sâu nội dung của bài và đọc tốt cô mời 5 em đọc tiếp sức đoạn. Cả lớp chú ý theo dõi.
Trong bài các em thích đoạn nào nhất?
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn luyện đọc diễn cảm:
Phát động từ tháng 4 năm 2001 nhằm nâng cao ý thức .. Kiên Giang.
+ GV đọc mẫu đoạn văn và hướng dẫn cách đọc.
+ Mời 1 HS đọc đoạn văn. 
+ Mời 3 HS lần lược thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
- GV nhận xét, khen ngợi HS, ghi điểm 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài trước lớp.
- GV Nhận xét, ghi điểm .
3. Củng cố,dặn dò:
 - Chúng ta vừa học xong bài tập đọc gì?
 -Bài học hôm nay giúp em hiểu được điều gì?
 - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
 - GV nêu luật chơi và cách chơi.
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học bài và soạn bài TT.
1 HS hđọc bài và nêu nội dung
Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người mẹ miền núi cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
HS nhận xét.
-Bức tranh chụp lại những bức ảnh mà các bạn HS vẽ về An toàn giao thông.
 - HS đọc
 - HS1: 6 dòng đầu
 - HS2: UNICEF Việt Nam . sống an toàn.
- HS3: Được phát động . Kiên Giang.
- HS4: Chỉ cần điểm qua . giải ba.
- HS5: Phần còn lại của bài.
- HS đọc từ
- 5 HS đọc
- HS đọc lại câu văn theo HDẫn
- HS đọc thành tiếng
- Đại diện cặp đọc
- Lớp nhận xét
 - HS đọc thầm,suy nghĩ.
- Chủ đề của cuộc thi vẽ là Em muốn sống an toàn.
 - Cuộc thi vẽ tranh Em muốn sống an toàn nhằm nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em.
- Chỉ trong vòng 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về Ban tổ chức.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm trao đổi thảo luận tìm câu trả lời:
+ Chỉ cần điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú: Đội mũ bảo hiểm là tốt nhất, gia đình em được bảo vệ an toàn, trẻ em không nên đi xe đạp ra đường, chở ba người là không được, 
- HS trả lời
- Tranh 1: 3 bạn ngồi trên 1 chiếc xe đạp.
- Tranh 2: Xe máy chở nhiều người.
- Tranh 3: Các bạn nhỏ chơi trên đường sét.
Tranh 4: Các bạn nhỏ ném đá lên tàu.
- Nguy hiểm đến tính mạng, vi phạm luật giao thông.
- Không nên làm
- Ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, không chở quá 2 người,không chơi ở những nơi sát đường rầy, không ném đất, đá, không để các vật cản khi tàu xe đang chạy...
- An toàn về thực phẩm, an toàn về thiên tai, an toàn về điện....
+ 60 bức tranh được chọn treo ở triển lãm, trong đó 46 bức được đạt giải. Phòng tranh trưng bày là phòng tranh đẹp: màu sắc tươi tắn, bố cục rõ ràng, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc. Các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ.
+ Thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ là thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, màu sắc, hình khối trong tranh.
+ Những dòng in đậm ở đầu bản tin tóm tắt cho người đọc nắm được những thông tin và số liệu nhanh.
+ HS nêu lại các ý chính GV vừa ghi.
- Cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng và nhận thức đúng về an toàn giao thông đồng thời các em biết thể hiện nhận thức của mình qua ngôn ngữ hội hoạ.
- 2HS nhắc lại nội dung bài.
- HS trả lời
- HS trả lời
- 5 HS đọc bài
- HS trả lời
- 1 HS đọc đoạn.
- 3 HS đọc đoạn.
- HS nhận xét cách đọc.
- HS nhận xét cách đọc.
- Vẽ về cuộc sống an toàn
- HS nêu nội dung bài

Tài liệu đính kèm:

  • docG. AN THI TAP DOC 4 2007-2008.doc