I. MỤC TIÊU:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
- Hs yêu quý, trân trọng người lao động, có ý thức lao động tốt.
II. CHUẨN BỊ:
- Gv : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Hs : Xem trước bài.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tập đọc Lớp: Năm1, Năm2 Tiết: 17 Bài dạy: Cái gì quý nhất? Ngày dạy: 12/10/2009 I. MỤC TIÊU: - Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật. - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) - Hs yêu quý, trân trọng người lao động, có ý thức lao động tốt. II. CHUẨN BỊ: - Gv : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Hs : Xem trước bài. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: Khởi động -Ổn định lớp - Kiểm tra: Trước cổng trời Gọi hs đọc thuộc lòng và trả lời các câu hỏi: +Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là cổng trời? +Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ? + Nêu nội dung chính của bài? - Bài dạy: Cái gì quý nhất? Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới * Hình thức: Cả lớp-nhóm –cá nhân a) Hướng dẫn hs luyện đọc: - Gọi 1 hs khá, giỏi đọc 1 lượt toàn bài. - Yêu cầu hs quan sát và nêu nội dung tranh - Gọi hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn và tìm từ khó đọc, khó hiểu trong từng đoạn - Hướng dẫn hs phát âm,từ ngữ. - Từ khó đọc: tranh luận, sôi nổi. - Từ khó hiểu: phân giải - Tổ chức hs luyện đọc theo cặp - Gọi hs đọc trước lớp - Gọi 1 hs đọc cả bài - Gv đọc diễn cảm toàn bài. b) Hướng dẫn hs tìm hiểu bài: - -Cho hs đọc đoạn 1-2 và trả lời câu hỏi: +Theo Hùng , Quý, Nam, Cái gì quý nhất? +Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? * Yêu cầu hs nêu ý đoạn 1. - Cho hs đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi: +Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? * Yêu cầu hs nêu ý đoạn 2. * Yêu cầu hs nêu nội dung chính của bài? c) Luyện đọc diễn cảm: * Hướng dẫn hs tìm giọng đọc cho bài văn. -Mời 5 hs nối tiếp đọc bài theo cách phân vai -Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi nhân vật. -Gv đọc mẫu:” Hùng nóilúa gạo, vàng bạc.” -Cho hs luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm. - Tổ chức hs thi đọc diễn cảm. Hoạt động 3: Củng cố - Chọn tên khác cho bài văn và nêu lý do vì sao em chọn tên đó? - Nhận xét đánh giá. - Dặn dò: Về nhà tiếp tục đọc thêm cho tốt hơn, diễn cảm hơn + chuẩn bị bài: Đất Cà mau - Tổng kết, nhận xét đánh giá tiết học. -hát -Vì đó là một đèo cao giữa 2 vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời. -Từ cổng trời nhìn ra, qua màn sương khói huyền ảo có thể thấy cả một không gian bao la, bất tận -Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. - 1 hs giỏi đọc toàn bài - hs quan sát và nêu nội dung tranh : mọi người đều đang làm việc. - Lần lượt hs đọc trơn nối tiếp nhau theo đoạn văn– hs nhận xét cách đọc của bạn, tìm ra từ phát âm sai giúp bạn phát âm đúng. + Đoạn 1: Từ đầu đến sống được không? + Đoạn 2: Tiếp cho đến phân giải + Đoạn 3: Đoạn còn lại. - hs luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ khó hiểu. - giải thích cho thấy rõ đúng, sai, phải, trái, lợi hại. - hai hs ngồi cùng bàn luyện đọc - 1,2 hs đọc - hs đọc - hs đọc thầm và trả lời câu hỏi -Lúa gạo, vàng, thì giờ. -Lý lẽ của từng bạn: +Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người. +Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo. +Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. - Cái gì quý nhất? -Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. - Người lao động là quý nhất. - Người lao động là đáng quý nhất - theo dõi, nêu cách đọc: giọng sôi nổi, hào hứng. Nhấn giọng các từ: quý nhất, lúa gạo, không ăn, sống được không, - 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc. - 4 hs đọc diễn cảm theo vai ( 1-2 lượt ) - Cuộc tranh luận thú vị ( vì bài văn thuật lại cuộc tranh luận thú vị giữa 3 bạn nhỏ ). - Ai có lí?( vì bài văn cuối cùng đến được một kết luận giàu sức thuyết phục: người lao động là đáng quý). - Người lao động là đáng quý nhất ( đây là kết luận có sức thuyết phục nhất của cuộc tranh luận). -
Tài liệu đính kèm: