Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Bài: Cửa sông

Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Bài: Cửa sông

Hoạt động 1: Khởi động

-Ổn định lớp

- Kiểm tra: Phong cảnh đền Hùng

Gọi hs đọc bài, trả lời câu hỏi:

+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?

+ Yêu cầu hs nêu nội dung chính của bài.

- Bài dạy: Cửa sông

Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện đọc, tìm hiểu bài.

* Hình thức: Cả lớp-nhóm –cá nhân

a) Hướng dẫn hs luyện đọc:

- Gọi 1 hs khá, giỏi đọc 1 lượt toàn bài.

- Yêu cầu hs quan sát và nêu nội dung tranh

- Gọi hs tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ và tìm từ khó đọc, khó hiểu trong từng đoạn

- Hướng dẫn hs phát âm,từ ngữ.

 + Từ khó đọc: then khóa, nông sâu, tôm rảo

 + Từ khó hiểu: cửa sông

 sóng bạc đầu

 tôm rảo

 

doc 2 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Bài: Cửa sông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tiếng Việt-Tập đọc Lớp: Năm1, Năm2 Tiết: 50 
 Bài dạy: Cửa sông
 Ngày dạy: 03/3/2010
I. MỤC TIÊU:
 	- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.
- Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc 3;4 khổ thơ.
- Hs yêu quê hương, đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
- Gv : Tranh minh họa cảnh Cửa sông.
- Hs : Đọc trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Khởi động
-Ổn định lớp
- Kiểm tra: Phong cảnh đền Hùng
Gọi hs đọc bài, trả lời câu hỏi:
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
+ Yêu cầu hs nêu nội dung chính của bài.
- Bài dạy: Cửa sông
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs luyện đọc, tìm hiểu bài.
* Hình thức: Cả lớp-nhóm –cá nhân
a) Hướng dẫn hs luyện đọc:
- Gọi 1 hs khá, giỏi đọc 1 lượt toàn bài.
- Yêu cầu hs quan sát và nêu nội dung tranh
- Gọi hs tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ và tìm từ khó đọc, khó hiểu trong từng đoạn
- Hướng dẫn hs phát âm,từ ngữ.
 + Từ khó đọc: then khóa, nông sâu, tôm rảo
 + Từ khó hiểu: cửa sông
 sóng bạc đầu
 tôm rảo
- Tổ chức hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc trước lớp
- Gọi 1 hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm toàn bài.
b) Hướng dẫn hs tìm hiểu bài:
-Cho hs đọc khổ thơ 1:
 + Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
* Yêu cầu hs nêu ý đoạn 1.
-Cho hs đọc 4 khổ thơ tiếp theo:
 + Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào?
* Yêu cầu hs nêu ý đoạn 2.
-Cho hs đọc khổ còn lại:
 + Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
* Yêu cầu hs nêu ý đoạn 3.
* Yêu cầu hs nêu nội dung chính của bài.
c) Luyện đọc diễn cảm:
* Hướng dẫn hs tìm giọng đọc cho bài thơ.
- Yêu cầu hs đọc từng đoạn, mỗi đoạn nêu lên cách đọc diễn cảm
- Gv đọc mẫu:khổ thơ 4 & 5
- Y/c hs nêu cách đọc.
- Tổ chức hs luyện đọc nhóm đôi.
- Gọi hs đọc trước lớp.
-Cho hs nhẩm học thuộc lòng.
-Thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài.
Hoạt động 3: Củng cố
- Tổ chức hs thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét đánh giá.
- Dặn dò: Về nhà tiếp tục đọc thêm cho tốt hơn, diễn cảm hơn + chuẩn bị bài: Nghĩa thầy trò
- Tổng kết, nhận xét đánh giá 
-hát
- Tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú 
Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
- Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm rập rờn bay lượn
- Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với Tổ tiên.
- 1 hs giỏi đọc toàn bài
- hs quan sát và nêu nội dung tranh : cảnh cửa sông.
- Lần lượt hs đọc trơn nối tiếp nhau theo đoạn thơ– hs nhận xét cách đọc của bạn, tìm ra từ phát âm sai giúp bạn phát âm đúng.
- hs luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ khó hiểu.
- nơi sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác.
- sóng lớn, ngọn sóng có bọt tung trắng xóa.
- một lọai tôm sống ở vùng nước lợ, thân nhỏ và dài. 
- hai hs ngồi cùng bàn luyện đọc 
- 1,2 hs đọc 
- hs đọc 
- lắng nghe.
- hs đọc và trả lời câu hỏi
- Tác giả dùng những từ là cửa, nhưng không then khoá / Cũng không khép lại bao giờ. Cách nói đó rất đặc biệt – cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường, không có then, không có khóa 
- Cách miêu tả cửa sông đặc biệt của tác giả.
+ Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền,
- Cửa sông là một địa điểm đặc biệt.
-Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng” của sông không quên cội nguồn.
- Cửa sông không quên cội nguồn.
- Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.
Đọc giọng nhẹ nhàng, tha thiết, giàu tình cảm, nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: đẻ trứng, búng càng,lấp lóa, tiễn người.
Ngắt giọng tự nhiên để gây ấn tượng.
- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 2-3 hs đọc.
-Hs thi đọc thuộc lòng.
- Mỗi dãy bàn cử một bạn thi đọc diễn cảm trước lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_5_bai_cua_song.doc