Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Bài: Cửa sông - Đỗ Thị Hồng Vân

Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Bài: Cửa sông - Đỗ Thị Hồng Vân

Tập đọc: CỮA SÔNG

 (Quang Huy)

I. Mục tiêu :

1. Đọc:

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ. Đọc đúng các từ ngữ: then khoá,cần mẫn, lưỡi sóng,.

- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm và nhấn giọng các từ ngữ : không then khoá, mênh mông, bao nỗiđợi chờ, cần mẫn, gữi lại, ùa ra, bạc đầu, vị ngọt, nước lợ nông sâu, đẻ trứng, búng càng, uốn cong, lấp loá, chào mặt đất, ngân lên, tiễn người, lành, chẳng dứt cội nguồn,.

 - Đọc thuộc lòng từ 3 đến 4 khổ thơ.

2. Đọc - hiểu:

 - Hiểu các từ khó trong bài: cữa sông, then khoá, cần mẫn, sóng nhớ bạc đầu, chẳng dứt cội nguồn.

 - Nội dung: Qua hình ảnh cửa sông tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn.

3. Giáo dục:

- Giáo dục HS luôn nhớ đến cội nguồn.

 - Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường.

 

doc 5 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Bài: Cửa sông - Đỗ Thị Hồng Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc: 	 	CỮA SÔNG 
 (Quang Huy)
I. Mục tiêu :
1. Đọc: 
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ. Đọc đúng các từ ngữ: then khoá,cần mẫn, lưỡi sóng,... 
- Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm và nhấn giọng các từ ngữ : không then khoá, mênh mông, bao nỗiđợi chờ, cần mẫn, gữi lại, ùa ra, bạc đầu, vị ngọt, nước lợ nông sâu, đẻ trứng, búng càng, uốn cong, lấp loá, chào mặt đất, ngân lên, tiễn người, lành, chẳng dứt cội nguồn,.....
	- Đọc thuộc lòng từ 3 đến 4 khổ thơ.
2. Đọc - hiểu:
	- Hiểu các từ khó trong bài: cữa sông, then khoá, cần mẫn, sóng nhớ bạc đầu, chẳng dứt cội nguồn...
	- Nội dung: Qua hình ảnh cửa sông tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn.
3. Giáo dục: 
- Giáo dục HS luôn nhớ đến cội nguồn.
	- Biết giữ gìn và bảo vệ môi trường. 
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ cảnh cửa sông trong SGK. Thêm tranh ảnh về phong cảnh cửa sông, những ngọn sóng bạc đầu, tôm rảo, bãi bồi, cá đối,...
Ghi các câu luyện đọc lên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung - Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
2. Bài mới:
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1:
Luyện đọc
Hoạt động 2:
Tìm hiểu bài
Hoạt động 3:
Đọc diễn cảm và HTL bài thơ
3. Củng cố dặn dò
- Hôm trước các em học tập đọc bài gì ?
- Mời 1 em lên đọc đoạn 1,2.
? Đền Hùng nằm ở đâu ?
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- Gọi HS đọc đoạn 3 
? Hãy nêu nội dung của bài ?
- Yêu cầu lớp nhận xét.
GV nhận xét chấm điểm.
- Đưa tranh yêu cầu HS.
? Em hãy quan sát và mô tả lại nội dung có trong tranh ?
- Để biết được cửa sông có những nét gì đặc biệt. Hôm nay chúng ta học bài thơ Cửa sông của nhà thơ Quang Huy (Đây là một đoạn trích) Ghi bảng
- Mời 1 em đọc toàn bài.
- Bài thơ có mấy khổ thơ.
- Mỗi dòng thơ gồm mấy tiếng .
GV: Bài thơ thuộc thể thơ 6 chữ các em cần đọc với giọng nhẹ nhàng, thiết tha, tình cảm và nhấn giọng các từ gợi tả, gợi cảm.
- Gọi HS đọc nối tiếp khổ thơ.
+ Qua theo dõi cô thấy các em còn sai những từ: then khoá, cần mẫn, lưỡi sóng (GV ghi bảng và hướng dẫn đọc đúng vần en trong từ then khoá, dấu ngã trong từ cần mẫn, lưỡi sóng )
+ GV HD đọc câu khó:
 Là cửa / nhưng không then khoá 
Mênh mông/ một vùng sóng nước
Bỗng.../ nhớ một vùng núi non.../
- Gọi HS đọc nối tiếp khổ thơ lần 2.
Gọi HS đọc chú giải trong SGK
Yêu cầu lớp đọc nhóm đôi. 
+ Thời gian đã hết đề nghị các nhóm dừng lại
+ Gọi 2 nhóm đọc thi đua.
+ Yêu cầu lớp nhận xét
-GV: Đây là một bài thơ viết theo lối tự sự nên khi đọc các em cần ngắt nhịp tự nhiên cuối mỗi dòng thơ để gây ấn tượng. Chú ý nhấn giọng các từ ngữ gợi tả như: không then khoá, mênh mông, cần mẫn, lấp loá, ngân lên, chẳng dứt cội nguồn,.....
-Khi cô đọc các em lắng nghe để học tập.
-Để biết được tác giả muốn nói điều gì về cửa sông chúng ta cùng tìm hiểu bài.
-Gọi HS đọc khổ thơ 1.
? Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển ?
-Rút cụm từ: then khoá (Ghi bảng)
- Ở đây nhà thơ Quang Huy đã nói với chúng ta cửa sông là cửa nhưng không then khoá cũng không khép lại bao giờ
? Vậy theo em cách giới thiệu ấy có gì hay ?
-Giảng: Cách nói cửa sông của tác giả rất đặc biệt. Tác giả đã dùng cách chơi chữ để tả cửa sông mà không then khoá chỉ mở ra đợi chờ, để đi vào biển lớn.
? Vậy khổ thơ 1 ý nói gì?
-Mời 1 em nhắc lại.
-Chuyển ý: Cửa sông không chỉ là một vùng sông nước mênh mông mà còn là một địa điểm rất đặc biệt.
? Để biết được điều đặc biệt đó các em đọc thầm khổ thơ 2,3,4,5 thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 2 SGK?
-Thời gian thảo luận đã hết.
? Ai cho cô biết khổ thơ 2 có điều gì đặc biệt?
-Rút từ: dòng song cần mẫn (Ghi bảng)
-Em hiểu cần mẫn là như thế nào ?
-GVgiảng: Các em biết không với nghệ thuật nhân hoá tác giả muốn nói dòng sông rất chăm chỉ cần cù ngày đêm bồi đắp phù sa để thành những bãi bồi (chiếu ảnh) vùng đất bồi ven sông ven biển .
? Vậy cửa sông còn có điều gì đặc biệt nữa? cô mời em.
 -GVgiảng: Đúng rồi cửa sông còn là nơi biển cả tìm về với đất liền bằng con sóng bạc đầu (chiếu ảnh) ngon sóng lớn tung bọt trắng xoá. Là nơi nước ngọt hoà vào vị mặn của biển cả tạo thành vùng nước lợ để từ đó có biết bao hải sản như cá đối (chiếu ảnh), tôm rảo (chiếu ảnh) để cho những chiếc thuyền câu lấp loá đêm trăng (chiếu ảnh). Và cũng từ nơi đây con tàu kéo còi giã từ mặt đất tiễn người ra khơi trong một khung cảnh thanh bình, êm ả mà nhà thơ Quang Huy dùng hình ảnh so sánh  «Mây trắng lành như phong thư » 
? Vậy qua tìm hiểu 4 khổ thơ trên cho ta biết điều gì ?
-Đó chính là nội dung ý 2. Mời em nhắc lại.
-Gọi 1 HS đọc khổ thơ cuối.
? Khổ thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
? Từ ngữ nào cho em biết điều đó ?
-Rút cụm từ: chẳng dứt cội nguồn (ghi bảng)
? Phép nhân hoá đó đã giúp tác giả nói lên điều gì về « tấm lòng » cửa sông đối với cội nguồn ?
? Vậy cội nguồn của dòng sông là ở đâu ?
-GV: Nước từ khe, suối chảy về hoà lẫn vào biển nhưng sông vẫn thuỷ chung không quên được nguồn cội của mình.
? Vậy ý khổ thơ cuối nói gì ?
-Mời HS nhắc lại.
? Vậy qua hình ảnh cửa sông tác giả muốn nói lên điều gì ?
-Đúng rồi đó chính là nội dung của bài học hôm nay, cô mời em nhắc lại (ghi bảng)
-Các em đã nắm được nội dung của bài thơ, để giúp các em đọc hay hơn cô cùng các em luyện đọc lại bài.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp cả bài.
-Bây giờ các em luyện đọc diễn cảm khổ thơ 4,5 (chiếu đoạn thơ).
-Theo em hai khổ thơ trên cần ngắt giọng và nhấn giọng những từ ngữ nào ?
-Gọi 1 HS đọc mẫu.
-Yêu cầu lớp luyện đọc diễn cảm nhóm đôi.
-Để xem nhóm nào đọc hay cô sẽ tổ chức các em thi đọc diễn cảm 2 khổ thơ trên.
Yêu cầu nhận xét bạn đọc.
-GV nhận xét, chấm điểm và tuyên dương nhóm đọc tốt.
-Bài này yêu cầu các em đọc thuộc lòng 3 đến 4 khổ thơ mà em thích, em nào có khả năng có thể đọc hết bài.
-Vậy bạn nào xung phong lên đọc thuộc lòng.
-Nhận xét HS đọc.
-Qua bài Cửa sông của nhà thơ Quang Huy các em đã hiểu được những nét đặc biệt của cửa sông và tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn. 
? Vậy em nào có thể rút ra bài học cho mình?
-Đúng rồi sau bài học này nhắc nhở chúng ta phải luôn nhớ đến nguồn cội, luôn giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
? Ở địa phương ta có cửa sông nào không các em ?
(chiếu cho HS xem cửa sông Nhật Lệ)
-GV: Cửa sông không chỉ là một địa điểm đặc biệt mà đó còn là nơi du lịch hấp dẫn. Vậy các em cần làm gì để bảo vệ sông ?
-Về nhà HTL bài thơ và đọc trước bài Nghĩa thầy trò
-Phong cảnh đền Hùng
-HS1 đọc và trả lời câu hỏi
-Lớp nhận xét
-HS2 đọc và nêu nội dung
-Lớp nhận xét
-HS quan sát, trả lời: Tranh vẽ một cửa sông, có thuyền bè qua lại tấp nập...
-Lắng nghe, nhắc lại đề bài.
-1HS đọc
-Bài thơ có 6 khổ thơ
-Mỗi dòng thơ gồm 6 tiếng.
-Lắng nghe.
-6HS đọc nối tiếp
-HS luyện đọc mỗi em 1từ.
-Luyện đọc câu khó
-HS đọc nối tiếp
-1HS đọc chú giải
-Đọc theo nhóm
-2 nhóm đọc
-Nhận xét bạn đọc.
-Lắng nghe
-1HS đọc
-Những từ ngữ: là cửa nhưng không then khoá cũng không khép lại bao giờ.
- Then là cái chốt bằng gỗ, khóa là ổ khóa
-Lắng nghe
-Cách nói đó rất hay làm cho ta thấy cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường vì nó không có then cũng không có khoá chỉ là một vùng sông nước mênh mông.
-Lắng nghe.
-Giới thiệu cửa sông
-1HS nhắc lại.
-Lắng nghe
-HS đọc thầm và thảo luận nhóm đôi câu hỏi 2.
-Cửa sông là nơi những dòng sông cần mẫn gữi lại phù sa bãi bồi.
-Cần mẫn là chăm chỉ cần cù...
-Lắng nghe.
-HS trả lời: Cửa sông là nơi biển tìm về với đất, nơi nước ngọt hòa vào nước mặn, nơi cá đối vào đẻ trứng, nơi tôm rão đến búng càng, nơi con tàu chào mặt đất, nơi tiễn người ra khơi...
-Cửa sông là một địa điểm đặc biệt.
-1HS nhắc lại.
-1HS đọc 
-Tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá.
-chẳng dứt cội nguồn, nhớ
-Phép nhân hoá đó đã giúp tác giả nói lên được « tấm lòng » cửa sông là không quên cội nguồn.
-Cội nguồn của sông từ trên khe, suối chảy về.
-Lắng nghe.
-Tấm lòng của cửa sông
-1HS nhắc lại.
-Qua hình ảnh cửa sông tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung biết nhớ cội nguồn
-1HS nhắc lại.
-HS đọc nối tiếp
-HS trả lời
-1HS đọc
-Đọc theo nhóm 
-Thi đọc diễn cảm
-Nhận xét bạn
-Đọc thuộc lòng
-Xung phong đọc thuộc lòng
-Con người phải nhớ đến cội nguồn.
-Lắng nghe
-cửa sông Nhật Lệ
-HS liên hệ
-Lắng nghe
 Giáo viên
 Đỗ Thị Hồng Vân

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_5_bai_cua_song_do_thi_hong_van.doc