I. MỤC TIÊU:
- Hiểu các từ ngữ : Văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Tiến sĩ, chứng tích.
Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.
- Biết đọc trôi chảy toàn bài với giọng tự hào; biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- HS biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu đất nước và tự hào là người Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Tranh Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Trò: Sưu tầm tranh ảnh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám
KẾ HOẠCH BÀI DẠY Môn: Tập đọc Lớp: Năm1 Tiết: 3 Bài dạy: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN Ngày dạy: 24/8/2009 I. MỤC TIÊU: - Hiểu các từ ngữ : Văn hiến, Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Tiến sĩ, chứng tích. Hiểu nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. - Biết đọc trôi chảy toàn bài với giọng tự hào; biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - HS biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu đất nước và tự hào là người Việt Nam. II. CHUẨN BỊ: Thầy: Tranh Văn Miếu – Quốc Tử Giám Trò: Sưu tầm tranh ảnh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Hoạt động 1: Khởi động - Kiểm tra: Quang cảnh làng mạc ngày mùa - Yêu cầu hs lần lượt đọc đoạn - cả bài và trả lời câu hỏi: 1) Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng. 2) Chọn hai từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết những từ đó gợi cho em cảm giác gì? 3) Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? - Bài dạy: Nghìn năm văn hiến Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới * Hình thức: cả lớp-cá nhân-nhóm a) Hướng dẫn hs luyện đọc: - Gọi 1 hs khá, giỏi đọc 1 lượt toàn bài. - Gọi hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn và tìm từ khó đọc, khó hiểu trong từng đoạn. - Hướng dẫn hs phát âm - Từ khó đọc: những hàng muỗm già, ngót, chứng tích - Từ khó hiểu: khoa thi, bia khắc, muỗm - GV đọc diễn cảm toàn bài. b) Hướng dẫn hs tìm hiểu bài: - Yêu cầu hs đọc thầm từng đọn văn, câu hỏi SGK 1) Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? * Yêu cầu hs nêu ý đoạn 1: 2) Yêu cầu hs đọc bảng thống kê và cho biết triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi? Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? * Yêu cầu hs nêu ý đoạn 2: 3) Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi - Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa Việt Nam? * Gọi 1 hs nêu ý đoạn 3: - Yêu cầu hs nêu nội dung chính của bài . Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành * Hình thức:cá nhân-nhóm * Hướng dẫn hs tìm giọng đọc cho bài văn - Yêu cầu hs đọc từng đoạn, mỗi đoạn nêu lên cách đọc diễn cảm. Hoạt động 4: Củng cố - Tổ chức hsh thi đọc diễn cảm. * Nhận xét, đánh giá - Giáo dục hs: Coi trọng đạo học, biết yêu nước và tự hào là người Việt Nam. - Dặn dò: Về nhà tiếp tục luyện đọc thêm cho tốt hơn, diễn cảm hơn + chuẩn bị: “Sắc màu em yêu”. - Tổng kết, nhận xét đánh giá tiết học . - hs đọc và trả lời câu hỏi. - 1 hs giỏi đọc toàn bài - hs quan sát và nêu nội dung tranh Văn Miếu – Quốc Tử Giám - Lần lượt hs đọc trơn nối tiếp nhau theo đoạn (3 lượt hs luyện đọc) – hs nhận xét cách đọc của bạn, tìm ra từ phát âm sai giúp bạn phát âm đúng. - hs luyện đọc từ khó và giải nghĩa từ khó hiểu - hs luyện đọc theo cặp - 1 hs đọc cả bài - hs đọc thầm + trả lời câu hỏi - biết từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3 000 tiến sĩ. * Khoa thi tiến sĩ đã có từ lâu đời. - Triều Lê – 104 khoa thi - Triều Lê – 1 780 tiến sĩ * Triều Lê có nhiều khoa thi và đỗ nhiều tiến sĩ nhất trong các triều đại. - Coi trọng đạo học / Dân tộc ta tự hào vì có một nền văn hiến lâu đời. * Người Việt Nam rất coi trọng đạo học - Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. - hs tham gia thi đọc bảng thống kê - hs luyện đọc diễn cảm theo cặp cả bài văn - Mỗi dãy bàn cử một bạn thi đọc diễn cảm trước lớp. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: