TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên nước ngoài.
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện tự nhiên, thể hiện đúng tính cách nhân vật: cụ già điềm đạm, thông minh, hóm hỉnh; tên phát xít hống hách, hợm hĩnh nhưng dốt nát, ngờ nghệch.
2. Hiểu các từ ngữ trong chuyện, hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh đã cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa trong SGK.
- Tranh ảnh về nhà văn Đức Si-le.
Tiết 12 Tập đọc TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT I. MỤC TIÊU: 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tiếng phiên âm tên nước ngoài. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện tự nhiên, thể hiện đúng tính cách nhân vật: cụ già điềm đạm, thông minh, hóm hỉnh; tên phát xít hống hách, hợm hĩnh nhưng dốt nát, ngờ nghệch. 2. Hiểu các từ ngữ trong chuyện, hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi cụ già người Pháp thông minh đã cho tên sĩ quan phát xít hống hách một bài học nhẹ nhàng mà sâu cay. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa trong SGK. - Tranh ảnh về nhà văn Đức Si-le. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HĐ Giáo viên Học sinh 1. Luyện đọc 2. Tìm hiểu bài 3. Đọc diễn cảm A. Kiểm tra bài cũ: + Đọc đoạn 1, 2, trả lời : Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? + Đọc đoạn còn lại,trả lời : Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? + Giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới. - Nhận xét, ghi điểm từng HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trong tiết tập đọc hôm nay, các em sẽ được biết một sự việc hết sức thú vị: Đó là cuộc đối khẩu giữa một cụ già và một tên phát xít. Cuộc đối khẩu đó diễn ra ở đâu? Như thế nào? Chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài đọc: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Cho HS đọc - Cho HS xem tranh SGK, ảnh Si-le - Chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu “chào ngài” + Đoạn 2: Tên sĩ quan trả lời. + Đoạn 3: Đoạn còn lại a. Hướng dẫn đọc đúng - Cho HS đọc nối tiếp đoạn - Luyện cho HS đọc đúng: Si-le, Pa-ri, Hít-le, Vin-hem Ten, Mét-xi-na, Oóc-lê-ăng. b. Hướng dẫn hiểu nghĩa từ - Cho HS luyện đọc theo cặp - Gọi 1 HS đọc cả bài - Đọc diễn cảm toàn bài + Giọng cụ già: điềm đạm, thông minh. + Giọng tên phát xít: hống hách, kiêu ngạo - Chia lớp theo nhóm, giao việc: + Đọc nối tiếp đoạn (2 lượt) + Thảo luận các câu hỏi trong SGK - Tổ chức lớp làm việc + Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp? + Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá thế nào? + Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào? - Không đáp lời tên sĩ quan phát xít bằng tiếng Đức, có phải ông cụ ghét tiếng Đức không? Ông cụ có căm ghét người Đức không? + Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì? - Cụ già người Pháp biết rất nhiều tác phẩm của nhà văn Đức Si-le nên mượn ngay tên của vở kịch Những tên cướp để ám chỉ bọn phát xít xâm lược. Cách nói ngụ ý rất tế nhị mà sâu cay này khiến tên sĩ quan Đức bị bẽ mặt, rất tức tối mà không làm gì được. + Gọi HS nêu ý nghĩa truyện. - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: Nhận thấy vẻ ngạc nhiên đến hết bài - Đọc mẫu 1 lần - Cho HS thi đọc diễn cảm - Gọi HS đọc lại cả bài + 3 HS lên bảng. - HS nghe - 1 HS đọc, lớp theo dõi, đọc thầm - HS quan sát - Dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK - Nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lượt) - Luyện đọc đúng các từ theo hướng dẫn của GV - 3 HS đọc 3 đoạn - 1 HS đọc phần chú thích và giải nghĩa trong SGK. Lớp đọc thầm. - Luyện đọc theo cặp (2 lần) - 1 HS đọc to cả bài, lớp theo dõi - HS nghe - Ngồi theo nhóm 6, thực hiện - Lần lượt mỗi nhóm cử 3 bạn đọc đoạn, nêu câu hỏi, trả lời. + HS trả lời. - HS nghe. + HS nêu. - HS luyện đọc diễn cảm - HS nghe - HS xung phong đọc. Lớp nhận xét - 1 HS đọc. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
Tài liệu đính kèm: