Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tiết 15: Kì diệu rừng xanh

Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tiết 15: Kì diệu rừng xanh

KÌ DIỆU RỪNG XANH

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài văn. Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh minh họa trong SGK.

- Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng, ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài: vượn bạc má, chồn sóc, hoẵng (mang)

 

doc 2 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tiết 15: Kì diệu rừng xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 Tập đọc
 KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
	2. Hiểu các từ ngữ trong bài văn. Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì diệu của rừng.
	- Hiểu ý nghĩa của bài: ca ngợi rừng xanh mang lại vẻ đẹp cho cuộc sống, niềm hạnh phúc cho con người.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh minh họa trong SGK.
- Tranh ảnh về vẻ đẹp của rừng, ảnh những cây nấm rừng, những muông thú có tên trong bài: vượn bạc má, chồn sóc, hoẵng (mang)
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1. Luyện đọc
2. Tìm hiểu bài
3. Đọc diễn cảm
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời: Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà?
+ Đọc thuộc lòng bài thơ, nêu nội dung chính của bài
- Nhận xét, ghi điểm từng HS
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh họa 
- Các em đã bao giờ tham quan rừng xanh chưa? Trong rừng có những gì đẹp? Các con thú ra sao? Cây cối thế nào? Chúng ta cùng tham quan qua bài tập đọc Kì diệu rừng xanh của Nguyễn Phan Hách
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc
- Chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu  lúp xúp dưới chân
+ Đoạn 2: Nắng trưa  nhìn theo.
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại
a. Hướng dẫn đọc đúng
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn
- Luyện cho HS đọc đúng: lúp xúp, loanh quanh, sặc sỡ, kiến trúc tân kì, gọn ghẽ, mải miết.
b. Hướng dẫn hiểu nghĩa từ
- Cho HS xem tranh vượn bạc má, chồn sóc, hoẵng (mang)
- Cho HS luyện đọc 
- Gọi HS đọc cả bài
- Đọc diễn cảm toàn bài
- Chia lớp theo nhóm, giao việc:
+ Luyện đọc nối tiếp trong nhóm.
+ Trao đổi các câu hỏi trong SGK
- Tổ chức lớp làm việc
+ Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
+ Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
+ Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
- Chốt ý: Muông thú trong rừng được miêu tả trong những dáng vẻ nhanh nhẹn, tinh nghịch, dễ thương, đáng yêu
+ Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
+ Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
+ Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 3 
- Treo bảng phụ, đọc mẫu, đọc thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của cánh rừng trong sắc vàng mênh mông
- Cho HS thi đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc lại cả bài
+ 2 HS lên bảng
- Quan sát
- HS nghe
- 1 HS đọc, lớp theo dõi, đọc thầm
- Dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK
- Nối tiếp nhau đọc đoạn (2 lượt)
- Luyện đọc đúng các từ 
- 3 HS đọc 3 đoạn
- 1 HS đọc phần chú thích và giải nghĩa trong SGK. Lớp đọc thầm.
- HS quan sát
- Luyện đọc theo cặp (2 lần)
- 1 HS đọc cả bài, lớp theo dõi
- HS nghe
- Ngồi theo nhóm 6, nhận việc và thực hiện 
- Lần lượt mỗi nhóm cử 3 bạn: 1 bạn đọc đoạn, 1 bạn nêu câu hỏi, 1 bạn trả lời.
- HS nghe
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
- Vài HS nêu cảm nghĩ của mình
- HS nghe và luyện đọc diễn cảm 
- HS xung phong đọc. Lớp nhận xét
- 1 HS đọc.
Hoạt động nối tiếp:
Chuẩn bị bài: TRƯỚC CỔNG TRỜI

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_5_tiet_15_ki_dieu_rung_xanh.doc