I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
• Đọc đúng các tiếng: Pi-e, ngọc lam, Nô-en, Gioan, rạng rỡ, năm nay, làm lại, tràn trề.
• Đọc trôi chảy,ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm.
• Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với từng nhân vật.
Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 27: Chuỗi ngọc lam I. Mục tiêu 1. Đọc thành tiếng Đọc đúng các tiếng: Pi-e, ngọc lam, Nô-en, Gioan, rạng rỡ, năm nay, làm lại, tràn trề... Đọc trôi chảy,ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với từng nhân vật. 2. Đọc- hiểu Hiểu các từ ngữ : Nô-en, giáo đường Hiểu nội dung bài: Ca ngợi 3 nhân vật là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. II. Đồ dùng dạy học Tranh minh hoạ trang 132 SGK. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS nối tiếp đọc bài Trồng rừng ngập mặn H; Nêu nội dung chính của từng đoạn? - GV nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài H: Tên chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm gợi cho em điều gì? GV: Hôm nay các em cùng tìm hiểu về câu chuyện Chuỗi ngọc lam để thấy được tình cảm yêu thương giữa con người. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a) Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: 2 đoạn - 2 HS đọc nối tiếp đoạn GV kết hợp sửa lỗi phát âm - Gọi HS tìm từ khó đọc - GV ghi bảng, HD cách đọc và đọc mẫu - Gọi hS đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - HS nêu từ chú giải - HS luyện đọc theo cặp - HD cách đọc, GV đọc mẫu b) Tìm hiểu bài Phần 1 - HS đọc thầm bài và câu hỏi sau đó thảo luận và trả lời H: Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? H: Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không? H; Chi tiết nào cho biết điều đó H: Thái độ của chú Pi-e lúc đó như thế nào? - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai - Tổ chức HS thi đọc GV nhận xét Phần 2 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp phần 2 - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi H: Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e để làm gì? H: Vì sao chú Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua ngọc? H: Chuỗi ngọc có ý nghĩa như thế nào đối với chú Pi-e? H: Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này? GV KL nội dung đoạn 2: Cuộc đối thoại giữa Pi-e và chị cô bé. H: Em hãy nêu nội dung chính của bài? - GV ghi nội dung bài - Tổ chức HS đọc diễn cảm phần 2 - HS thi đọc - GV nhận xét 3. Củng cố dặn dò - 4 HS đọc theo vai - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau - 3 HS đọc nối tiếp + Chủ điểm vì hạnh phúc con người tên chủ điểm gợi cho em nghĩ đến những việc làm để mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi người - 1 HS đọc toàn bài - 2 HS đọc nối tiếp - HS nêu từ khó đọc - HS đọc từ khó - 2 HS đọc - HS nêu chú giải. - 2 HS đọc cho nhau nghe + Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ nô-en. Đó là người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ mất. +Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc lam + Cô bé mở khăn tay, đỏ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con lợn đất. + Chú Pi- e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam - 3 HS đọc nối tiếp + Cô tìm gặp chú Pi-e để hỏi xem có đúng bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Pi-e đã bán cho cô bé với giá bao nhiêu? Vì em bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có. + Đây là chuỗi ngọc chú Pi-e dành để tặng vợ chưa cưới của mình , nhưng cô đã mất trong một vụ tai nạn giao thông. + các nhân vật trong câu chuyện này đề là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc cho nhau. Chú pi-e mang lại niềm vui cho cô béGioan. Bé Gioan mong muốn mang lại niềm vui cho người chị đã thay mẹ nuôi mình. Chị của cô bé đã cưu mang nuôi nấng nuôi bé từ khi mẹ mất. + Câu chuyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm vui hạnh phúc cho người khác. - HS nhắc lại nội dung - HS đọc cho nhau nghe - 2 HS thi đọc - 4 HS đọc phân vai Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 28: Hạt gạo làng ta I. Mục tiêu 1.Đọc thành tiếng Đọc đúng các tiến: làng ta, ai nấu, tháng sáu, trút trên... Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ. Chú ý đọc ngắt dòng nhấn giọng ở những từ ngữ nói dến vị phù sa, hương sen, lời hát,bão, mưa, giọt mồ hôi, chứa trong hạt gạo và nỗi vất vả của người làm ra hạt gạo Đoạc diễn cảm toàn bài thơ 2. Đọc hiểu - Hiểu các từ ngữ: kinh thầy, hào giao thông , trành - Băng nhạc bài hát: hạt gạo làng ta - Hiểu nội dung bài: Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sức của cha mẹ, của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tuyền tuyến trong thời kì kháng chiến chống mĩ cứu nước 3. Học thuộc lòng bài thơ III. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trang 139 - bài hát hạt gạo làng ta III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài chuỗi ngọc lam H: Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này? H: Câu chuyện nói về điều gì? - GV nhận xét và cho điểm HS B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Bật băng cho HS nghe bài hát Hạt gạo làng ta H: Em có biết đây là bài hát nào không ? GV: Hôm nay chúng ta cùng học bài hạt gạo làng ta của nhà thơ trần Đăng Khoa. Bài thơ này được nhà thơ viết khi còn ít tuổi, khi nhân dân ta đang gặp khó khăn vất vả trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước . Một hạt gạo làm ra là không biết bao nhiêu công sức của nhiều người. bài thơ sẽ giúp các em hiểu rõ hơn cuộc sống lao động và chiến đấu hào hùng của dân tộc ta . 2. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài a) luyện đọc - 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: Mỗi đoạn là 1 khổ thơ - Gọi 5 hS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ - GV chú sửa lỗi phát âm cho HS - HS nểu từ khó - GV ghi bảng từ khó - HS đọc từ khó - HS đọc nối tiếp lần 2 - HS kết hợp nêu chú giải - Luyện đọc theo cặp = Gọi hS đọc toàn bài - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc với giọng tình cảm nhẹ nhàng tha thiết, nhấn giọng ở những từ ngữ : ngọt bùi, đắng cay, ... b) Tìm hiểu bài - GV chia nhóm , yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi , thảo luận và trả lời lần lượt từng câu H: Đọc khổ thơ 1 em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? H: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo? GV: hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất nước trong hồ và công lao của bao người. Để diễn tả nỗi vất vả và khó nhọc của cha mẹ, tác giả đã vẽ lên hai hình anh r trái ngược nhau: cua sợ nước nóng phải ngoi lên bờ tìm chỗ mát thì mẹ phải bước chân xuống ruộng để cấy. Hình ảnh tương phản ấy nhấn mạnh nỗi vất vả , sự chăm chỉ của người nông dân không quản nắng mưa lăn lộn trên đồng để làm ra hạt gạo. H: Tuổi nhỏ đã góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo? - cho HS quan sát tranh minh hoạ GV: Để làm ra hạt gạo phải mất bao công sức. Trong những năm chiến tranh, trai tráng cầm súng ra trận thì các em thiếu nhi cũng phải lao động, các em đã thay cha anh góp sức lao động , làm ra hạt gạo để tiếp s ức cho tuyền tuyến. H: Vì sao tác giả lại gọi hạt gạo là "hạt vàng"? H: Qua phần tìm hiểu , em hãy nêu nội dung chính của bài thơ? - GV ghi nội dung chính của bài c) Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng - Yêu cầu HS nối tiếp đọc từng khổ thơ, lớp tìm ra cách đọc hay - Tổ chức HS đọc diễn cảm khổ thơ 2 + Treo bảng phụ có viết đoạn 2 + Đọc mẫu 1 lượt + yêu cầu HS đọc theo cặp - HS thi đọc diễn cảm - Tổ chức đọc thuộc lòng - HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ - 1 HS đọc thuộc lòng toàn bài 3. Củng cố dặn dò - Cả lớp có thể hát bài hát hạt gạo làng ta nếu thuộc - Nhận xét tiết học -Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau - 2 HS đọc bài và tả lời câu hỏi - HS nghe - Đây là bài hát hạt gạo làng ta phổ nhạc từ bài thơ hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa. -HS lắng nghe - 1 HS đọc to , lớp đọc thầm - 5 HS đọc nối tiếp - HS nêu từ khó - HS đọc từ khó - 5 HS đọc nối tiếp lần 2 - HS đọc chú giải - HS đọc cho nhau nghe - 1 HS đọc toàn bài - HS nghe - HS đọc thầm và thảo luận nhóm 2 - hạt gạo được làm nên từ vị phù sa, nước trong hồ, công lao của mẹ - Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân: Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu nước như ai nấu Chết cả cả cá cờ Cua ngoi lên bờ mẹ em xuống cấy... - Các bạn thiếu nhi đã cùng mọi người tát nước chống hạn, bắt sâu cho lúa, gánh phân bón cho lúa. - HS quan sát tranh minh hoạ - Hạt gạo được gọi là hạt vàng vì hạt gạo rất quý làm nên từ công sức của bao người. - bài thơ cho biết hạt gạo được làm nên từ mồ hôi công sứ và tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắng của tuyền tuyến trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước - Vài HS đọc lại nội dung bài - 5 HS đọc nối tiếp từng khổ thơ - HS nghe - HS đọc cho nhau nghe - 3 HS thi đọc diễn cảm - HS tự đọc thuộc lòng - 5 HS thi đọc thuộc từng khổ thơ - 1 HS đọc thuộc toàn bài Ngàysoạn: Ngày dạy: Bài 29: buôn Chư Lênh đón cô giáo I. Mục tiêu 1. Đọc thành tiếng - Đọc đúng các tiếng, từ khó, hoặc dễ lẫn : Chư lênh, chật ních, lông thú, cột nóc, Rok, lũ làng - đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm - Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn 2. Đọc hiểu - Hiểu các từ ngữ: buôn, nghi thức, gùi... - Hiểu nội dung bài: tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ trang 114 SGK - Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc III. các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Hạt gạo làng ta. H: Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? H: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng? H: Bài thơ cho em hiểu điều gì? - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả cảnh vẽ trong tranh GV: Người dân miền núi nước ta rất ham học. Họ muốn mang cái chữ về bản để xoá đói giảm nghèo, lạc hậu. Bài tập đọc Buôn Chư lênh đón cô giáo phản ánh lòng ham muốn đó. Các em cùng học bài để hiểu những biểu hiện của sự ham muốn đó. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc - gọi 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: 4 đoạn - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 - GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS - HS nêu tiếng khó đọc - GV ghi bảng từ khó - Gọi HS đọc từ khó - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Yêu cầu HS nêu chú giải - Luyện đọc theo cặp - 4 HS đọc nối tiếp - GV đọc mẫu và chú ý cách đọc với giọng kể chuyện b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi H: Cô giáo đến buôn Chư Lênh làm gì? H: Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào? H: Những chi tiết nào cho thấy dân làng háo hức chờ đợi và yêu quý " cái chữ"? H: Tình cảm của cô giáo Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào? H: tình cảm của người dân Tây Nguyên với cô giáo , với cái chữ nói lên điều gì? H: Bài văn cho em biết điều gì? - GV ghi nội dung chính của bài lên bảng - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài c) Đọc diễn cảm - Gọi 4 HS đọc nối tiếp bài, tìm cách đọc hay - Tổ chức HS đọc diễn cảm + treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc + Đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp Già làng xoa tay lên vết chém, khen: - Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ! Rồi giọng .... A, chữ , chữ cô giáo! - Tổ chức cho HS thi đọc - GV nhận xét ghi điểm 3. Củng cố dặn dò - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài sau - 3 HS đọc và trả lời câu hỏi - HS quan sát tranh vẽ và nêu nội dung tranh: tranh vẽ ở một buôn làng, người dân rất phấn khởi, vui vẻ đón tiếp một cô giáo trẻ - HS nghe - 1 HS đọc toàn bài Đoạn 1: căn nhà sàn.... dành cho khách quý Đoạn 2: Y hoa .... chém nhát dao Đoạn 3: Gì Rok đến..... xem cái chữ nào Đoạn 4: còn lại - 4 HS đọc nối tiếp - HS nêu tiếng khó - HS đọc - 4 HS đọc - HS nêu chú giải - 2 HS đọc cho nhau nghe - HS đọc - Lớp đọc thầm đoạn và câu hỏi, 1 bạn đọc to câu hỏi + cô Y Hoa đến buôn Chư Lênh để dạy học + người dân đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình. họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội, họ trải đường đi cho cô giáo suốt từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhát vào cây cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn. + mọi ng ười ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết.Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo. + Cô giáo Y Hoa rất yêu quý người dân ở buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ. + Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ cho thấy; - người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết - người Tây Nguyên rất quý người yêu cái chữ - Người Tây Nguyên hiểu rằng: chữ viết mang lại sự hiểu biết ấm no cho mọi người. - HS đọc - 2 HS đọc cho nhau nghe - 3 HS thi đọc Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 30: về ngôi nhà đang xây I. Mục tiêu 1. Đọc thành tiếng - Đọc đúng các tiếng, từ khó : Giàn giáo, cái lồng, huơ huơ, sẫm biếc, nồng hăng , làn gió, lớn lên - Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả - Đọc diễn cảm toàn bài 2. Đọc- hiểu - Hiểu nghĩa các từ: Giàn giáo, trụ bê tông, cái bay - Hiểu nội dung bài: hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta . II. đồ dùng dạy học - tranh minh hoạ trang 149 SGK - bảng phụ ghi sẵn nội dung luyện đọc III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS đọc bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo H: Người dân Chư lênh đón tiếp cô giáo như thế nào? H: bài tập đọc cho em biết điều gì? - GV nhận xét ghi điểm B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh GV: bài thơ về ngôi nhà đang xây các em học hôm nay cho chúng ta thấy vẻ đẹp , sự sống động của ngôi nhà đang xây dở cho ta thấy một đất nước đang phát triển, nhiều tiềm năng lớn. Các em cùng học bài để hiểu rõ điều đó. 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) luyện đọc - Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV chia đoạn: 2 đoạn - Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp lần 1 GV chú ý sửa lỗi phát âm - gọi HS nêu từ khó đọc - GV ghi bảng - GV đọc mẫu , gọi HS đọc - HS đọc nối tiếp lần 2 - HS nêu chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu bài chú ý cách đọc b) Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi H: các bạn nhỏ quan sát những ngôi nhà đang xây khi nào? H: Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây? H: Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà? H: Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi. H: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta? H: Bài thơ cho em biết điều gì? - GV ghi nội dung chính lên bảng: Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hằng ngày trên đất nước ta. c) Đọc diễn cảm - Yêu cầu HS đọc toàn bài, lớp tìm cách đọc hay. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 1+ 2 + Treo bảng phụ ghi đoạn luyện đọc + Đọc mẫu + Yêu cầu luyện đọc trong nhóm - HS thi đọc diễn cảm 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học - Khuyến khích về nhà đọc thuộc lòng - 2 HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn và trả lời câu hỏi - HS quan sát tranh : Tranh vẽ bạn nhỏ đang đi học qua một công trường đang xây dựng - HS nghe - 1 HS đọc toàn bài - 2 HS đọc nối tiếp - HS nêu từ khó đọc - HS đọc CN - HS nêu chú giải - HS nêu chú giải - HS luyện đọ cho nhau nghe - 1HS đọc - Lớp đọc thầm đoạn và 1 HS đọc to lần lượt các câu hỏi + Các bạn nhỏ quyan sát những ngôi nhà đang xây khi đi học về + Những ngôi nhà đang xây với giàn giáo như cái lồng che chở, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề đang cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát. + Những hình ảnh: - giàn giáo tựa cái lồng - Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây - ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong - ngôi nhà như bức tranh còn nguyên vôi vữa. + Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường Làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát. Ngôi nhà lớn lên với trời xanh + Hìmh ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên: - Đất nước ta đang trên đà phát triển - Đất nước là một công trình xây dựng lớn - Đất nước đang thay đổi từng ngày, từng giờ + Bài thơ cho em thấy vẻ đẹp của những ngôi nhà đanh xây, điều đó thể hiện đất nước ta đang đổi mới từng ngày. - HS nhắc lại nội dung chính của bài - 1 HS đọc - HS đọc - HS đọc trong nhóm - HS thi đọc
Tài liệu đính kèm: