Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 15 đến tuần 18 - Trần Thế Khanh

Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 15 đến tuần 18 - Trần Thế Khanh

BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO

I.MỤC TIÊU

* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : Chư Lênh, nhà sàn, trang trọng, trưởng buôn, Rok, phăng phắc,

* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi cảm.

* Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.

* Hiểu nghĩa các từ ngữ : buôn, nghi thức, gùi,

* Hiểu nội dung bài : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quí cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa trang 114 SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 273Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 15 đến tuần 18 - Trần Thế Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Tiết 29 Ngày dạy : 
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
I.MỤC TIÊU
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : Chư Lênh, nhà sàn, trang trọng, trưởng buôn, Rok, phăng phắc,
* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi cảm.
* Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.
* Hiểu nghĩa các từ ngữ : buôn, nghi thức, gùi,
* Hiểu nội dung bài : Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quí cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 114 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
31ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi :
+ Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
+ Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
+ Hãy nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm thảo luận các câu hỏi.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
1. Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
2. Người dân Chư Lênh đón cô giáo như thế nào ?
3. Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quí cái chữ?
+ Tình cảm của Y Hoa đối với người dân nơi đây như thế nào?
4. Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì?
- Hãy nêu nội dung chính của bài .
c) Đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3 – 4 
+ Treo bảng phụ có đoạn 3 ;4
+ GV đọc mẫu
+ Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố- dặn dò.
 Về tập đọc lại bài, trả lời lại các câu hỏi, học thuộc nội dung bài và chuẩn bị bài Về ngôi nhà đang xây.
Nhận xét: 
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS đọc bài theo trình tự :
+ HS1 : Căn nhà sàn  khách quý. 
+ HS2 : Y Hoa đến  nhát dao.
+ HS3 : Già Rok  xem cái chữ nào.
+ HS 4 : Y Hoa  chữ cô giáo.
- 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS theo dõi.
- Cùng tìm hiểu bài theo nhóm.
+ Cô giáo Y Hoa đên buôn Chư Lênh để dạy học.
+ Đón cô giáo rất trang trọng và thân tình. Họ đến chật ních ngôi nhà sàn. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo từ cầu thang tới cửa bếp giữa nhà sàn bằng những tấm lông thú mịn như nhung. Già làng đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhátthật sâu vào cây cột thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.
+ Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ Cô giáo Y Hoa rất yêu quí người dân buôn làng, cô rất xúc động, tim đập rộn ràng khi viết cho mọi người xem cái chữ.
+ Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết.
+ Người Tây Nguyên rất quí người, yêu cái chữ.
+ Người Tây nguyên hiểu rằng : chữ viết mang lại sự hiểu biết, ấm no cho mọi người.
- Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quí cô giáo, biết trọng văn hóa, mong muốn cho con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài, cả lớp theo dõi để nêu ý kiến về giọng đọc.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 HS thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 15 Tiết 30 Ngày dạy 
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I.MỤC TIÊU
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : xây dở, giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, rãnh tường,
* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ, khổ thơ, nhấn giọng ở những từ gợi tả.
* Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung từng đoạn.
* Hiểu nghĩa các từ ngữ : giàn giáo, trụ bê tông, cái bay,
* Hiểu nội dung bài : Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 114 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ cần luyện đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
31ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài buôn Chư Lênh đón cô giáo và trả lời câu hỏi:
+ Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo như thế nào?
+ Hãy nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
 3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm thảo luận các câu hỏi.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
+ Các bạn nhỏ quan sát nhửng ngôi nhà đang xây khi nào?
1. Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
2. Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
3. Tìm nhửng hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi.
4. Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
- Hãy nêu nội dung chính của bài .
c) Đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm các khổ thơ 1 – 2 
+ Treo bảng phụ có viết sẵn đoạn thơ.
+ GV đọc mẫu
+ Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố- dặn dò.
Về nhà học thuộc lòng bài thơ, trả lời lại các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị bài Thấy thuốc như mẹ hiền.
Nhận xét: 
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS đọc bài theo trình tự :
+ HS1 : Chiều đi học về vôi, gạch.
+ HS2 : Bầy chim  trời xanh.
- 1 HS đọc chú giải.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS theo dõi.
- Cùng tìm hiểu bài theo nhóm.
+ khi đi học về.
+ Những ngôi nhà đang xây với giàn giáo như cái lồng che chở, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề đang cầm bay, ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi gạch, những rãnh tường chưa trát.
+ Giàn giáo như cái lồng, trụ bê tông nhú lên như mầm cây, ngôi nhà giống như bài thơ sắp làm xong, như bức tranh còn nguyên màu vôi gạch. 
+ Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa, nắng đứng ngủ quên trên những bức tường, làn gió mang hương, ủ đầy những rãnh tường chưa trát, ngôi nhà lớn lên với trời xanh. 
- Đất nước ta đang trên đà phát triển/ đất nước ta đang thay đổi từng ngày, từng giờ/ Đất nước ta là một công trình xây dựng lớn.
- Hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới hàng ngày trên đất nước ta
- 1 HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi để nêu ý kiến về giọng đọc.
+ Theo dõi GV đọc mẫu.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 HS thi đọc, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
Rút kinh nghiem: 
TUẦN 16 Tiết 31 Ngày dạy : 
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I.MỤC TIÊU
* Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ như : Hải Thượng Lãn Oâng, thuyền chài, mụn mủ, chữa bệnh,
* Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tình cảm của người bệnh, sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Oâng.
* Đọc diễn cảm toàn bài văn.
* Hiểu nghĩa các từ ngữ : Hải Thượng Lãn Oâng, danh lợi, bệnh đậu, tái phát, vời, ngự y,
* Hiểu nội dung bài : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Oâng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa trang 153 SGK.
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
5ph
31ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây và trả lời câu hỏi :
+ Em thích hình ảnh nào trong bài thơ, vì sao?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 3HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi HS đọc phần chú giải.
Gải thích : Lãn Oâng có nghĩa là ông lão lười. Đây chính là biệt hiệu danh y tự đặt cho mình, ngụ ý nói rằng ông lười biếng với chuyện danh lợi.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục lòng nhân ái, không mành danh lợi của Hải Thượng Lãn Oâng.
b) Tìm hiểu bài
- GV chia HS thành nhóm thảo luận các câu hỏi.
- Gọi 1 HS khá điều khiển các bạn báo cáo kết quả, GV theo dõi để hỏi thêm, giảng thêm khi cần.
+ Hải Thượng Lãn Oâng là người như thế nào?
1. Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Oâng trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
2. Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Oâng trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?
3. Vì sao có t ... c bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17.
- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120chữ/ phút, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện nội dung của văn bản nghệ thuật hoặc từng nhân vật.
- Kĩ năng đọc hiểu : Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
* Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người
* Biết thể hiện cảm nhận về những cái hay của những câu thơ được học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu viết sẵn tên bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm. 
Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê ở bài tập 2.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
35ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2.Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bàng bốc thăm bài tập đọc, yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.3 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề.
- Hỏi :
+ Cần thống kê các bài tập đọc theo nội dung như thế nào?
+ Hãy đọc tên các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
+ Như vậy cần lập bảng thống kê có mấy cột dọc, mấy hàng ngang?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố- dặn dò.
 Về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét:
- Lần lượt HS lên bốc thăm bài, sau đó dọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc.
+ Theo nội dung Thứ tự - Tên bài – Tác giả – Thể loại.
+ Chuỗi ngọc lam, Hạt gạo làng ta. Buôn Chư Lênh đón cô giáp, Về ngôi nhà đang xây, Thầy thuốc như mẹ hiền, Thầy cúng đi bệnh viện.
+ Theo 4cột dọc và 7 hàng ngang.
- HS cả lớp làm vào vở, 1 nhóm làm trên bảng phụ.
- HS nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài vào vở.
- 3 đến 5 HS nối tiếp nhau trình bày.
TUẦN 18 ND:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
 Tiết 3
I.MỤC TIÊU
* Kiểm tra đọc – hiểu (lấy điểm).
- Nội dung : Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17.
- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120chữ/ phút, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện nội dung của văn bản nghệ thuật hoặc từng nhân vật.
- Kĩ năng đọc hiểu : Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
* Biết lập bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu viết sẵn tên bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm. 
Bảng lớp kẻ sẵn bảng tổng kết vốn từ về môi trường.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
35ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2.Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bàng bốc thăm bài tập đọc, yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.3 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm thực hiện các nhiệm vụ :
+ Tìm các từ chỉ sự vật trong môi trường thủy quyển, sinh quyển, khí quyển.
+ Tìm các từ chỉ những hành động bảo vệ môi trường : thủy quyển, sinh quyển, khí quyển.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Gọi HS nhận xét, sau đó GV nhận xét và cho HS viết vào vở.
4. Củng cố- dặn dò.
 Về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét:
- Lần lượt HS lên bốc thăm bài, sau đó dọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc.
- Hoạt động trong nhóm. Mỗi nhóm làm 1 yêu cầu vào giấy khổ to.
Sinh quyển 
Thủy quyển 
Khí quyển
Các sự vật trong môi trường.
Rừng; con người; thú (hổ, báo, chồn, khỉ, vượn ,) chim (cò, vạc, bồ nông. Sếu,)cây lâu năm; cây rau; cỏ.
Sông, suối, ao, hồ, biển, đại dương, khe, thac, kênh, mương, rạch, 
Bầu trời, vũ trụ, mây, không khí, âm thanh, ánh sáng, khí hậu,
Những hành động bảo vệ môi trường.
Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc, chống đốt nương, trồng rừng ngập mặn,
Giữ sạch ngưừ«n nước; xây dựng nhà máy nước, lọc nước thải công nghiệp,.
Lọc khói công nghiệp; xử lí rác thải, chống ô nhiễm bầu không khí.
TUẦN 18 ND:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
 Tiết 4
I.MỤC TIÊU
* Kiểm tra đọc – hiểu (lấy điểm).
- Nội dung : Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17.
- Kĩ năng đọc thành tiếng : Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120chữ/ phút, biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện nội dung của văn bản nghệ thuật hoặc từng nhân vật.
- Kĩ năng đọc hiểu : Trả lời được 1 đến 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
* Nghe viết đúng chính tả bài Chợ Ta-sken.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu viết sẵn tên bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm. 
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
35ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2.Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bàng bốc thăm bài tập đọc, yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.3 Viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Hỏi : Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ ở Ta-sken.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả
- Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- GV đọc bài cho HS viết vào vở.
d) Thu chấm bài 
-GVchấm bài cho cả lớp sau đó nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò.
 Về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét:
- Lần lượt HS lên bốc thăm bài, sau đó dọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau phát biểu các hình ảnh mà mình yêu thích.
- HS tìm : Ta-sken, trộn lẫn, nẹp, mũ vải thêu, xúng xính, chờn vờn, thõng dài, ve vẩy,
TUẦN 18 ND:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
 Tiết 5
I.MỤC TIÊU
* Thực hành viết thư : Viết thư cho người thân ở xa kể lại kết quả học tập của em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 * HS chuẩn bị giấy viết thư.
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
35ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2.Thực hành viết thư
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- Hướng dẫn HS cách làm:
+ Nhớ lại cách viết thư đã học ở lớp 3.
+ Đọc kĩ các gợi ý trong SGK.
+ Em viết thư cho ai? Người ấy đang ở đâu?
+ Dòng đầu thư viết như thế nào?
+ Em xưng hô với người thân như thế nào?
+ Phần nội dung thư nên viết : Kể lại kết quả học tập và rèn luyện của mình trong HKI. Đầu thư: Thăm hỏi tình hình sức khỏe, cuộc sống người thân, nội dung chính em kể về kết quả học tập, rèn luyện, sự tiến bộ của em và hứa cố gắng hơn ở HKII. Cuối thư em viết lời chúc người thân mạnh khỏe, lời hứa hẹn, chữ kí và ghi họ tên.
- Yêu cầu HS viết thư.
- Gọi HS đọc bức thư của mình, GV chú ý sửa lỗi diễn đạt, dùng từ cho HS.
4. Củng cố- dặn dò.
 Về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét:
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi GV hướng dẫn sau đó tự làm bài và 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình cho lớp nghe. Ví dụ :
 TÂN THẠCH, ngày.. tháng.. năm..
Oâng bà kính mến!
 Đã lâu cháu không có dịp về thăm ông bà. Hôm nay cháu viết thư thăm ông bà và kể cho ông bà nghe kết quả học tập của cháu trong HKI.
 Đầu thư, cháu kính chúc ông bà mạnh khỏe, sống lâu. Bà ơi! Dạo này bà đã đỡ đau lưng chưa ? Ong và bà có hay đi tập thể dục buổi sáng không? Đã vào mùa đông rồi, ông bà phải mặc thật ấm khi đi ra ngoài nhé. Cháu mong ông bà lúc nào cũng mạnh khỏe, vui tươi.
 Gia đình cháu vẫn bình thường, bố mẹ đi làm cả ngày, bé Bi rất ngoan, còn bài kiểm tra HKI của cháu môn nào cũng được điểm 10. cháu hứa sang HKII cháu sẽ luôn học giỏi để không phụ lòng mong mỏi của ông bà.
 Cháu xin dừng bút ở đây. Cháu kính chúc ông bà mạnh khỏe. Cháu mong đến hè để về quê với ông bà.
 Cháu của ông bà
 Sơn
 Nguyễn Huỳnh Sơn
TUẦN 18 ND:
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
 Tiết 6
I.MỤC TIÊU
* Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
* Oân luyện tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối HK.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu viết sẵn tên bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 để HS bốc thăm.
Phiếu học tập. 
III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1ph
35ph
2ph
1.Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2.Kiểm tra tập đọc
- Cho HS lên bàng bốc thăm bài tập đọc, yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét. 
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.3 Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân trên phiếu.
- Gọi HS nối tiếp nhau trình bày câu trả lời của mình.
- Gọi nhận xét.
- GV nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò.
 Về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét:
- Lần lượt HS lên bốc thăm bài, sau đó đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
a) Từ đồng nghĩa với biên cương là biên giới
b) Trong khổ thơ 1, từ đầu và từ ngọn được dùng với nghĩa chuyển.
c) Những đại từ xưng hô được dùng trong bài thơ : em và ta.
d) Miêu tả hình ảnh mà câu thơ Lúa lượn bậc thang mây gợi ra, ví dụ : Lúa lẫn trong mây, nhấp nhô uốn lượn như làn sóng trên những thửa ruộng bậc thang.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_5_tuan_15_den_tuan_18_tran_the_khanh.doc