Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 19

Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 19

TẬP ĐỌC

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật( anh Thành, anh Lê)

 - Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (SGK)

 * HS khá, giỏi: phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật

( câu hỏi 4)

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ.

 - Tranh minh hoạ bài TĐ( phóng to)

III. Hoạt động dạy học

 1. Giới thiệu bài :

 - Tuần đầu tiên của học kì II, các em sẽ được học về chủ điểm Người công dân. Chủ điểm này sẽ giúp các em hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước.

 - Bài học đầu tiên hôm nay nói về người công dân số Một. Người đó là ai? Tại sao lại gọi là người công dân số Một. Cùng tìm hiểu bài đọc, các em sẽ rõ điều đó?

 - GV ghi mục bài lên bảng.

 2. Luyện đọc :

 - 1HS khá đọc phần giới thiệu Nhân vật, cảnh trí- Cả lớp đọc thầm.

 - GV nhắc lại qua hình ảnh.

 - GV chia đoạn: Trích đoạn kịch này được chia làm 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến vào Sài Gòn làm gì?

Đoạn 2: Tiếp theo đến ở Sài Gòn này nữa.

Đoạn 3: Phần còn lại.

 

doc 2 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 9 tháng 1 năm 2012
Tập đọc
Người công dân số Một
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật( anh Thành, anh Lê)
 - Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (SGK)
 * HS khá, giỏi: phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật
( câu hỏi 4)
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ.
 - Tranh minh hoạ bài TĐ( phóng to) 
III. Hoạt động dạy học
 1. Giới thiệu bài :
 - Tuần đầu tiên của học kì II, các em sẽ được học về chủ điểm Người công dân. Chủ điểm này sẽ giúp các em hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân đối với đất nước.
 - Bài học đầu tiên hôm nay nói về người công dân số Một. Người đó là ai? Tại sao lại gọi là người công dân số Một. Cùng tìm hiểu bài đọc, các em sẽ rõ điều đó?
 - GV ghi mục bài lên bảng.
 2. Luyện đọc :
 - 1HS khá đọc phần giới thiệu Nhân vật, cảnh trí- Cả lớp đọc thầm.
 - GV nhắc lại qua hình ảnh.
 - GV chia đoạn: Trích đoạn kịch này được chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến vào Sài Gòn làm gì?
Đoạn 2: Tiếp theo đến ở Sài Gòn này nữa.
Đoạn 3: Phần còn lại.
 - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
 - HS đọc nối tiếp đoạn - HS nhận xét.
 - GV hướng dẫn HS luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai: phắc tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa, chớp bóng,...
 - HS luyện đọc các từ trên và đọc câu văn có chứa các từ đó.
 - HS đọc nối tiếp đoạn - HS nhận xét.
 - HS đọc thầm chú giải + Giải nghĩa từ (dựa theo SGK).
 - 2 HS đọc cả bài - HS nhận xét.
 3. Tìm hiểu bài 
 a) Đoạn 1:
 - 1 HS đọc to đoạn 1- Cả lớp đọc thầm- TLCH:
 + Anh Lê giúp anh Thành việc gì? Anh có giúp được không? (Anh Lê đã giúp anh Thành trong công việc)
 - GV: Nhưng suy nghĩ của anh Lê và anh Thành có giống nhau không, chúng ta cùng tìm hiểu ở đoạn 2.
 b) Đoạn 2:
 - 1 HS đọc đoạn 2 - Cả lớp đọc thầm và tìm hiểu:
 + Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước?( Đúng! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau...)
 - HS trình bày - HS nhận xét.
 * GV: Những câu nói ấy thể hiện sự lo lắng của anh Thành về dân, về nước.
 c) Đoạn 3.
 + Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy?( Anh Thành muốn vào Sài Gòn để tìm đường cứu dân, cứu nước,... Anh nghĩ anh Thành vào Sài Gòn để sinh sống và làm việc giống như mọi người ...)
 - HS trình bày - HS nhận xét.
 * GV: Câu chuyện giữa hai người không ăn nhập với nhau vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau.Anh Lê chỉ nghỉ đến công ăn vệc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày, còn anh Thành nghĩ đến việc cứu dân, cứu nước.
 4. Đọc diễn cảm
 - HS đọc phân vai.
 - GV treo bảng phụ chép đoạn:
 Thành: - à vào làng Tây để có tên Tây, đi lại, ăn ở, làm việc, lương bổng như
Tây Anh đã làm đơn chưa?
 Lê: - Không bao giờ! Không bao giờ tôi quên dòng máu chảy trong cánh tay này của họ Lê, anh hiểu không? Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
 - HS nêu cách đọc diễn cảm - HS nhận xét.
 - GV đọc mẫu.
 - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 4.
 - đại diện các nhóm lên thi đọc.
 - GV nhận xét, khen những nhóm đọc hay.
 5. Củng cố, dặn dò
 + Em hãy nêu ý nghĩa của trích đoạn kịch? (Tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn về nhà đọc lại bài, đọc trước màn 2 của vở kịch.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_5_tuan_19.doc