Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 25

Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 25

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết đọc văn kịch, đọc phân biệt lời các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật.

2. Kĩ năng:

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân.

3. Thái độ:

- Yêu mến kính trọng Bác Hồ.

II. Chuẩn bị:

+ GV:

Tranh minh họa bài học ở SGK.

Ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu TK 20, bến Nhà Rồng. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc.

+ HS: SGK.

 

doc 52 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 19 đến tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày dạy: 3/01/2011
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	
- Biết đọc văn kịch, đọc phân biệt lời các nhân vật đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm phù hợp với tính cách tâm trạng từng nhân vật.
2. Kĩ năng: 
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở con đường cứu nước, cứu dân.
3. Thái độ:	
- Yêu mến kính trọng Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
+ GV: 
Tranh minh họa bài học ở SGK.
Ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu TK 20, bến Nhà Rồng. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập – kiểm tra.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: Bài giới thiệu 5 chủ điểm của phần 2 (môn TĐ, chủ điểm đầu tiên “Người công dân”, giới thiệu bài tập đọc đầu tiên “Người công dân số 1” viết về chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn là một thanh niên đang trăn trở tìm đường cứu nước, cứu dân tộc.
Ghi bảng người công dân số 1.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch thành đoạn để học sinh luyện đọc.
Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu  làm gì?”
Đoạn 2: “Anh Lê  này nữa”
Đoạn 3 : Còn lại 
Giáo viên luyện đọc cho học sinh từ phát âm chưa chính xác, các từ gốc tiếng Pháp: phắc – tuya, Sat-xơ-lúp Lô ba 
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải và giúp các em hiểu các từ ngữ học sinh nêu thêm (nếu có)
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giàng giải, bút đàm.
Yêu cầu học sinh đọc phần giới thiệu, nhân vật, cảnh trí thời gian, tình huống diễn ra trong trích đoạn kịch và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài.
Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
Em hãy gạch dưới câu nói của anh Thành trong bài cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
Giáo viên chốt lại: Những câu nói nào của anh Thành trong bài đã nói đến tấm lòng yêu nước, thương dân của anh, dù trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến vấn đề cứu dân, cứu nước, điều đó thể hiện trực tiếp của anh Thành đến vận mệnh của đất nước.
Tìm chi tiết chỉ thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau.
Giáo viên chốt lại, giải thích thêm cho học sinh: Sở dĩ câu chuyện giữa 2 người nhiều lúc không ăn nhập nhau về mỗi người theo đuổi một ý nghĩa khác nhau mạch suy nghĩ của mỗi người một khác. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hàng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước, cứu dân.
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp.
Giáo viên đọc diễn cảm đoạn kịch từ đầu đến  làm gì?
Hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm đoạn văn này, chú ý đọc phân biệt giọng anh Thành, anh Lê.
Giọng anh Thành: chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng thể hiện sự trăn trở khi nghĩ về vận nước.
Giọng anh Lê: hồ hởi, nhiệt tình, thể hiện tính cách của một người yêu nước, nhưng suy nghĩ còn hạn hẹp.
Hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng các cụm từ.
VD: Anh Thành!
Có lẽ thôi, anh ạ! Sao lại thôi! Vì tôi nói với họ.
Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?
Cho học sinh các nhóm phân vai kịch thể hiện cả đoạn kịch.
Giáo viên nhận xét.
Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp.
Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi trong nhóm tìm nội dung bài.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Đọc bài.
Chuẩn bị: “Người công dân số 1 (tt)”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
- HS lắng nghe
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 học sinh khá giỏi đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch.
1 học sinh đọc từ chú giải.
Học sinh nêu tên những từ ngữ khác chưa hiểu.
2 học sinh đọc lại toàn bộ trích đoạn kịch.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh đọc thầm và suy nghĩ để trả lời.
Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
Học sinh gạch dưới rồi nêu câu văn.
VD: “Chúng ta là  đồng bào không?”.
“Vì anh với tôi  nước Việt”.
Học sinh phát biểu tự do.
VD: Anh Thành gặp anh Lê để báo tin đã xin được việc làm nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
Anh Thành không trả lời vài câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là qua 2 lần đối thoại.
“ Anh Lê hỏi  làm gì?
Anh Thành đáp: người nước nào “Anh Lê nói  đèn Hoa Kì”.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
Đọc phân biệt rõ nhân vật.
- Học sinh các nhóm tự phân vai đóng kịch.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Hoạt động nhóm.
Học sinh các nhóm thảo luận theo nội dung chính của bài.
VD: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
* RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 19 Ngày dạy: 5/01/2011
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tt) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	
- Biết đọc văn kịch (các yêu cầu cụ thể như ở tiết đọc trước).
2. Kĩ năng: 
	- Hiểu nội dung ý nghĩa phần 2 của trích đoạn kịch: Người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khẳng định quyết tâm ra nước ngoài tìm con đường cứu dân, cứu nước, trích đoạn ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của anh.
3. Thái độ: 	
- Yêu mến kính trọng Bác Hồ.
II. Chuẩn bị:
+ GV: 
Bảng phụ viết sẵn đaọn kịch luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Người công dân số Một”
Gọi 3 học sinh kiểm tra đóng phân vai: Người dẫn truyện anh Thành, anh Lê đọc trích đoạn kịch (phần 1)
Tìm câu hỏi thể hiện sự day dứt trăn trở của anh Thành đối với dất nước.
Đại ý của phần 1 vở kịch là gì? 
3. Giới thiệu bài mới: Người công dân số 1 (tt).
Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu phần 2 của vở kịch “Người công dân số 1”.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh đọc trích đoạn.
Giáo viên đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch thành đoạn để học sinh luyện đọc cho học sinh.
Đoạn 1: “Từ đầu  say sóng nữa”.
Đoạn 2: “Có tiếng  hết”.
Giáo viên kết hợp sửa sai những từ ngữ học sinh phát âm chưa chính xác và luyện đọc cho học sinh các từ phiên âm tiếng Pháp như tên con tàu: La-tút-sơ-tơ-re-vin, r-lê-hấp
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải và giúp các em hiểu thêm các từ nêu thêm mà các em chưa hiểu.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bộ đoạn kịch.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, bút đàm.
Yêu cầu học sinh đọc thầm lại toàn bộ đoạn trích để trả lời câu hỏi nội dung bài.
+ Em hãy tìm sự khác nhau giữa anh Lê và anh Thành qua cách thể hiện sự nhiệt tình lòng yêu nước của 2 người?
+ Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước, cứu dân được thể hiện qua những lời nói cử chỉ nào?
+ Em hãy gạch dưới những câu nói trong bài thể hiện điều đó?
+ Em hiểu 2 câu nói của anh Thành và anh Lê là như thế nào về cây đèn.
Giáo viên chốt lại: Anh Lê và anh Thành đều là những công dân yêu nước, có tinh thần nhiệt tình cách mạng. Tuy nhiên giữa hai người có sự khác nhau về suy nghĩ dẫn đến tâm lý và hành động khác nhau.
+ Người công dân số 1 trong vở kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?
Giáo viên chốt lại: Với ý thức là một công dân của nước Việt Nam, Nuyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước rồi lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho đất nước.
Nguyễn Tất Thành sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại xứng đáng được gọi là “Công dân số Một” của nước Việt Nam.
v	Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Đàm thoại, hỏi đáp.
Giáo viên đọc diễn cảm trích đoạn kịch.
Để đọc diễn cảm trích đoạn kịch, em cần đọc như thế nào?
Cho học sinh các nhóm đọc diễn cảm theo các phân vai.
Giáo viên nhận xét.
Cho học sinh các nhóm, cá nhân thi đua phân vai đọc diễn cảm.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh thảo luận trao đổi trong nhóm tìm nội dung bài.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Thái sư Trần Thủ Độ”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
1 học sinh khá giỏi đọc.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của vở kịch.
Nhiều học sinh luyện đọc.
1 học sinh đọc từ chú giải.
Cả lớp đọc thầm, các em có thể nêu thêm từ khác (nếu có).
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh đọc thầm và suy nghĩ để trả lời.
Học sinh nêu câu trả lời.
VD: Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên có lòng yêu nước nhưng giữa họ có sự khác nhau: Anh Lê: có tâm lý tự ti, cam chịu, cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối trước sức mạnh của quân xâm lược.
+ Anh Thành: không cam chịu, rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn là con đường cứu nước, cứu dân.
Thể hiện qua các lời nói, cử chỉ.
+ Lời nói “Để giành lại non sông về cứu dân mình”.
+ Cử chỉ: “Xoè hai bàn tay ra chứ đâu?”
+ Lời nói “Làm thân nô lệ  sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ!”
Học sinh trao đổi với nhau từng cặp rồi trả lời câu hỏi.
VD: Anh Lê muốn nhắc đến cây đèn là mục đích nhắc anh Thành nhớ mang theo đèn để dùng vì tài sản của anh Thành rất nghèo, chỉ có sách vở và ngọn đèn Hoa Kì.
Anh Thành trả lờ ...  tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ.
Học sinh luyện đọc.
Học sinh lắng nghe.
Hoạt động nhóm, lớp.
1 học sinh đọc 1 khổ thơ.
Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Dự kiến: Người chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya, gió rét, khi mọi người đã yên giấc ngủ say.
2 học sinh đọc khổ thơ tiếp nối nhau.
Học sinh phát biểu.
Dự kiến: Tác giả bài thơ muốn ngợi ca những chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc của trẻ thơ.
2 học sinh tiếp nối nhau đọc 2 khổ thơ còn lại.
Học sinh tìm và gạch dưới các từ ngữ và chi tiết.
Dự kiến: Từ ngữ, yêu mến, lưu luyến.
Chi tiết: thầm hỏi các cháu ngủ có ngon không? Đi tuần mà vẫn nghĩ mãi đến các cháu, mong giữ mãi nơi cháu nằm ấm mãi.
Mong ước: Mai ác cháu học hành tiến bộ, đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay.
Hoạt động nhóm đôi, lớp.
Học sinh luyện đọc từng khổ thơ, cả bài thơ.
Học sinh các tổ, nhóm, cá nhân thi đua đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ.
Học sinh các nhóm thảo luận trao đổi tìm đại ý bài và trình bày kết quả.
Dự kiến: Các chiến sĩ an ninh yêu thương quan tâm lo lắng cho các cháu học sinh sẵn sàng chịu gian khổ, khó khăn để giữ cho cuộc sống của các cháu bình yên, mong các cháu học hành giỏi giang, có tương lai tốt đẹp.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm. 
* RÚT KINH NGHIỆM 
Tuần 24 Ngày dạy:21/2/2011
TẬP ĐỌC
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	
- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn, bài.
- Hiểu từ ngữ, câu, đoạn trong bài, hiểu nội dung các điều luật xưa của người Ê-đê.
2. Kĩ năng: 
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm, rõ ràng, trang trọng, rành mạch thể hiện tính nghiêm túc văn bản.
3. Thái độ:	
- Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành.
II. Chuẩn bị:
+ GV: 
Tranh minh hoa. Tranh ảnh về sinh hoạt người Tây Nguyên. Bảng phụ viết câu văn luyện đọc.
+ HS: Tranh sưu tầm, SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: “Chú đi tuần.”
Gọi 2 – 3 học sinh đọc và trả lời câu hỏi:
+ Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh nào?
+ Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yêu bình của học sinh, tác giả muốn nói điều gì?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Luật tục xưa của người Ê-đê.”
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc toàn bài văn.
Giáo viên chia bài thành đoạn ngắn để luyện đọc.
  Đoạn 1 : Về các hình phạt.
  Đoạn 2 : Về các tang chứng.
  Đoạn 3 : Về các tội trạng.
  Đoạn 4 : Tội ăn cắp.
  Đoạn 5 : Tội dẫn đường cho địch.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ ngữ khó, lầm lẫn do phát âm địa phương.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từ chú giải.
Giáo viên đọc chậm rãi, rành mạch, trang nghiêm, diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc từng đoạn, cả bài và trao đổi thảo luận câu hỏi:
	  Người xưa đặt luật để làm gì?
Giáo viên chốt: Em hãy kể những việc người Ê-đê coi là có tội.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.
	  Tìm những chi tiết trong bài cho thấy người Ê-đê quy định xử phạt công bằng?
Giáo viên chốt lại: Người Ê-đê có quan niệm rạch ròi về tội trạng, quy định hình phạt công bằng để giữ cuộc sống thanh bình cho buôn làng.
Giáo viên chia thành nhóm phát giấy khổ to cho nhóm trả lời câu hỏi.
Kể tên 1 số luật mà em biết?
Giáo viên kết luận, treo bảng phụ viết tên 1 số luật.
v	Hoạt động 3: Rèn luyện diễn cảm. 
Phương pháp: Thực hành, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên cho các nhóm thi đua đọc diễn cảm.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh thảo luận tìm nội dung bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Hộp thư mật”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
Hoạt động lớp, cá nhân .
1 học sinh khá, giỏi đọc, cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn văn.
Học sinh luyện đọc.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Hoạt động nhóm lớp.
Cả lớp đọc thầm, đại diện nhóm trình bày:
	  Người xưa đặt luật tục để mọi người tuân theo.
	  Phải có luật tục để mọi người tuân theo, bảo vệ cuộc sống bình yên.
	  Tội ăn cắp. Tội chỉ đường cho giặc.
Học sinh chia nhóm, thảo luận.
a) Người Ê-đê quy định hình phạt công bằng:
	- Chuyện nhỏ xử nhẹ
	- Chuyện lớn xử nặng
  Người phạm tội là bà con anh em cũng xử như vậy.
b) Về tang chứng: phải có 4 – 5 người nghe, thấy sự việc.
c) Tội trạng phân thành loại.
Học sinh thảo luận rồi viết nhanh lên giấy.
Dán kết quả lên bảng lớp.
Đại diện nhóm đọc kết quả: Bộ luật dân sự, luật báo chí 
Cả lớp nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài.
Cả nhóm đọc diễn cảm.
Học sinh các nhóm đôi trao đổi, thảo luận tìm nội dung chính.
Lớp nhận xét.
* RÚT KINH NGHIỆM 
Tuần 24 Ngày dạy:23/2/2011
TẬP ĐỌC
HỘP THƯ MẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng từ khó trong bài (chữ V, bu-gi, cần khởi động máy ).
2. Kĩ năng: 	
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện linh hoạt, phù hợp với diễn biến câu chuện: Khi hồi hộp, khi vui mừng, nhẹ nhàng toàn bài toát lên vẻ bình tĩnh, tự tin của nhân vật.
3. Thái độ: 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài. Ca ngợi Hai Long và những người chiến sĩ tình báo hoạt động trong lòng địch đã dũng cảm, mưu trí góp phần bảo vệ tổ quốc.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần đọc.
+ HS: SGK.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
30’
6’
15’
5’
4’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Luật tục xưa của người Ê-đê.
Gọi 2 – 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
Người Ê-đê xưa đặt ra luật tục để làm gì?
Tìm dẫn chứng trong bài cho thấy người Ê-đê xử phạt rất công bằng?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Giới thiệu bài mới: 
“Hộp thư mật.”
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc toàn bài văn.
Giáo viên chia đoạn để luyện đọc cho học sinh.
	Đoạn 1 : “Từ đầu  đáp lại”
	Đoạn 2 : “Anh dừng xe  bước chân”
	Đoạn 3 : “Hai Long  chỗ cũ”
	Đoạn 4 : Đoạn còn lại.
Giáo viên sửa những từ đọc dễ lẫn, phát âm chưa chính xác, viết lên bảng.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từ chú giải dưới bài đọc.
Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc, tìm hiểu nội dung dựa theo các câu hỏi trong SGK.
Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài văn, trả lời câu hỏi: 
	  	Bài văn có những nhận vật nào?
	  	Hộp thư mật để làm gì?
Học sinh đọc đoạn văn từ: “Người đặt hộp thư  chỗ cũ”, sau đó trả lời câu “Người liên lạc nguỵ trang hộp thư mật như thế nào?”
	  Qua nhân vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn chú Hai Long điều gì?
Giáo viên chốt: Chiến sĩ tình báo trong lòng địch bao giờ cũng gan góc, thông minh, yêu Tổ quốc.
Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn còn lại và trả lời câu.
Gạch dưới chi tiết trong bài nêu rõ cách lấy thư và gửi báo cáo của Hai Long?
Giáo viên bình luận: Hai Long đã vờ sửa xe để không ai nghi ngờ. Chú mưu trí, có phẩm chất chiến sĩ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu: “Hoạt động của người liên lạc có ý nghĩa thế nào đối với sự nghiệp Tổ quốc”.
Giáo viên chốt lại: hoạt động trong vùng địch đòi người chiến sĩ tình báo phải thông minh, gan góc, khôn khéo. Như chú Hai Long góp phần bảo vệ Tổ quốc.
v	Hoạt động 3: Rèn luyện diễn cảm. 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải.
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
Giáo viên treo bảng ghi sẵn câu hướng dẫn học sinh luyện đọc.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh thảo luận tìm nội dung bài.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Phong cảnh đền Hùng”.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh lắng nghe.
Học sinh trả lời.
Hoạt động lớp, cá nhân.
1 học sinh khá giỏi đọc, cả lớp đọc thầm.
Học sinh tiếp nối nhau đọc các đoạn văn.
Học sinh luyện đọc: từ phát âm sai.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Hoạt động nhóm, lớp.
Học sinh nêu câu trả lời.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Tình yêu Tổ quốc, lời chào chiến thắng.
1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Dự kiến: Dừng xe, tháo bu-gi ra xem, giả bộ như xe mình bị hư. Mắt không xem bu-gi mà lại chú ý quan sát vạt đất phía sau cột cây số  lắp lại bu-gi, khởi động máy, làm như đã sửa xong xe.
Học sinh đọc lướt toàn bài trả lời.
Dự kiến: 
	- Rất quan trọng vì cung cấp nhiều thông tin từ phía kẻ địch, giúp ta hiểu hết ý đồ của địch kịp thời ngăn chặn, đối phó.
	- Có ý nghĩa vô cùng to lớn, cung cấp nhiều thông tin bí mật.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh ghi dấu nhấn giọng, ngắt giọng.
Tổ, nhóm, cá nhân thi đua đọc diễn cảm.
Học sinh thảo luận nhóm đôi, tìm nội dung chính của bài.
* RÚT KINH NGHIỆM 


Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_5_tuan_19_den_tuan_25.doc