Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 25 đến tuần 28

Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 25 đến tuần 28

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I.MỤC TIÊU

 1.Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả.

 Đọc diễn cảm toàn bài với giọngtự hào ,ca ngợi.

 2.Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẽ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. .(Trả lời được các câu hỏi )

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa trang 68 SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 21 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 158Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tập đọc Lớp 5 - Tuần 25 đến tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Tiết 49 Ngày dạy : 
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I.MỤC TIÊU
 1.Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả.
 Đọc diễn cảm toàn bài với giọngtự hào ,ca ngợi.
 2.Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẽ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. .(Trả lời được các câu hỏi )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa trang 68 SGK.
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) luyện đọc
- Gọi 3HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài.(2 lượt) Chú ý sửa lỗi phát âm và cách đọc cho HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
-- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
 b) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.
 + Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến những truyền thuyết nào về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc?
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
 “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”
- Giảng : Tương truyền rằng, vua Hùng Vương thứ sáu đã hoá thân bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh ngày 10 -3 – 1632 TCN . Từ đấy người Việt đã lấy ngày này làm giỗ Tổ. Câu ca dao trên luôn nhắc nhở chúng ta hướng về cội nguồn, đoàn kết, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, dựng xây đất nước giàu đẹp.
- Hãy nêu nội dung chính của bài?
c) Đọc diễn cảm
- 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Gọi HS nhận xétvà đọc lại từng đoạn.
- Treo bảng phụ có nội dung luyện đọc diễn cảm(đoạn 2).
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
4. Củng cố- dặn dò
Về đọc lại bài và chuẩn bị bài Cửa sông.
Nhận xét :
- 4HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
 Đ1 : Đền Thượng  chính giữa.
Đ2 : Làng  xanh mát.
Đ3 : Trước đền Thượng  soi gương.
-- 1 HS đọc .
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ), cách đây khoảng 4000 năm.
+ Những từ ngữ : những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cành hoa đại, những gốc thông già, giếng ngọc trong xanh.
+ Những truyền thuyết : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Tháng Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng, bánh chưng, bánh giày.
+ Câu ca dao như nhắc nhở mọi người dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ.
- Ca ngợi vẽ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- 3 HS đọc bài.
- Lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 3 đến 5 HS thi đọc.Cả lớp theo dõi chọn bạn đọc hay nhất.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 25 Tiết 50 Ngày dạy :
CỬA SÔNG
I.MỤC TIÊU
 1.Đọc trôi chảy toàn bài thơ, ngắt giọng tự nhiên giữa các dòng thơ, nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
 Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng tha thiết ,gắn bó.
 2.Hiểu nội dung bài : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn. .(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )
 3. Học thuộc lòng 3,4 khổ thơ.
 4.Giáo dục ý thức quý trọng và BVMT thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa trang 74 SGK.
Bảng phụ ghi sẵn câu thơ, khổ thơ cần luyện đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Phong cảnh đền Hùng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) luyện đọc
- Gọi 6 HS tiếp nối đọc bài thơ(2 lượt) Chú ý sửa lỗi phát âm và cách ngắt nhịp cho HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, tình cảm.
 b) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.
 + Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi song chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?
- Giảng : Tác giả đã dùng lối chơi chữ nói cửa sông giống như một cái cửa của dòng sông mở ra để sông đi vào biển lớn.
+ Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?
+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về tấm lòng của cửa sông đối với cội nguồn?
 - Hãy nêu nội dung chính của bài?
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- 6 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Gọi HS nhận xét và đọc lại từng đoạn.
- Treo bảng phụ có nội dung luyện đọc diễn cảm(khổ 4, 5).
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng khổ thơ 4, 5.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- Yêu cầu HS học thuộc lòng bài thơ.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng nối tiếp từng khổ thơ.
- Gọi HS đọc thuộc lòng cả bài thơ.
4. Củng cố- dặn dò
Về học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài Nghĩa thầy trò.
Nhận xét :
- 4HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi HS đọc một khổ thơ (đọc 2 lượt).
 - 1 HS đọc.
-- 1 HS đọc .
- Lắng nghe.
+Những từ ngữ : Là cửa nhưng không then khoá/ Cũng không khép lại bao giờ.
Cách nói đó rất hay, làm cho ta thấy cửa sông như là một cái cửa nhưng không có then, có khoá.
+ Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về đất liền, là vùng nước lợ, nơi tôm cá hội tụ, nơi thuyền câu lấp loá đêm trăng, nơi con tàu kéo còi từ giã mặt đất, nơi tiễn đưa người ra khơi.
+ Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông là không quên cội nguồn.
- Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
- 6 HS đọc bài, cả lớp theo dõi, nhận xét, thống nhất giọng đọc.
- Lắng nghe.
- 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- 3 HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- 3 HS lần lượt đọc thuộc lòng cả bài thơ.
Rút kinh nghiệm :
TUẦN 26 Tiết 51 Ngày dạy :
NGHĨA THẦY TRÒ
I.MỤC TIÊU
 1.Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm.
 Đọc diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi tôn kính tấm gương thầy giáo Chu.
 2.Hiểu nội dung bài : Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta,nhắc mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. .(Trả lời được các câu hỏi )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Tranh minh họa trang 79 SGK.
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1.Ổn định
2. Bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài Cửa sông và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
3.1. Giới thiệu bài
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) luyện đọc
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài.(2 lượt) Chú ý sửa lỗi phát âm và ngắt giọng cho HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng đọc nhẹ nhàng, trang trọng. Lời thầy giáo Chu nói với học trò : ôn tồn thân mật, nói với cụ đồ già : kính cẩn.
 b) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi.
 + Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
+ Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho mình thuở học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.
Giảng : Khi thầy giáo Chu nói với học trò đây chính là người cụ mang ơn rất nặng. Điều đó thật cảm động.
+ Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu.
- Hãy nêu nội dung chính của bài?
c) Đọc diễn cảm
- 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài.
- Gọi HS nhận xétvà đọc lại từng đoạn.
- Treo bảng phụ có nội dung luyện đọc diễn cảm(đoạn 1).
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
4. Củng cố- dặn dò
Về đọc lại bài và chuẩn bị bài Hội thổi cơm ở Đồng Vân.
 * Nhận xét :
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài và trả lời câu hỏi theo SGK.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
 Đ1 : Từ sáng sớm ... mang ơn rất nặng.
Đ2 : Các môn sinh ... tạ ơn thầy.
Đ3 : Cụ già tóc bạc ... nghĩa thầy trò
-- 1 HS đọc .
+ Đến để mừng thọ thầy.
+ Những chi tiết : từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà thầy giáo Chu để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quí. Khi nghecùng thầy tới thăm một người mà thầy thọ ơn rất nặng, họ đồng thanh dạ ran, cùng theo sau thầy.
+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng. Những chi tiết biểu hiện tình cảm đó : Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy đã mang ơn rất nặng. ... a gạo nở.
+ Tre chưa tàn, măng đã mọc.
TUẦN 28 Ngày dạy :
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Tiết 2
I.MỤC TIÊU
 * Kiểm tra đọc ( lấy điểm)
 Nội dung : Các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27.
 - Kĩ năng đọc thành tiếng :đọc trôi chảy,lưu loát, phát âm rõ, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 -Đọc diễn cảm bài văn ,đoạn thơ,;thuộc lòng 4-5 đoạn văn ,đoạn thơ dễ nhớ,hiểu ý nghĩa bài văn ,bài thơ.
 - Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài 
 * Làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.(BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1.Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2Kiểm tra tập đọc
 - Cho HS lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV cho điểm HS.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV cùng HS nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc tiếp vế câu mình vừa đặt.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Về chuẩn bị bài cho tiết 3 ôn tập giữa HKII.
- Nhận xét
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm đọc bài.
 - 1 HS đọc.
- 1 HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
Ví dụ :
a)Tuy máy móc của chiếc đồng hồ nằm khuất bên trong nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy/ chúng rất quan trọng.
b) Nếu mỗi bộ phận trong chiếc đồng hồ đều muốn làm theo ý thích của riêng mình thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng/ chiếc đồng hồ sẽ không hoạt động.
c) Câu chuyện trên nêu lên một nguyên tắc sống trong xã hội là “Mỗi người vì mọi người và mọi người vì mỗi người.”
TUẦN 28 Ngày dạy : 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Tiết 3
I.MỤC TIÊU
 * Kiểm tra đọc ( lấy điểm)
 - Nội dung : Các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27.
 - Kĩ năng đọc thành tiếng :đọc trôi chảy,lưu loát, phát âm rõ, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 -Đọc diễn cảm bài văn ,đoạn thơ,;thuộc lòng 4-5 đoạn văn ,đoạn thơ dễ nhớ,hiểu ý nghĩa bài văn ,bài thơ.
 - Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài
 * Đọc hiểu nội dung, ý nghĩa của bàiTình quê hương.
 * Tìm được các câu ghép, từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.(BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1.Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2Kiểm tra tập đọc
 - Cho HS lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV cho điểm HS.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Yêu cầu HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi cuối bài.
a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương.
b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
c) Tìm các câu ghép có trong một đoạn của bài văncứ
d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Về chuẩn bị bài cho tiết 4 ôn tập giữa HKII.
- Nhận xét
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm đọc bài.
 - 1 HS đọc.
- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm.
a) Những từ ngữ :đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
b) Những kỉ niệm tuổi thơ đã gắn bó tác giả với quê hương.
c) Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.
d) + Các từ ngữ được lặp lại : tôi, mảnh đất
+ Các từ ngữ được thay thế :
* Cụm từ mảnh đất cọc cằn thay cho làng quê tôi.
* Cụm từ mảnh đất quê hương thay cho mảmh đất cọc cằn.
* Cụm từ mảnh đất ấy thay cho mảnh đất quê hương.
TUẦN 28 Ngày dạy : 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Tiết 4
I.MỤC TIÊU
 * Kiểm tra đọc ( lấy điểm)
 - Nội dung : Các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27.
 - Kĩ năng đọc thành tiếng :đọc trôi chảy,lưu loát, phát âm rõ, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 -Đọc diễn cảm bài văn ,đoạn thơ,;thuộc lòng 4-5 đoạn văn ,đoạn thơ dễ nhớ,hiểu ý nghĩa bài văn ,bài thơ.
 - Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài
 * Kể tên đúng các bài tập đọc là văn miêu tả.
 * Nêu dàn ý một bài tập đọc, nêu một chi tiết hoặc câu văn mà em thích và giải thích lí do vì sao em thích.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1.Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2Kiểm tra tập đọc
 - Cho HS lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV cho điểm HS.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS phát biểu.
- GV nhận xét.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày dàn ý, GV cùng cả lớp nhận xét.
1. Phong cảnh đền Hùng :
Đ1 : Đền Thượng nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh (trước đền, trong đền) .
Đ2 : Phong cảnh xung quanh đền.
Đ3 : Cảnh vật trong khu đền.
- Hỏi : Em thích chi tiết, câu văn nào? Vì sao?
3. Củng cố, dặn dò
- Về chuẩn bị bài cho tiết 5 ôn tập giữa HKII.
- Nhận xét
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm đọc bài.
 - 1 HS đọc.
- Các bài TĐ là văn miêu tả : Phong cảnh đền Hùng, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, Tranh làng Hồ.
- 3 HS làm dàn ý của mỗi bài vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
2. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Mở bài : Nguồn gốc hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
Thân bài :
- Hoạt động lấy lửa và chuẩn bị nấu cơm.
- hoạt động nấu cơm.
Kết bài : chấm thi. Niềm tự hào của những người đoạt giải.
3. Tranh làng Hồ
Đ1 : Cảm nghĩ của tác giả về tranh làng Hồ và nghệ sĩ dân gian.
Đ2 : Sự độc đáo của nội dung tranh làng Hồ.
Đ3 :Sự độc đáo của kĩ thuật tranh làng Hồ.
HS nối tiếp nhau phát biểu.
TUẦN 28 Ngày dạy 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Tiết 5
I.MỤC TIÊU
 * Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè.
 * Viết được đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một cụ già mà em biết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng nhóm.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1.Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Viết chính tả
 a) Tìm hiểu nội dung bài văn
- Gọi HS đọc bài Bà cụ bán hàng nước chè.
- Hỏi : Nội dung bài là gì ?
b) Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
c) Viết chính tả 
- GV đọc bài cho HS viết.
d) Soát lỗi, chấm bài
- Cho HS đổi vở soát lỗi.
- GV chấm 5 vở và nhận xét.
2.3 Viết đoạn văn
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Đoạn văn tả ngoại hình hay tính cách của bà cụ? Tả bà cụ nhiều tuoiổ bằng cách nào?
- Yêu cầu HS viết bài.
- Gọi HS trình bày, GV cùng lớp nhận xét.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình, GV nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò
- Về chuẩn bị bài cho tiết 6 ôn tập giữa HKII.
- Nhận xét
- 2 HS đọc.
- Bài văn tả gốc bàng cổ thụ và tả cụ bán nước chè dưới gốc bàng.
- HS nêu và viết các từ khó : tuổi giời, bạc trắng, tuồng chèo...
- HS viết bài và đổi vở soát lỗi.
- 1 HS đọc
- Tả ngoại hình – tả tuổi của cụ – so sánh với cây bàng, tả mái tóc bạc trắng.
-1 HS làm vào bảng nhóm, cả lớp viết vào vở.
- 1 HS báo cáo kết quả làm việc của mình.cả lớp nhận xét.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
TUẦN 28 Ngày dạy : 
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Tiết 6
I.MỤC TIÊU
 * Kiểm tra đọc lấy điểm.
Nội dung : Các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27.
 - Kĩ năng đọc thành tiếng :đọc trôi chảy,lưu loát, phát âm rõ, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
 -Đọc diễn cảm bài văn ,đoạn thơ,;thuộc lòng 4-5 đoạn văn ,đoạn thơ dễ nhớ,hiểu ý nghĩa bài văn ,bài thơ.
 - Kĩ năng đọc hiểu : trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài
 * Sử dụng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ tróng để liên kết câu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp ghi sẵn bài tập.
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
HĐGV
HĐHS
1.Ổn định
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. 2Kiểm tra tập đọc
 - Cho HS lên bốc thăm đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV cho điểm HS.
2.3 Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày, GV cùng lớp nhận xét.
a) Con gấu càng leo lên coa thì khoảng cách giữa nó và tôi càng gần lại. Đáng gờm nhất là những lúc mặt nó quay vòng về phía tôi : chỉ một thoáng gió vẩn vơ tạt từ hướng tôi sang nó là mùi người sẽ bị gấu phát hiện. Nhưng xem ra nó đang say bộng mật ong hơn là tôi.
 * Nhưng nối câu 3 với câu 2.
4. Củng cố, dặn dò
- Về chuẩn bị bài cho tiết kiểm tra đọc và viết.
- Nhận xét
- 2 HS đọc.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.
- 1 HS báo cáo kết quả làm việc của mình.cả lớp nhận xét.
b) Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rũ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím. Lúc về tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa.
 * Chúng nối câu 2 với câu 1
c) Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng loà cửa biển. Xóm lưới cũng ngập trong ánh nắng đó. Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làng biển. Sứ còn thấy những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh phất phơ bên cạnh những vạt lưới ngăm đen trùi trũi. Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt Sứ, tắm mượt mái tóc, phủ đầy đôi bo82 vai tròn trịa của chị
* Nắng – ánh nắng – nắng ở các câu 2, 3,6 lặp lại ánh nắng ở câu 1 – liên kết các câu bằng cách lặp từ ngữ.
 Sứ ở câu 5 lặp lại Sứ ở câu 4.
 Chị ở câu 7 thay cho Sứ ở các câu trước.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tap_doc_lop_5_tuan_25_den_tuan_28.doc