Giáo án môn Tập làm văn 5 - Tuần học 29 đến tuần 33

Giáo án môn Tập làm văn 5 - Tuần học 29 đến tuần 33

TẬP LÀM VĂN

Tiết 57 : TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI .

I. Mục tiêu:

 - Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK v hướng dẫn của GV ; trình by lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.

- Giáo dục học sinh lòng yêu quí mọi người xung quanh và tình thần trách nhiệm.

GDKNS:

-Thể hiện sự tự tin(đối thoại hoạt bát, tự nhiên, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).

-Kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch.

-Tư duy sáng tạo.

II Chuẩn bị

- Tranh minh hoạ chuyện kể Lớp trưởng lớp tôi ( SGK) Bảng phụ.

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 426Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tập làm văn 5 - Tuần học 29 đến tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29	TẬP LÀM VĂN
Tiết 57 : TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI . 
I. Mục tiêu: 
 - Viết tiếp được lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn kịch theo gợi ý của SGK v hướng dẫn của GV ; trình by lời đối thoại của từng nhân vật phù hợp với diễn biến câu chuyện.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quí mọi người xung quanh và tình thần trách nhiệm.
GDKNS:
-Thể hiện sự tự tin(đối thoại hoạt bát, tự nhiên, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).
-Kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch.
-Tư duy sáng tạo.
II Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ chuyện kể Lớp trưởng lớp tôi ( SGK) Bảng phụ. 
III Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên KT sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
b Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài.
Chuyển câu chuyện thành một vở kịch là làm gì?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Xác định các màn của vở kịch.
Giáo viên dán bảng các tranh minh hoạ câu chuyện 
+ Câu chuyện có mấy đoạn.
+ Đó là những đoạn nào?
+ Có nên chuyển mỗi đoạn thành một màn kịch không? Vì sao?
+ Nếu mỗi đoạn tương ứng với một màn thì vở kịch sẽ gồm những màn nào?
+ Nếu mỗi đoạn không tương ứng với một màn thì nên ghép những đoạn nào với nhau thành một màn?
b) Xác định nhân vật và diễn biến của từng màn.
Giáo viên lưu ý: Ở mỗi màn, đả có đủ các yếu tố: nhân vật, cảnh trí, thời gian. Diễn biến, và gợi ý cụ thể nội dung lời thoại. Nhiệm vụ của em là viết rõ lời thoại giữa các nhân vật sát với từng nội dung đã gợi ý, hợp với tình huống và diễn biến kịch.
c) Tập viết từng màn kịch
Giáo viên chia lớp thành 5, 6 nhóm.
Giáo viên nhận xét, bình chọn nhà biên soạn kịch tài năng nhất, nhóm biên soạn kịch giỏi nhất.
GDKNS:
-Kĩ năng hợp tác có hiệu quả để hoàn chỉnh màn kịch.
-Tư duy sáng tạo.
c/ Thực hành
 d) Thử diễn một màn kịch.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập
Giáo viên nhận xét, biểu dương nhóm diễn xuất tốt, thuộc lời thoại 
GDKNS:
-Thể hiện sự tự tin(đối thoại hoạt bát, tự nhiên, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp).
4. củng cố
- Viết tiếp lại màn kịch cho hay hơn.
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài
Nhận xét tiết học.
- Hát 
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Là dựa vào các tình tiết trong câu chuyện để viết thành vở kịch – có đủ các yếu tố: nhân vật, cảnh trí, thời gian, diễn biến, lời thoại.
1 học sinh đọc gợi ý 1 trong SGK.
Cả lớp đọc thầm theo.
Học sinh xem lại các tranh minh hoạ, nhớ lại nội dung câu chuyện vừa học trong tuần, lần lượt trả lời từng câu hỏi 
Nên ghép các đoạn 1, 2 và một phần của đoạn 3 thành một màn, phần chính của đoạn 3 – một màn: các đoạn 4, 5 – một màn, như trong SGK
3 học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý 2 trong SGK.
Cả lớp đọc thầm theo.
1 học sinh đọc yêu cầu 3: Phân công mỗi bạn trong nhóm viết một màn kịch rồi trao đổi với nhau.
Các nhóm phân việc cho mỗi bạn viết 1 màn, sau đó trao đổi với nhau để hoàn chỉnh từng màn. Cuối cùng hoàn chỉnh cả 3 màn thành kịch bản chung của cả nhóm.
Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả làm bài của nhóm mình – đọc 1 màn, đọc cả 3 màn.
Mỗi nhóm chọn 1 màn kịch, cử các bạn trong nhóm vào vai các nhân vật. Sau đó, thi diễn màn kịch đó trước lớp.
-HS lắng nghe.
 TẬP LÀM VĂN
Tiết 58 : TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI.
I. Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối ; nhận biết và sửa lỗi trong bài ; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
II Chuẩn bị
- Viết sẵn: 5 đề văn của tiết Viết bài văn tả cây cối 
III. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài 
 TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI.
 b Phát triển các hoạt động 
Hoạt động 1: Nhận xét kết quả bài viết của học sinh.
Giáo viên nhận xét về kết quả làm bài của học sinh:
* Ưu điểm chính về các mặt:
+ Xác định yêu cầu của đề bài (nội dung + thể loại).
+ Bố cục bài văn, diễn đạt, chữ viết, cách trình bày 
® Giáo viên trích đọc một số đoạn văn, bài văn hay của học sinh.
* Thiếu sót, hạn chế về các mặt nói trên – nêu một vài ví dụ trong bài làm của học sinh để rút kinh nghiệm chung.
* Thông báo kết quả điểm số cụ thể – theo phân loại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh chửa bài.
Giáo viên dành thời gian thích hợp cho học sinh đọc lại bài làm của mình, tự phát hiện lỗi về các mặt đã nói ở trên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh chữ lỗi trên bảng phụ (hoặc trong phiếu học).
Chú ý khi viết các đoạn văn tả bộ phận của cây, nên sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá – tránh lối so sánh, nhân hoá vô căn cứ, sáo rỗng, không bắt nguồn từ sự quan sát đối tượng trong thực tế).
Giáo viên chọn 4, 5 đoạn văn viết lại đạt kết quả tốt, các đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp so sánh hoặc nhân hoá để đọc trước lớp, chấm điểm, khen ngợi sự cố gắng của học sinh.
4. Củng cố
Giáo viên đọc bài đạt điểm tốt.
Giáo viên nhận xét chung.
Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh đoạn văn đã tập viết ở lớp.
Chuẩn bị: “Ôn tập về văn tả con vật”.
Nhận xét tiết học. 
 Hát .
2 HS đọc màn kịch đã hoàn chỉnh ở nhà.
1 học sinh đọc yêu cầu 1 trong SGK (Chữa bài).
Cả lớp đọc thầm theo.
1 học sinh đọc yêu cầu 2 (Chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn).
Mỗi em tự xác định đoạn văn sẽ viết lại cho hay hơn là đoạn nào.
Học sinh viết lại đoạn văn vào vở.
Học sinh phát hiện cái hay.
TUẦN 30	TẬP LÀM VĂN
Tiết 59	ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT 1).
- HS viết được đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật mình yêu thích.
II/ CHUẨN BỊ
- Bảng phụ đã viết sẵn kiến thức ghi nhớ về bài văn tả con vật. 
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ BÀI CŨ:
Kiểm tra 1 HS.
GV nhận xét cho điểm 
B/ BÀI MỚI:
- Giới thiệu bài : ÔN TẬP VỀ TẢ CON VẬT
- Phát triển các hoạt động
Bài 1: Cho 2HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.
GV đính bảng phụ đã viết sẵn ghi nhớ về bài văn tả con vật. Gọi 1HS đọc lại. 
Chia lớp thành 3 tổ, mỗi tổ thảo luận (theo nhóm 2) một câu hỏi ở BT 1.
GV chốt ý đúng
Bài 2: Cho hs đọc đề, làm vào vở và nêu miệng bài làm.
GV nhận xét chấm 1 số đoạn
c. Củng cố
Cho hs nhắc lại kiến thức ghi nhớ về bài văn tả con vật
d. Nhận xét dặn dò
GV nhận xét.
Dặn HS xem trước bài tiếp theo.
1HS đọc đoạn văn đã viết lại, tiết TLV tuần trước.
- 2HS đọc.
- 1HS đọc kiến thức ghi nhớ về bài văn tả con vật
Thảo luận nhóm 2, làm vào vở và trình bày:
a/ Bài văn gồm 4 đoạn:
+Đoạn 1: câu đầu (mở bài tự nhiên)-Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi vào các buổi chiều
+Đoạn 2 : tiếp theo đến rủ xuống cỏ cây - Tả tiếng hót đặc biệt của chim họa mi vào buổi chiều
+Đoạn 3: tiếp theo đến trong bóng đêm dày-Tả cách ngủ rất đặc biệt của chim họa mi trong đêm
+Đoạn 4: phần còn lại (kết bài) -Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của chim họa mi
b/ Quan sát bằng thị giác (thấy); thính giác (nghe)
c/ Ví dụ: chi tiết họa mi ngủ; hình ảnh so sánh tiếng họa mi như điệu đàn
HS đọc đề, làm vào vở và vài HS nêu miệng bài làm; lớp nhận xét, sửa chữa.
 	TẬP LÀM VĂN
Tiết 60	TẢ CON VẬT (Kiểm tra viết)
Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Viết được bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng. 
II CHUẨN BỊ:
	HS: dàn ý của đề bài mình sẽ viết.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KIỂM TRA BÀI CŨ: 
Sự chuẩn bị của HS
B/ BÀI MỚI :
1.Giới thiệu bài : 
TẢ CON VẬT (Kiểm tra viết)
2. Phát triển các hoạt động.
Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
Yêu cầu hs đọc lại dàn ý của bài.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu tên con vật mình chọn tả.
Gv hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho Hs. Lưu ý HS: cần chọn những nét đặc trưng về hình dáng, hoạt động của con vật để tả
3. Thực hành
- HS làm bài
Hs nhớ lại và viết vào bài kiểm tra, Gv theo dõi giúp đỡ HS yếu.
C/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
GV thu bài
-Chuẩn bị : Ôn tập về tả cảnh
Trình các dàn ý.
2 HS đọc to, lớp theo dõi SGK:
Đề bài: Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
2HS đọc gợi ý trong SGK.
Hs đọc lại dàn ý của bài tả đồ vật
Vài HS nhau nêu tên con vật mình chọn tả.
HS viết bài vào vở . 
Nộp bài.
TUẦN 31	TẬP LÀM VĂN
Tiết 61: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
- Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học trong học kỳ I; lập dàn ý vắn tắt cho một trong các bài văn đó.
 - Biết phân tích trình tự miêu tả (theo thời gian) và chỉ ra được một số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.(BT2).
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC:
- Bảng phụ đó ghi cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
+Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả con vật?
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Treo bảng phụ và hướng dẫn HS
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS trình bày miệng dàn ý của một bài văn.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc bài văn Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh và các câu hỏi cuối bài.
-Yêu cầu HS làm việc theo cặp
+Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự nào?
+Tìm những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế.
+Vì sao em lại cho rằng sự quan sát đó rất tinh tế?
+Hai câu văn đó thể hiện tình cảm gì của tác giả với cảnh được miêu tả?
4. Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học
Dặn HS học bài và chọn quan sát một cảnh trong các đề văn.
-HS trả lời câu hỏi,HS khác bổ sung.
-HS đọc thành tiếng trước lớp.
-HS quan sát, lắng nghe.
-HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm vào vở.Nhận xét bài làm của bạn trên bảng
-HS tiếp nối nhau trình bày.
-HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
-HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận
+Từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ
-HS nối tiếp nhau nêu những chi tiết quan sát tinh tế.
+Vì tác giả phảt quan sát thật kĩ, bằng nhiều giác quan để chọn lọc
+Tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 62: ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
 - Lập dàn ý một bài văn tả cảnh.
 - Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC: Bảng lớp viết sẵn 4 đề bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS trình bày dàn ý một bài văn tả cảnh em đã học trong học kì I.
- GV nhận xét
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi HS đọc gợi ý 1 
-Em chọn cảnh nào để lập dàn ý?
-Yêu cầu HS tự làm bài.GV gợi ý HS cách làm.
- Gọi HS trình bày dàn ý của mình.GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
-Tổ chức cho HS trình bày dàn ý trong nhóm.Gợi ý cho HS trình bày dàn ý theo các gợi ý trong SGK
- GV ghi các tiêu chí đánh giá lên bảng : Dàn ý đủ 3 phần Mở bài ; Thân bài ; Kết luận
- Gọi HS trình bày dàn ý trước lớp.
- Gọi HS nhận xét bạn trình bày theo các tiêu chí trên.
- GV nhận xét, chấm điểm HS trình bày tốt.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý của bài văn tả cảnh để chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
-HS trình bày bài làm của mình.
-HS đọc yêu cầu trước lớp.
-HS đọc gợi ý
-HS giới thiệu về cảnh mình chọn.
-HS làm bài cá nhân.
-HS trình bày, HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS đọc trước lớp
- 4 HS ngồi cạnh nhau cùng trình bày dàn ý của mình cho các bạn nghe.
-HS trình bày dàn ý trước lớp.
-HS nhận xét bạn trình bày.
TUẦN 32	TẬP LÀM VĂN
Tiết 63: TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT
I. MỤC TIÊU
- HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết ) ; nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại một đoạn trong bài cho đúng và hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC:
- Bảng lớp ghi một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Họat động của thầy
Họat động của trò
1-Kiểm tra bài cũ: 
Một số HS đọc dàn ý bài văn tả cảnh về nhà các em đã hoàn chỉnh.
2-Dạy bài mới:
a)-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b)- Nội dung:
GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để:
a) Nêu nhận xét về kết quả làm bài:
-Những ưu điểm chính:
+Hầu hết các em đều xác định được yêu cầu của đề bài, viết bài theo đúng bố cục.
+Môt số HS diễn đạt tốt.
+ Môt số HS chữ viết, cách trình bày đẹp.
-Những thiếu sót, hạn chế: dùng từ, đặt câu còn nhiều bạn hạn chế.
b) Thông báo điểm.
 c)-Hướng dẫn HS chữa bài:
 - GV trả bài cho từng học sinh.
- HS nối tiếp đọc các nhiệm vụ 2, 3, 4 của tiết.
a) Hướng dẫn chữa lỗi chung:
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn ở bảng
- Mời HS chữa, Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng.
b) Hướng dẫn từng HS sửa lỗi trong bài:
- HS phát hiện thêm lỗi và sửa lỗi.
- Đổi bài cho bạn để rà soát lại việc sửa lỗi.
- GV theo dõi, Kiểm tra HS làm việc.
c) Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
+ Cho HS trao đổi, thảo luận tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
d) HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn:
+ Y/c mỗi em tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại.
+ Mời HS trình bày đoạn văn đã viết lại 
3- Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
-HS chú ý lắng nghe phần nhận xét của GV để học tập những điều hay và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- HS trao đổi về bài các bạn đã chữa trên bảng để nhận ra chỗ sai, nguyên nhân, chữa lại. 
- HS đọc lại bài của mình và tự chữa lỗi.
- HS đổi bài soát lỗi.
-HS nghe.
-HS trao đổi, thảo luận.
- HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng.
-Một số HS trình bày.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 64: Kiểm tra viết: Tả cảnh
I. MỤC TIÊU
HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng , đủ ý ,dùng từ, đặt câu đúng .
II. ĐỒ DÙNG DAY HỌC: 
- Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra; HS: vở.
- Bảng lớp viết sẵn 4 đề bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Giới thiệu bài 
	Bốn đề bài của tiết viết bài văn tả cảnh hôm nay cũng là 4 đề của tiết ôn tập về tả cảnh cuối tuần 31. Trong tiết học ở tuần trước, mỗi em đã lập dàn ý và trình bày miệng bài văn tả cảnh theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh bài văn..
2-Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
- Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
- GV nhắc HS :
+Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+Dù viết theo đề bài cũ các em cần kiểm tra lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
 3-HS làm bài kiểm tra:
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- Hết thời gian GV thu bài.
4- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 33
- HS nối tiếp đọc đề bài.
- HS trình bày.
- HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bài.
-Thu bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TLV5_T29-33.doc