Giáo án Môn: Tập làm văn - Bài: Cấu tạo của bài văn tả cảnh

Giáo án Môn: Tập làm văn - Bài: Cấu tạo của bài văn tả cảnh

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Giúp HS:

- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài.

- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa (mục III).

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Ổn định lớp: Cả lớp hát.

2.Kiểm tra bài cũ:

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn: Tập làm văn - Bài: Cấu tạo của bài văn tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
Tuần: 01
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 01
Bài: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Giúp HS:
- Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả cảnh: mở bài, thân bài, kết bài.
- Chỉ rõ được cấu tạo ba phần của bài Nắng trưa (mục III).
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định lớp: Cả lớp hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
* Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em nắm được cấu tạo của một bài văn tả cảnh. So với các dạng bài TLV tả những đối tượng cụ thể (như tả đồ vật, cây cối, con vật), tả cảnh là một dạng bài khó hơn vì đối tượng tả là một quang cảnh nằm trong một không gian rộng. Trong quang cảnh đó, có thể thấy không chỉ thiên nhiên mà có cả con người loài vật. Vì vậy, để viết được một bài văn tả cảnh, người viết phải biết quan sát đối tượng một cách bao quát, toàn diện. 
* Hoạt động 1: Nhận xét
Mục tiêu: Giúp HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh. 
Tiến hành:
Bài tập 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- Gọi 1 HS đọc bài Hoàng hôn trên sông hương.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài Hoàng hôn trên sông hương và giải nghĩa từ khó trong bài: màu ngọc lam, nhạy cảm, ảo giác.
- GV giải nghĩa thêm từ hoàng hôn (thời gian cuối buổi chiều, mặt trời mới lặn, ánh sáng yếu ớt và tắt dần)
- GV giới thiệu cho HS về sông Hương – một dòng sông rất nên thơ của Huế mà các em đã biết khi học bài Sông Hương (sách Tiếng Việt 2, tập hai)
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài văn, mỗi em tự xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài.
- GV chốt: Bài văn có 3 phần:
+ Mở bài (từ đầu đến trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này)
+ Thân bài (từ Mùa thu đến khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt ).
+ Kết bài (câu cuối)
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của BT
- GV cho HS thảo luận nhóm 4; nhắc HS chú ý nhận xét sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh:
+ Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
+ Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật.
+ Tả thời tiết, con người.
Bài Hoàng hôn trên sông hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian:
+ Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
+ Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
+ Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
+ Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh từ hai bài văn đã phân tích.
- Gọi 2,3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
- Yêu cầu HS minh họa nội dung Ghi nhớ bằng việc nêu cấu tạo của bà văn tả cảnh Hoàng hôn trên sông Hương hoặc Quang cảnh làng mạc ngày mùa
* Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS nhận xét được cấu tạo của bài văn Nắng trưa 
Tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi 1 HS đọc bài văn Nắng trưa.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và làm bài cá nhân.
- Yêu cầu HS trình bày ý kiến.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cả lớp đọc thầm và giải nghĩa từ.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và làm bài.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài tập.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS rút ra nhận xét.
- 2,3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
- HS nêu cấu tạo.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc bài văn.
- HS đọc thầm bài và làm bài cá nhân.
- HS trình bày ý kiến.
- HS lắng nghe,
.
4. Củng cố:
- Gọi 1 HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ trong SGK.
5. Dặn dò:
- Yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- Quan sát trước ở nhà, ghi lại những điều em quan sát được về một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
- GV nhận xét tiết học.
*Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
Tuần: 01
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 02
Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1).
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
*GDBVMT: Qua bài văn này giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. 
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Gv: Tranh, ảnh rừng tràm ( nếu có).
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định lớp: Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra về nội dung của bài.
-HS đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
* Giới thiệu bài:
* Hoạt động: Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
-GV đi hướng dẫn, giúp đỡ HS yếu.
-HS trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
-Gọi HS trình bày :
a)Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
-HS trả lời, các HS bổ sung ý kiến.
a)Những sự vật được miêu tả: cánh đồng buổi sớm: đám mây, vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh ra, những bó hoa huệ của người bán hàng; bầy sáo liệng trên cánh đồng ; mặt trời mọc.
b)Tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
b)Tác giả quan sát sự vật bằng xúc giác, thị giác...
c)Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Tại sao em lại cho rằng sự quan sát đó rất tinh tế?
+Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thủy. Tác giả cảm nhận được giọt mưa rơi trên tóc, rất nhẹ.
+Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra những khoảng vực xanh vòi vọi. Tác giả quan sát bằng thị giác, cảm
nhận được màu sắc của vòm trời, đám mây.
+Những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thuỷ làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Tác giả cảm nhận sự vật bằng làn da
-Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu, cảm nhận được sự quan sát tinh tế của tác giả.
- GDBVMT: Bài văn này giúp em cảm nhận được điều gì? Em cần phải làm gì để bảo vệ vẻ đẹp đó?
- Kết luận: Tác giả đã lựa chọn chi tiết tả cảnh rất đặc sắc và sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ đẹp riêng của từng cảnh vật.
 Để có một bài văn miêu tả hay, chân thực, chúng ta phải biết cách quan sát, cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: xúc giác, thính giác, thị giác và đôi khi là cả sự liên tưởng. Để chuẩn bị viết bài văn tốt các em cùng tiến hành lập dàn ý bài văn tả cảnh.
-Cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. ..
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-1HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Gọi 1 HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày (đã giao từ tiết trước).
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau đọc.
-Nhận xét, khen ngợi những HS có ý thức chuẩn bị bài, quan sát tốt.
-Tổ chức cho HS làm bài tập cá nhân ; GV giúp đỡ HS gặp khó khăn.
* Gợi ý các câu hỏi:
+Mở bài: Em tả cảnh gì ở đâu? Vào thời gian nào? Lí do em chọn cảnh vật để miêu tả là gì?
+Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật.
 *Tả theo thời gian.
 *Tả theo trình tự từng bộ phận.
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ, nhận xét của em về cảnh vật.
+ GV kết luận: 
 Tả cảnh bao giờ cũng có con người, con vật. Hoạt động của con người, chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn. Khi quan sát các em có thể cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: thính giác, thị giác, xúc giác.
- 2 HS lập dàn ý vào bảng phụ, HS dưới lớp làm vào vở.
- Chọn HS làm bài tốt trình bày dàn ý của mình.
- 1 HS dán phiếu của mình lên bảng, các HS khác đọc nêu ý kiến về bài của bạn.
4. Củng cố: 
- Yêu cầu HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả cảnh
5. Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn và chuẩn bị bài Luyện tập tả cảnh.
*Điều chỉnh, bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV 5 tuan 1.doc