Giáo án Môn: Tập làm văn - Bài: Luyện tập làm đơn

Giáo án Môn: Tập làm văn - Bài: Luyện tập làm đơn

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Biết viết một lá đơn đúng quy định và thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do , nguyện vọng rõ ràng.

- Hiểu được ý nghĩa của việc viết đơn. Từ đó vận dụng vào cuộc sống.

- Giúp HS yêu thích môn học.

* RKNS:

+ Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng).

+ Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Một số tranh, ảnh về thảm họa mà chất độc màu da cam gây ra.

 Mẫu đơn. Bảng lớp viết những điều cần chú ý ( SGK trang 60)

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn: Tập làm văn - Bài: Luyện tập làm đơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
Tuần: 06
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 11
Bài: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Biết viết một lá đơn đúng quy định và thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do , nguyện vọng rõ ràng. 
- Hiểu được ý nghĩa của việc viết đơn. Từ đó vận dụng vào cuộc sống.
- Giúp HS yêu thích môn học.
* RKNS:
+ Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng).
+ Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Một số tranh, ảnh về thảm họa mà chất độc màu da cam gây ra.
 Mẫu đơn. Bảng lớp viết những điều cần chú ý ( SGK trang 60)
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thu, chấm vở của 3 HS phải viết lại bài văn tả cảnh.
- Thu, chấm vở của 3 HS phải làm lại bảng thống kê kết quả học tập trong tuần của tổ.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
* Giới thiệu bài:
- GV hỏi: 
+ Khi nào chúng ta phải viết đơn?
+ Hãy kể tên những mẫu đơn mà các em đã được học.
- GV nêu yêu cầu bài học: 
-HS nêu ý kiến:
+Chúng ta phải viết đơn khi muốn trình bày một ý kiến, nguyện vọng nào đó.
+Đơn xin phép nghỉ học; Đơn xin cấp thẻ đọc sách; Đơn xin gia nhập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
* Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1 
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài
-1 HS đọc bài văn trước lớp; sau đó 3 HS tiếp nối nhau nêu ý chính của từng đoạn.
- Lần lượt hỏi HS:
-HS tiếp nối nhau nêu ý kiến:
+ Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì?
+ Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam?
+Động viên, thăm hỏi, giúp đỡ về vật chất, sáng tác thơ, truyện, vẽ tranh để động viên họ...
+ Ở địa phương em có những người bị nhiễm chất độc màu da cam không? Em thấy cuộc sống của họ ra sao?
+HS trả lời.
+ Em đã từng biết hoặc tham gia những phong trào nào để giúp đỡ hay ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam ?
-HS nêu.
- GV: Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mĩ đã rải hàng ngàn tấn chất độc màu da cam xuống đất nước ta, gay thảm hoạ cho môi trường, cây cỏ, muông thú và con người. Hậu quả của nó thật tàn khốc. Mỗi chúng ta hãy làm một việc gì đó để giúp đỡ những nạn nhân chất độc màu da cam.
- HS lắng nghe.
 Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- GV nêu câu hỏi giúp HS tìm hiểu bài: 
+ Hãy đọc tên đơn em sẽ viết?
+ Mục Nơi nhận đơn em viết những gì?
+ Phần lí do viết đơn em viết những gì?
- Nhận xét, sửa chữa, bổ sung cho phần lí do viết đơn của một số HS.
- Yêu cầu HS viết đơn.
- Treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn hoặc phát mẫu đơn in sẵn cho HS.
-1 HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp cùng nghe.
-Tiếp nối nhau trả lời:
+Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
-HS nêu.
-Nhắc HS:
 Phần lí do viết đơn chính là phần trọng tâm của đơn. Em phải chú ý nêu bật được sự đồng tình của mình đối với các hoạt động của Đội tình nguyện, bản thân em phải có khả năng tham gia các hoạt động, nguyện vọng của em là muốn góp phần giúp đỡ các nạn nhân chất độc màu da cam. Chữ viết cần sạch, đẹp, câu văn rõ ràng.
- Gọi 5 HS đọc đơn đã hoàn thành.
- Gọi HS nhận bài làm của từng bạn.
- Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
-Hoạt động cá nhân.
-5 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
-Nhận xét bài làm của bạn.
4. Củng cố: 
- GV hỏi nội dung chính của bài
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà:
- Những HS nào viết đơn chưa đạt yêu cầu, về nhà làm lại bài.
- Chuẩn bị bài luyện tập tả cảnh sông nước để tiết sau học bài: Luyện tập Tả cảnh.
* Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
Tuần: 06
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 12
Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong 2 đoạn văn trích (BT1).
- Biết lập dàn ý chí tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2)
- Giúp Hs yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Gv: Tranh, ảnh minh họa cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm ... ( cỡ to).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định lớp: Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- Thu, chấm bài tập Đơn xin gia nhập Đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam.
- Kiểm tra việc chuẩn bị tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước và việc ghi lại các kết quả quan sát.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
* Giới thiệu bài:
* Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1
- Chia lớp thành các nhóm.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn, trả lời các câu hỏi trong nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu các nhóm khác có cùng nội dung nhận xét, bổ sung. Mỗi HS chỉ trả lời 1 câu hỏi, GV có thể hỏi thêm các câu hỏi khác về cách miêu tả của từng đoạn.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Đoạn a:
+Nhà văn Vũ Tú Nam đã miêu tả cảnh sông nước nào?
 +Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
+Câu văn nào cho em biết điều đó?
+Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
+Tác giả đã sử dụng những màu sắc nào khi miêu tả?
+Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị gì?
+Theo em “liên tưởng”có nghĩa là gì?
- GV:Trong miêu tả, nghệ thuật liên tưởng được sử dụng rất hiệu quả. Liên tưởng làm cho sự vật thêm sinh động hơn, gần gũi với con người hơn. Liên tưởng của nhà văn giúp ta cảm nhận được vẻ đáng yêu của biển.
- Đoạn b:
+Nhà văn Đoàn Giỏi miêu tả cảnh sông nước nào?
+Con kênh được quan sát ở những thời điểm nào trong ngày?
+Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
+Tác giả miêu tả những đặc điểm nào của con kênh?
- GV giải thích: “ Thủy ngân” ...
+Việc tác giả sử dụng nghệ thuật liên tưởng để miêu tả con kênh có tác dụng gì?
- GV chốt ý.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu 2 - 3 HS đọc các kết quả quan sát một cảnh sông nước đã chuẩn bị từ tiết trước. GV ghi nhanh một số kết quả của HS lên bảng.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Yêu cầu HS tự lập dàn ý bài văn tả cảnh một cảnh sông nước.
- GV gợi ý thêm cho HS.
- Gọi 3 HS đã làm bài vào giấy khổ to dán phiếu lên bảng. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa, bổ sung để có dàn bài văn hoàn chỉnh ( trên bảng lớp).
- Nhận xét, cho điểm những HS viết dàn ý đạt yêu cầu.
-Nhóm 4.
- Các nhóm cùng đọc bài, trao đổi, trả lời câu hỏi ( mỗi nhóm chỉ phân tích 1 trong 2 đoạn văn).
- 1nhóm báo cáo kết quả thảo luận: HS đọc đoạn văn, 1 hs đọc câu hỏi, 1HS trả lời câu hỏi.
-HS nêu
+ Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây.
-HS nêu.
+Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi: bầu trời xanh thẳm, rải mây trắng nhạt, âm u mây mưa, ầm ầm dông gió.
-HS nêu.
+ Khi quan sát biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
+ Liên tưởng là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác.
-HS lắng nghe.
- Con kênh.
 + Lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều
- Bằng thị giác
- HS trả lời
- Làm cho người đọc hình dung được con kênh Mặt trời, làm cho nó sinh động hơn.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 đến 3 HS đọc thành tiếng bài của mình 
-Lắng nghe.
- 3HS làmbài trên bảng phụ. HS cả lớp làm vào vở.
- 3 HS lần lượt trình bày dàn ý của mình, HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
4. Củng cố: 
- GV hỏi nội dung chính của bài.
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà sửa chữa, hoàn thiện dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước và chuẩn bị bài Luyện tập tả cảnh.
*Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV 5 tuan 6.doc