Giáo án Môn: Tập làm văn - Bài: Luyện tập tả cảnh

Giáo án Môn: Tập làm văn - Bài: Luyện tập tả cảnh

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.

- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.

* GDBVMT: Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên qua cơn mưa rào. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 HS: Bút dạ, 2-3 tờ giấy khổ to để 2-3 HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh mưa, làm mẫu để cả lớp cùng phân tích.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1.Ổn định lớp: Hát

2.Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra về nội dung của bài.

- HS đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.

3.Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2066Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn: Tập làm văn - Bài: Luyện tập tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
Tuần: 03
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 05
Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa. 
* GDBVMT: Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên qua cơn mưa rào. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 HS: Bút dạ, 2-3 tờ giấy khổ to để 2-3 HS lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh mưa, làm mẫu để cả lớp cùng phân tích.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định lớp: Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra về nội dung của bài.
- HS đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
* Giới thiệu bài:
 Trực tiếp
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài .
 Bài 1:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- 2 HS đọc thành tiếng ( 1 HS đọc bài văn Mưa rào,1 HS đọc các câu hỏi).
-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn sau:
+Đọc kĩ bài văn Mưa rào trong nhóm.
+Trao đổi, thảo luận để trả lời câu hỏi.
+Viết câu trả lời vào giấy nháp.
-4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-Tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận. GV rút ra kết luận.
-HS hoạt động theo nhóm.
a) Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn mưa sắp đến?
-HS trả lời.
b)Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa.
b)Tiếng mưa lúc đầu : lẹt đẹt.... lẹt đẹt, lách tách; Về sau mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào lòng lá chuối, giọt tranh đổ ồ ồ.
-Hạt mưa: những giọt nước lăn tăn xuống, tuôn rào rào, xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xoa.
c)Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời, trong và sau trận mưa.
- HS trả lời.
d)Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
d)Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng mắt, tai, cảm giác của làn da, mũi.
+Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả?
+Tác giả quan sát cơn mưa theo trình tự thời gian: lúc trời sắp mưa® mưa ® tạnh hẳn.
+Cách dùng từ trong khi miêu tả của tác giả có gì hay?
- GDBVMT: Bài văn này giúp em cảm nhận được điều gì? Em cần phải làm gì để bảo vệ vẻ đẹp đó?
- GV: Tác giả tả cơn mưa theo trình tự thời gian: từ lúc có dấu hiệu báo mưa đến khi mưa tạnh, tác giả đã thả hồn mình theo cơn mưa để nghe thấy, ngửi thấy, nhìn thấy, cảm giác thấy sự biến đổi của cảnh vật... Cách dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo, tác giả đã viết được bài văn miêu tả cơn mưa rào đầu mùa sinh động, thú vị đến như vậy.
+Tác giả dùng nhiều từ láy, nhiều từ gợi tả khiến ta hình dung được cơn mưa ở vùng nông thôn rất chân thực.
-Cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. ..
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-1 HS đọc, cả lớp nghe.
-Gọi HS đọc bản ghi chép về một cơn mưa mà em đã quan sát.
- 3HS đọc thành tiếng bài của mình trước lớp.
-HS lập dàn ý bài:
+Phần mở bài cần nêu những gì?
+Em miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?
-HS trả lời.
-GV hỏi:
+Những cảnh vật nào chúng ta thường gặp trong cơn mưa?
+Phần kết bài em nêu những gì?
-HS trả lời:
+ Cảnh vật thường có trong mưa: mây, gió, bầu trời, mưa, con vật, cây cối, con người, chim muông...
+Phần kết bài có thể nêu cảm xúc của mình hoặc cảnh vật tươi sáng sau cơn mưa.
-Yêu cầu HS tự lập dàn ý.
- GV nhắc HS: Sử dụng những từ láy, từ gợi tả để miêu tả cơn mưa, sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận cảnh vật. Có thể là cơn mưa em quan sát từ lúc trời có dấu hiệu sắp mưa hoặc là cơn mưa do bất ngờ em bắt gặp.
- Nhận xét, khen ngợi những HS quan sát tinh tế, sử dụng từ ngữ hay, độc đáo khi miêu tả.
 - 2 HS lập dàn ý vào bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở.
4. Củng cố:
- GV hỏi lại ý chính của bài.
5. Dặn dò:
- xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý bài văn tả cơn mưa, mượn dàn ý của những bạn khá để tham khảo và chuẩn bị bài : Luyện tập tả cảnh.
*Điều chỉnh, bổ sung:
Ngày soạn: 
Ngày dạy: .
Tuần: 03
MÔN: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 06
Bài: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
- Nắm được ý chính của 4 đoạn và chọn 1 đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2).
*HS khá, giỏi: Hoàn chỉnh đoạn văn ở BT1 và chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn miêu tả khá sinh động.
- Giúp HS yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Gv: Bảng phụ viết nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa ( BT1).
- HS: Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa của từng HS trong lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Ổn định lớp: Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS đọc dàn ý tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
* Giới thiệu bài: Trực tiếp
* Hoạt động: Hướng dẫn HS làm bài
 Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
-1 HS đọc yêu cầu, 5 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn chưa hoàn chỉnh.
-GV hỏi: Đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì?
-HS nêu: Tả quang cảnh sau cơn mưa.
-Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận để xác định nội dung chính của mỗi đoạn.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
-Gọi HS phát biểu ý kiến.
-Nhận xét, kết luận.
-Tiếp nối nhau phát biểu:
+Đoạn 1: Giới thiệu cơn mưa rào, ào ạt tới rồi tạnh ngay.
+Đoạn 2: Ánh nắng và các con vật sau cơn mưa.
+Đoạn 3: Cây cối sau cơn mưa.
+Đoạn 4: Đường phố và con người sau cơn mưa.
-Hỏi : Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?
-HS trả lời:
+Đoạn 1: Viết thêm câu tả cơn mưa.
+Đoạn 2: Viết thêm các chi tiết, hình ảnh miêu tả chị gà 
mái tơ, đàn gà con, chú mèo khoang sau cơn mưa.
+Đoạn 3: Viết thêm câu tả hoạt động của con người trên đường phố.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-3 HS làm vào bảng phụ, HS cả lớp viết vào vở.
+ Đây là bài văn Tả quang cảnh sau cơn mưa có 4 đoạn. Mỗi đoạn có một nội dung khác nhau. Do vậy không nên viết quá dài, thêm nhiều chi tiết, cảnh vật.
-Khi HS viết xong, GV yêu cầu 4 HS làm trên phiếu dán bài lên bảng, đọc đoạn văn. GV cùng HS nhận xét, sửa chữa để rút kinh nghiệm.
- 4HS đọc bài, cả lớp nhận xét, bổ sung ý kiến cho từng đoạn.
-Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- 8 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài văn.
-Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau đọc.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
-1HS đọc thành tiếng cho HS cả lớp nghe.
-HS tiếp nối nhau nêu ý kiến.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-2 HS viết đoạn văn vào bảng phụ, HS cả lớp viết vào vở.
-Gợi ý HS đọc lại dàn ý bài văn tả cơn mưa mình đã lập để viết.
-GV cho HS sửa bài ở bảng phụ
-2 HS lần lượt đọc bài. HS cả lớp phát biểu ý kiến để sửa chữa cho từng bạn.
-GV cùng HS nhận xét, sữa chữa bài.
-5 đến 7 HS đọc đoạn văn mình viết.
-Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
-Nhận xét, cho điểm những HS viết đạt yêu cầu.
4. Củng cố: 
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài.
5. Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nha:
- Viết lại đoạn văn trong bài văn tả cơn mưa ( nếu chưa đạt).
- Quan sát trường học và ghi lại những điều quan sát được và chuẩn bị bài Luyện tập tả cảnh.
*Điều chỉnh, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV 5 tuan 3.doc