Giáo án môn Tập làm văn lớp 5 (chuẩn)

Giáo án môn Tập làm văn lớp 5 (chuẩn)

BÀI 1: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH

 I. Mục tiêu:

Giúp HS:

- Hiểu được cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm: mở bài, thân bài, kết bài và yêu cầu của từng phần

- Phân tích được cấu tạo của một bài văn cụ thể

- Bước đầu biết cách quan sát một cảnh vặy

 II. Đồ dùng dạy học

- Giấy khổ to, bút dạ

- Phần ghi nhớ viết sẵn bảng phụ

 

doc 109 trang Người đăng hang30 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tập làm văn lớp 5 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kế hoạch bài dạymôn tập làm văn l5
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Bài 1: Cấu tạo của bài văn tả cảnh
 I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Hiểu được cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm: mở bài, thân bài, kết bài và yêu cầu của từng phần
- Phân tích được cấu tạo của một bài văn cụ thể
- Bước đầu biết cách quan sát một cảnh vặy
 II. Đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ
- Phần ghi nhớ viết sẵn bảng phụ
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
H: Theo em bài văn tả cảnh gồm mấy phần? là những phần nào?
GV: Bài văn tả cảnh có cấu tạo giống hay khác bài văn chúng ta đã học? Mỗi phần của bài văn có nhiệm vụ gì ? các em cùng tìm hiểu ví dụ.
 2. Tìm hiểu ví dụ.
 Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài
H: Hoàng hôn là thời điểm nào trong ngày?
GV: Sông Hương là dòng sông thơ mộng, hiền hoà chảy qua thành phố Huế. Chúng ta cùng tìm hiểu xem tác giả đã quan sát dòng sông theo trình tự nào? Cách quan sát ấy có gì hay?
- Yêu cầu HS thảo luận nhỏmtao đổi về mở bài, thân bài, kết bài. Sau đó xác định các đoạn văn của mỗi phần và nội dung của đoạn văn đó.
- GV yêu cầu nhóm trình bày
- Nhận xét nhóm trả lời đúng 
 H: Em có nhận xét gì về phần thân bài của bài văn?
 Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu hoạt động theo nhóm
+ Đọc bài văn Quang cảnh làng mạc ngày mùa và Hoàng hôn trên sông Hương. 
+ Xác định thứ tự miêu tả trong mỗi bài
+ So sánh thứ tự miêu tả của hai bài văn với nhau.
- Các nhóm lên bảng trình bày
- GV nhận xét bổ xung
- HS nêu suy nghĩ, dựa vào bài văn đã học: bài văn tả cảnh gồm có 3 phần là mở bài, thân bài, kết bài
- HS đọc yêu cầu
- Hoàng hôn là thời gian cuối buổi chiều , khi mặt trời mới lặn.
- 4 HS 1 nhóm thảo luận, viết câu trả lời ra giấy nháp
- các nhóm trình bày kết quả và đọc phiếu của mình, nhóm khác bổ xung.
- Bài văn có có 3 phần :
+ Mở bài( Đoạn 1): cuối buổi chiều....
yên tĩnh này: Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt yên tĩnh.
+ Thân bài( đoạn 2,3) Mùa thu... chấm dứt:: Sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc lên đèn.
+ Kết bài: Huế thức dậy ....ban đầu của nó: sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
- Thân bài của đoạn văn có 2 đoạn. Đó là :
+ đoạn 2: tả sự thay đổi màu sắc của Sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hônđến lúc tối hẳn.
+ Đoạn 3: Tả hoạt động của con người bên bờ sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- HS đọc yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm 4
- các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ xung
 KL lời giải đúng: 
 + Giống nhau: Cùng nêu nhận xét, giới thiệu chung về cảnh vật rồi miêu tả cho nhận xét ấy.
 + Khác nhau: 
- Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa . tả tả từng bộ phận của cảnh theo thứ tự:
 . Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng
 . Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh của vật.
 . Tả thời tiết hoạt động của con người.
 - Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gianvới thứ tự:
 . nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
 . Tả sự thay đổi màu sắc và sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
 . tả hoạt động của con người bên bờ sông , trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến khi thành phố lên đèn.
 . tả sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
 H: Qua ví dụ trên em thấy:
+ Bài văn tả cảnh gồm có những phần nào?
 + Nhiệm vụ chính của từng phần trong bài văn tả cảnh là gì?
 3. Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
 4. Luyện tập
- Gọi hS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- HS thảo luận theo cặp với hướng dẫn sau; 
+ Đọc kỹ bài văn Nắng trưa
 + Xác định từng phần của bài văn
 + Tìm nội dung chính của từng phần.
+ xác định trình tự miêu tả của bài văn: mỗi đoạn của phần thân bài và nội dung từng đoạn.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng trình bày kết quả
+ Bài văn tả cảnh gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài
+ mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả
+ Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thứ tự thời gian để minh hoạ cho nhận xét ở mở bài.
+ Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
- 3 HS đọc
- HS đọc bài Nắng trưa
- HS thảo luận theo cặp, ghi ra giấy
- 1 nhóm trình bày, nhóm khác bổ xung
 KL: Bài Nắng trưa gồm có 3 phần:
 + mở bài: Nắng cứ như.... xuống mặy đát: nêu nhận xrts chung về nắng trưa
 + Thân bài: Buổi trưa ngồi trong nhà...... thửa ruộng chưa xong : cảnh vật trong nắng trưa 
 Thân bài có 4 đoạn 
- Đoạn 1: Buổi trưa ngồi... bốc lên mãi: hơi đất trong nắng trưa dữ dội
- Đoạn 2: Tiếng gì...... mi mắt khép lại: Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong nắng trưa
- Đoạn 3: con gà nào ..... cũng im lặng: Cây cối và con vật trong nắng trưa.
- Đoạn 4: ấy thế mà....chưa xong: Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
+ Kết bài: Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi!: Cảm nghĩ về người mẹ.
 B. Củng cố- dặn dò
H: bài văn tả cảnh có cấu tạo như thế nào?
- Nhận xét câu trả lời của HS
- Dặn HS về học thuộc ghi nhớ
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
Bài 2: Luyện tập tả cảnh
 I. Mục tiêu 
Giúp HS :
- Nhận biết được cách quan sát của nhà vẳntong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng.
- Hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh từ những điều quan sát được và trình bày theo dàn ý
 II. Đồ dùng dạy- học
- HS sưu tầm tranh ảnh về vườn cây, công viên, đường phố, cánh đồng
- Giấy khổ to, bút dạ
 III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 GS lên bảng 
H: hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
H: nêu cấu tạo bài văn Nắng trưa
- GV nhận xét, đánh giá
B. Dạy bài mới
 1. giới thiệu bài
- Kiểm tra kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày của HS
- GV: để chuẩn bị viết tốt bài văn tả cảnh, hôm nay các em thực hành luyện tập về quan sát cảnh, lập dàn ts cho bài văn trả cảnh
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
GV hướng dẫn giúp đỡ HS gặp khó khăn, Yêu cầu HS ghi lại ý chính trong câu hỏi
- Gọi HS trình bày 
H: Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
H: Tác giả đã quan sát sự vật bằng các giác quan nào?
H: tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ?
 GV nhận xét
KL: Tác giả lựa chọn chi tiết tả cảnh rất đặc sắc và sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận vẻ riêng của từng cảnh vật.
Để có 1 bài văn hay chúng ta phải biết cách quan sát cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: xúc giác, thính giác, thị giác và đôi khi là cả sự liên tưởng. Để chuẩn bị cho làm văn tốt chúng ta cùng tiến hành lập dàn ý bài văn tả cảnh
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày 
- Nhận xét khen ngợi những HS có ý thức chuẩn bị bài, quan sát tốt
- HS làm bài cá nhân
 Gợi ý: mở bài: Em tả cảnh gì ở đâu? vào thời gian nào? lí do em chọn cảnh vật để miêu tả là gì?
 Thân bài: tả nét nổi bật của cảnh vật
 Tả theo thời gian
 tả theo trình tự từng bộ phận
- GV chọn bài làm tốt đẻ trình bày mẫu
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị bài của các bạn 
- HS đọc yêu cầu 
- HS trao đổi và làm bài 
- Tả cánh đồng buổi sớm, đám mây, vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, nhữnggánh rau, những bó hoa huệ của người bán hàng, bầy sáo liệng trên cánh đồng, mặt trời mọc
- Tác giả quan sát bằng xúc giác( cảm giác của làn da): thấy sớm đầu thu mát lạnh, một vài mưa loáng thoáng rơi trên khăn và tóc, những sợi cỏ đẫm nước làm ướt lạnh bàn chân
Bàng thị giác( mắt) thấy đám mây xám đục, vòm trời xanh vòi vọi, vài giọt mưa ....
- Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xoã ngang vai của Thuỷ...
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc bài 
- HS làm vào vở
- Lớp nhận xét
 3. củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- chuẩn bị bài sau
 Ngày soạn: Ngày dạy: 
Bài 3: Luyện tập tả cảnh
 I. Mục tiêu
- phát hiện được những hình ảnh đẹp trong bài văn rừng trưa và chiều tối
- Hiểu được cách quan sát dùng từ khi miêu tả cảnh của nhà văn
- viết được đoạn văn miêu tả một buổi tối trong ngày dựa vào dàn ý đã lập. Yêu cầu tả cảnh vật chân thật, tự nhiên, sinh động.
 II. đồ dùng dạy học
- Giấy khổ to, bút dạ
- HS chuẩn bị dàn ý bài văn tả một buổi trong ngày
 III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A. kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc dàn ý bài văn tả một buổi chiều trong ngày
- GV nhận xét cho điểm
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. chúng ta cùng đọc 2 bài văn Rừng trưa và Chiều tối để thấy được nghệ thuật quan sát cách dùng từ để miêu tả cảnh vật của nhà văn, từ đó học tập để viết được một đoạn văn tả cảnh của mình
 2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp
 + Đọc kĩ bài văn
 + Gạch chân dưới những hình ảnh em thích.
 - Gọi HS trình bày
- GV nhận xét 
- 2 HS đứng tại chỗ đọc
- HS đọc
- 2 HS trao đổi, thảo luận làm bài theo hướng dẫn
- HS trình bày
- HS nhận xét bài của bạn
- Hình ảnh: Những thân cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ . Tác giả quan sát rất kĩ để so sánh cây tràm thân trắng như cây nến
- Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy 1 mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời. Tác giả quan sát tinh tế để thấy lá tràm đang bắt đầu ngả sang màu vàng úa giữa đám lá xanh rờn, dưới ánh nắng mặt trời , lá tràm thơm ngát
 Bài 2
- HS đọc yêu cầu
- HS giới thiệu cảnh mình định tả
- Gọi HS trình bày
- GV nhận xét , cho điểm
 3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn, quan sát một cơn mưa và ghi lại
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS giới thiệu 
+ Em tả cảnh buổi sáng ở bản em
+ Em tả cảnh buổi chiều ở quê em
+ Em tả cảnh buổi trưa ..
- 3 HS làm vào giấy khổ to các em khác làm vào vở
- 3 HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Bài 4: Luyện tập làm báo cáo thống kê
 I. mục tiêu
- HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê: giúp thấy rõ kết quả, so sánh được các kết quả.
- Lập bảng thống kê theo kiểu biểu bảng về số liệu của từng tổ HS trong lớp.
 II. đồ dùng dạy học
- Bảng số liệu thống kê bài Nghìn năm văn hiến viết sẵn trên bảng lớp
- Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2
 III. các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạy động học
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày
- Nhận xét cho điểm
 B. Dạy bài mới
 1. Giới thiệu bài
H: bài tập đọc Nghìn năm văn hiến ... tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày bài văn tả cây cối.
2- Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu; phát hiện và sửa lỗi đã mắc phải trong bài làm của mình; biết viết lại một đoạn trong bài làm của mình cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy – học
- Bảng phụ ghi 5 đề bài của tiết Kiểm tra viết (Tả cây cối, tuần 27); một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra đọc phân vai.
- GV nhận xét + cho điểm
- 2 nhóm đọc lại một trong hai màn kịch đã học ở tiết Tập làm văn trước.
Bài mới
1 Giới thiệu bài
1’
 Tuần trước các em đã làm bài kiểm tra về tả cây cối. Hôm nay, cô sẽ trả bài cho các em. Sau đó, chúng ta sẽ sửa một số lỗi các em còn mắc phải để các em có thể khắc phục những lỗi đó trong lần viết sau.
- HS lắng nghe.
2
Nhận xét
10’
HĐ1: Nhận xét chung
 - GV đưa bảng phụ đã viết 5 đề văn của tiết Kiểm tra viết bài ( tả cây cối).
 - GVđặt câu hỏi cho HS xác định rõ yêu cầu của đề bài.
 - GV nêu những ưu điểm chính của HS.
 - GV nêu những thiếu sót, hạn chế...
HĐ2: GV thông báo điểm cụ thể
- HS lần lượt trả lời.
3
Chữa bài
HĐ1: Hưỡng dẫn chữa lỗi chung
 - GV cho một số HS lên chữa lỗi.
 - GV nhận xét + khẳng định các lỗi HS đã sửa đúng ( nếu HS còn sai, GV sửa lại cho đúng).
HĐ2: Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài
 - GV theo dõi, kiểm tra
HĐ3: Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
 - GV đọc những đoạn, bài văn hay.
HĐ4: Hướng dẫn HS viết lại đoạn văn
- GV nhận xét + chấm một số đoạn hay các em vừa viết lại.
- Một vài em lên bảng sửa lỗi.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc lời nhận xét của GV và tự sửa lỗi.
- HS đổi bài cho nhau để sửa lỗi ( ghi lỗi sửa ra lề)
- HS lắng nghe, trao đổi thảo luận với bạn bên cạnh về cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
VD: Cách dùng từ ngữ, cách sử dụng phép nhận hoá, so sánh...
- Mỗi HS chọn một đoạn văn trong bài viết chưa hay, chưa đạt viết lại cho hay hơn.
- Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn vừa viết lại.
4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn.
- Về nhà chuẩn bị trước cho bài học tiết Tập làm văn tuần 30.
- HS lắng nghe.
Tuần 30
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
ôn tập về tả con vật
T mục tiêu, yêu cầu
1- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài
2- Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu nội dung bài: Bài đọc viết về sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo cổ truyền, vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo, với phong cách hiện đại phương Tây của tà áo dài Việt Nam, sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.
- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc phụ nữ có tài.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 3HS. GV yêu cầu 3 HS đọc lại đoạn, bài văn của bài tả cây cối.
- GV nhận xét + cho điểm.
- 3 HS lần lượt đọc đoạn văn, hoặc bài văn về nhà các em đã viết lại cho hay hơn.
Bài mới
1 
Giới thiệu bài
1’
Trong tiết Tập làm văn hôm nay, các em sẽ được củng cố, khắc sâu kiến thức về văn tả con vật. Các em sẽ nắm vững cấu tạo của bài văn, nghệ thuật quan sát và các giác quan được sử dụng khi quan sát...
- HS lắng nghe.
2
Làm BT
30’-31’
HĐ1: HS làm BT1 (13’-14’)
- Cho HS đọc BT1
- GV giao việc:
• Mỗi em đọc thầm lại bài văn + đọc thầm 3 câu a, b, c.
• Suy nghĩ tìm câu trả lời đúng cho ba câu hỏi.
- GV dán lên bảng lớp tờ giấy (hoặc đưa bảng phụ đã chép sẵn cấu tạo ba phần của bài văn tả con vật) lên.
- GV nhận xét tiết học
- 1HS đọc bài Chim hoạ mi hót. 1 HS đọc câu hỏi.
- 1 HS đọc toàn bộ nội dung trên giấy ( hoặc trên bảng phụ).
- HS đọc thầm lại bài Chim hoạ mi hót, lần lượt trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét
Bảng phụ
- HS đọc thầm lại bài Chim hoạ mi hót, lần lượt trả lời câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
Bài văn miêu tả con vật thường gồm ba phần:
1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả
2. Thân bài:
- Tả hình dáng
- Tả thói quen sinh hoạt và hoạt động...
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật
- Cho HS làm bài
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng của câu a ( GV đưa kết quả đúng đã chuẩn bị trước lên)
a/ Bài văn gồm các đoạn
- Đoạn 1: câu đầu.
- Đoạn 2: tiếp theo đến “...mờ mờ rủ xuống cỏ cây”
- Đoạn 3: tiếp theo đến “...trong bóng đêm dày”.
- Đoạn 4: phần còn lại
Nội dung chính của từng đoạn
- Giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều.
- Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.
- Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm.
- Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của họa mi.
H: Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào?
c/ Em thích chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
HĐ2: HS làm BT2 (15’-16’)
- Cho HS đọc yêu cầu của BT2
- GV giao việc:
• Các em nhớ viết đoạn văn khoảng 5 câu.
• Chỉ tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật.
- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.
- GV nhận xét + khen những HS viết hay.
- Tác giả quan sát bằng nhiều giác quan:
• Thị giác (mắt): Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến, thấy chim nhắm mắt, thu đầu vào cổ, thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông, chuyển từ bụi nọ sang bụi kia tìm sâu...
• Thính giác (tai): Nghe tiếng hót của hoạ mi các buổi chiều, nghe tiếng hót vang lừng vào buổi sáng...
- HS tự do trả lời và giải thích rõ tại sao mình thích.
- 1HS đọc thành tiếng.
- HS làm bài cá nhân.
- Một số em đọc đoạn văn vừa viết.
- Lớp nhận xét.
3
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại. Cả lớp chuẩn bị nội dung chi tiết viết bài văn tả một cảnh vật mà em thích.
- HS lắng nghe.
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
 Tả con vật
(Kiểm tra viết)
i mục tiêu, yêu cầu
1- Dựa trên kiến thức có được về văn tả con vật và kết quả quan sát, HS viết được một đoạn văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ đạt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II. Đồ dùng dạy – học
- Giấy kiểm tra hoặc vở.
- Tranh vẽ hoặc hình ảnh chụp một số con vật như gợi ý.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài mới
1
Giói thiệu bài mới
1’
Trong Trong tiết Tập làm văn trước, cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị cho tiết kiểm tra hôm nay. Trong Tiết tập làm văn này, các em sẽ viết hoàn chỉnh một bài văn tả con vật mà em yêu thích.
- HS lắng nghe.
2
Hướng dẫn HS làm bài
5’
- GV viết đề bài lên bảng
- Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
- GV: Các em có thể viết về con vật mà ở tiết trước các em đã viết đoạn văn tả hình dáng hoặc tả hoạt đọng của con vật đó. Các em cũng có thể viết về một con vật khác.
- Cho HS giới thiệu về con vật mình tả.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- Một số HS lần lượt giới thiệu.
3
HS làm bài
- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài, chú ý chính tả, dùng từ, đặt câu.
- - GV thu bài khi hết giờ
- HS làm bài
4
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 31. (Ôn tập về tả cảnh, mang theo sách Tiếng Việt 5, tập một, liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I.
Tuần 31
Ngày soạn:./../.07
Ngày giảng:././.07
ôn tập về văn tả cảnh
I. Mục tiêu, yêu cầu
1- Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó.
2- Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn nghệ thuật quan sát và chọc lọc chi tiết, thái độ của người tả.
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
 Từ tuần 1 đến tuần 11 các em đã được học về những bài văn tả cảnh. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được ôn tập về tả cảnh, củng cố kiến thức về văn tả cảnh; về cấu tạo của một bài văn; cách quan sát, chọn lọc chi tiết....
- HS lắng nghe.
HĐ1: HS làm BT1
- GV giao việc: 2 việc
• Các em liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong các tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 11 ( sách Tiếng Việt 5, tập 1).
• Chọn một bài văn vừa liệt kê và lập dàn ý cho bài văn vừa chọn.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho 2 HS.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng ( GV dán lên bảng tờ phiếu đã ghi sẵn lời giải lên bảng).
- 2 HS làm bài vào phiếu.
- HS còn lại làm vào vở bài tập hoặc vào giấy nháp.
- 2HS làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
a/
Tuần
Các bài văn tả cảnh
Trang
1
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Hoàng hôn trên sông Hương
- Nắng trưa
- Buổi sớm trên cánh đồng
10
11
12
14
2
- Rừng trưa
- Chiều tối
21
22
3
- Mưa rào
31
6
- Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam
- Đoạn văn tả con kênh của Đoàn Giỏi.
62
62
7
- Vịnh Hạ Long
70
8
- Kì diệu rừng xanh
75
9
- Bầu trời mùa thu
- Đất Cà Mau
87
89
- Cho HS nói về bài mình chọn.
- Cho HS làm bài + trình bày bài.
- GV nhận xét + khen HS làm dàn ý đúng
- Một số HS nói về bài mình sẽ chọn để lập dàn bài.
- Một số HS nối tiếp nhau trình bày miệng dàn ý mình làm.
Làm BT
33’-35’
HĐ2: HS làm BT2
- Cho HS đọc yêu cầu của BT + đọc bài Buổi sảng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
a/ Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
b/ Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát rất tinh tế:
- Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng, lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian...
- Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
- thành phố như bồng bềnh giữa một biển hơi sương.
- Những vùng cây xanh bỗng oà tơi trong nắng sớm.
- Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.
c/ Hai câu cuối bài là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả đối với vẻ đẹp của thành phố.
- 1HS đọc thành tiếng, HS còn lại theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài văn và trả lời câu hỏi.
- Một số HS phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét
3
Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS đọc trước nội dung của tiết Ôn tập về tả cảnh, quan sát một cảnh theo đề bài đã nêu để lập được dàn ý cho bài văn

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cac mon.doc