Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 22

Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 22

TẬP ĐỌC

Lập làng giữ biển.

I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

1.Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng kể lúc trầm bổng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật.( bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ.)

2. Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi những người dân chài táo bạo , dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài khơiđể xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng trời Tổ quốc.

3.Thái độ: Khâm phục những người dân chài táo bạo, dám nghĩ, dám làm.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

GV:TRanh minh họa bài đọc SGK.

 

doc 9 trang Người đăng hang30 Lượt xem 385Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt 5 - Tuần học 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập đọc
Lập làng giữ biển.
I. Mục đích ,yêu cầu.
1.Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài văn với giọng kể lúc trầm bổng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật.( bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ.)
2. Kiến thức: Hiểu được nội dung ý nghĩa của bài : Ca ngợi những người dân chài táo bạo , dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài khơiđể xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng trời Tổ quốc.
3.Thái độ: Khâm phục những người dân chài táo bạo, dám nghĩ, dám làm..
 II. đồ dùng dạy học. 
GV:tranh minh họa bài đọc SGK.
III. các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ.
- 2 HS đọc bài: Tiếng rao đêm và trả lời nội dung bài.
2. Bài mới. 
 a) Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1, 2 em học giỏi đọc bài.
- Mời 4 em nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến Người ông như toả ra muối.
Đoạn 2: tiếp đến thì để cho ai?
Đoạn 3: Tiếp đến quan trọg nhường nào.
Đoạn 4: Còn lại.
- GV kết hợp sửa chữa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc chưa phù hợp với từng nhân vật.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp L3 , GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ khó trong phần giải thích SGK.
- GV đọc mẫu toàn bài.
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1, và trả lời câu 1 SGK.
- Y/c HS đọc thầm bài và trả lời câu 2, 3, 4( SGK)
- Mời 1 số em nêu nội dung chính của bài.
-.GV tóm ý chính ghi bảng.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Y/c HS nêu lại giọng đọc của từng đoạn, của từng nhân vật.
- Tổ chức hướng dẫn đọc phân vai đoạn cuối.
- Tổ chức thi đọc giữa các tổ.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn nhóm bạn đọc hay .
3. Củng cố, dặn dò.
- Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục HS học tập và khâm phục bố Nhụ, một người dám nghĩ , dám làm...
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 
- HS đọc kết hợp nêu nội dung.
- 1 em đọc bài. Lớp theo dõi.
-3 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.
-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.
- Đại diện vài em phát biểu.
- HS đọc thầm để trả lời.
-HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng nhân vật
 - HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ đại diện 3 em tham gia đọc vai ngời dẫn truyện, vua Minh, Giang văn Minh.
- 2, 3 em nêu lại.
chính tả ( nghe - viết )
Bài: Hà Nội
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: Rèn kĩ nghe- viết đúng chính tả một đoạn của bài thơ Hà Nội.
2. Kiến thức: HS biết tìm và viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam.
3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. đồ dùng dạy học.
HS có vở bài tập TV
II. các hoạt động dạy-học. 
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS viết những tiếng chứa âm r, d, gi.
2 Bài mới.
a ) Giới thiệu bài.GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.
b) Hướng dẫn HS nghe - viết.
- Y/c 1 em đọc đoạn viết và cho biết nội dung của đoạn thơ đó.
- Y/c HS nêu các cụm từ ngữ dễ viết sai .
- GV hướng dẫn cách viết các từ ngữ khó mà HS nêu và cách trình bày bài thơ.
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở sao cho hiệu quả cao.
-Y/c HS gấp sách để GV đọc và HS viết.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- GV chấm 1 số bài để chữa những lỗi sai thường mắc.
- GV nêu nhận xét chung sau khi chấm. 
c )Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 2.-
a) HS nêu y/c của bài, sau đó tự trả lời.
- Hướng dẫn HS làm bài độc lập sau đó đại diện chữa bài.
- GV chốt lại lời giải đúng và y/c HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
Bài tập 3: GV nêu y/c của bài tập. 
- Hớng dẫn HS tự làm bài vào vở.
- Tổ chức cho HS thi viết tiếp sức giữa hai đội.
3. củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học,biểu dương những em HS học tốt
- Y/c về nhà tiếp tục rèn chữ viết, ghi nhớ cách viết hoa tên người, tên dịa lí Việt Nam.
- 2 em lên bảng viết.
- 1 HS đọc đoạn viết ,HS 
dưới lớp theo dõi bạn đọc để nắm được các từ khó.Cách viết bài thơ.
- 2 em nêu nội dung.
- 2 HS đại diện nêu:
- HS nghe viết bài vào vở.
- HS rà soát lỗi ( đổi vở để soát lỗi cho nhau.)
-HS làm bài sau đó phát biểu.
- 2em lên bảng chữa bài.
- HS đại diện tham gia chơi.
tập đọc
Cao Bằng.
I. Mục đích ,yêu cầu.
1.Kĩ năng: Đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện yêu mến của tác giả đối với đất đai và người dân Cao bằng đôn hậu.
2. Kiến thức: Hiểu được nội dung bài thơ: Ca ngợi Cao Bằng- mảnh đất có địa thế đặc biệt , có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.
3.Thái độ: Có ý thức tự giác học thuộc bài.
II. đồ dùng dạy học. 
- Bản đồ Việt Nam.
III. các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1 Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS đọc bài Lập làng giữ biển và trả lời câu hỏi.
2. Bài mới. 
a) Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu của giờ học
 b) Hướng dẫn HS luyện đọc .
- Y/c 1 em học giỏi đọc bài.
- Mời từng tốp 6 em nối tiếp nhau đọc 6 đoạn ( Mỗi khổ thơ là một đoạn)
- GV hướng dẫn đọc theo phần I.
- Lần 2: 6 em đọc kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ khó trong bài.
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện lomngf yêu mến núi non...
 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm khổ thơ 1 rồi trả lời câu hỏi 1: 
- HS đọc khổ thơ 2,3, 4,5 và trả lời câu hỏi 2, 3..
GV kết luận: Không thể đo hết chiều cao của núi non cao Bằng cũng như không thể đo hết lònh yêu nước sâu sắc mà giản dị , thầm lặng của người Cao Bằng.
- Y/c HS đọc lướt khổ thơ cuối và trả lời câu 4
- Y/c HS nêu nội dung của bài.
 d) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV mời 6 em đọc nối tiếp toàn bài.
- Gv huớng dẫn cách đọc diễn cảm từng khổ thơ, kết hợp học thuộc.. 
- Tổ chức hướng dẫn đọc theo cặp một vài khổ thơ trong bài.
- Từng tốp 3 HS thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- GV và HS cùng nhận xét đánh giá và bình chọn bạn đọc hay .
3. Củng cố, dặn dò.
- Nêu nội dung ý nghĩa của bài.
- Liên hệ giáo dục: Khâm phục tinh thần cao thợng của anh thơng binh.
- GV nhận xét tiết học,tuyên dơng những em học tốt.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 em đọc và trả lời câu hỏi trong nội dung bài.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
-5 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc nối tiếp ( mỗi em 1 đoạn), lớp nhận xét bạn đọc.
-HS đọc kết hợp giải nghĩa 1 số từ ngữ khó trong sách.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 em đại diện nêu câu hỏi để các bạn trao đổi và trả lời.
- Đại diện vài em phát biểu.
-HS suy nghĩ và đại diện trả lời ,lớp nhận xét BS.
-HS luyện đọc theo hớng dẫn của GV, lớp theo dõi và nhận xét giọng đọc của từng bạn.
 - HS thi đọc giữa các tổ . Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện tham gia 
- 2 em nêu.
luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: HS Biết tạo những câu ghép có quan hệ ĐK ( GT ) – KQ.bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu.
2. Kiến thức:Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ ĐK ( GT )- kết quả.
3.Thái độ.Có ý thức trong việc sử dụng đúng câu ghép để viết văn.
II. Đồ dùng dạy học.
- HS có vở bài tập tiếng việt.
- Bảng nhóm cho bài 1. 4.
III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS lấy VD về câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả.
2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b) Phần nhận xét.
Bài tập 1: Y/c 2 em đọc nội dung bài tập 1.
- GV giúp HS hiểu y/c của đề bài.
- Tổ chức cho HS làm bài.
+ Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép.
+ Phát hiện cách nối, cách sắp xếp các vế câu giữa hai câu ghép có gì khác nhau?
 - GV và HS chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: Y/c HS đọc kĩ đề bài, viết nhanh ra nháp những QHT, cặp QHT thể hiện ĐK ( GT ) _ KQ
- GV chốt lại kết quả.
* Y/c HS rút ra nội dung cần ghi nhớ.
- Qua các VD trên để thể hiện ĐK ( GT )- kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng gì?
c) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1. HS đọc nội dung của bài tập 1.
- ? Bài tập y/c làm mấy phần việc đó là gì?
- GV giúp HS nắm vững từng y/c của bài tập.
- Tổ chức cho HS tự làm vào vở bài tập.
-GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 2. HS đọc y/c của bài.
- GV giúp HS nắm vững y/c của bài tạo ra một câu ghép mới bằng cách điền các QHT vào chỗ trống cho thích hợp.
 VD: a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.
- GV tổ chức cho HS tự làm bài.
- GV và HS cùng nhận xét sửa chữa bài của HS.
Bài tập 3: HS xác định yêu cầu của bài rồi làm bài vào vở.
- GV thu vở chấm chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Mời 1 số em đặt câu ghép có quan hệ từ hoặc cặp QHT thể hiện ĐK ( GT ) kết quả.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS ôn bài và xem lại các kiến thức đã học .
- 1 em làm bảng, lớp nhận xét.
- 2 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
 - HS tự làm bài - Đại diện HS nêu kết quả.
-HS suy nghĩ rồi phát biểu, có kết hợp nêu VD, lớp nhận xét bổ sung. 
- 2, 3 em trả lời.
- HS đọc nội dung ghi nhớ SGK
- 2 em đọc y/c của bài.
- HS tự làm bài trong vở bài tập, rồi đổi vở kiểm tra lại 
- đại diện làm bài phiếu to và chữa bài.
- HS tự làm bài vào vở, 1 em làm phiếu to để chữa bài.
- HS làm bài vào vở
- đại diện 2 , 3 em trả lời.
luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kĩ năng: HS Biết tạo những câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.bằng cách điền QHT hoặc cặp QHT, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí các vế câu.
2. Kiến thức:Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
3.Thái độ.Có ý thức trong việc sử dụng đúng câu ghép để viết văn.
II. Đồ dùng dạy học.
- HS có vở bài tập tiếng việt.
- Bảng nhóm cho bài 2,3.
III. Các hoạt động dạy học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS lấy VD về câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả.
2. Bài mới.
a). Giới thiệu bài.
-GV nêu mục đích, yêu cầu của giờ học.
b) Phần nhận xét.
Bài tập 1: Y/c 2 em đọc nội dung bài tập 1.
- GV giúp HS hiểu y/c của đề bài.
- Tổ chức cho HS làm bài đọc lập rồi phát biểu ý kiến..
- GV và HS chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 2: Y/c HS đọc kĩ đề bài, viết nhanh ra nháp hoặc vở bài tập những câu ghép có quan hệ tương phản
- GV chốt lại kết quả.
* Y/c HS rút ra nội dung cần ghi nhớ.
- Qua các VD trên để thể hiện quan hệ tương phản giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng gì?
c) Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1. HS đọc nội dung của bài tập 1.
- ? Bài tập y/c làm mấy phần việc đó là gì?
- GV giúp HS nắm vững từng y/c của bài tập.
- Tổ chức cho HS tự làm vào vở bài tập.
-GVvà HS cùng chữa bài chốt lại lời giải đúng .
Bài tập 2. HS đọc y/c của bài.
- GV giúp HS nắm vững y/c của bài tạo ra một câu ghép mới bằng cách điền QHT và vế câu thích hợp vào chỗ trống.
 VD: a) Tuy hạn hán kéo dài nhưng cây cối trong vườn vẫn xanh tốt.
- GV tổ chức cho HS tự làm bài.
- GV và HS cùng nhận xét sửa chữa bài của HS.
Bài tập 3: HS xác định yêu cầu của bài rồi làm bài vào vở.
- GV và hS cùng chữa bài và y/c HS nêu tính khôi hài của câu chuyện.
4. Củng cố, dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
- Mời 1 số em đặt câu ghép có quan hệ từ hoặc cặp QHT thể hiện tương phản.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
- Y/c HS ôn bài và xem lại các kiến thức đã học .
- 1 em làm bảng, lớp nhận xét.
- 2 HS đọc. Lớp theo dõi đọc thầm SGK.
 - HS tự làm bài - Đại diện HS phát biểu ý kiến.
-HS suy nghĩ rồi làm, đại diện nêu câu ghép đã đặt, lớp nhận xét bổ sung. 
- 2, 3 em trả lời.
- HS đọc nội dung ghi nhớ SGK
- 2 em đọc y/c của bài.
- HS tự làm bài trong vở bài tập, rồi đổi vở kiểm tra lại 
- HS tự làm bài vào vở, 1 em làm phiếu to để chữa bài.
- HS làm bài vào vở
- đại diện 1 em lên bảng làm.
tập làm văn.
Ôn tập văn kể chuyện.
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: làm đúng các bài tập thực hành, thể hiện khả năng hiểu một truyện kể ( Về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện,)
 2. Kiến thức: Củng cố về văn kể chuyện.
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
- Một vài tờ phiếu to cho nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV chấm và nhận xét một số bài văn viết lại ở tiết trước
.2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài-GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b) Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc đề bài SGK.
- HS nêu /c của bài.
- Tổ chức cho HS thảo luận từng yêu cầu.
- Mời đại diện phát biểu.
- GV chốt lại từng ý và tóm tắt ghi bảng để HS làm tư liệu.
Bài 2: 
- HS nối tiếp nhau đọc y/c.
- Y/c lớp đọc thầm bài. suy nghĩ và làm phiếu học tập.
- Mời đại diện chữa bài.GV chốt lại ý đúng.
3. Củng cố dặn dò.
- Y/c HS nhắc lại câu stạo của bài văn kể chuyện.
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt.
-Y/c các em về nhà ôn lại văn tả ngời.
 - 1 HS đọc to rõ đề.lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận làm bài.
- 1 vài em đại diện nêu KQ.
- HS tự làm bài và phát biểu.
- Vài em nhắc lại.
tập làm văn.
Kể chuyện 
( Kiểm tra viết )
I. Mục đích, yêu cầu.
1. Kĩ năng: Dựa vào sự hiểu biết và kĩ năng đã có , HS viết được hoàn chỉnh bài văn kể chuyện.
2. Kiến thức: Viết được một bài văn kể chuyện theo yêu cầu
3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài.
II. Đồ dùng dạy học.
-GV : tên một số truyện mà HS đã học..
III. Các hoạt động dạy -học.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Y/c HS nhắc lại cấu tạo của bài văn kể chuyện.
2. Bài mới.
a).Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích,yêu cầu của giờ học
b)Hướng dẫn HS làm bài.
- Y/c HS đọc kĩ 3 đề bài SGK.
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của từng đề bài.
- GV giúp HS nắm vững đề 3.Y/c các em kể theo lời một nhân vật trong truyện cổ tích. Các em cần nhớ y/c của kiểu bài này để làm cho đúng.
- Mời một số em nêu tên truyện mình định kể.
c) HS tự làm bài.
- Gv bao quát và giúp đỡ những em yếu.
 3. Củng cố dặn dò.
- Gv thu bài để chấm.
-GV nhận xét tiết học, biểu dương những em có ý thức làm bài tốt.
-Y/c các em về nhà ôn lại và chuẩn bị cho tiết sau.
- 2-3 em nhắc lại.
- 1 em đọc đề bài, lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm lại và suy nghĩ chọn đề bài.
- HS đại diện trả lời.
- HS tự làm bài và vở.
Kể chuyện.
Ông Nguyễn Khoa Đăng .
.
I. mục đích yêu cầu.
1.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói và nghe:
 + HS dựa vào lời GV kể và tranh mnh hoạ, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện 
 + Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
2. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông Nguyễn Khoa đăng thông minh, tài trí, giỏi xét xử các vụ án, có công trừng trị bọn cướp, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.
3. Thái độ: Giáo dục HS học tập tấm gương tốt của ông Nguyễn Đăng Khoa.
II. Đồ dùng dạy học. 
GV:ẩTnh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy- học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy kể một câu chuyện đã được chứng kiến tham gia thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử...
2. Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài. GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
HHĐ 2: GV kể chuyện ( 2, 3 lần )
- Lần 1: kể chậm.
Lần 2: Kể và kết hợp giải thích các từ khó.
Lần 3: kể kết hợp tranh.
HĐ 3: Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa.
- Tổ chức cho HS kể theo nhóm.
- GV nhắc HS kể tự nhiên, có kết hợp động tác làm cho câu chuyện sinh động...
c) HS thi kể trước lớp. 
- Y/c các nhóm cử đại diện thi kể .( mỗi nhóm 4 em 
- GV đa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn.
-GV và HS cùng nhận xét tuyên dương bạn kể hay nhất.
- Mời 1, 2em kể lại toàn bộ câu chuyện.
3.Củngcố, dặn dò.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương ông Khoa, thông minh, giỏi xét xử các vụ án, bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.
-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trớc nội dung bài tuần sau.
- 2 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện
- 1 HS dưới lớp chú ý lắng nghe.
.
- HS kể theo nhóm 4 cho nhau nghe ( mỗi em kẻ 1 đoạn)
- HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc chi tiết của câu chuyện.
- 2, 3 em nêu lại
- Tự liên hệ .

Tài liệu đính kèm:

  • docTV TUAN 22.doc