Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 14 - Lê Thành Long

Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 14 - Lê Thành Long

b) Tìm hiểu bài

* Phần 1:

- Gọi 2 HS đọc phần 1;

- GV yêu cầu HS đọc thầm phần 1 và nêu nội dung chính.

- Yêu cầu HS luyện đọc phần 1 theo cặp.

- Gọi 1 HS đọc phần 1.

- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:

+ Cố bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?

+ Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?

+ Chi tiết nào cho biết điều đó?

+ Thái độ của chú Pi-e lúc đó thế nào?

- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai. Nhắc HS thể hiện đúng các câu hỏi, câu kể, câu cảm trong bài.

- Tổ chức cho HS thi đọc.

- Nhận xét, khen ngợi những HS đọc hay.

* Phần 2

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp phần 2. yêu cầu HS cả lớp theo dõi tìm nội dung chính của đoạn.

- Gọi HS nêu ý chính phần 2 sau đó ghi lên bảng.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi 1 HS đọc phần 2 trước lớp.

 

doc 22 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 219Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 14 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
	TUẦN : 14. 
	Từ ngày :
	Đến ngày :
Năm học: 2009 - 2010
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Chuỗi ngọc lam
 / / 
Chính tả 
Chuỗi ngọc lam
 / / 
Luyện từ & câu 
Ôn tập về từ loại 
 / / 
Kể chuyện 
Pa-xtơ và em bé 
 / / 
Tập đọc 
Hạt gạo làng ta
 / / 
Tập làm văn 
Làm biên bản cuộc họp
 / / 
Luyện từ & câu 
Ôn tập về từ loại
 / / 
Tập làm văn
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
 / / 
KÝ DUYỆT
 / / 
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 14.
Tiết: 27.
Bài: CHUỖI NGỌC LAM
I. MỤC TIÊU:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tam và đem lại niềm vui cho người khác. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ, SGK trang 132.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Trồng rừng ngập măn và nêu nội dung chính của từng đoạn.
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Nh xét, cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Hỏi: Tên chủ điểm tuần này là gì? Tên chủ điểm gợi cho em nghĩ đến điều gì?
- HS nêu: Chủ điểm Vì hạnh phúc con người. Tên của chủ điểm gợi cho em nghĩ đến những việc làm để mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho con người.
- Giới thiệu: Chủ điểm của tuần này là Vì hạnh phúc con người. Các bài học trong chủ điểm này sẽ giúp các em có hiểu biết về cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, vì tiến bộ. Hôm nay các em cùng tìm hiểu về câu chuyện Chuỗi ngọc lam để thấy được tình cảm yêu thương giữa con người.
- Theo dõi, xác định nhiệm vụ tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng (nếu có) cho từng HS.
- HS đọc theo trình tự.
+ HS 1: Chiều hôm ấy..cướp mất người anh yêu quý.
+ HS 2: Ngày lễ Nô-en tớihi vọng tràn trề.
- Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
- Truyện có 3 nhân vật: chú Pi-e, cô bé Gioan, chị cô bé.
- GV yêu cầu HS đọc các tên riêng trong bài.
- HS đọc: Pi-e, Gioan, Nô-en.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- GV đọc mẫu lần 1, chú ý giọng đọc như sau:
- Theo dõi.
- Toàn bài đọc với giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng.
+ Lời co bé Gioan: ngây thơ, hồn nhiên khi khen chuỗi ngọc đẹp, khi khoe nắm xu lấy từ con lợn đất tiết kiệm.
+ Lời chú Pi-e: điềm đạm, nhẹ nhàng, tế nhị.
+ Lời chi cô bé: lịch sự, thật thà.
- Câu kết truyện đọc chậm rãi, đấy xúc cảm.
b) Tìm hiểu bài
* Phần 1:
- Gọi 2 HS đọc phần 1;
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- GV yêu cầu HS đọc thầm phần 1 và nêu nội dung chính.
- HS đọc thầm và nêu: Phần 1 là cuộc đối thoại giữa chú Pi-e và cô bé Gioan.
- Yêu cầu HS luyện đọc phần 1 theo cặp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc tiếp nối từng đoạn:
+ Đoạn 1: Chiều hôm ấyxin chú gói lại cho cháu.
+ Đoạn 3: Pi-e ngạc nhiên..đừng đánh rơi nhé.
+ Đoạn 3: Cô bé mỉm cườingười anh yêu quý.
- Gọi 1 HS đọc phần 1.
- 1 HS đọc toàn bộ phần 1 cho cả lớp nghe.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:
- Đọc thầm và tìm ý trả lời, sau đó mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến.
+ Cố bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó lá người chị đã thay mẹ nuôi cô từ khi mẹ cô mất.
+ Cô bé Gioan có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
+ Cô bé không có đủ tiền để mua chuỗi ngọc lam.
+ Chi tiết nào cho biết điều đó?
+ Cô bé mở khăn tay, đổ lên bàn một nắm xu và nói đó là số tiền cô đã đập con heo đất.
+ Thái độ của chú Pi-e lúc đó thế nào?
+ Chú Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gỡ mảnh giấy ghi giá tiền trên chuỗi ngọc lam.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm phần 1 theo vai. Nhắc HS thể hiện đúng các câu hỏi, câu kể, câu cảm trong bài.
- HS đọc diễn cảm theo vai: người dẫn chuyện, chú Pi-e, cô bé Gioan.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- 2 nhóm HS thi đọc diễn cảm theo vai, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Nhận xét, khen ngợi những HS đọc hay.
* Phần 2
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp phần 2. yêu cầu HS cả lớp theo dõi tìm nội dung chính của đoạn.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự:
+ HS 1: Ngày lễ Nô-en..phải.
+ HS 2: Thưasố tiền em có.
+ he 3: Hai người đều im lặnghi vọng tràn trề.
- Gọi HS nêu ý chính phần 2 sau đó ghi lên bảng.
- Phần 2: Cuộc đối thoại của chú Pi-e và chị cô bé.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau luyện đọc tiếp nối (2 lượt).
- Gọi 1 HS đọc phần 2 trước lớp.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- GV yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi sau:
- Đọc thầm, tìm ý trả lời, sau đó mỗi câu hỏi 1 HS nêu ý kiến HS khác bổ sung.
+ Chị của cô bé Gioan tìm gặp chú Pi-e làm gì?
+ Cô tìm gặp chú Pi-e để hỏi xem có đúng bé Gioan đã mua chuỗi ngọc ở đây không? Chuỗi ngọc có phải là ngọc thật không? Chú Pi-e đã bán chuỗi ngọc đó cho cô bé với giá bao nhiêu tiền?
+ Vì sao Pi-e đã nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
+ Vì cô bé đã mua chuỗi ngọc bằng tất cả số tiền mà em có.
|+ Chuỗi ngọc đó có ý nghĩa gì đối với chú Pi-e?
+ Đây là chuỗi ngọc chú Pi-e để dành tặng vợ chưa cưới của mình, nhưng cô đã mất vì một tai nạn giao thông.
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
+ Các nhân vật trong câu truyện này đều là những người tốt, có tấm lòng nhân hậu. Họ biết sống vì nhau, mang lại hạnh phúc cho nhau. Chú Pi-e mang lại niềm vui cho cô bé Gioan. Bé Gioan mong muốn mang lại niềm vui cho người chị đã thay mẹ nuôi mình. Chị của cô bé đã cưa mang, nuôi nấng bé khi mẹ bé mất.
- Giảng: Ba nhân vật trong truyện đều nhân hậu, tốt bụng. Người chi thay mẹ nuôi em từ bé. Em gái yêu chị, mang hết số tiền mình tiết kiệm được để mua quà tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Chú Pi-e tốt bụng muốn mang lại niềm vui cho hai chị em đã gỡ mảnh giấy giá tiền để bé Gioan vui vì mua được chuỗi ngọc. Người chị biết em mình không thể mua nổi chuỗi ngọc đã đi tìm chủ tiệm để hỏi, muốn trả lại món hàng. Những con người ấy thật nhân hậu, đáng để chúng ta học tập.
- Tổ chức cho HS luyện đọc phần 2 theo vai.
- 3 HS tạo thành 1 nhóm cùng đọc phân vai: người dẫn chuyện, chú Pi-e, chị gái của bé Gioan.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm phần 2.
- 2 nhóm HS tham gia thi đọc.
- Nhận xét, khen ngợi từng HS.
- Hỏi: Em hãy nêu nội dung chính của bài.
- HS: Câu chuyện ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Ghi nội dung chính của bài.
2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, cả lớp ghi vào vở.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Gọi 4 HS đọc toàn truyện theo vai: người dẫn truyện, chú Pi-e, Gioan, chị bé Gioan.
- Nhận xét HS đọc bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Hạt gạo làng ta.
____________________________________________
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 14.
Tiết: 14.
Bài: CHUỖI NGỌC LAM 
I. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu tin theo y/c BT3, làm được BT2a/b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Từ điển HS (nếu có).
	- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng (2tờ), bút dạ.
báo – báu
cao – cau
lao – lau
mào - màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Yêu cầu 3 HS lên bảng viết các từ chỉ khác nhau ở phần vần uôt/uôc.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào vở.
- Yêu cầu HS nhận xét từ bạn viết trên bảng.
- Nhận xét.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Tiết chính tả hôm nay các em cùng nghe viết một đoạn trong bài Chuỗi ngọc lam và làm bài tập chính tả phân biệt vần ao/au.
- Theo dõi GV giới thiệu bài và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN NGHE – VIẾT 
a) Tìm hiểu nội dung đoạn viết
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn cần viết.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Hỏi: Nội dung của đoạn văn là gì?
- HS: Đoạn văn kể lại cuộc đối thoại giữa chú Pi-e và bé Gioan. Chú Pi-e biết Gioan lấy hết tiền dành dụm từ con lợn đất để mua tặng chị chuỗi ngọc nên chú đã gỡ mảnh giấy ghi giá tiền để cô bé vui vì mua được chuỗi ngọc tặng chị.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- HS tìm và nêu các từ khó. 
- Yêu cầu HS luyện đọc, viết các từ vừa tìm được.
- HS viết từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
d) Soát lỗi, chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- GV tổ chức cho HS Thi tiếp sức tìm từ.
báo – báu
cao – cau
lao – lau
mào - màu
Báo: con báo, tổ báo, báo chí, báo tin, báo tiệp, báo hỉ, báo hại,.
Báu: kho báu, báu vật, quý báu, châu báu,
Cao: cây cao, cao vút, cao ngất, cao kì, cao kiến, cao lương mĩ vị, cao siêu, cao đẳng, cao điểm, cao hứng,.
Cau: cây cau, cau có, cau mày, cau cảu,
Lao: lao động, lao khổ, lao công, lao tù, lao xao, lao láo, lao nhanh,  ... ùc đơn ?
+ Giống : có tên , chữ kí của người có trách nhiệm.
+ Khác : biên bản cuộc họp có 2 chữ kí (của chủ tịch và thư kí ) , không có lời cảm ơn như đơn.
c)Nêu tóm tắt những điều ghi vào biên bản ?
-Thời gian, địa điểm họp; thành phần tham dự; chủ tọa, thư kí; nội dung họp (diễn biến , tóm tắt các ý kiến, kết luận của cuộc họp); chữ kí của chủ tịch và thư kí .
- Kết luận: Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc diễn ra để làm bằng chứng. Nội dung gồm có 3 phần: Phần mở đầu ghi Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản. Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc. Phần kết thúc ghi tên, chữ ký của những người có trách nhiệm.
- Lắng nghe.
GV hỏi lại: Biên bản là gì? Nội dung biên bản thường có những phần nào?
- 2 HS trả lời theo khả năng ghi nhớ của mình.
C. PHẦN GHI NHỚ 
- HS đọc phần ghi nhớ. Nhắc HS học thuộc lòng phần ghi nhớ tại lớp.
- 3 HS đọc ghi nhớ ở SGK. Các HS khác đọc thầm để thuộc ngay tại lớp.
D. PHẦN LUYỆN TẬP 
Bài tập 1 :
- GV nêu: Trong cuộc sống hằng ngày, có những trường hợp phải lập biên bản để lưu giữ lại nhưng cũng có trường hợp không cần thiết lập biên bản. Các em cùng làm bài tập để thấy rõ điều đó.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Tổ chức cho HS làm việc theo cặp. Gợi ý HS giải thích tại sao trường hợp đó lại lập biên bản hoặc không lập biên bản.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh những lý do của từng trường hợp lên bảng.
- Nhận xét, khen ngợi tinh thần làm việc của từng nhóm. 
- Thống nhất ý kiến như sau:
* Trường hợp cần ghi biên bản 
a)Đại hội chi đội 
* Lí do: 
- Cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện .
c)Bàn giao tài sản.
- Cần ghi lại danh sách và tình trạng của tài sản lúc bàn giao để làm bằng chứng.
e)Xử lí vi phạm Luật giao thông. 
g)Xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
- Cần ghi lại tình hình vi phạm và cách xử lí để làm bằng chứng.
* Trường hợp không cần ghi biên bản
* Lí do
b) Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử.
- Đây chỉ là việc phổ biến kế hoạch để mọi người thực hiện ngay, không có điều gì cần ghi lại làm bằng chứng.
d)Đêm liên hoan văn nghệ.
- Đây là một sinh hoạt vui, không có điều gì ghi lại làm bằng chứng.
Bài tập 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- 4 HS lên bảng đặt tên cho các biên bản cần lập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- HS nêu ý kiến và sửa lại bài của bạn nếu thấy sai.
Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Theo dõi bài sửa của GV và chữa lại bài của mình nếu sai. 
VD: Biên bản đại hội chi đội, Biên bản bàn giao tài sản, biên bản xử lí vi phạm Luật giao thông, Biên bản xử lí xây dựng nhà trái phép.
Đ. CỦNG CỐ , DẶN DÒ 
-Nhận xét tiết học . 
-Dặn HS ghi nhớ thể thức trình bày biên bản cuộc họp , để chuẩn bị ghi biên bản cuộc họp trong tiết tới.
Môn: LUYỆN TỪ & CÂU.
Tuần: .
Tiết: .
Bài: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. MỤC TIÊU:
- Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1 
- Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu(BT2)
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Một tờ phiếu khổ to viết định nghĩa động từ, tính từ, quan hệ tư.
- Một vài tờ phiếu khổ to kể bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1. KIỂM TRA BÀI CŨ :
- GV lấy một đoạn văn “Bé Mai..lên đấy”, yêu cầu HS tìm danh từ chung, danh từ riêng, đại từ có trong đoạn văn. Gợi ý: gạch 1 gạch dưới danh từ chung, gạch 2 gạch dưới danh từ riêng, khoanh tròn đại từ.
- 1 HS làm trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở nháp. Đáp án:
“Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim , Mai khoe :
chúng
- Tổ kia là làm đấy. Còn tổ kia là cháu gài lên đấy.
(danh từ chung : bé , vườn , chim , tổ ; danh từ riêng : Mai , Tâm ; đại từ : chúng , cháu )
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xét chung và cho điểm HS.
2. DẠY BÀI MỚI 
a. GIỚI THIỆU BÀI :
- Ở lớp 4 và lớp 5, các em học 5 từ loại. Chúng ta đã ôn tập về danh từ, đại từ. Trong tiết học nà, sẽ ôn tập 3 từ loại nữa là động từ , tính từ , quan hệ từ.
- Lắng nghe.
b. HƯỚNG DẪN HS LÀM BÀI TẬP 
Bài tập 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
1 HS đọc trước lớp.
- Lần lượt yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Nối tiếp nhau trả lời, bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.
+ Thế nào là động từ?
+ Động từ: là những từ chỉ hoạt đng65, trạng thái của sự vật.
+ Thế nào là tính từ?
+ Tính từ: là những từ miêu tả đặc điểm hoặc nêu tính chất của sự vật.
+ Thế nào là quan hệ từ?
+ Quan hệ từ: là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Treo bảng phụ có ghi sẵn định nghĩa, yêu cầu học sinh đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự phân loại các từ in đậm trong đoạn văn thành động từ, tính từ, quan hệ từ.
- 1 HS làm trên bảng lớp, học sinh dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài bạn. Nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài nếu sai.
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
trả lời, nhìn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ.
xa, vời vợi, lớn.
qua, ở, với.
Bài tập 2 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài tập. Gợi ý: cách làm như sau: Dựa vào ý của khổ thơ để viết đoạn văn miêu tả cảnh người mẹ đi cấy. Khi viết xong đoạn văn em cũng lập bảng như bài tập 1 để phân loại: động từ, tính từ, quan hệ từ em đã sử dụng.
1 HS làm trên giấy khổ to. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- HS làm ra giấy dán phiếu, đọc phiếu. GV cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa để có một đoạn văn hoàn chỉnh.
- 1 HS báo cáo kết quả làm bài.
- Nhận xét bổ sung.
- Gọi một số HS dưới lớp đọc đoạn văn mình viết. GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng em.
- 3 đến 5 HS đọc đoạn văn của mình.
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu.
VD Lời giải : Trưa tháng 6 nắng như đổ lửa . nước ở các thửa ruộng nóng như có ai nấu lên . Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng . Còn lũ cua nóng không chịu được , ngoi hết lên bờ . Thế mà , giữa trời nắng chang chang , mẹ em lội ruộng c ấy lúa . Mẹ đội chiếc nón lá , gương mặt mẹ đỏ bừng . Lưng phơi giữa nắng mà mồ hôi mẹ vẫn ướt đẫm chiếc áo cánh nâu . . . Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi , bao nỗi vất vả của mẹ .
Động từ
Tính từ
Quan hệ từ
đổ, nấu, chết, nổi,chịu, ngoi, cấy, đội, cúi, phơi, chứa.
nóng, lềnh bềnh, nắng, chang chang, đỏ bừng, ướt đẫm, vất vả.
ở, như, trên, còn, thế mà, giữ, dưới, mà, của.
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học .
-Yêu cầu những hs viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn .
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 14.
Tiết: 28.
Bài: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. MỤC TIÊU:
- Ghi lại được biên bản cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, trong gợi ý của SGK.
 II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
	- Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1; dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp.
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
1-KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Hỏi: Thế nào là Biên bản?
- Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước .
- Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2-DẠY BÀI MỚI :
2.1. GIỚI THIỆU BÀI : 
- GV nêu: Tiết học hôm nay các em cùng thực hành viết biên bản về một cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội em.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN HS LÀM BÀI TẬP 
- Gọi HS đọc đề bài tập.
2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- GV lần lượt nêu câu hỏi giúp HS định hướng về biên bản họp mình sẽ viết:
- HS nối tiếp nhau giới thiệu về cuộc họp mình định viết biên bản.
+ Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào ?
+ Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì ?
+ Cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không?
+ Cuộc họp diễn ra vào lúc nào? Ở đâu?
+ Cuộc họp có những ai tham dự?
+ Ai điều hành cuộc họp?
+ Những ai nói trong cuộc họp? Nói điều gì?
+ Kết luận cuộc họp như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. Gợi ý HS: Đọc lại nội dung biên bản, sắp xếp các ý theo đúng thể thức của một biên bản theo mẫu ở tiết Tập làm văn trước. Nhắc HS viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, nhanh.
- 4 HS tạo thành một nhóm, trao đổi và viết biên bản.
- Gọi từng nhóm đọc biên bản. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- 4 nhóm đọc biên bản của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng nhóm viết đạt yêu cầu.
3. CỦNG CỐ , DẶN DÒ 
-Nhận xét tiết học . 
-Dặn hs sửa lại biên bản vừa lập ở lớp chưa đạt; về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động một người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết TLV sau .
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_khoi_5_tuan_14_le_thanh_long.doc