Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 19

Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 19

I. MỤC TIÊU :

- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không cần giải thích lí do).

- HS khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Tranh, ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX hoặc bến nhà Rồng nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ( nếu có )

-Giấy khổ to viết sẵn đoạn 1 cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.

 

doc 15 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Khối 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
TẬP ĐỌC
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
MỤC TIÊU :
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê).
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không cần giải thích lí do).
- HS khá, giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật .
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Tranh, ảnh chụp thành phố Sài Gòn những năm đầu thế kỷ XX hoặc bến nhà Rồng nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ( nếu có )
-Giấy khổ to viết sẵn đoạn 1 cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS đọc bài đã học ở HK I.
-Giáo viên nhận xét + ghi điểm.
Bài mới:
GV giới thiệu chủ điểm 
* Giới thiệu bài – Ghi bảng 
* Hoạt động 1 : Luyện đọc 
Cho HS đọc lời giới thiệu .
GV chia 3 đoạn , lưu ý giọng đọc
+ Đoạn 1 : Từ đầu . . .Vậy anh vào Sài gòn này làm gì ?
+Đoạn 2 : Từ Anh Lê này !. . . việc làm ở Sài Gòn này nữa.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
-GV ghi nhận HS đọc vàsửa sai từng em
-Luyện đọc từ khó(GV đọc mẫu HS đọc cá nhân) 
- Giúp HS tìm hiểu nghĩa từ 
- GV đọc diễn cảm 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu1
+Anh Lê giúp anh Thành việc gì ?
HS đọc thầm đoạn 2, 3 và trả lời câu 2.
+Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân , tới nước ?
 Cho HS đọc thầm đoạn 2-3
+ Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy ?
Giải thích : Vì mỗi người theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Anh Lê chỉ nghĩ đến công ăn việc làm của bạn, đến cuộc sống hằng ngày. Anh Thành nghĩ đến việc cứu nước cứu dân.
Gợi ý HS tìm nội dung chính
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm 
- GV chọn đọc diễn đoạn 2
- Cho HS đọc phân vai (anh Lê- anh Thành )
- GV hướng dẫn cách đọc diễn cảm 
- GV đọc mẫu
Củng cố - Dặn dò:
 HS nói lại nội dung câu chuyện
Nhận xét tiết học
CB: “Người công dân số một (tt)”.
- HS đọc bài
- HS lắng nghe.
- HS ghi vở
- 1 HS đọc toàn bài 
1 HS đọc 
- HS dùng bút chì ghi vào SGK
- HS đọc nối tiếp đoạn 1,2 lượt
 HS phát hiện từ khó đọc : phắc tuya , Sa- xơ-lu Lô – ba, Phú Lãng Sa , - 
Luyện đọc từ khó 
- HS đọc đoạn nối tiếp lần 2 
- HS phát hiện từ khó hiểu :Phắc- tuya, trường Sa-xơ-lu Lô-ba, đốc học, nghị định, giám quốc,...
- HS tìm hiểu nghĩa từ 
- HS đọc theo nhóm 
- 1 HS đọc toàn bài 
+ Tìm việc làm ở Sài Gòn.
+ Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng . . . nghĩ đến đồng bào không?
+ Vì anh với tôi . . . là công dân nước Việt.
+Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài gòn này làm gì?
+ Anh Thành đáp : Anh học trường Sa-xơ-lu Lô-ba. . . thì . . . ờ . . . anh là người nước nào?
+ Anh Lê nói : Nhưng tôi chưa hiểu vì sao anh thay đổi ý kiến, không định xin việc làm ở Sài Gòn này nữa.
+ Anh Thành đáp :. . .vì đèn dầu ta không sáng bằng đèn hoa kì. Đèn hoa kì lại không sáng. . . . không có khói.
* Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước 
cứu dân.
1,2 HS đọc 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Bình chọn bạn đọc hay
	HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
CHÍNH TẢ
NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
MỤC TIÊU: 
Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
Làm được BT2, BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
HS thích học môn chính tả
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: Bút dạ , bảng phụ chép nội dung bài tập 2, BT3a, 3b 
HS: SGK,Vở BT, bảng con 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ : 
 GV nhận xét bài kiểm tra HK1
 Học sinh lắng nghe và sửa chữa 
Bài mới: 
HS lắng nghe.
Hoạt động 1: HDHS nghe – viết.
Hoạt động lớp, cá nhân.
 Giáo viên đọc toàn bài chính tả, thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác những từ ngữ học sinh dễ viết sai.
GV hỏi: Bài chính tả cho em biết điều gì?
 Giáo viên : Nguyễn Trung Trựcï là nhà yêu nước của VN. Trước lúc hi sinh ông đã có một câu nói khảng khái lưu danh muôn thuở: “ Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây “ 
GV cho HS tìm tên riêng trong bài : Nguyễn Trung Trựcï ,Vàm Cỏ ,Tân An , Long An , Tây Nam Bộ , Nam Kì , Tây
 GV cho HS phát hiện từ khó và luyện viết các từ ngữ : chài lưới , nổi dậy , khảng khái , 
 GV đọc từng câu cho HS viết bài 
 GV đọc bài chính tả 
 GV chấm một số bài 
 GV nhận xét chung 
Học sinh theo dõi lắng nghe 
HS đọc thầm bài 
HS: Ca ngợi Nguyễn Trung Trựcï nhà yêu nước của dân tộc ta 
Lớp nhận xét
 HS lắng nghe
HS nêu tên riêng 
HS nêu các từ khó 
HS viết bảng con 
Học sinh viết bài chính tả.
Học sinh rà soát lại bài – từng cặp học sinh soát lỗi cho nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Hoạt động nhóm
Bài 2:
GV cho HS đọc và nêu yêu cầu của bài+bài thơ 
Giáo viên giao việc :
Các em chọn r,d hoặc gi thích hợp điền vào ô số 1 .Chọn o hoặc ô thích hợp điền vào ô số 2
GV cho HS làm VBT
GV cho 2 nhóm lên bảng tiếp sức 
GV nhận xét bài các nhóm trên bảng 
 Cho HS sửa bài đúng
Bài 3a: 
GV cho HS nêu yêu cầu bài 
 GV cho HS làm bài 
 GV chấm bài HS 
GV cho HS sửa ý đúng
Cho HS sửa bài 
Bài 3b: ( làm tương tự ) 
1 học sinh đọc to , lớp đọc thầm và nêu yêu cầu đề bài.
HS làm VBT
Học sinh 2 nhóm lần lượt lên bảng tiếp sức nhau điền tiếng vào chỗ trống.
Cả lớp nhận xét, sửa chữa hoàn chỉnh 
1 HS đọc lại ý đúng 
1 học sinh đọc to , lớp đọc thầm và nêu yêu cầu đề bài.
HS làm VBT -1 HS làm bảng phụ 
HS nhận xét 
 HS sửa ý đúng
 Củng cố - dặn dò
HS nhắc lại các tiếng có âm đầu r / d / gi 
GV giáo dục tư tưởng- nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị bài tới : “ Cánh cam lạc mẹ “, về làm tiếp bài 3b 
	HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU GHÉP
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
MỤC TIÊU: 
Nắm sơ lược khái niệm câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại; mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của những vế câu khác (ND ghi nhớ).
Nhận biết được caau ghép, xác định được các vế câu trong câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép (BT3).
HS khá, giỏi thực hiện được yêu cầu của BT2 (trả lời câu hỏi, giải thích lí do).
Hs thích học môn luyện từ và câu
ĐỒ DÙNG DAY - HỌC: 
Vở BT , bảng phụ , bút dạ , giấy khổ to 
Giấy khổ to – Từ điển Tiếng Việt, bảng phụ.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét bài kiểm tra HK1
- GV cho HStìm vài ví dụ về câu đơn rồi xác định CN- VN 
- Giáo viên nhận xét - ghi điểm
Bài mới : 
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
* Nhận xét: GV cho 2 HS đọc phần 1
Câu1: Cho HS nêu yêu cầu
+ Các em đọc kĩ đoạn vãn và chỉ rõ đoạn văn có mấy câu (dùng bút chì đánh số). Sau đó xác định CN-VN của từng câu 
- GV nhận xét và chốt ý đúng (đưa bảng phụ có kết qủa đúng cho HS quan sát , GV giảng giải ) 
Câu 2: Cho HS nêu yêu cầu 
+ Các em xếp 4 câu trên vào nhóm 
a/ Câu đơn ( 1 cụm C- V )
b/ Câu ghép ( có nhiều cụm C-V ) 
- Các em không viết lại cả câu mà xếp -bằng số thứ tự đánh ở câu 1
- Cho HS trình bày kết qủa 
- GV nhận xét và chốt ý đúng 
 Câu 3:Cho HS nêu yêu cầu
+ Các em tách mỗi cụm C-V trong câu ghép và đọc kĩ câu văn xem nghĩa của nó như thế nào? Ý có chặt chẽ không? 
GV nhận xét và chốt ý đúng
Hoạt động 2 : Ghi nhớ 
- Cho HS đọc SGK 
Hoạt động 3 : Luyện tập 
Bài 1: Cho HS đọc và nêu yêu cầu :
+ Tìm câu ghép 
+ Xác định vế câu 
-Cho 2 HS làm giấy khổ to , lớp làm vở 
-Cho HS trình bày kết qủa 
- GV nhận xét và chốt ý đúng 
Bài 2 : Cho HS nêu yêu cầu
+Có thể tách mỗi vế câu trong 5 câu ghép ở BT1 thành câu đơn được không ? Vì sao?
-Cho HS trao đổi trong bàn và làm bài 
-Cho HS trình bày kết qủa
- GV nhận xét và chốt ý đúng 
Bài 3: Cho HS đọc và nêu yêu cầu bài
Mỗi câu mới chỉ có một vế các em phải thêm vào 1 vế câu nữa để tạo thành câu ghép đúng ngữ pháp đúng nghĩa.
- GV nhận xét bài và chốt lại kết quả 
Củng cố - dặn dò
- Thế nào là câu ghép ? Mỗi vế câu ghép cấu tạo như thế nào ? 
- Nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài “ Cách nối các vế câu ghép”
HS tìm chủ ngữ – vị ngữ của câu đơn 
- HS lắng nghe
- Lớp đọc thầm SGK
- HS lắng nghe 
-HS làm cá nhân 
- Một số HS phát biểu ý kiến 
- Lớp nhận xét 
-1 HS đọc , lớp lắng nghe
- HS làm cá nhân 
- Một số em phát biểu ý kiến 
a/ Câu đơn: câu 1
b/ Câu ghép: câu 2, 3, 4 . 
- Lớp nhận xét 
-1 HS đọc , lớp lắng nghe
-HS thảo luận nhóm đôi
-Đại diện nhóm trình bày kết quả
+ Không được .Vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau . Tách mỗi vế câu thành 1 câu đơn sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc , không gắn kết với nhau về nghĩa.
-Lớp nhận xét- bổ sung 
-Vài hs nhắc lại 
- HS nêu 
-1 HS đọc , lớp đọc thầm 
- HS làm bài 
- 2 HS dán bài làm lên bảng lớp 
- Lớp nhận xét 
- 1 HS đọc , lớp đọc thầm 
-HS trao đổi trong bàn và làm bài 
- HS phát biểu ý kiến 
- Lớp nhận xét , sửa bài 
-1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở
- Lớp nhận xét.
	HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
TẬP ĐỌC
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (tiếp theo)
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
MỤC TIÊU : 
Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân bố được lời các nhân vật, lời tác giả.
Hiểu nội dung, ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Trả lời được các câu hỏi 1, 2 và câu hỏi 3 (không yêu cầu giải thích lí do).
 HS khá, giỏi biết đọc phân vai, diễn cảm đoạn kịch, giọng đọc thể hiện được tính cách của từng nhân vật (câu hỏi 4).
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bảng phụ , giấy khổ to , SGK 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ: 
+ Đọc phân vai đoạn 1 rồi trả lời câu hỏi: Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? Kết quả ra sao ? 
+ Đọc phân vai đoạn 2 trả lời câu hỏi : Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn luôn nghĩ đến dân , đến nước ? 
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài – Ghi bảng 
* Hoạt động 1 : Luyện đọc 
GV chia 2 đoạn , lưu ý giọng đọc
+ Đoạn 1: từ đầu đến còn say sóng nữa.
+ Đoạn 2 : còn lại 
-GV ghi nhận HS đọc vàs ... dẫn cách đọc diễn cảm giọng đọc phù hợp với từng nhân vật 
- GV đọc mẫu
Củng cố - Dặn dò:
Toàn bộ trích đoạn kịch nói lên điều gì ? 
Nhận xét - tuyên dương HS.
 Chuẩn bị : “ Thái Sư Trần Thủ Độ ”.
- Học sinh đọc và trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- HS ghi vở
- 1 HS đọc toàn bài 
- HS dùng bút chì ghi vào SGK
- HS đọc nối tiếp đoạn 1,2 lượt
- HS phát hiện từ khó đọc : súng kíp , Phú Lãng Sa , La-tút- sơ Tê-rê-vin,
- Luyện đọc từ khó 
- HS đọc đoạn nối tiếp lần 2 
- HS phát hiện từ khó hiểu : súng thần công, hùng tâm tráng khí, tàu La-tút-sơ Tơ-rê-vin,
- HS tìm hiểu nghĩa từ
- HS đọc theo nhóm 
- 1 HS đọc toàn bài 
- HS đọc đoạn 1 , tìm hiểu câu 1.
+ Anh Lê : có tâm lí tự ti , cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược 
+ Anh Thành: Không cam chịu, ngược lại rất tin tưởng ở con đường mình chọn : ra nước ngoài học cái mới để về cứu dân cứu nước 
-HS tìm hiểu câu 2.
+ Lời nói : Để giành lại non sông , chỉ có hùng tâm tráng khí chưa đủ , phải có trí , có lực .Tôi muốn sang nước họ. . . . 
+xòe hai bàn tay ra:“Tiền đây chứ đâu ? 
+ Lời nói: Làm thân nô lệ yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta ..Đi ngay có được không ,anh ? 
+ Lời nói: Sẽ có một ngọn đèn khác anh ạ . 
+ “ Người công dân số Một “ trong đoạn kịch là Nguyễn Tất Thành ø. Vì ý thức là công dân nước VN được thức tỉnh rất sớm ở Người . Với ý thức này Bác đã ra đi tìm đường cứu nước , lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho đất nước . 
* Ca ngợi lòng yêu nước tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
1,2 HS đọc 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp
- Bình chọn bạn đọc hay
HS trao đổi trong bàn và trả lời.
Lớp nhận xét , bổ sung.
	HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn mở bài)
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
MỤC TIÊU : 
Nhận biết được hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả người (BT1).
Viết được đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp cho 2 trong 4 đề ở BT2.
HS thích làm tập làm văn
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Bảng phụ , bút dạ , giấy khổ to . 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ: 
- Giáo viên nhận xét bài kiểm tra HK1
- HS theo dõi để sửa lỗi.
Bài mới : 
- Học sinh lắng nghe.
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài
Bài 1: ( 7phút) Cho 2 HS đọc , một HS đọc phần a và , một HS đọc phần b.
- GV giao việc : Các em đọc kĩ 2 đoạn a + b và nêu rõ cách mở bài 2 đoạn có gì khác nhau ? 
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết qủa.
- GV nhận xét , chốt ý đúng : 
+ Đoạn a: MB theo cách trực tiếp : Giới thiệu trực tiếp người định tả . Đó là người bà trong gia đình .
+ Đoạn b: MB theo cách gián tiếp : Giới thiệu hoàn cảnh sau đó mới giới thiệu người định tả . Đó là bác nông dân đang cày ruộng . 
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 2: (26 phút ) 
- Cho HS đọc yêu cầu và 4 đề a,b,c,d . 
- GV giao việc : 
+ Mỗi em chọn 1 trong 4 đề . 
+ Viết 1 đoạn MB theo kiểu trực tiếp và viết 1 đoạn MB theo kiểu gián tiếp.
Chú ý : Chọn đối tượng mà em yêu thích , có tình cảm , hiểu biết về người đó .
Cần trả lời những câu hỏi : Người em định tả là ai , tên là gì ? Em có quan hệ với người ấy thế nào ? Em gặp gỡ , quen biết hoặc nhìn thấy người ấy trong dịp nào ? Ở đâu ? Em kính trọng , yêu qúy , ngưỡng mộ . người ấy thế nào ? 
- GV cho HS làm vở + 3 HS làm giấy khổ to. 
- GV hỏi vài HS nói đề bài em chọn.
- GV gọi vài HS đọc đoạn MB và nêu đoạn MB theo kiểu trực tiếp hay kiểu gián tiếp 
- Cả lớp cùng nhận xét , GV nhận xét và chấm đoạn hay nhất 
- GV mời những HS làm giấy dán bài lên bảng 
- Cả lớp và GV cùng phân tích để hoàn thiện đoạn MB. 
-1HS đọc và nêu yêu cầu , lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân.
- Một số HS phát biểu.
- Lớp nhận xét.
-1HS đọc , lớp đọc thầm 
-HS lắng nghe . 
- Lớp làm vở + 3 HS làm giấy khổ to.
- HS nêu đề mình chọn.
- HS đọc bài làm.
- Lớp nhận xét.
- 3 HS dán bài lên bảng.
- Lớp nhận xét.
 Củng cố - dặn dò :
- Em hãy nhắc lại 2 kiểu mở bài trong bài văn tả người ? 
-Vài HS nhắc lại.
- Giáo viên nhận xét tiết học, khen HS viết đoạn MB hay . Những HS chưa đạt về rèn thêm 
- Lớp xem lại kiến thức và chuẩn bị bài sau tốt hơn 
- HS lắng nghe .
	HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
MỤC TIÊU : 
Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nỗi các vế câu ghép không dùng từ nối (ND ghi nhớ).
Nhận biết được các câu ghép trong đoạn văn (BT1, mục III); viết được đoạn văn theo yêu cầu của BT2.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Vở BT , bút dạ , giấy khổ to + bảng phụ. 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ: 
+ HS nhắc lại ghi nhớ về câu ghép ? 
+ Mỗi vế câu ghép có thể tách ra thành câu đơn được không ? 
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
Dạy bài mới :
Hoạt động 1 :Nhận xét 
Câu 1 : Cho HS đọc và nêu yêu cầu 
-Cho HS làm bài 
-Cho HS trình bày kết qủa .
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng 
Câu 2: Cho HS đọc và nêu yêu cầu 
+ Ranh giới các vế câu bằng những từ hoặc những dấu câu nào ? 
Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ
Cho HS đọc ghi nhớ / SGK 
- 2 HS nêu 
- 2HS 
- 1 HS đọc tiếng , lớp đọc thầm 
+ HS lên bảng làm bài -HS gạch trong SGK 
- Một số HS phát biểu ý kiến 
a/ Vế 1: Súng kíp .một phát 
+ Vế 2: thì súng của họ ..phát . 
+Vế 1: Quan ta mới bắn , 
+ Vế 2 : trong khi ấy .hai mươi viên . 
b/ Vế 1: Cảnh tượng thay đổi lớn : 
+ Vế 2 : hôm nay tôi đi học . 
 c/ Vế 1: Kia là luỹ tre ; 
+ Vế 2: đây là cong cong ; 
+ Vế 3: kia nữa ..phơi 
- 1 HS đọc tiếng , lớp đọc thầm
- Một số HS phát biểu ý kiến 
+ Câu a: ( từ thì- dấu phẩy ) 
+ Câu b: ( dấu hai chấm ) 
+ Câu c: ( các dấu chấm phẩy ) 
- 1 HS đọc + vài HS nhắc lại 
Hoạt động 3 : Luyện tập : 
Bài 1: Cho HS đọc và nêu yêu cầu
- Cho HS làm cá nhân 
- Cho HS trình bày kết qủa .
- GV nhận xét ,ø chốt lại lời giải đúng 
.
Bài 2 : : Cho HS đọc và nêu yêu cầu
-GV giao việc : 2 việc 
+Mỗi em viết đoạn văn tả ngoại hình của một bạn trong lớp , trong đó có ít nhất 1 câu ghép 
+ Cách nối các câu ghép 
-Cho HS làm bài vào vở + 3 HS làm giấy khổ to 
- Cho HS trình bày kết qủa .
-GV nhận xét + khen HS viết đoạn văn hay , có câu ghép.
 Củng cố dặn dò :
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ 
Nhận xét tiết học + dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt về viết lại 
- Chuẩn bị bài: “MRVT: Công dân “ 
-1 HS đọc tiếng , lớp đọc thầm
- HS làm bài trong VBT .
- Một số HS phát biểu ý kiến 
+ Đoạn a: Có 1 câu ghép : “ Từ xưa đến nay ..cướp nước “. Có 4 vế câu, nối với nhau bằng dấu phẩy 
-Vế 1: tinh thần .sôi nổi 
- Vế 2: nó kết thành ..to lớn 
- Vế 3 : nó lướt qua ..khó khăn 
- Vế 4: nó nhấn chìm cướp nước . 
+ Đoạn b: Có 1 câu ghép: “ Nó nghiến răng. khuất phục. “gồm 3 vế, nối với nhau bằng dấu phẩy 
- Vế 1 : Nó nghiến răng ken két 
- Vế 2 : nó cưỡng lại anh , 
- Vế 3 : nó không chịu khuất phục . 
+ Đoạn c: Có 1 câu ghép : “Chiếc lá thoáng ..xuôi dòng .” gồm 3 vế , nối với nhau bằng dấu phẩy – từ rồi 
- Vế 1 : Chiếc lá thoáng tròng trành , 
- Vế 2 : chú nhái ..thăng bằng 
- Vế 3 : rồi chiếc thyền  xuôi dòng 
- Lớp nhận xét
-1 HS đọc tiếng , lớp đọc thầm
- HS lắng nghe 
-Lớp làm vở + 3 HS làm giấy khổ to xong rồi dán lên bảng 
- Lớp nhận xét
- Một số HS đọc bài của mình viết 
	HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
KỂ CHUYỆN
CHIẾC ĐỒNG HỒ
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
MỤC TIÊU : 
Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện.
Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ:
Gv kiểm tra sách vở HS , nhắc nhở HS học tốt trong Học kỳ II
Bài mới : 
 Hướng dẫn HS kể chuyện :
- GV kể mẫu, HS lắng nghe.
- GV kể và chỉ vào tranh minh họa.
- Cho HS kể theo cặp.
- Cho HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Cho HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Cho HS thi kể chuyện theo nhóm.
- GV cho 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- Lớp nhận xét, bình chọn nhóm kể hay.
Củng cố - dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiếp: “Kể chuyện đã nghe , đã đọc”.
Học sinh lắng nghe.
HS nhìn tranh, SGK.
Mỗi em kể ½ câu chuyên theo tranh.
HS kể.
 HS nêu ý nghĩa.
Mỗi lần 2 em kể nối tiếp nhau
	HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 19
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Dựng đoạn kết bài)
NGÀY:
Lớp: Năm / 
***************************
I.MỤC TIÊU: 
- Nhận biết được hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK (BT1).
- Viết được hai đoạn kết bài theo yêu cầu của BT2.
- HS khá, giỏi làm được BT3 (tự nghĩ đề bài, viết đoạn kết bài).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ , bút dạ , giấy khổ to . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐÔNG CỦA GV 
HOẠT ĐÔNG CỦA HS 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS đọc mở bài đã được viết 
- 4 HS trả lời.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm
 B. Dạy bài mới :
1.- Giới thiệu bài ; 
- Học sinh lắng nghe.
2 . Hướng dẫn luyện tập : 
Bài 1 : Cho1 HS đọc BT1- Nêu yêu cầu 
-1 HS đọc BT1- nêu yêu cầu 
- HS đọc thầm ,suy nghĩ và trả lời câu hỏi 
- HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi
Cho HS phát biểu ý kiến : chỉ ra sự khác nhau KB avà KB b 
GV nhận xét , kết luận 
KB a: Theo kiểu không mở rộng : tiếp nối lời tả về bà , nhấn mạnh tình cảm với người được tả 
KBb: Theo kiểu mở rộng: Sau khi tả bác nông dân , nói lên tình cảm với bác , bình luận về vai trò của những người nông dân đối với XH 
-HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét 
Bài 2: Cho1 HS đọc BT2- Nêu yêu cầu 
-Cho HS đọc 4 đề văn ở BT1 
-GV giúp HS hiểu yêu cầu bài 
- Vài HS nói tên đề bài mình chọn 
- Lớp làm vở – 3 HS làm giấy khổ to 
- Cho HS nối tiếp đọc đoạn văn và nói rõ kết bài theo kiểu mở rộng hay theo kiểu không mở rộng
- GV nhận xét , góp ý 
- GV cho 3 HS lên dán giấy trên bảng , HS trình bày
- GV cùng HS phân tích , nhận xét đoạn văn 
- HS đọc BT2 
-HS lắng nghe 
- HS nêu 
- HS làm bài 
- Lớp nhận xét - sửa chữa 
- 3 HS lên dán giấy trên bảng và trình bày
-HS nhận xét
C. - Củng cố dặn dò :
- Cho HS nhắc lại 2 kiểu kết bài trong bài văn tả người . 
- 2 HS nhắc lại 
- Nhận xét tiết học- những HS chưa đạt về làm lại 
- Chuẩn bị bài: “ Kiểm tra viết “ 
	HIỆU TRƯỞNG	KHỐI TRƯỞNG	GIÁO VIÊN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_khoi_5_tuan_19.doc