Giáo án môn Tiếng việt lớp 5

Giáo án môn Tiếng việt lớp 5

Tập đọc

Tiết 1 : Thư gửi các học sinh

I.Mục tiêu:

 _ Đọc trôi chảy lưu loát bức thư của Bác hồ:Đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ đúng chỗ

_ Thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến, tha thiết tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

_ Hiểu nội dung bức thư:Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe lời thầy đua bạn và tin tưởng học sinh kế tục sự nghiệp của cha ông(trả lời được câu 1,2,3)

 - Đọc thuộc lòng một đoạn

II. Đồ dùng dạy học:

 -Tranh minh hoạ SGK

 -Bảng phụ viết sẵn đoạn văn đọc thuộc lòng.

 

doc 186 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1202Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng việt lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Tập đọc
Tiết 1 : Thư gửi các học sinh
I.Mục tiêu:
 _ Đọc trôi chảy lưu loát bức thư của Bác hồ:Đọc nhấn giọng các từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ đúng chỗ 
_ Thể hiện được tình cảm thân ái trìu mến, tha thiết tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
_ Hiểu nội dung bức thư:Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe lời thầy đua bạn và tin tưởng học sinh kế tục sự nghiệp của cha ông(trả lời được câu 1,2,3)
 - Đọc thuộc lòng một đoạn
II. Đồ dùng dạy học:
	-Tranh minh hoạ SGK
	-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn đọc thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu môn tập đọc
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài : - Giới thiệu chủ điểm : Việt Nam – Tổ quốc em
-Giới thiệu bài :Thư gửi các học sinh
 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọcvà tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
Học sinh khá đọc bài 1 lần
- GV chia bài thành 2 đoạn như SGK
_ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm, các từ HS đọc sai
- luyện đọc từ khó
- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa một số từ khó
* Luyện đọc theo cặp
- Gọi 1 HS đọc toàn bài một lần
- GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài
 Học sinh đọc thầm các đoạn và trả lời các câu hỏi: 
- Nyày khai trường năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
-Sau Cách mạng Tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì?
-Theo em , HS phải làm gì để trong công cuộc kiến thiết đó?
c. Đọc diễn cảm
* Học sinh luyện đọc đoạn 2
- GV đọc mẫu 1 lần
Luyện đọc cặp
 Thi đọc diễn cảm
d. Luyện đọc thuộc lòng:
-Cho HS nhẩm đọc thuộc đoạn 2
- Thi đọc thuộc lòng đoạn văn
3. Củng cố –Dặn dò
- Qua bài tập đọc Bác Hồ muốn nói với các em điều gì?
- GV chốt – Ghi nội dung lên bảng
* Nhận xét giờ học
* Dặn dò: chuẩn bị bài sau
- HS nghe
- 1 HS đọc
- 2 HS đọc một lượt – HS đọc 3 lượt
- HS nêu các từ khó đọc – 1 HS đọc lại
- 1 HS đọc phần chú giải
- 2 học sinh làm 1 cặp đọc cho nhau nghe
-Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam, một nước Việt Nam độc lập sau 80 năm Pháp đô hộ.
-Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước nhà theo kịp các nước khác trên thế giới.
-Phải cố gắng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy đua bạn..
- HS nêu cách ngắt nghỉ hơi, các từ cần nhấn giọng.
- 1 HS đọc lại đọan văn
-3 HS lên đọc
- HS nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất
-3HS thi đọc
- Nhận xét – chọn bạn đọc thuộc và hay
- HS nêu ý kiến – Nhận xét – bổ xung
-HS nêu lại nội dung: Bác hồ khuyên HS chăm học để góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới
Chính tả ( nghe viết)
Tiết 1 : Việt Nam thân yêu
I, Mục tiêu
	- Nghe viết đúng và trình bày bài chính tả.Không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát
	-Tìm được tiếng thích hợp với ô ttrống theo yêu cầu bài tập 2, thực hiện đúng bài tập 3
	- Củng cố qui tắc viết chính tả với ng, ngh,gh,c,k
II. Đồ dùng dạy học:
	Vở bài tập TV
III. Hoạt động dạy học
A.Mở đầu: GV nêu một số lưu ý về môn chính tả.
B.Dạy bài mới;
 1.Giới thiệu bài
 2.Hướng dẫn HS nghe viết chính tả
- GV đọc bài chính tả SGK
-HS đọc thầm cả bài
GV hỏi:
- Đất nước Việt Nam có những cảnh đẹp gì?
- Bài thơ được trình bày như thế nào?
- Nhừng từ nào khi viết hay bị sai?
Hướng dẫn HS viết các từ khó viết
 Đọc cho HS viết chính tả : GV đọc thong thả lưu ý cách trình bày, tư thế ngồi
Đọc cho HS soát lỗi
GV chấm 1 số bài – nhận xét chính tả
3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1.HS đọc và nêu yêu cầu
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình
- Gọi 1 HS đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh
Bài 2. HS đọc và nêu yêu cầu của đề
- Thi làm bài nhanh
GV nhận xét- chốt câu đúng
- Nêu quy tắc viết chính tả c/k ,ng/ngh
4. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò:Ghi nhớ qui tắc viết hoa
- HS theo dõi
- HS đọc
-HS nêu – nhận xét – bổ xung
- Trình bày theo thể thơ lục bát
- dập dờn , mênh mông, biển lúa
- 2 HS lên bảng viết 
- Nhận xét – bổ xung
- HS viết bài
- HS đổi vở chữa lỗi cho nhau
- HS làm bài vào vở BT
- HS nghe – nhận xét – bổ xung- sửa lại
- HS làm bài
- 3 học sinh lên bảng
- HS nhận xét bài – bổ xung
-HS nêu
Thứ ba ngày 9 tháng 9 năm 2008
Luyện từ và câu
Tiết 1 : Từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu
	- Hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau và gần gíông nhau, từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
	- Vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa
II. Đồ dùng: Bảng lớp viết các từ in đậm
	- Một số bảng nhóm
III.Các hoạt động dạy học
A.Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra vở bài tập TV
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới
a.Nhận xét
Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu bài 1
-Nêu các từ in đậm có trong bài
-So sánh nghĩa của 2 từ đó
*GVkết luận:Những từ đó có nghĩa giống nhau nên gọi là từ đồng nghĩa.
- Vậy thế nào là từ đồng nghĩa?
Bài 2.Học sinh đọc đề và nêu yêu cầu
- Hãy thay các từ vào 2 đoạn
-Đọc đoạn văn đã thay từ
- Khi thay vào em thấy nghĩa của câu văn chứa các từ đó như thế nào?
- Những từ nào có thể thay thế cho nhau , không thay thế cho nhau được? Vì sao?
- Vậy có mấy loại từ đồng nghĩa?
*GV Tổng hợp và chốt ý
- Tìm thêm các ví dụ về từ đồng nghĩa có thể thay thế và không thay thế cho nhau?
* Đặt câu với từ ăn – xơi?
- Hai từ này có đặt được trong 1 câu giống nhau không?
- Hai từ này là từ đồng nghĩa gì? 
- Khi sử dụng các từ đồng nghĩa không hoàn toàn phải lưu ý điều gì?
* Qua 2 ví dụ trên cho biết: Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa?
- GV chốt- Kết luận
3. Luyện tập
Bài 1.HS đọc và nêu yêu cầu của đề
- Đọc lại các từ in đậm
- GV chốt câu giải đúng
Bài 2; Đọc và nêu yêu cầu của đề
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chốt viết thêm từ lên bảng
- Gọi HS đọc lại các từ đó
Bài 3.Đọc và nêu yêu cầu của đề
 - GV lưu ý: có thể đặt một câu chứa 2 từ đồng nghĩa
3.Củng cố- Dặn dò
Thế nào là từ đồng ngghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa?
Nhận xét giờ học
Dặn dò: học phần ghi nhớ- chuẩn bị bài sau
- Kiến thiết , xây dựng, 
- vàng xuôm, vàng hoe, vàng lịm
- Giống nhau:
+ Cùng chỉ hoạt động làm một công trìmh hay tổ chức nào đó
+đều chỉ màu vàng nhưng ở mức độ khác nhau
- HS nêu – nhận xét
- HS trao đổi cặp- rút ra kết luận
- 2 HS đọc 2 đoạn văn
- Đoạn a: nghĩa câu văn không thay đổi
- Đoạn b : nghĩa câu văn thay đổi, không đúng nghĩa
- Kiến thiết- xây dựng thay thế cho nhau được vì nghĩa của chúng giống nhau hoàn toàn
- Vàng xuôm, vàng hoe, vàng lịm không thay thế cho nhau được vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn.
- Có 2 loại từ đồng nghĩa là đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn
-HS nêu - nhận xét 
- HS đặt - đọc câu -nhận xét
-Không đặt được mà phải chọn từ cho thích hợp
- 2 từ đồng nghĩa không hoàn toàn
- ta phải chọn từ dùng cho đúng
- HS nêu - Nhận xét
- HS đọc phần Ghi nhớ SGK
- HS làm bài vào vở
- Nêu kết quả bài làm - Nhận xét bổ xung
* Các từ đồng nghĩa là:
Nước nhà , non sông, hoàn cầu,năm châu
- HS làm bài theo cặp
- Các cặp trình bày kết quả bài làm
- nhận xét chữa bài - Bổ xung thêm các từ
- 2 hs đọc
- Một HS đọc câu mẫu 
- HS làm nháp
- HS nối tiếp đọc các câu của nình
- Nhận xét chữa bài
- HS viết vào vở 2 câu đúng
Kể chuyện
Tiết1: Lý Tự Trọng
I.Mục tiêu
	- Rèn kỹ năng nói: dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ biết thuyết minh cho nội dung bức tranh bằng 1, 2 câu. Kể được từng đoạn câu chuyện kết hợp với cử chỉ điệu bộ
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự trọng giàu lòng yêu nước , dũng cảm, hiên ngang ,bất khuất
	- Rèn kỹ năng nghe; nghe kể nhớ chuyện, nghe bạn kể nhận xét lời kể của bạn
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ - Bảng phụ ghi lời thuyết minh cho các tranh
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2.GV kể chuyện lần 1
 + Ghi bảng tên các nhân vật trong chuyện
 + Giải thích từ khó
- GV kể chuyện lần 2 – kết hợp chỉ tranh
3. Hướng dẫn HS kể
Bài 1. HS đọc và nêu yêu cầu
-Gọi HS trình bày lời thuyết minh
-GV treo bảng phụ 
 +Tranh 1:Lý Tự Trọng được cử ra nước ngoài học tập
 + Tranh2: Về nước , anh được giao nhiệm vụ chuyển thư từ tài liệu
 +Tranh 3: Trong công việc , anh rất bình tĩnh và nhanh trí
 + Tranh 4:Trong buổi mít tinh anh bắn chết 1 tên mật thám và bị bắt
 + Tranh5 :Trước toà , anh hiên ngang khẳng định lý tưởng cách mạng
 +Tranh6: Ra pháp trường anh vẫn hiên ngang hát bài quốc ca
Bài 2,3: Học sinh đọc và nêu yêu cầu 
- 1 HS kể mẫu 1 lần
- 1HS kể 3 tranh đầu
- 1HS kể 3 tranh cuối
*HS tập kể
*Thi kể trước lớp
* Bình chọn bạn kể hay
Bài 3: Qua câu chuyện trên , em thấy anh Lý Tự Trọng là người như thế nào?
 4. Củng cố – Dặn Dò
 * Nhận xét giờ học
 *Tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe
 * Chuẩn bị bài sau: tìm một câu chuyện ca ngợi những anh hùng, danh nhân ở nước ta.
- HS nghe và quan sát tranh
- Tìm 1 - 2 câu thuyết minh cho tranh
- HS làm cặp
-HS nối tiếp nêu - Nhận xét bổ xung 
- HS đọc lại:2 em
- HS nghe
- HS kể theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-2 HS thi kể phần 1
- 2HS thi kể phần 2
-1 HS kể cảc câu chuyện
-Anh là một người yêu nước, dũng cảm, hiên ngang , bất khuất
- Nhận xét- bổ xung
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2008
Tập đọc
Tiết 2 :Quang cảnh làng mạc ngày mùa
I. Mục tiêu
	-Đọc lưu loát toàn bài
	- Đọc đúng các từ khó, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả chậm, dịu dàng, nhấn gịong ở những từ miêu tả màu vàng khác nhau
	- Hiểu từ ngữ: phân biệt sắc thái của các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc
	- Nội dung: Miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, làm nên một bức tranh làng quê sống động, trù phú, thể hiện tình yêu tha thiết của tác giả với quê hương
II.Chuẩn bị : Tranh minh hoạ SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
 _ HS đọc thuộc lòng đoạn văn bài “ Thư gửi các học sinh”
- Nêu nội dung của bài
-GV nhận xét cho điểm
B Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài 
 - HS quan sát tranh SGK
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài 1 lần
-GV chia đoạn: Bài văn chia làm 4 phần
 + Đoạn1:Câu đầu
 + Đoạn 2: Từ có lẽ àlơ lửng
 + Đoạn 3:Từng chiếc lá mít àđỏ chói
 + Đoạn 4 : còn lại
-HS nối tiếp nhau đọc các đoạn
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai
 + Hướng dẫn đọc các từ khó
- Nêu các từ khó đọc hay bị sai?
+ Hướng dẫn HS hiểu các từ khó
* Luyện đọc cặp
* HS đọc toàn bài
* GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài
-Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và chỉ màu vàng?
- GV giao nhiệm vụ cho HS
- Tìm các từ chỉ màu vàng và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?
- Những chi tiết nào nói về thời tiết và con người làm cho l ... câu : ai làm gì? Ai thế nào ? Ai là gì?
	- Xác định đúng các thành phần chủ ngữ , vị ngữ , trạng ngữ của câu
II.Đồ dùng:
	- Bảng phụ ghi nọi dung cần ghi nhớ các kiểu câu, các kiểu câu kể
	- Bnảg phụ làm bài tập 1-2
III. Các hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ
- HS đọc bài làm bài tập 1
B Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập
Bài 1: HS đọc và nêu yêu cầu
- Câu hỏi dùng để làm gì? có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
- Câu kể , câu cảm , câu khiến dùng để làm gì/ có thể nhận ra các câu ấy bằng dấu hiệu nào?
- Gv treo bảng phụ có nội dung định nghĩa các kiểu câu
* HS đọc thầm câu chuyện vui và viết vào vở các kiểu câu theo yêu cầu
- nhận xét bài trên bảng
- GV chốt câu đúng
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu
- Các em đã biết những kiểu câu nào?
- GV treo bảng có nội dung ghi nhớ về 3 kiểu câu.
* HS đọc thầm bài: “ Quyết định độc đáo” và làm vào vở bài tập: gạch / giữa chủ ngữ , vị ngữ
- GV nhận xét chốt ý đúng
3 . Củng cố –dặn dò
- Nhận xét giừo học
- Nắm vững các kiểu câu kể , các thành phần của câu
- 1 HS làm 
- nhận xét
- Câu hỏi dùng để hỏi , cuối câu có dấu chấm hỏi
+ Câu kể ; dùng để kể sự việc, cuối câu có dấu chấm
+ Câu cảm : câu bộc lộ cảm xúc- dấu chấm than
+ Câu khiến : Nêu yêu cầu, đề nghị – dấu chấm than
- 3-4 HS đọc lại
- 2 HS lên bảng làm bài
- HS chữa bài
- Ai nlà gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
- 2 HS đọc lại
- 2 HS lên bảng làm
- Trình bày kết quả
- Nhận xét- bổ xung
Thứ sáu ngày tháng năm
Tập làm văn
Tiết 34: Trả bài văn tả người
I Mục tiêu 
	- Nắm được yêu cầu của bài văn, tả người theo đề bài đã cho, bố cục trình tự miêu tả chọn lọc chi tiết , diễn đạt trình bày một cách rõ ràng
- Biết tham gia sửa lỗi chung, tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu chữa trong bài và viết lại đoạn văn cho hay hơn
II. Đồ dùng: Bảng lớp viết đề bài
III. Các hoạt động dạy học
A Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc lá đơn hoàn chỉnh của mình
- Nhận xét cho điểm 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. GV nhận xét chung về kết quả bài làm của HS
a. Nhận xét về kết quả bài làm
- Gọi HS đọc 4 đề kiểm tra
- GV nhận xét bài của lớp
* ưu điểm; - Làm bài đúng thể loại tả người
 - bài văn có đủ 3 phần, các ý đủ
* Tồn tại: Một số bài còn sơ sài , câu chưa rõ ý , còn dài
b. Thông báo kết quả bài kiểm tra
Kết quả: 1-2 3-4 5-6 7-8 9- 10
 3 Hướng dẫn HS chữa lỗi
a) Chữa lỗi chung
- Gv nêu các lỗi lên bảng
- GV chữa lại bằng phấn màu
b) Chữa lỗi trong bài
- hS đọc lời nhận xét của thầy cô, phát hiện thêm một sôa lỗi khác trong bài
- Gv theo dõi kiểm tra
c) Học tậpb các đoạn văn hay
- GV nêu và đọc 2 đoạn văn hay
- Trong đoạn văn có chỗ nào hay mà em cần học tập?
d) viết lại một đoạn văn cho hay hơn
- Em định viết lại đoạn nào?
4 Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Viết lại đoạn văn- chuẩn bị tiết sau ôn tập
- 4 hS nối tiếp đọc
- 2 HS lên viết lại các lỗi cho đúng
- Nhận xét- chưa bài
- Đổi bài cho nhau chữa lỗi
- HS nghe
- hs nêu
- HS nêu đoạn viết lại
- HS viết lại đoạn văn mình chọn
- 3-4 HS đọc lại đoạn văn đã viết
- Nhận xét đoạn mới hay hơn đoạn cũ như thế nào
Tuần 18 ÔN tập cuối học kỳ I
Thứ hai ngày tháng name 
Tiết 1
 I Mục tiêu 
-Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng, kết hợp kỹ năng đọc hiểu
- Lập bảng thống kê các bài tập đọc- học thuộc lòng cho chủ điểm “ giữ lấy màu xanh”
- Nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc nêu dẫn chứng minh hoạ cho nhận xét đó
II Đồ dùng dạy học: Các phiếu nhỏ ghi tên các bài tập đọc, 
	- Kẻ sẵn bảng thống kê bài tập 2
III. Các hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ
- HS đọc thuộc lòng 3 bài ca dao?và nêu nội dung từng bài?
- Gv nhận xét cho điểm
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng(1/5 số HS)
- Gv nêu hình thức và nội dung kiểm tra
- HS lên bốc thăm chọn bài
- GV nhận xét cho điểm
Bìa 2: HS đọc và nêu yêu cầu
- GV nhấn mạnh yêu cầu của đề: 
- Cần thống kê các bài tập đọc theo nọi dung nào?
- Bảng có mấy cột ngang , cột dọc
- Cho HS làm việc theo nhóm
- Gọi hS đọc toàn bộ bảng thống kê
Bài 3: Đề bài yêu cầu gì?
- GV lưu ý HS : nói về một bạn nhỏ như kể về bạn cùng lớp chứ không nhận xét một nhân vật trong lớp
- Bạn nhỏ trong bài có đức tính gì?
- Nhận xét cho điểm 
3. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Dặn dò:Tiếp tục ôn tập các bài tập đọc và học thuộc lòng
- 3 HS đọc
- nhận xét
- lần lượt từng học sinh lên bốc thăm - đọc tên bài tập đọc và yêu cầu trong phiếu 
- chuẩn bị bài 1 phút 
- đọc đoạn bài tập đọc – học thuộc lòng theo quy đinh
- Trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc
- tên, thời gian, thể loại
- các nhóm liệt kê theo bảng thống kê
- Đại diện nhóm ttrình bày kết quả
- NHận xét – bổ xung
- 1 HS đọc
- Nhận xét về bạn nhỏ và tìm dẫn chứng
- cảnh giác, gan dạ , thông minh,..
* HS làm bài vào vở
* HS trình bày bài làm của mình
Tiết 2
I Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đpcj và học thuộc lòng
- Biết lập bảng thống kê bài tập đọc và học thuộc lòng về chủ điểm “ vì hạnh phúc con người”
- biết thể hiện cảm nhận về cáI hay của những câu thơ được học
II. Chuẩn bị: phiếu thăm các bài tập đọc
III. Các hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( 1/5 số học sinh)
- HS lên bốc thăm chọn bài
- Gv nhận xét cho điểm
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu
- Đề bài yêu cầu gì?
- Gọi HS trình bày ý kiến của mình
- Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn có ý kiến hay nhất
Bài 3: HS đọc và nêu yêu cầu
- HS làm nhóm
- Gọi hS đọc lại toàn bài
3. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét giừo học
- Tiếp tục ôn lại các bài tập đọc và học thuộc lòng
- 5 HS lên bốc thăm chọn bài
- Nói tên bài tập đọc và yêu cầu trong phiếu
- Chuẩn bị và đọc đoạn bài tập đọc
- Trả lời các câu hỏi về nội dung của đoạn vừa đọc
- Tìm trong bài các câu mình thích, trình bày cáI hay của câu văn đó
- HS làm bài vào vở
- 4-6 HS trình bày câu văn hay mình chọn
- Lập bảng thống kê
- Làm nhom 4: Kể bảng thống kê vào giấy
- Tìm và ghi tên bài , thời gian , thể loại
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
- nhóm khác nhận xét – bổ xung
- 1 HS đọc cả bảng thống kê
 ___________________________________________________
 THứ 3 ngày tháng năm
 Tiết 3:
Mục tiêu
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng
-Lập được bảng tổng kết vốn từ về môI trường
II Đồ dùng: phiếu thăm 
III Các hoạt động dạy học
1 Giới thiệu bài
2 Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng( 5 em)
- Gọi lần lượt từng học sinh lên bốc thăm chọn bài
- GV nhận xét cho điểm
Bài 2: HS đọc đề và nêu yêu cầu
- GV giảI thích từ : sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển
- gọi dại diện nhóm lên trình bày kết quả
- GV nhận xét chốt từ đúng
- Gọi HS đọc lại các từ trong bảng
3 Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học 
- ôn các bài tập đọc
- 5 em lần lượt lên bốc thăm , đọc yêu cầu , chuẩn bị và đọc bài
- Trả lời các câu hỏi về nội dung bài
- tìm các từ về chủ đề môI trường
- HS làm nhóm 4 : tìm và ghi các từ thuộc chủ đề , đúng loại vào từng cột
- 2 nhóm lên bảng viết
- Các nhóm khác nhận xét- bổ xung
- 1 HS đọc
Tiết 4:
I Mục tiêu 
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng và các bài tập đọc
- Nghe viết đúng chính tả bài “Chợ Ta – Sken
II. Đồ dùng : phiếu thăm
III Các hoạt động dạy học
1 Giới thiệu bài
2 Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: Ôn tập và kiểm tra tập đọc
- HS bốc thăm và đọc một đoạn bài tập đọc trong phiếu
- GV nhận xét cho điểm
Bài 2: Nghe viết chính tả bài “ Chợ Ta – Sken
- GV đọc bài chính tả
-Gọi HS đọc lại
- Trong bài có những từ nào viết hay sai?
- HS luyện viết từ khó
- Gv đọc cho HS viết bài
- Đọc cho HS soát lỗi
- Chấm 7-8 bài – nhận xét chính tả
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Ôn lại các bài tập đọc
- 6 HS nối tiếp lên bốc thăm và đọc theo yêu cầu trong phiếu
- trả lời các câu hỏi về đoạn bài
- 2 HS đọc 
- HS nêu : xúng xính, trộn lẫn, ve vẩy, Ta-sken
- 1 HS lên bảng viết 
- Nhận xét cách viết các từ đó
- 2 HS cùng bàn đổi vở cho nhau soát lỗi
 	--------------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày tháng năm
Tiết 5
I Mục tiêu
- củng cố kỹ năng viết thư: biết viết một lá thư gửi người thân ở xa kể lại kết quả học tập rèn luyện của các em
II Các hoạt động dạy học
1 Giơí thiệu bài 
2 Hướng dẫn ôn tập
- Gọi HS đọc đề bài
- đề bài yêu cầu gì?
- HS đọc phần gợi ý SGK
* GV lưu ý HS: Bám vào gợi ý SGK để viết cho đúng yêu cầu, viết chân thực kể đúng những thành tích và cố gắng của em trong học kỳ một, thể hiện tình cảm với người thân
- GV nhận xét 
- Bình chọn bạn có thư hay nhất
3 Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Ôn tập về từ nhiều nghĩa
- 1 HS đọc
-Viết thư cho người thân để kể về kể quả học tập và kết quả rèn luyện
-2 HS đọc
* HS viết bài
* 4-5 em nối tiếp đọc lá thư của mình
- HS nhận xét : lá thư đủ các phần chưa? nội dung có đúng yêu cầu không?
 Tiết 6
I Mục tiêu 
- Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng các em còn lại
- Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối học kỳ
II Các hoạt động dạy học
1 Giới thiệu bài 
2 Ôn Tập
Bài 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- 5 HS còn lại lên gắp phiếu
- GV nhận xét cho điểm
Bài 2: HS đọc và nêu yêu cầu của đề
- HS đọc bài “ chiều biên giới”
- đề bài yêu cầu gì?
- Từ ngọn, đầu được dùng theo nghĩa nào?
- Những đại từ nhân xưng nào dùng trng bài
* HS nêu các từ vùa tìm được
- Nhận xét – bổ xung
* HS viết 1 câu văn miêu tả hình ảnh mà câu thơ “lúa lượn bậc thang mây” gợi ra?
* Gv nhận xét và sửa câu cho HS
3. Củng cố – dặn dò
-Nhận xét giờ học 
- Hoàn chỉnh câu văn miêu tả viêta vào vở
- các em gắp phiếu chuẩn bị và đọc đoạn bài tập đọc và trả lời câu hỏi
- 1 HS đọc
-* HS làm bài vào vở
- Tìm từ đồng nghĩa với từ biên cương là biên giới
-Từ đầu và từ ngọn dùng theo nghĩa chuyển
Các đại từ xưng hô:Ta em
- HS làm bài nháp
-4-5 em Đọc câu văn của mình
- Nhận xét
 Thứ năm ngày tháng năm
Tiết 7: Kiểm tra đọc hiểu và luyện từ và câu
I Mục tiêu
	- HS làm được bài kiểm tra trác nghiệm về đọc hiểu và luyện từ và câu để củng cố và kiểm tra kiến thức của mình
II CHuẩn bị: Vở bài tập
III Các hoạt động dạy học
1 Giới tiệu bài 
2.GV giới thiệu hình thức kiểm tra
- GV hướng dẫn HS cách làm bài
3. HS làm bài vào vở bài tập trong thời gian 30 phút
4. Thu Bài 
GV chấm bài ngay tại lớp
- Đọc Điểm và nhận xét bài làm của HS
5. Dặn dò
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra tập làm văn
- HS làm bài: khoanh vào các đấp án đúng

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 5 TV.doc