Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 (buổi chiều)

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 (buổi chiều)

Tiếng việt luyện tập

ÔN TẬP: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I.Mục đích, yêu cầu:

- Củng cố cho HS cách đọc to, rõ ràng, diễn cảm.

- Rèn cho các em kĩ năng đọc diễn cảm.

- Giáo dục HS lòng kính yêu Bác Hồ.

II. Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.

III. Hoạt động dạy học:

1.GV nêu yêu cầu của giờ học.

 - Gọi HS đọc bài : Thư gửi các học sinh.

 - GV nhận xét cách đọc.

2. Hướng dẫn HS cách đọc.

 * Đọc to, rõ ràng, trôi chảy, đúng cách đọc.

 - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn : “Từ sau 80 năm giời nô lệ .nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”

 

doc 85 trang Người đăng hang30 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng việt luyện tập
Ôn tập: Thư gửi các học sinh
I.Mục đích, yêu cầu:
- Củng cố cho HS cách đọc to, rõ ràng, diễn cảm.
- Rèn cho các em kĩ năng đọc diễn cảm.
- Giáo dục HS lòng kính yêu Bác Hồ.
II. Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
1.GV nêu yêu cầu của giờ học.
 - Gọi HS đọc bài : Thư gửi các học sinh.
 - GV nhận xét cách đọc.
2. Hướng dẫn HS cách đọc.
 * Đọc to, rõ ràng, trôi chảy, đúng cách đọc.
 - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn : “Từ sau 80 năm giời nô lệ.nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
 - Yêu cầu HS nhấn giọng các từ sau : xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn.
 - Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ : ngày nay / chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta ; nước nhà trông mong / chờ đợi ở các em rất nhiều.
* HS đọc theo cặp (nhóm đôi). GV theo dõi, hướng dẫn các em đọc.
* HS đọc nối tiếp cả bài theo từng đoạn.
* GV quan sát chung, sửa sai.
* HS thi đọc diễn cảm.
* Cho HS thi theo nhóm.
* Cả lớp nhận xét, GV bổ sung.
3. Củng cố dặn dò :
 GV nhận xét giờ học. Về nhà ôn lại bài.
Tiếng viêt luyện tập
Từ đồng nghĩa
I.Mục đích, yêu cầu:
 - HS nắm được thế nào là từ đông nghĩa.
 - HS biết vận dụng những kiến thức đã có, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa.
 - Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị : 
Nội dung, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học:
1.GV cho 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK (8).
 - HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa? Cho VD?
 - GV nhận xét.
2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa sau : ăn, xơi, biếu, tặng, chết, mất.
Bài giải:
a.Cháu mời ông xơi nước ạ.
Hôm nay, em ăn được hai bát cơm.
b.Bố mẹ cháu biếu ông bà cân cam.
Nhân dịp sinh nhật Lan, em tặng bạn bông hoa.
c.Ông Minh mới mất sáng nay.
Con hổ bị trúng tên chết ngay tại chỗ.
Bài 2: 
- Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào những câu sau. 
- Các từ cần điền : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô.
Bài giải:
- Mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
- Sóng biển cuồn cuộn xô vào bờ.
- Sóng lượn nhấp nhô trên mặt sông.
Bài 3:
Đặt câu với mỗi từ sau : cắp, ôm, bê, bưng, đeo, vác.
Bài giải :
+ Bạn Nam tung tăng cắp sách tới trường.
+ Mẹ em đang ôm bó lúa lên bờ.
+ Hôm nay, chúng em đi lao động bê gạch.
+ Chị Lan đang bưng mâm cơm.
+ Chú bộ đội đeo ba lô về đơn vị.
+ Bà con nông dân đang vác cuốc ra đồng.
Dặn dò: Về nhà ôn lại các từ đồng nghĩa.
 Tiếng việt luyện tập
Ôn tập : cấu tạo của bài văn tả cảnh
I.Mục tiêu:
- Học sinh nắm dược cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm ba phần.
- Phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị:
Nội dung, phấn màu.
III. Hoạt động dạy học:
1.GV cho học sinh nhắc lại phần ghi nhớ SGK (12)
- GV nhận xét.
2.Hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh.
Bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa. Tiếng việt 5 tập I (10)
- Một học sinh dọc to bài văn.
- Cho cả lớp đọc thầm bài văn
- Đọc thầm phần giải nghĩa từ khó : 
* Lụi: cây cùng loại với cây rau, cao 1-2m, lá xẻ hình quạt, thân nhỏ, thẳng và rắn, dùng làm gậy.
* Kéo đá: dùng trâu bò kéo con lăn bằng đá để xiết cho thóc rụng khỏi thân lúa.
- HS đọc thầm và tự xác định mở bài, thân bài, kết luân.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt ý đúng.
- Bài gồm có 3 phần:
* Từ đầu đến khác nhau. Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
* Tiếp theo đến lạ lùng. Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
* Đoạn còn lại. Tả thời tiết, con người.
Vậy: Một bài văn tả cảnh gồm có 3 phần.
 Mở bài: giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
 Thân bài: tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
 Kết bài: nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.
- HS nhắc lại.
3.Dặn dò: HS về nhà ôn bài.
 Tuan 2 
 Tiếng Việt (ôn)
Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
I.Mục tiêu:
- Học sinh nghe viết đúng, trình bày đúng bài chính tả: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng viết chính tả.
- Giáo dục HS ý thức tự giác rèn chữ viết.
II.Chuẩn bị:
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2.Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Hướng dẫn học sinh nghe viết.
 - Giáo viên đọc đoạn viết : “Từ đầu vẫy vẫy” trong bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
 - HS đọc thầm, quan sát sách giáo khoa cách trình bày.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các từ khó. 
 - HS viết bảng con.
c. Hướng dẫn HS viết bài.
 - Giáo viên nhắc nhở HS một số điều trước khi viết.
 - Đọc cho học sinh viết bài. 
 - Đọc bài cho HS soát lỗi. HS soát lại bài.
 - Giáo viên thu một số bài để chấm, chữa. 
 - HS trao đổi vở để soát lỗi.
 - Giáo viên nhận xét chung.
d. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Tìm những tiếng có phụ âm đầu: c/k ; g/gh ; ng/ngh.
 - Củng cố, cong cong, cân, cuộc, cuồn cuộn,
 - Kẽo kẹt, kiến, kĩ, kéo,
 - Gỗ, gộc, gậy, gàu, gần gũi,
 - Ghế, ghe, ghẻ, ghi,
 - Ngô, ngay ngắn, ngóng, ngang, ngoằn ngoèo,
 - Nghe, nghiêng, nghĩ, nghỉ,
3. Củng cố dặn dò: Cho HS nhắc lại quy tắc viết chính tả: c/k; g/gh; ng/ngh.
Dặn HS về nhà viết lại những lỗi sai. 
Tự chọn (Tiếng Việt)
Ôn luyện tập về từ đồng nghĩa.
I. Mục tiêu:
- HS tìm được những từ đồng nghĩa với những từ đã cho.
- Cảm nhận được sự khác nhau giữa các từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Từ đó biết cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: HS nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa?
Giáo viên nhận xét chung.
2. Bài mới: 
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:Tìm các từ đồng nghĩa.
Chỉ màu vàng.
Chỉ màu hồng.
Chỉ màu tím.
Bài giải: 
Vàng chanh, vàng choé, vàng kệch, vàng xuộm, vàng hoe, vàng ối, vàng tươi,
Hồng nhạt, hồng thẫm, hồng phấn, hồng hồng,
Tím ngắt, tím sẫm, tím đen, tím nhạt, tím than,
Bài 2: Đặt câu với một số từ ở bài tập 1.
Bài giải:
 Màu lúa chín vàng xuộm.
 Tóc nó đã ngả màu vàng hoe.
 Mẹ mới may cho em chiếc áo màu hồng nhạt.
 Trường em may quần đồng phục màu tím than.
Bài 3: Đặt câu với từ: xe lửa, tàu hoả, máy bay, tàu bay.
Bài giải:
 Tàu bay đang lao qua bầu trời.
 Giờ ra chơi, các bạn thường chơi gấp máy bay bằng giấy.
 Bố mẹ em về quê bằng tàu hoả.
 Anh ấy từ Hà Nội đi chuyến xe lửa 8 giờ sáng vào Vinh rồi.
3. Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại bài, về nhà ôn lại bài.
Tiếng Việt (ôn)
Luyện tập tả cảnh.
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết làm bài văn tả cảnh theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Biết chuyển dàn ý thành 1 đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
- Giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: nội dung.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: cho HS nhắc lại dàn bài văn tả cảnh. 
Giáo viên nhận xét và nhắc lại.
2. Bài mới: HS nhắc lại dàn bài đã lập ở tiết tập làm văn trước ( Tuần 1).
- Giáo viên nhận xét, sửa cho các em.
- Cho HS dựa vào dàn ý đã viết sẵn ở tuần 1 để viết 1 đoạn văn tả cảnh 1 buổi sáng (trưa hoặc chiều) trên cánh đồng, làng xóm.
- Giáo viên hướng dẫn và nhắc nhở HS làm bài.
Bài làm gợi ý:
Làng xóm còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu xóm. Đó đây, ánh lử hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng, đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyên rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Những tia nắng đầu tiên hắt trên các vòm cây. Nắng vàng lan nhanh. Bà con xã viên đã đổ ra đồng, cấy mùa, gặt chiêm. Mặt trời nhô dần lên cao. ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Trên các con đường nhỏ, từng đoàn xe chở lúa về sân phơi.
3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên hệ thống bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Tự chọn (Tiếng Việt)
Luyện tập về từ đồng nghĩa.
I.Mục tiêu:
- HS vận dụng kiến thức đã học về từ đồng nghĩa, làm đúng những bài tập về từ đồng nghĩa.
- Phân loại các từ đã đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn.
II. Chuẩn bị: Nội dung bài.
III. Hoạt động dạy học: 
1.Kiểm tra: 
- Cho HS nhắc lại các kiến thức về từ đồng nghĩa.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau.
Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc
Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời
Bài giải:
 Đất nước, non sông, quê hương, xứ sở, Tổ quốc.
 Dũng cảm, gan dạ, anh dũng.
Bài 2: 
Đặt câu với mỗi từ sau: vui vẻ, phấn khởi, bao la, bát ngát, mênh mông.
Bài giải: 
 - Cuối mỗi năm học, chúng em lại liên hoan rất vui vẻ.
 - Em rất phấn khởi được nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ.
 - Biển rộng bao la.
 - Cánh đồng rộng mênh mông.
 - Cánh rừng bát ngát.
3. Củng cố dặn dò: Giáo viên hệ thống bài. Dặn HS chẩn bị bài sau.
Tiếng Việt (ôn)
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết trình bày số liệu thống kê, biết được tác dụng của các số liệu thống kê.
- Biết thống kê đơn giản với các số liệu về từng tổ trong lớp mình, trình bày được kết quả thống kê theo biểu bảng.
- Giáo dục HS ý thức học tốt bộ môn. 
II. Chuẩn bị : phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới:
 - Giáo viên nêu yêu cầu của giờ học.
 - Cho HS nhắc lại kiến thức về báo cáo thống kê. 
 - Các số liệu thống kê được trình bày dưới những hình thức nào?
 + Nêu số liệu.
 + Trình bày bảng số liệu.
 - Nêu tác dụng của các số liệu thống kê?
 Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Giáo viên nhận xét và cho HS vận dụng làm bài tập.
Bài tâp: Thống kê số HS trong lớp theo mẫu sau:
Tổ
Số HS
HS nữ
HS Nam
HS giỏi
HS khá
HS TB
HS yếu
HS khuyết tật
Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Tổ 4
Tổng số HS
- Cho HS làm theo nhóm.
- Giáo viên quan sát hướng dẫn, chú ý các nhóm làm yếu. Gọi các nhóm trình bày.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
Giáo viên hệ thống bài. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
	 Tiếng Việt (ôn): Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Nhân dân
I.Mục tiêu:
- Củng cố, mở rộng cho HS những kiến thức đã học về chủ đề : Nhân d ... u, một dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, một dấu câu ngăn cách các vế trong câu ghép.
Bài làm
Trong lớp em, các bạn rất chăm chỉ học tập. Bạn Hà, bạn Hồng và bạn Quyên đều học giỏi toán. Các bạn ấy rất say mê học tập, chỗ nào không hiểu là các bạn hỏi ngay cô giáo. Về nhà các bạn giúp đỡ gia dình, đến lớp các bạn giúp đỡ những bạn học yếu. Chúng em ai cũng quý các bạn.
Bài tập 2 :
 Đặt câu về chủ đề học tập.
a/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
b/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các vế trong câu ghép.
c/ Một câu có dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
Bài làm
a/ Sáng nay, em và Minh đến lớp sớm để làm trực nhật.
b/ Trời xanh cao, gió nhẹ thổi, hương thơm dịu dàng tỏa ra từ các khu vườn hoa của nhà trường.
c/ Em dậy sớm đánh răng, rửa mặt, ăn sáng.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
Thứ năm ngày tháng năm 200
Tiếng việt (ôn)
 Tập làm văn : ôn tập về tả cảnh 
I,Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả cảnh.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : 
Sự chuẩn bị của học sinh..
B.Dạy bài mới:
Đề bài : Miêu tả cảnh một ngày mới bắt đầu ở quê em.
- GV cho học sinh đọc lại đề bài.
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề.
- Nhắc nhở học sinh những điều cần thiết để viết bài văn tả cảnh.
- GV cho học sinh viết bài.
- Giáo viên quan sát chung.
- Nhắc nhở các em giờ giấc thu bài.
- Giáo viên thu bài và chấm một số bài.
- Nhận xét và tuyên dương những học sinh có bài viết hay, sáng tạo.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
 	 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
33	Tiếng việt (ôn) : Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : trẻ em
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Trẻ em.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1 : Tìm những từ đồng nghĩa với từ trẻ thơ.
Bài làm
Trẻ em, trẻ con, con trẻ, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên,
Bài tập 2: Đặt câu với hai từ tìm được ở bài tập 1
Bài làm
a/ Từ: trẻ em.
Đặt câu: Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước.
b/ Từ: thiếu nhi.
Đặt câu: Thiếu nhi Việt Nam làm theo năm điều Bác Hồ dạy.
Bài tập 3: Tìm những câu văn, thơ nói về trẻ con có những hình ảnh so sánh.
Bài làm
Trẻ em như tờ giấy trắng.
Trẻ em như búp trên cành.
Trẻ em như nụ hoa mới nở.
Đứa trẻ đẹp như bông hồng buổi sớm.
Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.
Cô bé trông giống hệt bà cụ non.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau
Thứ sáu ngày tháng năm 200
Tiếng việt (ôn)
 Tập làm văn : ôn tập về tả người 
I,Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : 
Sự chuẩn bị của học sinh..
B.Dạy bài mới:
Hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho đề văn sau.
Đề bài: Tả cô giáo(hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
- Gọi HS đọc và phân tích đề bài.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
* Mở bài:
- Giới thiệu người được tả.
- Tên cô giáo.
- Cô dạy em năm lớp mấy.
- Cô để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.
* Thân bài:
- Tả ngoại hình của cô giáo (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười, giọng nói,..)
- Tả hoạt động của cô giáo( khi giảng bài, khi chấm bài, khi hướng dẫn học sinh đi dã ngoại, khi chăm sóc học sinh,)
* Kết bài:
 - ảnh hưởng của cô giáo đối với em.
- Tình cảm của em đối với cô giáo. 
- Gọi học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá chung.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau
34 	Tiếng việt (ôn) : Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : quyền và bổn phận
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về chủ đề Quyền và bổn phận.
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới : Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: Tìm từ:
a/ Chứa tiếng quyền mà nghĩa của tiếng quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
b/ Chứa tiếng quyền mà nghĩa của tiếng quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.
Bài làm
a/ Quyền lợi, nhân quyền.
b/ Quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền.
Bài tập 2:
a/ Bổn phận là gì?
b/ Tìm từ đồng nghĩa với từ bổn phận.
c/ Đặt câu với từ bổn phận.
Bài làm
a/ Phần việc phải lo liệu, phải làm theo đạo lí thông thường.
b/ Nghĩa vụ, nhiệm vụ, trách nhiệm, phận sự.
c/ Bổn phận làm con là phải hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc cha mẹ.
Bài tập 3: 
Viết đoạn văn trong đó có câu em vừa đặt ở bài tập 2.
Bài làm:
 Gia đình hạnh phúc là gia đình sống hòa thuận. Anh em yêu thương, quan
tâm đến nhau. Cha mẹ luôn chăm lo dạy bảo khuyên nhủ, động viên các con trong cuộc sống. Còn bổn phận làm con là phải hiếu thảo, yêu thương, chăm sóc cha mẹ.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau
Thứ sáu ngày tháng năm 200
Tiếng việt (ôn)
 Tập làm văn : ôn tập về tả người 
I,Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn tả người.
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : 
Sự chuẩn bị của học sinh..
B.Dạy bài mới:
Hướng dẫn học sinh lập dàn bài cho đề văn sau.
Đề bài: Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
- Gọi HS đọc và phân tích đề bài.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý.
* Mở bài:
- Giới thiệu người được tả.
- Tên người đó là gì?
- Em gặp người đó trong hoàn cảnh nào?
- Người đó đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc gì?
* Thân bài:
- Tả ngoại hình của người đó (màu da, mái tóc, đôi mắt, dáng người, nụ cười, giọng nói,..)
- Tả hoạt động của người đó.
- (Chú ý: Em nên tả chi tiết tình huống em gặp người đó. Qua tình huống đó, ngoại hình và hoạt động của người dó sẽ bộc lộ rõ và sinh động. Em cũng nên giải thích lí do tại sao người đó lại để lại trong em ấn tượng sâu sắc như thế.)
* Kết bài:
 - ảnh hưởng của người đo đối với em.
- Tình cảm của em đối với người đó.
- Gọi học sinh đọc nói từng đoạn của bài theo dàn ý đã lập.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét và đánh giá chung.
3. Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
35 	Tiếng việt (ôn) : Luyện từ và câu
ôn tập
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho HS những kiến thức về các chủ đề và cách nối các vê câu ghép .
 - Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
 - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra bài cũ : 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Dạy bài mới :
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1: 
Thêm vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép trong các ví dụ sau:
Bài làm:
a/ Tuy trời mưa to nhưng Lan vẫn đi học đúng giờ.
b/ Nếu bạn không chép bài thì cô giáo phê bình đấy.
c/ Nếu bạn không chép bài được vì đau tay thì mình chép bài hộ bạn.
Bài tập 2: 
Tìm những từ ngữ có tác dụng liên kết điền vào chỗ trống trong ví dụ sau:
Bài làm
Núi non trùng điệp mây phủ bốn mùa. Những cánh rừng dầy đặc trải rộng mênh mông. Những dòng suối, ngọn thác ngày đêm đổ ào ào vang động không dứt và ngọn gió núi heo heo ánh trăng ngàn mờ ảo càng làm cho cảnh vật ở đây mang cái vẻ âm u huyền bí mà cũng rất hùng vĩ.
Nhưng sinh hoạt của đồng bào ở đây lại thật là sôi động.
Bài tập 3:
Đặt 3 câu ghép có cặp quan hệ từ: Tuynhưng; Nếuthì; Vìnên; 
Bài làm:
a/ Tuy nhà bạn Lan ở xa nhưng Lan chưa bao giờ đi học muộn.
b/ Nếu trời nắng thì chúng em sẽ đi cắm trại.
c/ Vì trời mưa to nên trận đấu bóng phải hoãn lại.
3. Củng cố, dặn dò :
 - Nhận xét giờ học. 
 - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau.
Thứ sáu ngày tháng năm 200
Tiếng việt (ôn)
 Tập làm văn : ôn tập 
I,Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về tập làm văn..
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị :
Phấn màu, nội dung.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ : 
Sự chuẩn bị của học sinh..
Bài tập 1 : 
a/Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi.
Cây bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu nhọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đụcấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có nó gợi chất liệu gì không? Chất “sơn mài”
b/ Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự nào? Tác giả quan sát bằng giác quan nào? Tìm hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây bàng.
Bài làm
Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự : Thời gian như:
- Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh.
- Mùa hè, lá trên cây thật dày.
- Mùa thu, lá bàng ngả sang màu vàng đục.
- Mùa đông, lá bàng rụng
Tác giả quan sát cây bàng bằng các giác quan : Thị giác.
Tác giả ssử dụng hình ảnh : Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy.
Bài tập 2 : 
Viết đoạn văn ngắn tả một bộ phận của cây : lá, hoa, quả, rễ hoặc thân có sử dụng hình ảnh nhân hóa.
Bài làm
Cây bàng trước cửa lớp được cô giáo chủ nhiệm lớp 1 của em trồng cách đây mấy năm. Bây giờ đã cao, có tới bốn tầng tán lá. Những tán lá bàng xòe rộng như chiếc ô khổng lồ tỏa mát cả góc sân trường. Những chiếc lá bàng to, khẽ đưa trong gió như bàn tay vẫy vẫy.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học. 
Dặn dò học sinh về nhà hoàn thành phần bài tập chưa hoàn chỉnh. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an TV lop 5 buoi chieu.doc