Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Học kì I (chuẩn)

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Học kì I (chuẩn)

TUẦN 1

 Tiết THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (Trích)

 Văn bản < hồ="" chí="" minh="">

 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:

 - Thấy được sự hi vọng, lời nhắn nhủ của Bác đối với học sinh, mong học sinh Việt Nam sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước VN cường thịnh.

 B- THIẾT BỊ DẠY – HỌC

 - SGK, giáo án

 - Tranh (phóng to) trong SGK/ 4.

 C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 I- Ổn định lớp

 II- Kiểm tra bài cũ : Không

 III- Giới thiệu bài mới:

 - GV giới thiệu sơ lược về phân môn Văn bản ở chương trình Ngữ Văn 5.

 - GV giới thiệu bài mới: Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu nhiên nhi đồng. Ngày khai trương đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác đã viết thư cho tất cả các cháu thiếu nhi. Bức thư đó thể hiện mong muốn gì của Bác và có ý nghĩa như thế nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

 

doc 54 trang Người đăng hang30 Lượt xem 450Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Học kì I (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1 
 Tiết THƯ GỬI CÁC HỌC SINH (Trích)
 Văn bản 
 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
 - Thấy được sự hi vọng, lời nhắn nhủ của Bác đối với học sinh, mong học sinh Việt Nam sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước VN cường thịnh.
 B- THIẾT BỊ DẠY – HỌC
 - SGK, giáo án
 - Tranh (phóng to) trong SGK/ 4.
 C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 I- Ổn định lớp
 II- Kiểm tra bài cũ : Không
 III- Giới thiệu bài mới: 
 - GV giới thiệu sơ lược về phân môn Văn bản ở chương trình Ngữ Văn 5.
 - GV giới thiệu bài mới: Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu nhiên nhi đồng. Ngày khai trương đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Bác đã viết thư cho tất cả các cháu thiếu nhi. Bức thư đó thể hiện mong muốn gì của Bác và có ý nghĩa như thế nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 IV- Dạy bài mới:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CỦA GV – HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
 Hoạt động 1: Tiếp xúc văn bản
 1.1: Đọc văn bản: GV mời một HS đọc văn bản, cả lớp theo dõi.
 1.2: Đọc, hiểu chú thích: GV yêu cầu HS đọc chú thích và cho biết sự ra đời của bức thư ; hiểu nghĩa một số từ khó.
 1.3: Bố cục văn bản:
 - Sau khi cho HS đọc xong văn bản, GV yêu cầu các em phân chia bố cục văn bản. GV chốt lại đáp án:
 * Bố cục: chia làm 2 đoạn
 - Đ1 (đầunghĩ sao ?) à Sự khác biệt của ngày khai giảng tháng 9 – 1945 và các ngày khai giảng trước.
 - Đ2 (còn lại) à Nhiệm vụ của toàn dân tộc và học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước.
 * GV chuyển qua tìm hiểu văn bản.
 I – ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
 1. Tác giả: Hồ Chí Minh
 2. Văn bản
- Sự ra đời của bức thư : SGK/ 5
 Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
 2.1: Sự khác biệt của ngày khai giảng tháng 9 – 1945 và các ngày khai giảng trước.
 - GV yêu cầu HS tập trung vào đoạn 1, đọc câu hỏi số 1.
GV: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?
HS: - Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị đô hộ.
 - Từ ngày khai trường này, các em HS sẽ được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
 - GV yêu cầu các em ghi bài.
 II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1. Sự khác biệt của ngày khai giảng tháng 9 – 1945 và các ngày khai giảng trước. 
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Các em HS được hưởng nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam.
 2.2: Nhiệm vụ của toàn dân tộc và học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước. 
 - GV yêu cầu HS tập trung vào đoạn 2, đọc câu hỏi số 2;3.
GV: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
HS: - Xây dựng lại cơ đồ, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
GV: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?
HS: Học sinh phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc VN bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.
 2. Nhiệm vụ của toàn dân tộc và học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước. 
 a) Nhiệm vụ của toàn dân tộc
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để 
lại à để theo kịp các nước trên toàn cầu.
 b) Nhiệm vụ của học sinh
 - Cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn à làm cho nước VN bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.
 Hoạt động 3: Tổng kết bài học – Dặn dò tiết sau.
 3.1: Tổng kết bài học:
 - GV chốt nội dung chính (đại ý) văn bản.
 * Đại ý: Qua bức thư, Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước VN cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.
 3.2: Dặn dò tiết sau
 - Học đại ý văn bản.
 - Soạn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
 - Tìm hiểu tác giả Tô Hoài.
 III. TỔNG KẾT 
 Đại ý: Qua bức thư, Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng nước VN cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh. 
 IV- DẶN DÒ
 - Học đại ý văn bản.
 - Soạn “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
 - Tìm hiểu tác giả Tô Hoài. 
 TUẦN 1
 Tiết TỪ ĐỒNG NGHĨA
 Tiếng Việt
 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
 - Hiểu được khái niệm từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 - Tìm được từ đồng nghĩa với các từ cho trước, đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa.
 - Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết.
 B- THIẾT BỊ DẠY – HỌC
 - SGK, giáo án
 C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 I. Ổn định lớp
 II. Kiểm tra bài cũ: Không
 III. Giới thiệu bài mới: Trong phân môn Tiếng Việt, các em cũng sẽ học về từ ngữ , ngữ pháp, câu cú như ở lớp 4 nhưng mức độ nâng cao hơn. Bài học Từ đồng nghĩa sẽ bắt đầu phân môn này.
 IV. Dạy bài mới:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CỦA GV – HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
 Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm từ đồng nghĩa
 - GV yêu cầu HS đọc BT1 (SGK/ 7)
 - GV giải thích yêu cầu đề: muốn so sánh nghĩa của các từ in đậm thì phải biết nghĩa của chúng.
 - GV mời các em lần lượt giải nghĩa các từ in đậm, GV sửa chữa, bổ sung cho HS.
 * Nghĩa của các từ in đậm:
a/ - xây dựng : làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.
 - kiến thiết: xây dựng theo quy mô lớn.
b/ - vàng xuộm : màu vàng đậm
 - vàng hoe : màu vàng nhạt, tươi, ánh lên
 - vàng lịm: màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt
 - Sau khi đã giải thích nghĩa các từ in đậm, GV tiến hành cho HS so sánh nghĩa của chúng với nhau.
 - GV giảng giải, kết luận: Trong câu A), các em thấy từ kiến thiết và từ xây dựng đều có nghĩa là làm nên một công trình kiến trúc. Trong câu B), các em thấy các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm đều chỉ màu vàng nhưng sắc thái màu khác nhau. Vậy: Những từ mà có nghĩa giống nhau như vậy gọi là từ đồng nghĩa.
 - GV cho HS ghi bài.
 - GV chuyển ý: Chúng ta đã biết được khái niệm từ đồng nghĩa, bây giờ các em sẽ tìm hiểu các kiểu đồng nghĩa của từ.
 I. TÌM HIỂU BÀI
 * Ví dụ (SGK/ 7)
 a/ - xây dựng, kiến thiết: hoạt động tạo ra một hay nhiều công trình kiến trúc.
 - vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm: đều chỉ màu vàng nhưng sắc thái khác nhau.
 à giống nhau về nghĩa
 à Từ đồng nghĩa.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu đồng nghĩa 
 - GV yêu cầu các em đọc BT2 (SGK/ 8)
 - GV cho các em thay đổi vị trí các từ in đậm ở đoạn a), sau đó mời các em đưa ra nhận xét ý nghĩa câu sau khi đổi.
 * Nhận xét câu a): Khi thay đổi vị trí các từ xây dựng, kiến thiết cho nhau thì ý nghĩa câu vẫn không thay đổi vì nghĩa của chúng giống nhau HOÀN TOÀN.
 - GV cho các em tiến hành tương tự câu a) rồi mời các em rút ra nhận xét ý nghĩa câu b) sau khi thay đổi.
 * Nhận xét câu b): Các từ vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau dù chúng đều chỉ màu vàng nhưng sắc thái ở mỗi từ khác nhau và nghĩa của chúng KHÔNG giống nhau HOÀN TOÀN.
 - GV đưa ra kết luận : Các từ ở câu A) do nghĩa giống nhau hoàn toàn nên ta gọi đó là những từ ĐỒNG NGHĨA HOÀN TOÀN. Các từ ở câu B) do nghĩa không giống nhau hoàn toàn nên ta gọi đó là những từ ĐỒNG NGHĨA KHÔNG HOÀN TOÀN.
 - GV cho HS ghi bài, sau đó, GV yêu cầu các em đọc Ghi nhớ và làm BT1, BT2, BT3 phần Luyện tập tại lớp. GV sửa bài.
b/ - xây dựng, kiến thiết: thay thế được vị trí cho nhau.
 à Đồng nghĩa hoàn toàn.
 - vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm: không thay thế được vị trí cho nhau.
 à Đồng nghĩa không hoàn toàn.
 II. GHI NHỚ (SGK/ 8)
 III. LUYỆN TẬP (SGK/ 8)
 1. BT1
 - Các nhóm đồng nghĩa trong đoạn văn:
 + nước nhà – non sông
 + hoàn cầu – năm châu
 2. BT2
 - HS tự tìm và đặt câu ơ BT3.
 Hoạt động 3: Tổng kết bài học và dặn dò tiết sau:
 3.1: Tổng kết bài học
 - Nếu còn thời gian, GV yêu cầu HS ngồi học thuộc Ghi nhớ tại lớp.
 3.2: Dặn dò tiết sau:
 - Học Ghi nhớ
 - Soạn “Cấu tạo bài văn tả cảnh”.
 DẶN DÒ
 - Học Ghi nhớ
 - Soạn “Cấu tạo bài văn tả cảnh”.
 TUẦN 1
 Tiết CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH
 Tập làm văn (2 tiết)
 A- MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Hiểu được cấu tạo bài văn tả cảnh gồm: mở bài, thân bài, kết bài và yêu cầu của từng phần.
 - Phân tích được cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể.
 - Bước đầu biết cách quan sát một cảnh vật.
 B- THIẾT BỊ DẠY – HỌC
 - SGK, giáo án
 C- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
 I. Ổn định lớp
 II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nội dung – nghệ thuật văn bản “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
 - GV kiểm tra vở bài soạn của HS.
 III. Giới thiệu bài mới: Ở lớp 4, chúng ta đã được học 3 phương thức biểu đạt là: tự sự, miêu tả (tả đồ vật, con vật, cây cối), văn bản hành chính – công vụ. Sang học kì I lớp 5, phân môn Tập làm văn tiếp tục rèn luyện cho các em các phương thức biểu đạt, đó là: miêu tả (tả cảnh, tả người), nghị luận (thuyết trình, tranh luận), văn bản hành chính – công vụ (nâng cao). Và bây giờ các em sẽ học phương thức biểu đạt đầu tiên của học kì I lớp 5 là TẢ CẢNH. 
 IV. Dạy bài mới:
 - Phân phối tiết dạy: + Tiết 1: dạy mục Nhận xét
 + Tiết 2: làm Luyện tập.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CỦA GV – HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
 Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo văn bản “Hoàng hôn trên sông Hương” – Hoàng Phủ Ngọc Tường (SGK/  ... ả đối với rừng xanh.
 B. THIẾT BỊ DẠY – HỌC
 - SGK, giáo án, tranh minh họa trong SGK/ 75
 C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 I, Ổn định lớp
 II. Kiểm tra bài cũ
 III. Giới thiệu bài mới: 
 GV hỏi: Em đã lần nào đi rừng chưa ? Vậy theo em trong rừng có những gì ? Em thấy không khí và quang cảnh trong rừng như thế nào ? 
 Từ những câu hợi gợi dẫn trên, GV tiến hành vào bài mới.
 IV. Dạy bài mới:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CỦA GV – HS
GHI BẢNG
 Hoạt động 1: Tiếp xúc văn bản
 1.1: Đọc văn bản
 1.2: Đọc, hiểu chú thích
 GV hổ biến một vài thông tin về Nguyễn Phan Hách:
- Tên thật: Nguyễn Phan Hách
- Sinh: 1944 ; Quê: Bắc Ninh
- Sở trường: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.
- Một vài tác phẩm tiêu biểu: truyện ngắn Đường làng, Quán “Lá thu”, bài thơ Hoa sữa.
 1.3: Bố cục văn bản
 GV mời 1 HS chia bố cục văn bản
-Đ1 (đầu “duới chân”) à Miêu tả những cây nấm
-Đ2 (tiếp “vàng rợi”) à Miêu tả muông thú, cây rừng
-Đ3 (còn lại) à Cảm nhận của tác giả về rừng.
 I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
 1. Tác giả: Nguyễn Phan Hách
- Tên thật: Nguyễn Phan Hách
- sinh: 1944 , quê: Bắc Ninh
- Sở trường: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết
 2. Văn bản
- Phương thức biểu đạt : tả cảnh (kết hợp trình bày cảm nghĩ).
 Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
 - GV hỏi: Trong văn bản, tác giả đã tập trung vào miêu tả những đối tượng nào ?
 - HS trả lời: những cây nấm, muông thú, lá, cây rừng.
 GV dẫn: Như vậy tác giả tập trung vào miêu tả 3 sự vật trên, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đối tượng đầu tiên.
 2.1: Những cây nấm trong rừng.
GV : Tác giả đã miêu tả những cây nấm như thế nào ? Lồng vào đó, tác giả có cảm nhận gì ?
HS: - Những cây nấm: lúp xúp duới bóng cây thưa, to bằng cái ấm tích, màu sắc rực rỡ.
 - Cảm nhận của tác giả: mình là người khổng lồ lạc vào xứ sở tí hon, đền đài, miếu mạo, cung điện của họ lúp xúp dưới chân.
 II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1. Những cây nấm trong rừng
- lúp xúp dưới bóng cây thưa.
- to bằng cái ấm tích, màu sắc rực rỡ.
à so sánh
- Mỗi chiếc nấm  tân kì.
à vận dụng phép liên tưởng.
- là người khổng lồ lạc vào xứ sở tí hon.
- đền đài, cung điện lúp xúp dưới chân.
à Cảm nhận của tác giả về những cây nấm.
è Cảnh rừng sinh động, trong lành, thần bí.
GV: Như vậy trong việc miêu tả những cây nấm, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào ?
HS: So sánh.
GV: Em hãy chỉ ra hình ảnh so sánh đó?
HS: Tự tìm và chỉ ra.
GV: Câu “Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì” sử dụng phương pháp miêu tả nào ? (HS suy nghĩ kĩ)
HS: Tưởng tượng.
GV giảng: Trong đoạn văn này, tác giả đã miêu tả những cây nấm rất hay và đặc sắc bằng phép tưởng tượng và so sánh.Những liên tưởng của tác giả làm cho cảnh vật rừng thêm sinh động, thần bí như truyện cổ tích. Các em có thể vận dụng phép tưởng tượng vào bài làm văn của mình, chắc chắn sẽ sinh động hơn.
 - GV cho HS ghi bài.
GV chuyển: Vậy ngoài những cây nấm trong rừng, tác giả còn miêu tả những gì nữa ? Mời các em sang tìm hiểu đoạn tiếp theo.
 2.2: Muông thú trong rừng.
GV: Em hãy tìm những chi tiết tác giả miêu tả muông thú trong rừng ?
HS: Những con vượn bạc má ôm con chuyền nhanh như tia chớp, những con sóc chồn với chùm lông đuôi to đẹp vút qua, mấy con mang vàng đang ăn cỏ.
GV: Theo em, sự có mặt của muông thú trong rừng thể hiện điều gì ?
HS: Làm cho cánh rừng trở nên sinh động, đầy những điều bất ngờ.
 2. Muông thú trong rừng
- những con vượn bác má ôm con chuyền cành.
- những con sóc chồn vút qua.
à Cánh rừng trở nên sinh động, đầy những điều bất ngờ.
 2.3: Cảnh rừng khộp
GV: Những cảnh vật nào màu vàng được tác giả miêu tả trong đoạn 2 (SGK/76) >
HS: rừng khộp hiện ra, lá úa vàng, thảm lá vàng, sắc nắng vàng.
GV giảng: Vàng rợi là màu vàng ngời sáng, rực rỡ, rất đẹp mắt, và cả một không gian rộng lớn, trong lành của rừng khộp được bao trùm là màu vàng. Tất cả tạo nên một giang sơn vàng rợi như tác giả đã khẳng định.
 3. Cảnh rừng khộp
- lá úa vàng, con mang vàng, thảm lá vàng, sắc nắng vàng.
à Tất cả tạo nên một “giang sơn vàng rợi”.
 2.4: Cảm nhận của tác giả về cảnh rừng
GV: Tác giả đã có cảm nhận gì về cảnh rừng ?
HS: “Tôi có cảm giác mình lạc vào một thế giới thần bí”.
GV: Và câu cảm nhận của tác giả chính là kết bài của văn bản này. Vậy qua văn bản này, em nói suy nghĩ của em như thế nào về rừng ? (HS trình bày cảm nhận.)
 4. Cảm nhận của tác giả
Tôi có cảm giác  thần bí
à Thể hiện tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp kì thú của rừng.
 BÀI 8
 Tiết .. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ VĂN BẢN (TUẦN 8)
 Kiểm tra định kì (1 tiết)
 A. MỘT VÀI LƯU Ý:
 - GV photo đề và phát cho HS.
 - Thời gian làm bài: 45 phút 
 - GV yêu cầu HS tuân thủ quy tắc KT như các bài KT viết 2 tiết.
 B. TRÌNH BÀY BẢNG LỚP
SS:
HD:
V:
 Tiết.	 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ VĂN BẢN (Tuần 8)
 Thời gian: 45 phút 
 Ngày: /../.
 Trục thời gian:
 C. ĐỀ KIỂM TRA :
 Câu 1: Trình bày nội dung – nghệ thuật văn bản “Lòng dân” – Nguyễn Văn Xe ? (3 đ)
 Câu 2: Em hiểu hai câu thơ sau như thế nào ? (3 đ)
 “Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm
 Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm.”
 Câu 3: Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-tahi được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ ? (2 đ)
 Câu 4: Chép thuộc lòng khổ thơ 2 của văn bản “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”- Quang Huy.(2d)
 D. CUỐI TIẾT KIỂM TRA
 - GV yêu cầu HS chuyền bài từ dưới lên, tổ trưởng đếm đủ số lượng bài và nộp cho LPHT, LPHT đếm lại và nộp cho GV.
 - LT giữ lớp trật tự.
 - GV chép dặn dò:
 + Trình bày cảm nhận về bài “Kì diệu rừng xanh”.
 + Xem trước “Luyện tập tả cảnh” (SGk/ 81).
 BÀI 8
 Tiết TRƯỚC CỔNG TRỜI
 Văn bản ( đọc thêm) NGUYỄN ĐÌNH ẢNH
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS:
 - Thấy được vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành, cùng những con người chịu thương chịu khổ, hăng say lao động, làm đẹp cho quê hương.
 B.THIẾT BỊ DẠY – HỌC
 - SGK, giáo án.
 C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 I. Ổn định lớp
 II. Kiểm tra bài cũ: Trình bày nội dung-nghệ thuật VB “Kì diệu rừng xanh” ?
 III. Giới thiệu bài mới: GV cho HS quan sát tranh rồi đặt câu hỏi : Tranh vẽ khung cảnh ở đâu ? Em thấy cảnh nơi đây như thế nào ?
 Nước Việt Nam ta ở đâu cũng có cảnh đẹp, mỗi miền quê đều có mỗi cảnh sắc, vẻ đẹp riêng. Bài thơ Trước cổng trời sẽ đưa chúng ta đi tham quan con người và cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng của một vùng núi cao.
 IV. Dạy bài mới:
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CỦA GV – HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
 Hoạt động 1: Tiếp xúc văn bản
 1.1: Đọc văn bản : HS đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp vừa hoang sơ, thơ mộng.
 1.2: Đọc, hiểu chú thích:
 GV giới thiệu vài nét về Nguyễn Đình Ảnh:
Tên thật: Nguyễn Đình Ảnh
Sinh: 1942 ; quê: Phú Thọ
Tác phẩm Trước cổng trời được ra đời năm 1989.
 1.3: Hướng tìm hiểu phân tích:
 Đây là văn bản đọc thêm nên GV có thể mời một HS khá môn Văn (hay Lớp phó học tập) lên điều khiển hoạt động tìm hiểu văn bản (GV nên dặn HS đó trước để chuẩn bị). Câu hỏi tìm hiểu là những câu hỏi trong SGK, GV quan sát và tổng kết lại, nhận xét về cách thực hiện của HS và thái độ học của các HS khác. 
 Nội dung tổng kết của GV là đặc sắc nghệ thuật và nội dung trọng tâm của văn bản.
 I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH
 1. Tác giả: Nguyễn Đình Ảnh
- tên thật: Nguyễn Đình Ảnh
- sinh: 1942
- quê: Phú Thọ
 2. Văn bản
- Thời gian ra đời: năm 1989.
- Đối tượng miêu tả: một cái đèo giữa hai vách đá.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản đọc thêm.
 2.1: Tìm hiểu nội dung văn bản.
GV: Vì sao địa điểm trong bài gọi là “cổng trời” ?
HS: Vì nơi đây là một đèo cao giữa hai vách đá.
GV giảng: Gọi là “cổng trời” vì nơi đây là một đèo cao giữa hai bên vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác đó là chiếc cổng để đi lên trời.
GV: Hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong bài thơ.
HS tự viết ra nháp đoạn văn tả ngắn gọn của mình về “cổng trời”.
 - GV mời 2-3 HS đọc đoạn văn của mình, GV sửa.
GV: Điều gì làm cho cánh rừng sương giá ấm lên?
HS: Cánh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh con người. Những người dân đi làm giữa cảnh suối reo, nước chảy.
GV giảng: Khung cảnh thiên nhiên ở đây thật đẹp và thanh bình. Gi ữa cái giá lạnh của không khí, cánh rừng như ấm lên bởi có hình ảnh con người. Mọi người ở đây đều tất bật, rộn ràng bởi công việc của mình, người Tày từ khắp ngả đi gặt lúa, trồng rau, người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm.
 - GV mời HS đúc kết ra ý chính của VB, GV chốt lại, cho HS ghi bài.
 II. TÌM HIỂU VĂN BẢN ĐỌC THÊM
 1. Nội dung
- Ca ngợi vẻ đẹp miền núi cao – nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành.
- Những con người chịu thương chịu khó, hăng say làm việc làm đẹp cho quê hương.
 2.2: Tìm hiểu nghệ thuật văn bản
 - GV nhận xét về từ ngữ sử dụng trong bài thơ.
 - HS ghi bài.
 2. Nghệ thuật
- Từ ngữ gợi hình, thể hiện niềm cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng vừa ấm cúng.
 Hoạt động 3: Dặn dò tiết sau
 GV cho HS chép dặn dò.
 DẶN DÒ
- Học bài
- Xem trước “LT tả cảnh” (SGK/ 83, 84).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan7.doc