Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Phạm Thị Dung

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Phạm Thị Dung

Tập đọc

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

 I.Mục tiêu:

1.Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: tựu trường, sung sướng, siêng năng, nô lệ, non sông.

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác đối với học sinh Việt Nam

 - Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung

2.Đọc hiểu:

 Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm trời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc năm châu.

 Hiểu nội dung bài: Qua bức thư, Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đâng sự nghiệp của cha ông, xây dựng đất nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.

3.Học thuộc lòng đoạn thơ: Sau 80 năm giời . của các em”

 

doc 71 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 19/03/2022 Lượt xem 524Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Phạm Thị Dung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án Tiếng Việt chi tiết Lớp 5
Tuần 1 Ngày soạn: Ngày 10 tháng 8 năm 2009
 Ngày dạy:Thứ hai ngày 17 tháng 8 năm 2009.
Tập đọc
Thư gửi các học sinh
 I.Mục tiêu:
1.Đọc thành tiếng: 
 - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: tựu trường, sung sướng, siêng năng, nô lệ, non sông...
 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện lời nhắn nhủ, niềm hi vọng của Bác đối với học sinh Việt Nam
 - Đọc diễn cảm toàn bài thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung 
2.Đọc hiểu:
 Hiểu các từ ngữ khó trong bài: bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm trời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, cường quốc năm châu.
 Hiểu nội dung bài: Qua bức thư, Bác Hồ khuyên các em học sinh chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh các thế hệ sẽ kế tục xứng đâng sự nghiệp của cha ông, xây dựng đất nước Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các nước giàu mạnh.
3.Học thuộc lòng đoạn thơ: Sau 80 năm giời .... của các em”
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ trang 4 SGK
 - Bảng phụ viết sẵn câu đoạn hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
5p
1. Mở đầu: GV khái quát chương trình nội dung phân môn tập đọc của học kỳ 1- Lớp 5
 Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và mô tả những gì em nhìn
- GV giới thiệu
2. Dạy học bài mới:
 a, Giới thiệu bài
- Treo tranh mhoạ bài tập đọc và hỏi:
 Bức tranh vẽ cảnh gì?
 - Giáo viên giới thiệu.... ghi đầu bài
b,Hướng dẫn luyện đọcvà tìm hiểu bài:
 a, Luyện đọc:
- GV yêu cầu học sinh mở SGK trang 4-5 sau đó gọi 2 học sinh khá đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc tiếp nối. GV chú ý chỉnh sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh nếu có
- GVyêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ khó được giới thiệu ở phần chú giải
- Gv yêu câù đặt câu với từ: cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết
 GV nhận xét câu học sinh vừa đặt
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Gọi học sinh đọc toàn bài, HS cả lớp theo dõi tìm ý chính của từng đoạn
 H: Em hãy nêu ý chính của từng đoạn trong bức thư
- GV ghi nhanh ý chính của từng đoạn lên bảng
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng chậm rãi vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến thiết tha tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam
 b, Tìm hiểu bài:
 - GV chia lớp thành nhóm, phát phiếu học tập có nội dung cần tìm hiểu của bài cho học sinh. Sau đó HS cùng thảo luận để trao đổi các vấn đề được nêu ra trong phiếu.
- GV nhận xét phần làm việc của học sinh và hỏi cả lớp:
+ Trong bức thư Bác Hồ khuyên và mong đợi ở học sinh điều gì? 
c, Luyện đọc diễn cảm và HTL
- H: Chúng ta nên đọc bài tập đọc như thế nào cho phù hợp với nội dung của bài?
- GV nêu: Chúng ta cùng luyện đọc đoạn 2; hãy theo dõi cô đọc và tìm các từ cần nhấn giọng
- GV yêu cầu HS nêu các từ cần nhấn giọng, các chỗ cần chú ý nghỉ hơi sau đó sửa chữa ý kiến cho HS
- GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- GV tổ chức cho HS thi luyện đọc diễn cảm đoạn thư: Sau 80 năm giời...các em.
- GV yêu cầu HS tự đọc thuộc lòng diễn cảm đoạn thư: Sau 80 năm trời nô lệ.... nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” 
- GV gọi 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp
- GV tuyên dương HS đọc thuộc lòng tốt, biết đọc diễn cảm 
3. Củng cố dặn dò: 
 GV nhận xét tiết học
 Về nhà chuẩn bị bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa
Tranh vẽ Bác Hồ và các bạn thiếu nhi trên khắp mọi miền Tổ quốc,hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay theo hình chữ S
Tranh vẽ Bác Hồ đang viết thư cho các cháu thiếu nhi
- Học sinh mở vở và ghi bài
- HS đọc theo thứ tự:
 +HS1: Các em học sinh ... nghĩ sao
 +HS2: Trong năm học.... Hồ Chí Minh
- 3 cặp học sinh luyện đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp, học sinh cả lớp theo dõi và đọc thầm
- 1HS đọc phần chú giải thành tiếng.Cả lớp đọc thầm trong SGK
- Nhân dân ta ra sức bảo vệ cơ đồ mà tổ tiên để lại
- Mọi người đều ra sức kiến thiết đất nước
- 2 HS ngồi cùng bàn với nhau luyện đọc theo cặp.Cả lớp đọc thầm theo.
- 2 HS nêu ý chính:
Đoạn1: Nét khác biệt của ngày khai trường tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó
Đoạn 2: Nhiệm vụ của toàn dân tộc và học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước
- HS nhận phiếu thảo luận nhóm
- HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các bạn khác bổ sung và thống nhất ý kiến
+ Bác Hồ khuyên HS chăm học nghe thầy yêu bạn.Bác tin tưởng rằng học sinh Việt Nam sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng to đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu
- HS nêu ý kiến, HS khác bổ sung và thống nhất
Đoạn1: Đọc với giọng nhẹ nhàng thân ái
Đoạn2: Đọc với giọng xúc động thể hiện được niềm tin
- HS theo dõi GV đọc mẫu, dùng chì gạch chân những từ cần nhấn giọng
- HS thực hiện:Nhấn giọng ở những từ ngữ: xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp hay không sánh vai, phần lớn. Nghỉ ngơi đúng giữa các cụm từ: Ngày nay/ chúng ta cần phải...,/ nước nhà trông mong/ chờ đợi ở các em rất nhiều
- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe
- 3 HS tham gia cuộc thi lần lượt đọc. HS cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay nhất
- HS tự đọc thuộc lòng.Sau đó 2 bạn ngồi cạnh nhau kiểm tra lẫn nhau
- 3 HS lần lượt đọc, cả lớp theo dõi nhận xét
- HS lắng nghe.
Tuần 2 Ngày soạn: Ngày 11 tháng 8 năm 2009
Kí duyệt	Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
I.Mục tiêu:
 Giúp HS :
 - Mở rộng và hệ thống hoá các từ ngữ về Tổ quốc
 - Tìm được từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc
 - Đặt câu đúng, hay với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương
II. Đồ dùng dạy học:
 - Từ điển học sinh
 - Một vài trang phô tô từ điển từ đồng nghĩa Tiếng Việt
 - Giấy khổ to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
T/gian
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
5p
35p
1-2p
33p
2-3p
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 hs lên bảng tìm từ đồng nghĩa và đặt câu với từ vừa tìm được.
Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
+Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
+Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
- Nhận xét câu trả lời của từng học sinh.
- Nhận xét cho điểm HS
2.Dạy học bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Chúng ta đã hiểu thế nào là từ đồng nghĩa và thực hành luyện tập về từ đồng nghĩa. Bài học hôm nay sẽ giúp các em mở rộng vốn từ về Tổ Quốc, tìm từ đồng nghĩa với tổ quốc và rèn luyện kỹ năng đặt câu.
 b.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1:
- Gọi1HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu một nửa lớp đọc thầm bài: Thư gửi học sinh, một nửa còn lại đọc thầm bài: Việt Nam thân yêu
Viết ra giấy nháp các từ đồng nghĩa với Tổ quốc
- Gọi HS phát biểu, GV ghi nhanh lên bảng các từ HS nêu
Gv nhận xét kết luận lời giải đúng
Hỏi: Em hiểu Tổ Quốc có nghĩa là gì?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp
- GV gọi HS phát biểu. GVghi nhanh lên bảng các từ vừa tìm được
- GVnhận xét, kết luận các từ đúng
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- GVchia nhóm 4 cho HS thảo luận, phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm
- Gợi ý HS có thể dùng từ điển để tìm từ cho phong phú, mở rộng vốn từ cho HS
- GV gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu, các nhóm khác bổ xung.GV ghi nhanh lên bảng để có một phiếu hoàn chỉnh
- GVnhận xét, kết luận, khen ngợi HS tìm được nhiều từ có tiếng quốc
- GVcó thể hỏi học sinh về nghĩa của một số từ có tiếng quốc và đặt câu. VD:
Hỏi: Em hiểu thế nào là quốc doanh?Đặt câu với từ quốc doanh?
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng
- Gọi HS đọc câu mình đặt
- GV nhận xét sửa chữa cho từng em
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của các từ ngữ: quê mẹ, quê hương, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà ghi nhớ các từ đồng nghĩa với Tổ quốc, các từ có tiếngTổ quốc và chuẩn bị bài sau
- 4HS lần lượt lên bảng thực hiện ycầu:
HS1: Chỉ màu xanh
HS2: Chỉ màu đỏ
HS3: Chỉ màu trắng
HS4: Chỉ màu đen
Nêu ý kiến bạn làm đúng/ sai
Nếu làm sai thì sửa lại cho đúng
HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp
- HS làm bài cá nhân theo yêu cầu
- HS tiếp nối nhau phát biểu:
Bài Thư gửi học sinh: nước, nước nhà, non sông
Bài Việt Nam thân yêu: đất nước, quê hương
- Tổ quốc: Đnước được bao đời trước xdựng và để lại, trong qhệ với những người dân có tình cảm gắn bó với nó
- 1HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài 
- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi thảoluận
- Tiếp nối nhau HS phát biểu. Mỗi HS chỉ nói 1 từ.
Đồng nghĩa với Tổ quốc:đất nước, quê hương, quốc gia, giang sơn, non sông, nước nhà.
- HS đọc ycầu của bài
- HS thảo luận theo nhóm 4
- 1 nhóm báo cáo kết quả bài làm,các nhóm khác bổ xung ý kiến để có kết quả đúng
- HS tiếp nối nhau giải thích nghĩa của từ và đặt câu
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp
- 4HS lên bảng , mỗi câu với 1 từ ngữ. HS dưới lớp viết câu mình đặt vào vở.
- HS nhận xét đúng , sai.
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình vừa đặt
VD: Em yêu Hà Giang quê hương em
 Thái Bình là quê mẹ của tôi
.....
HS nối tiếp nhau gthích theo ý hiểu
Quê hương: Quê của mình
Quê mẹ: Quê hương của người mẹ sinh ra mình
Quê cha đất tổ: Nơi gia đình dòng họ đã qua nhiều đời làm ăn sinh sống từ lâu đời
Nơi chôn rau cắt rốn: Nơi mình ra đời, nơi mình sinh ra, có tình cảm gắn bó tha thiết
- HS lắng nghe.
Tuần 3 Ngày soạn: Ngày tháng 8 năm 2009
 Kí duyệt Ngày dạy: Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2009.
Tập làmvăn
Luyện tập tả cảnh
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Từ kết quả quan sát cảnh trường học của mình, lập được dàn ý chi tiết bài văn miêu tả ngôi trường
-Viết một đoạn văn miêu tả trường học từ dàn ý đã lập
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Giấy khổ to, bút dạ;
 III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
T/gian
Hoạt động của thâỳ
Hoạt động của trò
5phút
35phút
1-2p
33phút
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn tả cảnh cơn mưa
- Nhận xét, cho điểm HS đọc đạt yêu cầu
2. Dạy học bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Ktra kết quả quan sát cảnh trường học của HS.
- Nhận xét cách quan sát, chọn lọc chi tiết, ghi kết quả quan sát của HS.
- Giới thiệu: Trong tiết TLV này các em sẽ dựa vào kquả qsát được về trường học để lập dàn ý cho bvăn tả trường học, viết một đvăn trong bvăn này
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài1: Gọi HS đọc yêu cầu và các lưu ý trong SGK
- GV nêu câu hỏi giúp HS xác định các việc phải làm khi thực hiện lập dàn ý
+ Đối tượng em định mtả là cảnh gì?
+ Thời em quan sát vào lúc nào?
+ Em tả những phần  ...  1 vài hs đọc trước lớp, gv sửa luôn cách đọc cho hs.
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
Tuần 32
 Ngày soạn: 9 / 4 / 2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010
Luyện từ và câu
Ôn tập về dấu câu 
 (Dấu hai chấm)
I. Mục đích, yêu cầu
 Giúp HS:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về dấu hai chấm; hiểu được tác dụng của dấu hai chấm.
- Thực hành sử dụng dấu hai chấm.
II. Đồ dùng dạy học
	1. Vở bài tập.
	2. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
TG
GV
HS
1. Ôn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS đọc lại bài làm ở nhà của tiết trước GV cho về nhà.
- Gv bổ sung nếu cần thiết. GV nhận xét chung.
3. Bài mới
- GTB: ở lớp 4 các em đã biết được tác dụng của dấu hai chấm. Bài học hômnay sẽ giúp các em ôn tập củng cố lại tác dụng của dấu hai chấm. 
- GV ghi bảng tên bài học
- HD HS làm các bài tập
+ Bài1: 
. HS nêu yêu cầu.
. HS làm việc trong nhóm
? Dấu hai chấm dùng để làm gì?
? Dấu hiệu nào dùng để nhận ra dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật?
. Đại diện các nhóm trình bày.
. Nhận xét , bổ sung.
. Gv chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình.
 + Bài 2: 
. HS nêu yêu cầu.
. HS làm việc trong nhóm....
. Đại diện các nhóm trình bày.
. Nhận xét , bổ sung.
. Gv chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình.
+ Bài3: 
- HS nêu yêu cầu.
. HS làm việc trong nhóm....
. Đại diện các nhóm trình bày.
. Nhận xét , bổ sung.
. Gv chốt lại ND đúng, HS tự sửa lại bài làm của mình.
4. Củng cố, dặn dò
- Gv nhấn mạnh những ND cơ bản của tiết học.
- Nhận xét giờ học, nhắc nhở hs học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau. 
- HS trình bày bài.
- HS nhận xét chữa
-HS nhận xét cho nhau.
- HS lắng nghe
- HS ghi vở
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu.
. HS làm việc trong nhóm
. Đại diện các nhóm trình bày.
+Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng trước nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
+Khi báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hay dấu gạch đầu dòng.
Bài 2:
- 3 hs nối tiếp nhau đọc ND BT2.
- Cả lớp đọc thầm lại từng câu văn, suy nghĩ làm bài vào vở hoặc vở BT. Một hs làm bảng phụ .
Bài 3:
+ HS nêu yêu cầu.
. HS làm việc trong nhóm....
. Đại diện các nhóm trình bày.
. Nhận xét , bổ sung.
Tuần 33
 Ngày soạn: 16/4/2010
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 29 tháng 4 năm 2010
Tập làm văn
Ôn tập về văn tả người
I. Mục tiêu
 1. Ôn tập, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người - một dàn ý đủ 3 phần; các ý bắt nguồn từ q.sát và suy nghĩ chân thực của mỗi hs.
 2. Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người một cách rõ ràng, mạch lạc, tự tin.
II. Đồ dùng dạy học. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu	
TG
GV
HS
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu lại phần ghi nhớ về cấu tạo bài văn tả người.
- Nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
3. Bài mới:
- GTB: Đầu năm học lớp 5, chúng ta đã được học thể loại văn tả người. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta ô tập củng cố lại kiến thức về văn tả người và thực hành làm văn tả người.
- GV ghi vở tên bài
- HD HS làm bài tập:
* BT1. Một hs đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ có ghi 3 đề bài.
+ Cả lớp đọc thầm lại YC và làm bài cá nhân hoặc trao đổi nhóm 2 để phân tích yêu cầu của từng đề., gv gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.
- GV KT phần chuẩn bị của hs; mời hs nói đề bài các em chọn.
- HD lập dàn ý:
- 1 hs đọc gợi ý 1,2 trong sgk.. Dựa vào gợi ý, hs viết nhanh dàn ý của bài văn. 1 hs làm bảng phụ.
+ HS nối tiếp trình bày ý kiến.
+ cả lớp và GV nhận xét, hs tự sửa dàn ý của mình.
* BT2. 
- 1 HS đọc YC. HS dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài. YC những HS chưa hoàn thành đầy đủ dàn ý về nhà thực hiện tiếp cho đủ.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài TLV tiết sau.
- HS nêu ghi nhớ.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS ghi vở 
- Một HS đọc đề bài trong SGK .
+3 HS đọc yêu cầu 
+HS làm bài theo nhóm
+Các nhóm trình bày
- HS đọc và lập dàn ý
- HS trình bày
+3 HS đọc yêu cầu
+HS trình bày.
Tuần 34
 Ngày soạn: 23 / 4 / 2010
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tập đọc
Lớp học trên đường
I. Mục tiêu
- HS đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngoài
- HS hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ em của cụ Vi- ta- li, khao khát và q.tâm học tập của cậu bé nghèo Rê- mi.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ
III. Các hoạt động dạy- học
TG
GV
HS
1. ổn định
2. Kiểm tra bài cũ:
! Đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời câu hỏi cuối bài.
! Nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
- GTB: 
Đầu năm học lớp 5, chúng ta đã được học thể loại văn tả người. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta ô tập củng cố lại kiến thức về văn tả người và thực hành làm văn tả người.
- GV ghi vở tên bài
- HD HS làm bài tập:
* BT1. Một hs đọc yêu cầu. GV treo bảng phụ có ghi 3 đề bài.
+ Cả lớp đọc thầm lại YC và làm bài cá nhân hoặc trao đổi nhóm 2 để phân tích yêu cầu của từng đề., gv gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng.
- GV KT phần chuẩn bị của hs; mời hs nói đề bài các em chọn.
- HD lập dàn ý:
- 1 hs đọc gợi ý 1,2 trong sgk.. Dựa vào gợi ý, hs viết nhanh dàn ý của bài văn. 1 hs làm bảng phụ.
+ HS nối tiếp trình bày ý kiến.
+ cả lớp và GV nhận xét, hs tự sửa dàn ý của mình.
* BT2. 
- 1 HS đọc YC. HS dựa vào dàn ý đã lập, từng em trình bày miệng bài văn tả người trong nhóm.
- Đại diện các nhóm thi trình bày dàn ý bài văn trước lớp.
- Các nhóm trao đổi, thảo luận về cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày, diễn đạt; bình chọn người trình bày hay nhất.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài. YC những HS chưa hoàn thành đầy đủ dàn ý về nhà thực hiện tiếp cho đủ.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài TLV tiết sau.
- 3 học sinh nối tiếp trình bày.
- Nhận xét bạn trả lời.
- Nghe.
- HS lắng nghe
- HS ghi vở 
- Một HS đọc đề bài trong SGK .
+3 HS đọc yêu cầu 
+HS làm bài theo nhóm
+Các nhóm trình bày
- HS đọc và lập dàn ý
- HS trình bày
+3 HS đọc yêu cầu
+HS trình bày.
1. Ôn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ
	- HS đọc thuộc lòng và nêu ND bài “ Sang năm con lên bảy”
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm chung.
	3. Bài mới
- GTB...
- HD HS luyện đọc
 + 1 HS đọc toàn bộ ND bài đọc
	+ YC HS nêu cách chia đoạn - GV chốt lại từng đoạn đúng theo YC.
	+ HS đọc nối tiếp theo 3 đoạn
	. Nối tiếp lần 1, uốn nắn cách đọc các tên riêng nước ngoài như: Vi- ta- li, Ca- pi, Rê- mi..
	. Nối tiếp lần 2 (Kết hợp giải nghĩa từ: ngày một, ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhàng.
	+ HS đọc trong nhóm đôi
	+ 1 HS đọc toàn bộ bài
	- GV đọc mẫu toàn bài.
	- HD HS tìm hiểu nội dung:
	+ HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Rê- mi học chữ trong hoàn cảnh thế nào?( học trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.)
	+ HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? Lớp học của Rê- mi có gì ngộ nghĩnh? ( lớp học rất đặc biệt: Học trò là Rê- mivà chú chó Ca-pi- Sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt trên đường.)
	+ HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
? Kết quả học tập của Ca-pi và Rê- mi khác nhau thế nào?( Ca- pi không biết đọc...Rê- mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca- pi nhưng có lúc quên mặt chữ...)
? Tìm những chi tiết cho thấy Rê- mi là một cậu bé rất hiếu học( hs tự nêu )
? Qua c.chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyến học tập của trẻ em?( trẻ em cần được dạy dỗ, học hành...)
	- HD HS luyện đọc diễn cảm:
	? Qua tìm hiểu ND, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?( giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc.... lời đáp của Rê- mi dịu dàng đầy cảm xúc.)
	- YC một tốp hs đọc nối tiếp cả bài.
 	- HS nhận xét cách đọc cho nhau, Gv lưu ý thêm.
	- GV HD mẫu cách đọc diễn cảm đoạn cuối bài; chú ý nhấn giọng ở: học nhạc, thích nhất, muốn cười, muốn khóc, nhớ đến, trông thấy, cảm động.
	- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
	- 1 vài hs đọc trước lớp, gv sửa luôn cách đọc cho hs.
	- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
	- THi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc, YC các hs khác lắng nghe để nhận xét.
	- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
- GV khái quát những ND cơ bản và yêu cầu HS nêu ND chính của bài học.
	- Các HS khác nhận xét, bổ sung . GV giúp HS hoàn thiện ND bài học.
	- Nhiều HS nhắc lại ND cơ bản đó.
4. Củng cố, dặn dò.
	- GV YC hs nêu lại nd của bài đọc, HD hs tự liên hệ thêm.
	- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
	- GV nhắc hs về nhà tìm đọc toàn truyện Không gia đình.
 Ngày soạn:
 Ngày dạy: Thứ ba ngày tháng 5 năm 2008
Tuần 35
Ôn tập( tiết 5)
I. Mục tiêu
	1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
	2. Hiểu bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ, cảm nhận được vẻ đẹp của những chi tiết, hình ảnh sống động; biết miêu tả một hình ảnh trong bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
	 Phiếu thăm, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
	1. ổn địnhtổ chức
	2.Kiểm tra Bài cũ:
	- KT sự chuẩn bị của hs cho tiết học.
	- Nhận xét và rút kinh nghiệm chung.
	3. Bài mới:
	a) GTB: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học
	b) GV tổ chức cho hs thực hiện KT TĐ và HTL: thực hiện như tiết 1.
 BT2: 
- Hai hs nối tiếp nhau đọc YC của bài. GV giải thích: Sơn Mỹ là một xã thuộc huyện Sơn Tịnh- Quảng Ngãi, có thôn Mỹ Lai- nơi đã xảy ra vụ tàn sát Mỹ Lai mà các em đã được biết qua truyện kể Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
- Cả lớp đọc thầm bài thơ.
- GV nhắc hs: miêu tả một hình ảnh chứ không phải diễn lại bằng văn xuôi câu thơ , đoạn thơ mà là nói tưởng tượng, suy nghĩ mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho em.
- HS đọc trước lớp những câu thơ gợi ra những hình ảnh sống động về trẻ em: Tóc bết  Trẻ con là hạt gạo Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn.
- Một hs đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển.
- Hs đọc CH; chọn hình ảnh mình thích trong bài thơ; miêu tả về hình ảnh đó..
- HS tiếp nối phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét , góp ý.
	4. Củng cố, dặn dò
	- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs chuẩn bị cho bài cho tiết 6.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_pham_thi_dung.doc