Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10 đến tuần 31 - Cù Thị Thắm

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10 đến tuần 31 - Cù Thị Thắm

ÔN TẬP:TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).

Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng, HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã được học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5, tập một (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ , biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).

2. Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên

doc 254 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 265Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 10 đến tuần 31 - Cù Thị Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2009
 ôn tập giữa học kì I
Trong tuần ôn tập này, 6 tiết đầu dành cho ôn tập và kiểm tra miệng, 2 tiết cuối dành cho kiểm tra viết. Trong các tiết ôn tập và kiểm tra miệng, cố 4 tiết kiểm tra kĩ năng đọc và học thuộc lòng. GV cần kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của khoảng 1/4 số HS trong lớp trong mỗi tiết học.
----------------------------
 Ôn tập:Tiết 1
I. Mục tiêu
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
Yêu cầu về kĩ năng đọc thành tiếng, HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã được học trong 9 tuần đầu của sách Tiếng Việt 5, tập một (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút; biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ , biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
2. Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong ba chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập một để HS bắt thăm.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra bài đọc và học thuộc lòng
- Yêu cầu kiểm tra 1/4 số HS trong lớp. GV đưa ra các phiếu ghi nội dung yêu cầu kiểm tra và nói: Trên đây là các phiếu ghi nội dung yêu cầu kiểm tra về các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. Mỗi em sẽ đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) một đoạn hoặc cả bài theo yêu cầu trong phiếu và trả lời một câu hỏi về đoạn (hoặc bài) vừa đọc.
- HS lắng nghe.
- Gọi HS lên bốc thăm.
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm bài, sau đó về chỗ chuẩn bị; cứ một HS kiểm tra xong, một HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.
- Yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi ghi trong phiếu.
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
- HS lắng nghe.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi một HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Một HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. 
- HS các nhóm trao đổi, thảo luận làm bài.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Đại diện mỗi trình bày kết quả bài làm của nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua xem nhóm làm nhanh và đúng nhất.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- GV chốt lại hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung, chốt lại đáp án đúng.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. 
4. Củng cố, dặn dò
 Ôn tập: Tiết 2
I. Mục tiêu
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
2. Nghe - viết đúng đoạn văn Nỗi niềm giữ nước, giữ rừng..
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng và câu hỏi trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập một để HS bắt thăm (đã có từ tiết trước).
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra bài đọc và học thuộc lòng
- GV tiến hành kiểm tra HS đọc các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 tương tự như cách đã tiến hành ở tiết 1 tuần này.
3. Viết chính tả
- GV giới thiệu và đọc toàn bài chính tả một lượt, kết hợp với giải nghĩa từ khó.
- HS đọc thầm trong SGK theo dõi GV đọc bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả và cho biết: Nội dung của bài chính tả này nói về điều gì?
- Yêu cầu HS gấp SGK, gọi một HS lên bảng, cả lớp viết vào giấy nháp các tiếng khó và các danh từ riêng: sông Đà, sông Hồng, nỗi niềm, ngược, cầm trịch, đỏ lừ,...
- HS luyện viết các tiếng khó viết.
- GV nhắc nhở tư thế học sinh ngồi viết rồi đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết, mỗi câu (bộ phận ngắn) đọc 2 lần. 
- HS nghe và viết bài.
- Khi viết xong GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, cho HS soát lỗi.
- HS theo dõi, soát lại bài gạch dưới chân những lỗi viết sai.
- GV chấm chữa khoảng 7 - 10 bài trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi nhau
- HS đổi vở, đối chiếu với SGK và tự sửa những chữ viết sai bằng chì bên lề trang vở.
- GV nêu nhận xét chung về: chữ viết, những lỗi HS hay mắc trong bài. 
4. Củng cố, dặn dò
Thứ ba ngày 27 tháng 10 năm 2009
 Ôn tập: Tiết 3
I. Mục tiêu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng.
2. Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong ba chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em, Cánh chim hòa bình, Con người với thiên nhiên nhằm trau dồi kĩ năng cảm thụ văn học.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (đã chuẩn bị ở tiết 1).
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra bài đọc và học thuộc lòng
- GV tiến hành kiểm tra HS đọc các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 tương tự như cách đã tiến hành ở tiết 1 tuần này.
3. Hướng dẫn làm bài tập 
- Yêu cầu một HS đọc to toàn bài.
- GV kết hợp ghi bảng tên bốn bài văn: Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất Cà Mau.
- Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS ghi lại chi tiết mà mình thích nhất trong một bài văn miêu tả đã học và giải thích vì sao em thích. 
- HS làm việc cá nhân. Mỗi em chọn một bài văn, ghi lại chi tiết mình thích nhất trong bài, suy nghĩ để giải thích lí do vì sao mình thích nhất chi tiết đó.
- Gọi HS dưới lớp trình bày kết quả bài làm. 
- HS phát biểu miệng trình bày ý kiến của mình.
- Gọi HS nhận xét lựa chọn ra bạn tìm được những chi tiết hay, giải thích được lí do mình thích.
- HS nhận xét theo hướng dẫn của GV.
4. Củng cố, dặn dò
Ôn tập: Tiết 4
I. Mục tiêu
1. Hệ thống hóa vốn từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) gắn với các chủ điểm đã học trong 9 tuần đầu lớp 5.
2. Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa gắn với các chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy học
khổ to- Bút dạ và một số tờ giấy kẻ bảng từ ngữ ở Bài tập 1, Bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS ôn tập
Bài tập 1
- Gọi một HS đọc to yêu cầu của bài tập.
- Một HS đọc to yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. GV phát bút dạ, giấy khổ to, cho các nhóm làm bài.
- HS các nhóm, trao đổi, thảo luận làm bài trên giấy khổ to. 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm trên lớp, trình bày kết quả bài làm của nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua xem nhóm nào tìm được đúng, nhiều từ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bài tập 2
- Gọi một HS đọc to yêu cầu của bài.
- Một HS đọc to yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. 
- HS các nhóm trao đổi, cử một thư kí viết nhanh lên giấy từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ đã cho. 
- Yêu cầu HS trình bày kết quả.
- Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm trên lớp, trình bày kết quả bài làm của nhóm.
- GV và cả lớp nhận xét, tính điểm thi đua xem nhóm nào tìm được đúng, nhiều từ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
3. Củng cố, dặn dò
 Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2009
Ôn tập: Tiết 5
I. Mục tiêu
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc hiểu (HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc).
2. Nắm được tính cách của các nhân vật trong vở kịch Lòng dân; phân vai, diễn lại sinh động một trong hai đoạn kịch, thể hiện đúng tính cách nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt 5, tập một để HS bắt thăm.
- Một số trang phục, đạo cụ đơn giản để HS diễn vở kịch.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Trong giờ học hôm nay chúng ta tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc, làm bài tập ôn lại các tính cách của các nhân vật trong vở kịch Lòng dân và sắm vai diễn lại một đoạn trong vở kịch đó.
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Kiểm tra bài đọc và học thuộc lòng
- GV tiến hành kiểm tra HS đọc các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 tương tự như cách đã tiến hành ở tiết 1 tuần này.
3. Hướng dẫn làm bài tập
- Yêu cầu một HS đọc to toàn bài.
- Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
a.Nêu tính cách các nhân vật
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo nhóm đôi để nêu tính cách của từng nhân vật trong vở kịch.
- Hai HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận, thảo luận làm bài ra giấy nháp.
- Gọi HS trình bày, cả lớp theo dõi nhận xét.
Đáp án:
- HS trình bày miệng. Cả lớp nhận xét, bổ sung đến khi có câu trả lời đúng.
Dì Năm - bình tĩnh , nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm bảo vệ cán bộ.
An - thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ.
Chú cán bộ - bình tĩnh , tin tưởng vào lòng dân.
Lính - hống hách.
Cai - xảo quyệt, vòi vĩnh.
b. Hướng dẫn HS diễn một của vở kịch lòng dân.
- GV chia HS thành các nhóm lớn, mỗi nhóm có từ sáu đến bảy HS.
- HS nhận nhóm của mình.
- Yêu cầu mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch trong nhóm. 
- HS phân vai, diễn thử một đoạn kịch trong nhóm. Một người làm nhiệm vụ nhắc vở.
- Thi các nhóm diễn kịch trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
- Các nhóm lên thi diễn kịch trước lớp. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt, dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc để kiểm tra trong tiết sau.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.
Tiết 6
I. Mục tiêu
1. Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
2. Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ.
II. Đồ dùng dạy học
- Bút dạ và một số từ phiếu kẻ bảng nội dung Bài tập 1 và tờ giấy hoặc bảng phụ viết sẵn đoạn văn đã thay từ chính xác.
- Một vài tờ phiếu viết nội dung Bài tập 2.
- Bảng phụ kẻ bảng phân loại Bài tập 4.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Từ đầu năm đến giờ các em đã được học về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Trong tiết học hôm nay các em sẽ vận dụng các kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ.
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng.
- HS ghi tên bài vào vở.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1
- Gọi một HS đọc to toàn bài.
- Một HS đọc to toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Đoạn văn này kể về việc gì? Em có nhận xét về các từ in đậm có trong đoạn văn này? 
- Đoạn văn kể về hai ông cháu. Những từ in đậm là những từ chỉ hành động của ông và cháu,  ... i sẵn các đề tập làm văn viết. Dựa theo đề luyện tập in trong SGK (tiết 8), theo quy định của Vụ Giáo dục Tiểu học, giáo viên, hiệu trưởng hoặc phòng giáo dục các địa phương có thể ra đề kiểm tra Tập làm văn viết phù hợp với nội dung đã học từ tuần 11 đến hết học kì I.
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài
- Hôm nay các em sẽ làm một bài kiểm tra viết về những điều các em đã học. Điểm khác trong tiết học này là các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài văn (không phải chỉ là một đoạn văn như các tiết học trước).
- HS lắng nghe.
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
*Bước 1: Xác định đề
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn đề kiểm tra yêu cầu HS đọc bài. 
- HS đọc đề bài cả lớp theo dõi đọc thầm.
- Xác định các yêu cầu của đề bài.
- HS xác định yêu cầu của đề theo yêu cầu của GV.
- Bài văn tả người bao gồm mấy phần là những phần nào?
- Bài văn tả cảnh thường có ba phần:
+Mở bài: Giới thiệu người định tả.
+Thân bài: 
a) Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,...).
b) Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,...).
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
* Bước 2: Tổ chức cho HS làm bài
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS làm bài.
- Thu bài cuối giờ.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
đềkiểm tra giữa học kì I - môn tiếng việt lớp 5
đề chẵn
 Bài kiểm tra đọc
(30 phút)
A - Đọc thầm :
Tiếng chim buổi sáng
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
 Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
 Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
 Gọi bông lúa chín về thôn
 Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
 Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim
Vòm cây xanh, đố bé tìm
 Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung
Mà vườn hoa cũng lạ lùng
 Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim.
Định Hải
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Bài thơ nói về tiếng chim ở thời điểm nào trong ngày?
 a) Buổi sáng.
 b) Buổi trưa.
 c) Buổi chiều.
 2. Để thưởng thức tiếng chim, vườn hoa đã được nhân hoá như thế nào?
 a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về vườn hoa.
 b) Dùng những từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả vườn hoa.
 c) Dùng đại từ chỉ người để chỉ vườn hoa.
3. Nhờ đâu mà mọi vật trở nên đẹp hơn, vui hơn và tràn đầy sự sống.
 a) Nhờ có những âm thanh rộn ràng của tiếng chim.
 b) Nhờ vào cảnh sắc đẹp của thiên nhiên buổi sáng.
 c) Nhờ vào những hoạt động của người và vật.
4. Em hiểu câu thơ Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim nghĩa là thế nào?
a) Say sưa, mê mải lắng nghe tiếng chim hót mãi không thôi.
b) Không để ý đến tiếng chim hót.
c) Chỉ chú ý lắng nghe được một lúc thì thôi.
5. ý chính của bài thơ là gì?
a) Buổi sáng nghe tiếng chim hót thật là hay.
b) Tiếng chim buổi sáng thật là nhiều.
c) Tiếng chim đã mang lại niềm vui rộn ràng của cuộc sống yên bình.
6. Trong câu nào dưới đây, từ mát được dùng với nghĩa gốc?
a) Nước giếng buổi sớm mát lạnh.
b) Nam học giỏi nên bố mẹ mát cả mặt.
c) Tiếng chim hót trong trẻo làm dịu mát cả trưa hè.
7. Từ tha trong bài có nghĩa là gì? 
a) Mang theo một vật từ nơi này đến nơi khác.
b) Bỏ qua không để ý đến nữa.
c) Tên một loại chim.
8. Những cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau?
a) chung - riêng
b) lay động - đánh thức
c) rải - nhuộm
9. Từ nào đồng nghĩa với lạ lùng?
a) lạ lẫm
b) lo lắng
c) xa xôi
10. Từ rải thuộc từ loại nào?
a) Danh từ 
b) Động từ
c) Tính từ
 Đề kiểm tra : Tiếng Việt ( lớp 5 )
A - Đọc thầm :
Tiếng chim buổi sáng
Sáng ra trời rộng đến đâu
Trời xanh như mới lần đầu biết xanh
Tiếng chim lay động lá cành
 Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
 Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
 Gọi bông lúa chín về thôn
 Tiếng chim nhuộm óng cây rơm trước nhà
Tiếng chim cùng bé tưới hoa
 Mát trong từng giọt nước hoà tiếng chim
Vòm cây xanh, đố bé tìm
 Tiếng nào riêng giữa trăm nghìn tiếng chung
Mà vườn hoa cũng lạ lùng
 Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim.
Định Hải
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Bài thơ nói về tiếng chim ở thời điểm nào trong ngày?
 a) Buổi sáng.
 b) Buổi trưa.
 c) Buổi chiều.
 2. Để thưởng thức tiếng chim, vườn hoa đã được nhân hoá như thế nào?
 a) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về vườn hoa.
 b) Dùng những từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả vườn hoa.
 c) Dùng đại từ chỉ người để chỉ vườn hoa.
3. Nhờ đâu mà mọi vật trở nên đẹp hơn, vui hơn và tràn đầy sự sống.
 a) Nhờ có những âm thanh rộn ràng của tiếng chim.
 b) Nhờ vào cảnh sắc đẹp của thiên nhiên buổi sáng.
 c) Nhờ vào những hoạt động của người và vật.
4. Em hiểu câu thơ Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim nghĩa là thế nào?
a) Say sưa, mê mải lắng nghe tiếng chim hót mãi không thôi.
b) Không để ý đến tiếng chim hót.
c) Chỉ chú ý lắng nghe được một lúc thì thôi.
5. ý chính của bài thơ là gì?
a) Buổi sáng nghe tiếng chim hót thật là hay.
b) Tiếng chim buổi sáng thật là nhiều.
c) Tiếng chim đã mang lại niềm vui rộn ràng của cuộc sống yên bình.
6. Trong câu nào dưới đây, từ mát được dùng với nghĩa gốc?
a) Nước giếng buổi sớm mát lạnh.
b) Nam học giỏi nên bố mẹ mát cả mặt.
c) Tiếng chim hót trong trẻo làm dịu mát cả trưa hè.
7. Từ tha trong bài có nghĩa là gì? 
a) Mang theo một vật từ nơi này đến nơi khác.
b) Bỏ qua không để ý đến nữa.
c) Tên một loại chim.
8. Những cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau?
a) chung - riêng
b) lay động - đánh thức
c) rải - nhuộm
9. Từ nào đồng nghĩa với lạ lùng?
a) lạ lẫm
b) lo lắng
c) xa xôi
10. Từ rải thuộc từ loại nào?
a) Danh từ 
b) Động từ
c) Tính từ
đề chẵn
(Đề lẻ nội dung giống đề chẵn, chỉ khác ở sự sắp xếp các câu hỏi và thứ tự các phương án trả lời trong một câu hỏi). Ví dụ:
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1. Để thưởng thức tiếng chim, vườn hoa đã được nhân hoá như thế nào?
 a) Dùng những từ chỉ đặc điểm của người để miêu tả vườn hoa.
 b) Dùng đại từ chỉ người để chỉ vườn hoa.
 c) Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về vườn hoa.
2. Em hiểu câu thơ Nghiêng tai nghe đến không cùng tiếng chim nghĩa là thế nào?
a) Không để ý đến tiếng chim hót.
b) Chỉ chú ý lắng nghe được một lúc thì thôi.
c) Say sưa, mê mải lắng nghe tiếng chim hót mãi không thôi.
3. Nhờ đâu mà mọi vật trở nên đẹp hơn, vui hơn và tràn đầy sự sống.
 a) Nhờ vào cảnh sắc đẹp của thiên nhiên buổi sáng.
 b) Nhờ có những âm thanh rộn ràng của tiếng chim.
 c) Nhờ vào những hoạt động của người và vật.
4. Bài thơ nói về tiếng chim ở thời điểm nào trong ngày?
 a) Buổi chiều.
 b) Buổi trưa.
 c) Buổi sáng.
5. Từ tha trong bài có nghĩa là gì? 
a) Tên một loại chim.
b) Bỏ qua không để ý đến nữa.
c) Mang theo một vật từ nơi này đến nơi khác.
6. Trong câu nào dưới đây, từ mát được dùng với nghĩa gốc.
a) Tiếng chim hót trong trẻo làm dịu mát cả trưa hè.
b) Nam học giỏi nên bố mẹ mát cả mặt.
c) Nước giếng buổi sớm mát lạnh.
7. ý chính của bài thơ là gì?
a) Tiếng chim đã mang lại niềm vui rộn ràng của cuộc sống yên bình.
b) Buổi sáng nghe tiếng chim hót thật là hay.
c) Tiếng chim buổi sáng thật là nhiều.
8. Từ rải thuộc từ loại nào?
a) Tính từ
b) Động từ
c) Danh từ 
9. Từ nào đồng nghĩa với lạ lùng?
a) lo lắng
b) xa xôi 
c) lạ lẫm 
10. Những cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau?
a) chung - riêng
b) rải - nhuộm 
c) lay động - đánh thức
kiểm tra cuối học kì I - môn tiếng việt lớp 5
đề chẵn
 Bài kiểm tra đọc
(30 phút)
A - Đọc thầm :
Hoa xanh
 Tháng ba, tháng tư, mùa hạ còn mang nhiều hương vị của xuân. Những mảnh vườn dịu mát bóng xanh non.
 Cây na ra hoa, thứ hoa đặc biệt mang màu xanh của lá non.
 Hoa lẫn trong lá cành, thả vào vườn hương thơm dịu ngọt ấm cúng.
 Cây na mảnh dẻ, phóng khoáng. Lá không lớn, cành chẳng um tùm lắm, nhưng toàn thân nó toát ra không khí mát dịu, êm ả, khiến ta chìm ngợp giữa một điệu ru thấp thoáng mơ hồ.
 Và từ màu hoa xanh ẩn náu đó, những quả na nhỏ bé, tròn vo, trong không khí thanh bạch của vườn, cứ mỗi ngày một lớn.
 Quả na mở biết bao nhiêu là mắt để ngắm nhìn mảnh đất sinh trưởng, để thấy hết họ hàng, để nhận biết nắng từng chùm lấp lánh treo từ ngọn cây rọi xuống mặt đất.
 Phạm Đức
(Trích Hương đồng cỏ nội)
B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng:
1.Có thể chọn tên nào khác để đặt cho bài văn trên?
 a) Cây na.
 b) Cây trong vườn.
 c) Vườn cây.
2. Hoa na có điểm gì đặc biệt khác với hoa của những loài cây khác?
 a) Mang màu xanh non của lá.
 b) Có hương thơm dịu ngọt ấm cúng.
 c) Hoa ẩn náu trong những tán lá xanh.
3. Cây na ra hoa vào mùa nào trong năm?
 a) Mùa xuân.
 b) Mùa hạ.
 c) Mùa thu.
4. Cách tác giả miêu tả quả na được nhân hoá có gì hay?
 a) Miêu tả được chính xác quả na đã lớn.
 b) Cho thấy quả na cũng say sưa ngắm nhìn cảnh vật như con người.
 c) Thể hiện được tình cảm yêu quý của tác giả đối với vẻ đẹp của quả na và cả khu vườn.
5. Đầu bài Hoa xanh - một cách gọi rất thơ nhằm?
 a) Nói về vẻ đẹp màu xanh đặc biệt của hoa na.
 b) Ca ngợi vẻ đẹp nên thơ các bộ phận thân cây, hoa và quả của cây na.
 c) Ca ngợi vẻ đẹp nên thơ của cả hoa, lá, cây, quả và cả không gian khu vườn xung quanh cây na.
6. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
 a) không khí, thấp thoáng, lấp lánh, um tùm, dịu dàng
 b) dịu dàng, thấp thoáng, thoáng đãng, lấp lánh, um tùm
 c) mong muốn, dịu dàng, thấp thoáng, lấp lánh, um tùm
7. Trong bài có mấy từ đồng nghĩa với từ màu xanh? 
 a) Một từ. (Đó là từ : ...).
 b) Hai từ. (Đó là từ : ...)..
 c) Ba từ. (Đó là từ : ...)..
8. Từ nào trái nghĩa với từ in đậm trong câu: “ Cây na mảnh dẻ phóng khoáng”.
 a) mập mạp
 b) ẻo lả
 c) mỏng mảnh
9. Từ hương trong ở cụm từ còn mang nhiều hương vị và từ hương ở cụm từ hương thơm dịu ngọt và ấm cúng có quan hệ với nhau như thế nào?
 a) Đó là một từ nhiều nghĩa
 b) Đó là hai từ đồng nghĩa
 c) Đó là hai từ đồng âm
10. Trong câu Lá không lớn, cành chẳng um tùm lắm, nhưng toàn thân nó toát ra không khí mát dịu, êm ả.
a) Một quan hệ từ. (Đó là từ :...) 
a) Hai quan hệ từ. (Đó là từ :...) 
a) Ba quan hệ từ. (Đó là từ :...) 
(Đề lẻ nội dung giống đề chẵn, chỉ khác ở sự sắp xếp các câu hỏi và thứ tự các phương án trả lời trong một câu hỏi như ở đề kiểm tra giữa kì I).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_10_den_tuan_31_cu_thi_tham.doc