Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 12

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 12

B/Bài mới:

Giới thiệu bài: Nói về đặc điểm của rừng phía bắc và cây thảo quả.

Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu:

a/ Luyện đọc:

Luyện đọc từ: Đản Khao, Chin San, sầm uất, lướt thướt.

Luyện đọc câu: Câu 2 ( nhấn giọng các từ: lướt thướt, quyến , rải ngọt lựng, thơm nồng)

GV hướng dẫn cách đọc cả bài và mỗi đoạn: Giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả vẻ đẹp và mùi thơm.

b/ Tìm hiểu bài:

Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Cách dùng từ đặt câu trong đoạn này có gì đặc biệt?

giảng từ: quyển rủ.

Giảng từ: lấn chiếm.

Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín , rừng có những nét gì đẹp?

Giảng từ: say ngây, ấm nóng

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 199Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 12
 Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009 
 Tập đọc 
 Tuần 12 Tiết 23 MÙA THẢO QUẢ
I/ Mục tiêu: -Biết đọc diễn cảm bài văn , nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh , maufsawcs mùi vị của rừng thảo quả 
_ Hiểu nội dung : vẻ đẹp và sự sinh sôi của rùng thảo quả ( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa) .
II/ Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ và câu cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài: Mùa thảo quả và trả lời câu hỏi.
B/Bài mới:
Giới thiệu bài: Nói về đặc điểm của rừng phía bắc và cây thảo quả.
Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu:
a/ Luyện đọc:
Luyện đọc từ: Đản Khao, Chin San, sầm uất, lướt thướt.
Luyện đọc câu: Câu 2 ( nhấn giọng các từ: lướt thướt, quyến , rải ngọt lựng, thơm nồng)
GV hướng dẫn cách đọc cả bài và mỗi đoạn: Giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả vẻ đẹp và mùi thơm.
b/ Tìm hiểu bài:
Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào? Cách dùng từ đặt câu trong đoạn này có gì đặc biệt?
giảng từ: quyển rủ.
Giảng từ: lấn chiếm.
Hoa thảo quả nảy ra ở đâu? Khi thảo quả chín , rừng có những nét gì đẹp?
Giảng từ: say ngây, ấm nóng
Nêu nội dung chính của bài : 
c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
Luyện đọc diễn cảm đoạn 2
Thi đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm đôi.
Tổ chức thi đọc diễn cảm trong lớp
3.Hoạt động nối tiếp :
Bài văn nói lên điều gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn: chuẩn bị bài Hành trình của bầy ong.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
1 HS đọc cả bài
HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
HS luyện đọc từ
HS đọc chú giải.
HS luyện đọc câu dài.
HS luyện đọc trong nhóm 2
HS đọc cả bài 
- Bằng mùi thơm.
Lặp từ: Hương và Thơm
-1 năm : cao tới bụng người.
2 năm : đâm thêm nhánh mới
Thoáng cái đã lan toả, lấn chiếm không gian.
- Dưới gốc cây......
- rực lên , đỏ chon chót như chứa lửa, chứa nắng.......
-Vẻ đẹp và hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
HS đọc nối tiếp.
luyện đọc diễn cảm trong nhóm và thi đọc.
Luyện từ và câu
Tuần 12 Tiết 23: MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
I/ Mục tiêu:
 -Hiểu được nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của Bt1.
-. Biết ghép tiếng bảo (gốc Hán) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức(BT2)
 Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của Bt3
II/ Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh minh hoạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS làm lại bài tập 3.
Hỏi: quan hệ từ là gì? cho ví dụ.
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu .
2/ Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: HS đọc đề và tìm hiểu yêu cầu GV dán băng giấy lên bảng, yêu cầu HS lên nối từ ứng với nghĩa đã cho của bài tập 1a và 1b.
Gọi HS đọc lại nghĩa các từ này.
Đặt câu với các từ: sinh vật , sinh thái,khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên để phân biệt rõ hơn về nghĩa.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
GV phát phiếu học tập nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận.
Cử đại diện lên trình bày trước lớp.
GV chốt ý đúng và yêu cầu HS đặt câu với các từ: bảo hiểm, bảo quản, bảo vệ, bảo trợ.
Bài 3:
GV nêu yêu cầu bài tập.
Tổ chức trò chơi Tìm từ đồng nghĩa với bảo vệ.
Sau khi HS tìm xong, GV yêu cầu thay các từ này vào câu sao cho nghĩa không thay đổỉ,chọn ra 1 từ đúng nhất.
3.Hoạt động nối tiếp : GV nhận xét tiết học, dặn ghi nhớ nghĩa của từ vừa học.
HS làm bài tập và trả lời câu hỏi.
1/
HS đọc đề và tìm hiểu yêu cầu đề bài.
HS làm bài trên băng giấy.
-HS đặt câu theo yêu cầu.
Đặt câu với các từ: sinh vật , sinh thái,khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên để phân biệt rõ hơn về nghĩa.
2/HS đọc đề bài và tìm hiểu yêu cầu.
HS đặt câu với các từ: bảo hiểm, bảo quản, bảo vệ, bảo trợ.
Thảo luận nhóm đôi
Đặt câu theo yêu cầu.
3/
HS nêu yêu cầu bài tập
Tham gia trò chơi
bảo vệ = giữ gìn
 Kể chuyện
 Tuần 12 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ HỌC 
I/ Mục tiêu:
-Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường ; lời kể rõ ràng , ngắn gọn .
-Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể ; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn..
II/ Đồ dùng dạy học : 
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Bài cũ: 
Gọi HS nêu ý nghĩa câu chuyện Người đi săn và con nai.
Kể lại 1đoạn chuyện, em thích nhất.
B/ Bài mới:
1/Giới thiệu: Nêu yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS tìm hiểu đề:
Gọi HS đọc đề.
Hỏi : Đề bài yêu cầu em làm gì?
Gạch chân: Kể, đã nghe, đã đọc, bảo vệ môi trường.
Yêu cầu HS đọc gợi ý trong SGK.
Hỏi 1 số HS tên câu chuyện định kể.
3/ Hướng dẫn kể chuyện:
Cho 1 HS tham gia kể mẫu và trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
HS kể chuyện trong nhóm đôi.
Gọi HS kể chuyện trước lớp.
Tổ chức nhận xét theo các tiêu chí:
a/ Nội dung đúng yêu cầu chưa?
b/ Giọng kể phù hợp không?
c/ Thái độ cử chỉ khi kể.
Chọn HS kể hay nhất và trao đổi ý nghĩa câu chuyện với cả lớp.
4/ Hoạt động nối tiếp :
Em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường?
Hát bài: Gĩư mãi màu xanh.
Dặn chuẩn bị :dàn ý cho câu chuyện em đã làm hoặc người khác làm có nội dung bảo vệ môi trường.
HS trả lời và kể
- HS nêu yêu cầu đề bài.
Đọc gợi ý SGK.
Nghe bạn kể mẫu.
Kể trong nhóm đôi.
Thi kể trước lớp.
Nhận xét bạn .
- HS trả lời.
HS hát đồng thanh cả lớp.
 Thư tư ngày 18 tháng 11 năm2009
Tập đọc Tiết 24 HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG.
I/ Mục tiêu:
*-Biết đọc diễn cảm bài thơ ,ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát .
-Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong : cần cù làm việc để góp ích cho đời 
* Học thuộc lòng 2 khổ thơ cuối bài.( Trả lời được câu hỏi trong sách giáo khoa ,thuộc 2 khổ thơ cuối bài )
 II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ về ong.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ:
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài: 
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu:
a/ Luyện đọc:
GV hướng dẫn cách đọc cả bài và mỗi đoạn.Giọng tha thiết, ngắt theo nhịp 2/4 , 4/4.
GV đọc mẫu.
b/ Tìm hiểu bài:
Những chi tiết nào trong khổ 1 nói lên hành trình vô tận của bầy ong?
giảng từ: vô tận
- Bầy ong tìm mật ở những nơi nào?
 Nơi ong đến có gì đẹp?
Giảng từ: rong ruổi.
Em hiểu nghĩa câu thơ: Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào thế nào?
Giảng từ: ngọt ngào.
Qua 2 dòng cuối , nhà thơ muốn nói với chúng 
N êu nội dung chính của bài :
 c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm:
Tổ chức thi đọc diễn cảm trong lớp
3/ Hoạt động nối tiếp 
Bài thơ nói lên điều gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn: chuẩn bị bài Người gác rừng tí hon.
Gọi HS đọc bài: Mùa thảo quả và trả lời câu hỏi.
1 HS đọc cả bài
HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
HS luyện đọc từ 
đẫm, rong ruổi, bập bùng, sóng tràn.
HS đọc chú giải.
HS luyện đọc trong nhóm 2
HS đọc cả bài 
- đẫm nắng trời, nẻo đường xa, bay đến trọn đời, thời gian vô tận.
- rừng sâu, biển xa, quần đảo.
- Nơi đâu ong cũng kiếm được mật, giữ được cho con người những mùa hoa đã tàn phai.
Phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù, tìm hoa gây mật, giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai , để lại hương thơm cho đời.
Thi đọc thuộc lòng 2 khổ thơ cuối.
luyện đọc diễn cảm trong nhóm và thi đọc.
Tập làm văn
 Tuần 12 Tiết 23 CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I/ Mục tiêu: 
 - Nắm được cấu tạo ba phần( Mở bài , thân bài ,kết bài) của bài văn tả người ( Nội dung ghi nhớ)
 - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình .
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc lại lá đơn đã viết ở tiết trước.
- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh đã học.
B/Bài mới:
1. Giới thiệu:
 Nêu yêu cầu tiết học.
2. Phần nhận xét;
Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, gọi 1 em đọc bài Hạng a Cháng.
Gọi 1 HS đọc gợi ý trong SGK.
Cho HS thảo luận trong nhóm đôi để trả lời các câu hỏi.
Cho đại diện các nhóm lên trình bày
GV chốt ý: 
 Phần mở bài: giới thiệu 
 Phân thân bài:Tả hình dáng hoạt động
 Phần kết bài: Nêu nhận xét ,tình cảm
3. Phần ghi nhớ: 
HS nêu lại nội dung cần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
 HS đọc đề.
Cho HS nêu đối tượng miêu tả của mình. HS lập dàn ý vào giấy nháp.
Cử 1 vài HS viết dàn ý vào phiếu học tập và trình bày trước lớp để nhận xét và bổ sung.
5.Hoạt động nối tiếp 
Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ. 
Nhận xét tiết học, dặn về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả người.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
HS quan sát tranh, đọc bài văn tả, đọc gợi tả.
HS thảo luận trong nhóm 
HS trình bày
Phần mở bài: giới thiệu bằng cách đưa ra lời khen.
Phân thân bài: Tả những nét nổi bật về ngoại hình và hoạt động.
Phần kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng.
HS nêu đối tượng định tả.
Lập dàn ý.
Trình bày trước lớp.
Nhận xét và bổ sung.
Luyện từ và câu
 Tuần 12 Tiết 24 LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ.
I/ Mục tiêu:
 - Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ từ gì trong (Bt1) (Bt2) 
 -Tìm được quan heejtuwf thích hợp theo yêu cầu của Bt3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho (BT4)
II/ Đồ dùng dạy học : Phiếu học tập, băng giấy ghi câu.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu nghĩa của các từ: khu đa dạng sinh học, bảo tồn, thiên nhiên hoang dã.
Tìm từ cùng , gần nghĩa với bảo vệ.
Đặt câu với 1 từ tìm được.
B/Bài mới: 
1/ Giới thiệu: Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: HS đọc đề, dùng bút chì gạch dưới từ chỉ quan hệ và cho biết nó nối những từ ngữ nào trong câu?
HS trả lời.GV chốt ý.
Bài 2: Cho HS đọc đề.
Thảo luận nhóm đôi để nêu ý biểu thị của từ nhưng và mà
HS trình bày, GV chốt ý.
Bài 3: HS đọc đề.
GV dán băng giấy và các thẻ từ ghi quan hệ từ.
Tổ chức thành trò chơi ghép nhanh ghép đúng.
Tổ chức chọn tổ nhanh, đúng nhất và chốt ý chung.
Bài 4: HS đọc đề. ChoHS làm bài cá nhân. Gọi 3 HS đặt câu ở bảng và nhận xét chấm chữa.
Gọi HS đọc câu đã đặt, tiếp tục nhận xét, sửa chữa chung.
3/ Hoạt động nối tiếp : Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài bảo vệ môi trường.
HS trả lời
HS gạch chân quan hệ từ: của, bằng, như, như.
Nêu các từ ngữ được nối.
- Nhưng : biểu thị ý:tương phản
-Mà : biểu thị ý tăng tiến.
HS chơi ghép từ chỉ quan hệ vào các chỗ trống.
HS đặt câu với từ chỉ quan hệ: mà, thì , bằng.
 Chính tả
 Tuần 12 Tiết 12 MÙA THẢO QUẢ
I/ Mục tiêu:
 Viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm được bt2a/b hoặc bt3a/b hoặc bt do gv chọn
II/ Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập nhóm.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên bảng viết các từ ngữ theo yêu cầu bài tập 3a của bài trước.
B/ Bài mới:
1. Hướng dẫn HS nghe viết:
Bài1:
Gọi HS đọc đoạn, cả lớp đọc thầm.
-Hỏi: Nội dung đoạn văn nói điều gì?
Cho HS viết bảng con các từ khó: 
nảy, lặng lẽ, mưa rây, chứa.
GV đọc cho HS viết.
Tổ chức chấm chữa.
2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2a:
 HS đọc đề bài.
Tổ chức trò chơi : 
 Ai nhanh nhất.
HS làm bài trên phiếu học tập: 
tìm các cặp từ có âm s/x.
- Chấm bài và chọn nhóm nhanh nhất.
Bài 3a:
 Gọi HS đọc đề:
Hướng dẫn nhận xét: Nghĩa của các tiếng ở dòng thứ nhất đều chỉ gì?
Nghĩa của các tiếng ở dòng thứ 2 sau khi sửa âm s thành x thì nghĩa thay đổi như thế nào?
3.Hoạt động nối tiếp 
Trò chơi:
 Viết nhanh viết đúng.
GV chấm chọn cá nhân về nhất.
 Nhận xét tiết học, dặn sửa các lỗi viết sai.
HS làm bài.
HS đọc bài chính tả.
- Nói lên vẻ đẹp của rừng thảo quả.
- HS viết bảng con.
HS nghe và viết chính tả.
HS đọc đề.
Tham gia trò chơi
- HS đọc đề.
- dòng 1: chỉ tên các con vật.
- dòng 2: nghĩa thay đổi.
Tham gia trò chơi.
 Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 20089
 Tập làm văn 
 Tuần 12 Tiết 24 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
I/ Mục tiêu:
 -Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua 2 bài văn mẫu trong SGK.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A/ Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Cấu tạo của 1 bài văn tả người?
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu .
2/ Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: HS đọc đề.
Thảo luận nhóm đôi: ghi lại đặc điểm ngoại hình của bà. Đại diện nhóm lên trình bày, nhận xét bổ sung.
Gọi HS đọc lại nội dung đã tóm tắt.
GV chốt: Tác giả đã chọn lọc những nét tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả, bài ngắn nhưng sống động khắc hoạ rõ nét, bộc lộ được tình cảm.
Bài 2: HS đọc đề.
 HS tìm hiểu cách miêu tả hoạt động của người trong bài Người thợ rèn.
HS đọc và tìm hiểu yêu cầu đề bài.
Thảo luận nhóm đôi: 
: 
3/ Hoạt động nối tiếp 
Hỏi: Tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả trong văn tả người? 
 Nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị: luyện tập tả ngoại hình .
HS trả lời.
HS đọc và tìm hiểu yêu cầu đề bài.
Thảo luận nhóm đôi: Ghi lại đặc điểm về ngoại hình của bà trong đoạn văn.
Trình bày trước lớp.
-Tác giả đã chọn lọc những nét tiêu biểu về ngoại hình của bà để tả, bài ngắn nhưng sống động khắc hoạ rõ nét, bộc lộ được tình cảm.
HS đọc và tìm hiểu yêu cầu đề bài.
Thảo luận nhóm đôi: 
Tìm hiểu cách miêu tả hoạt động của người thợ rèn.
Trình bày trước lớp.
Tác giả q/s rất kĩ hoạt động của người thợ rèn,bằng cách so sánh cụ thể,bài văn thật hấp dẫn sinh động.
- Làm nổi bật hình ảnh và hoạt động của đối tượng, tạo được cảm xúc cho người đọc, khắc sâu được hình ảnh nhân vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_12.doc