Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 13

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 13

I.Mục đích, yêu cầu:

1. Đọc lưu loát và bước đầu biết diễn cảm bài văn.

- Giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả; phù hợp với nội dung từng đoạn và thái độ, tính cách từng nhân vật.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa bài: Ca ngợi ông cháu bé Mai nhân hậu, thương loài chim; đã biến khu vườn và đầm của gia đình thành thành nơi trú ngụ của loài chim; che chở, bảo vệ, giữ gìn cuộc sống bình yên cho chúng. Truyện đã đặt ra vấn đề: con người cần bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các loài vật có ích.

II. Đồ dùng dạy học:

- ảnh một khu vườn nhiều chim nếu có.

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 2230Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp : 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần13 tiết25.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Vườn chim
I.Mục đích, yêu cầu: 
Đọc lưu loát và bước đầu biết diễn cảm bài văn.
- Giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả; phù hợp với nội dung từng đoạn và thái độ, tính cách từng nhân vật.
Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa bài: Ca ngợi ông cháu bé Mai nhân hậu, thương loài chim; đã biến khu vườn và đầm của gia đình thành thành nơi trú ngụ của loài chim; che chở, bảo vệ, giữ gìn cuộc sống bình yên cho chúng. Truyện đã đặt ra vấn đề: con người cần bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các loài vật có ích.
II. Đồ dùng dạy học:
ảnh một khu vườn nhiều chim nếu có.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5”
2”
10”
12”
10”
1”
1.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi 1, 2
- Đọc thuộc 2 khổ thơ cuối và trả lời câu hỏi 4
2.Giới thiệu bài:
 Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của bảo vệ môi trường là bảo vệ những loài vật có ích, bảo vệ chim chóc – những con vật hiền lành đã làm cho cuộc sống của chúng ta thêm tươi đẹp. Truyện Vườn chim các em học hôm nay kể về những con người nhân hậu như ông cháu bé Mai- sống giữa vườn chim đã thực sự là bạn của các loài chim, hết lòng yêu quý, che chở, bảo vệ, giữ gìn cuộc sống bình yên cho chúng.
3.Bài mới: 
Luyện đọc: 
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ chán mắt “
- Đoạn 2: Từ “ Hôm sau...xin lỗi cháu” 
- Đoạn 3: Từ “ Cả hai ... quay ra “
- Đoạn 4: Còn lại
VD: Khắp các cành tre, / đọt ngọn đều đung đưa, / xôn xao hàng trăm cò con,/ cò bố,/ cò mẹ.//
ồ,/ có cả vịt nâu, / vịt đầu đỏ,/ vịt lưỡi liềm / và có cả con vịt vàng cực hiếm.//
Bàng hoàng,/ Tâm sững người./ Anh chợt nhận ra mình có lỗi: //
b.Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: 
Câu 1: Kể tóm tắt nội dung và nêu ý nghĩa câu chuyện? ( Bé Mai tự hào khoe với Tâm về vườn chim. Hôm sau khi đi thăm đàn chim, Tâm định bắn mấy con vịt quý hiếm. Bé Mai phản ứng gay gắt, hô đàn chim bay đi, Tâm biết mình sai đã xin lỗi bé Mai. Họ về nhà chứng kiến cảnh ông bé Mai đã từ chối dứt khoát không bán chim cho người lái buôn. Cả ba người xốn xang lắng nghe tiếng đàn chim về tổ xôn xao. )
ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ông cháu bé Mai nhân hậu, thương loài chim; đã biến khu vườn và đầm của gia đình thành thành nơi trú ngụ của loài chim; che chở, bảo vệ chúng chống lại những người có thói quen tàn sát chim chóc, những kẻ coi chim chóc chỉ là một thứ hàng hoá để bán buôn kiếm lời. Truyện đã đặt ra vấn đề: con người cần bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các loài vật có ích.
Câu 2: Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của bé Mai với vườn chim và đàn chim? ( Mai khoe với Tâm những tổ chim do Mai gài lên cành cây; cô bé giận dữ, phản ứng gay gắt khi Tâm định bắn chim: đứng lên xua lũ vịt trời bay đi, quay ngoắt không thèm nhìn Tâm khiến anh phải xin lỗi ). 
 ý1: Tình cảm của bé Mai với vườn chim và đàn chim.
 Câu 3: Vì sao ông cháu bé Mai kiên quyết từ chối đề nghị của người buôn chim? ( Vì ông muốn bảo vệ loài chim, ông thương chúng không còn nơi sinh sống bởi chỗ nào con người cũng rắc thuốc trừ sâu. Cũng vì ông yêu cháu, tôn trọng tình cảm của cháu với vườn chim.)
 Câu 4: Chi tiết “ Cả ba người đứng im, lắng nghe tiếng đàn chịm về tổ xôn xao” gợi cho em ý nghĩ và tình cảm gì? 
HS phát biểu tự do: VD:
+ Cả ba người xúc động thấy đàn chim hạnh phúc, bình yên trở về tổ. Họ hài lòng vì đã vượt qua những thử thách trong ngày, giữ được cuộc sống bình yên trong vườn chim. Đó là những giây phút hạnh phúc của những người đã che chở cho đàn chim.
ý2: Niềm vui của những người bảo vệ chim.
 * đại ý: Con người cần bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ các loài vật có ích. 
c.Đọc diễn cảm:
 Giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả; thể hiện đúng thái độ, tình cảm của từng nhân vật
+ Lời bé Mai khi khoe vườn chim: giọng vui vẻ, tự hào.
+ Lời bé Mai phản ứng mạnh mẽ khi Tâm giương súng định bắn chim: giọng hoảng hốt, bực tức.
+ Lời xin lỗi của Tâm: giọng nhát gừng, hối hận.
+ Lời ông lão nói với người buôn chim: gay gắt, dứt khoát. 
+ Câu kết đọc với giọng trầm lắng.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét về tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; chuẩn bị tiết tập đọc tới: Trồng rừng ngập mặn.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá : 
- 2 HS lên bảng.
- Dưới nhận xét. 
- GV nhận xét và đánh giá điểm.
Phương pháp thuyết trình: 
- GV ghi bảng.
- 1 HS khá hoặc giỏi đọc toàn bài.
- GV yêu cầu nhiều lượt học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài.
- GV nhận xét và sửa lỗi phát âm giọng đọc cho từng HS. Chú ý đọc đúng câu dài, có nhiều loại dấu câu hoặc cần thể hiện tình cảm.
- Nêu những từ ngữ khó đọc trong bài.
- Đọc phần chú giải.
- Nêu những từ ngữ trong bài mà con chưa hiểu.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt từng đoạn, cả bài văn; trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV ( hoặc 1, 2 HS khá giỏi điều khiển lớp. GV làm cố vấn. )
- HS cũng có thể trao đổi về các câu hỏi theo tổ. Sau đó mỗi tổ cử 1 đại diện trình bày ý kiến ( nên luân phiên, không chỉ chọn 1, 2 Hs khá giỏi tiết nào cũng nói thay cho cả tổ ). Việc hướng dẫn thảo luận tổ và điều khiển các tổ trình bày trước lớp có thể giao cho HS khá giỏi.
- 1 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1, 2.
- Đặt câu hỏi phụ cho đoạn 1?
- Nêu ý đoạn 1?
- 1 HS đọc đoạn 2 
- Trả lời câu hỏi 3, 4
- Đặt câu hỏi phụ cho đoạn 2?
- Nêu ý đoạn 2?
- 1 HS đọc cả bài. 
- Nêu đại ý của bài?
- Nêu giọng đọc của bài văn nay?
- Phân vai đọc bài.
- Nhiều học sinh luyện đọc.
- 1, 2 HS đọc diễn cảm cả bài.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp : 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần13 tiết26.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Trồng rừng ngập mặn
I.Mục đích, yêu cầu: 
1.Đọc lưu loát toàn bài. Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc phù hợp với nội dung một văn bản khoa học tự nhiên ( mang tính chính luận ).
2.Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa bài: nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá; thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua.; tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
II. Đồ dùng dạy học:
- ảnh một vài khu rừng ngập mặn bị chặt phá hoặc đang được chăm sóc nên tươi tốt.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5”
2”
10”
12”
10”
1”
1.Kiểm tra bài cũ:
Bài Vườn chim.
2.Giới thiệu bài:
 Qua bài đọc vườn chim, các con đã làm quen với ông cháu bé Mai – những con người nhân hậu biết thương loài chim, đã che chở, bảo vệ, gìn giữ cuộc sống bình yên cho chúng. Bài đọc Trồng rừng ngập mặn các em học hôm nay sẽ giúp các em biết một cách tạo lá chắn để bảo vệ đê biển, chống xói lở, chống vỡ đê khi có gió to, bão lớn của đồng bào các khu vực ven biển - đó là trồng rừng ngập mặn. Tác dụng của trồng rừng ngập mặn to lớn như thế nào, học bài tập đọc hôm nay các con sẽ hiểu rõ điều đó.
3.Bài mới: 
a.Luyện đọc: 
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ sóng lớn “
- Đoạn 2: Từ “ Mấy nămNam Định” 
- Đoạn 3: Còn lại
b.Tìm hiểu bài:
* Đoạn 1: 
Câu 1: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn? 
( * Nguyên nhân: chiến tranh; các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm,
* Hậu quả: lá chắn bảo vệ đê biển không còn nên để điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn. )
 ý1: Nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn.
Câu 2: Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn? 
( Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều )
 ý2 : Phong trào trồng rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển.
 Câu 3: Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ?
(Rừng ngập mặn khi được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển; tăng thu nhập cho người dân nhờ sản lượng thu hoạch hải sản tăng nhiều, các loài chim nước trở nên phong phú.) 
ý3: Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi
Đại ý: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi
c.Đọc diễn cảm:
 Đọc chậm rãi thể hiện giọng kể.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét về tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; chuẩn bị tiết tập đọc tới: Giây phút thiêng liêng.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá : 
- 2 HS lên bảng đọc 1 đoạn mà con thích. Vì sao con thích đoạn văn đó?
- Dưới nhận xét. 
- GV nhận xét và đánh giá điểm.
Phương pháp thuyết trình: 
- GV ghi bảng.
- 1 HS khá hoặc giỏi đọc toàn bài.
- GV yêu cầu nhiều lượt học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn của bài.
- Nêu những từ ngữ khó đọc trong bài.
- Đọc phần chú giải. Yêu cầu 1, 2 em giải nghĩa từ đó.
- Nêu những từ ngữ trong bài mà con chưa hiểu.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt từng đoạn, cả bài văn; trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV ( hoặc 1, 2 HS khá giỏi điều khiển lớp. GV làm cố vấn, trọng tài. )
- 1 HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1
- Đặt câu hỏi phụ cho đoạn 1?
- Nêu ý đoạn 1?
- 1 HS đọc đoạn 2 
- Trả lời câu hỏi 2
- Đặt câu hỏi phụ cho đoạn 2?
- Nêu ý đoạn 2?
- 1 HS đọc đoạn 3 
- Trả lời câu hỏi 3
- Đặt câu hỏi phụ cho đoạn 3?
- Nêu ý đoạn 3?
- 1 HS đọc cả bài. 
- Nêu đại ý của bài?
- Nêu giọng đọc của bài văn nay?
- Nhiều học sinh luyện đọc.
- 1, 2 HS đọc diễn cảm cả bài.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.
.
.
.
.
.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp : 5 G
 Môn : Từ Và CÂU 
Tuần13 tiết25.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : 
Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Mở rộng vốn từ ngữ về môi trưòng và bảo vệ môi trường.
- Luyện cách sử dụng một số từ ngữ trong chủ điểm trên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ hoặc 2, 3 tờ phiếu viết ( hoặc phô tô cop pi phóng to ) nội dung bài tập 2, 3 ( bài tập 3 kẻ thành một bảng gồm 2 cột: Hành động bảo vệ môi trường, Hành động phá hoại môi truờng ).
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5”
33”
2”
1.Kiểm tra bài cũ:
- Tìm quan hệ từ trong các câu sau và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ cùng giữ chứ ... quan sát, nhận xét.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.................... .............................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp : 5 G
 Môn : Tập LàM VĂN 
Tuần13 tiết26.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Làm biên bản cuộc họp
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp; nội dung, tác dụng của biên bản.
- Bước đầu làm được biên bản một cuộc họp tổ hoặc họp lớp ( yêu cầu chính )
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi 3 phần chính của biên bản một cuộc họp.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5”
2”
14”
3”
15”
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Giới thiệu bài:
Trong thời gian học 5 năm, các em đã tổ chức nhiều cuộc họp. Cần ghi lại nôi dung các cuộc họp đó để nhớ và thực hiện những điều đã được thống nhất. Văn bản ghi nội dung các cuộc họp gọi là biên bản. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được thế nào là biên bản một cuộc họp, nội dung biên bản, tác dụng của biên bản. Từ đó biết cách ghi lại biên bản một cuộc họp tổ hoặc họp lớp mà các em mới tổ chức trong thời gian gần đây.
3. Phần nhận xét: 
* Một số gợi ý trả lời chi tiết:
 + Ghi biên bản cuộc họp để làm gì? ( ghi biên bản cuộc họp để nhớ các sự việc chính đã xảy ra, ý kiến của mọi người về từng vấn đề, những điều đã thoả thuận được hoặc chưa thoả thuận được. nhằm thực hiện những điều đã thoả thuận và xem xét lại khi có vấn đề cần giải quyết. )
+ Nêu tóm tắt những sự việc cần ghi vào biên bản:
 Biên bản ghi lại: thời gian, địa điểm họp, thành phần tham dự, chủ toạ, thư kí cuộc họp; diễn biến cuộc họp ( tóm tắt các ý kiến phát biểu ); kết luận của cuộc họp ( phân công công việc trong cuộc họp ); chữ kí của chủ toạ và thư kí.
+ Mở đầu biên bản có điểm gì giống và điểm gì khác viết đơn?
Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm, tên văn bản.
Khác: Biên bản cuộc họp có tên đơn vị, toàn thể tổ chức cuộc họp.
+ Kết thúc biên bản có điểm gì giống và điểm gì khác viết đơn?
Giống: có chữ kí của người viết văn bản.
Khác: biên bản cuộc họp có 2 chữ kí ( của chủ toạ và thư kí ), không có lời cảm ơn như đơn.
4.Ghi nhớ:
5.Phần luyện tập:
6.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét về tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh biên bản cuộc họp đã viết ở lớp. Viết lại vào vở; chuẩn bị học tốt tiết TLV đầu tuần 14 – Luyện tập tả người : Tả ngoại hình bằng cách đọc trước nội dung các bài tập trong SGK.
Phương pháp kiểm tra, đánh giá : 
- GV kiểm tra vở của HS cả lớp về nhà viết lại dàn ý bài văn tả một người em quen biết; chấm điểm bài làm của 2, 3 HS.
Phương pháp thuyết trình: 
- GV ghi bảng.
- 1 HS đọc thành tiếng phần lệnh và toàn văn biên bản cuộc họp chi đội. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS trao đổi theo cặp hoặc theo bàn. Các em đọc lướt biên bản họp chi đội, trao đổi, trả lời 3 câu hỏi trong SGK ( dựa vào nội dung ghi nhớ ) 
- 1, 2 đại diện trình bày kết quả trao đổi trước lớp.
- GV nhận xét, kết luận.
- 
- 2, 3 HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại.
- 1, 2 HS không nhìn SGK nói lại nội dung cần ghi nhớ.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhiều HS nói em chọn ghi lại biên bản cuộc họp nào
 ( nội dung gv đã yêu cầu HS chuẩn bị cuối tiết TLV trước )
- HS làm việc cá nhân. Mỗi em viết biên bản 1 cuộc họp đã chọn. GV nhắc các em trình bày đúng thể thức 1 biên bản ( dựa theo mẫu là biên bản họp chi đội )
- 1 số HS đọc biên bản đã viết.
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm những biên bản viết tốt. Cả lớp bình chọn người có tài làm biên bản.
Họ và tên GV: Hà Kim Ngân Ngày soạn: 30 / 10/ 2004
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp : 5 G
 Môn : Kể chuyện 
Tuần13 tiết13.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Kể chuyện
 được chứng kiến hoặc tham gia.
I.Mục đích, yêu cầu: 
- HS kể được câu chuyện các em đã chứng kiến hoặc tham gia gắn với chủ điểm Bảo vệ môi trường.
- Qua câu chuyện, HS có ý thức bảo vệ môi trường, có tinh thần phấn đấu noi theo những tấm gương dũng cảm bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn 2 đề bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
4”
2”
33”
1”
A-Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về bảo vệ môi trường.
B-Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Trong tiết kể chuyện gắn với chủ điểm Giữ lấy màu xanh hôm nay, mỗi em sẽ tự tìm và kể một câu chuyện em đã tận mắt chứng kiến về việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường; em cũng có thể chọn kể chuyện về hành động của một con người dũng cảm, dám đấu tranh với những hành vi phá hoại môi trường.
2-Hướng dẫn HS kể chuyện:
a)Hướng dẫn HS tìm đúng đề tài cho câu chuyện của mình:
b)Hướng dẫn HS tự xây dựng cốt chuyện, dàn ý cốt truyện:
c) Thực hành kể chuyện:
4- Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe hoặc viết lại câu chuyện đã kể ở lớp vào vở; chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần 14 ( Pa – xtơ và em bé ) bằng cách xem trước tranh minh hoạ câu chuyện, phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.
- GV hỏi HS đã chuẩn bị trước nội dung kể chuyện trong tiết học này như thế nào?
- 1 HS đọc 2 đề bài.
- GV nhắc HS lưu ý: câu chuyện em kể phải là những chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc những việc chính em đã làm. Đó là những việc làm tốt để bảo vệ môi trường. Trong trường hợp HS muốn kể về một việc làm phá hoại môi trường để phê phán, GV cũng chấp nhận.
- GV giúp HS tìm được câu chuyện của mình bằng cách đọc trong SGK các gợi ý 1 ( Những việc làm tốt để bảo vệ môi trường ), Gợi ý 2 ( Những hành động dũng cảm bảo vệ môi trường ).
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ tìm câu chuyện của mình.
- Nhiều HS nối tiếp nhau nói về đề tài đã chọn.
- HS làm việc cá nhân, mỗi em tự chuẩn bị dàn ý của câu chuyện trên giấy nháp ( giới thiệu câu chuyện – diễn biến chính của câu chuyện – kết luận )
- 1 HS khá, giỏi trình bày mẫu dàn ý câu chuyện của mình. GV nhận xét nhanh.
- Từng HS nhìn dàn ý đã lập, kể câu chuyện của mình trong nhóm, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn khi HS kể chuyện.
- Đại diện các nhóm thi kể ( các đại diện phải có trình độ tương đương ). Cũng có thể cho HS bắt thăm để chọn đại diện, tránh hiện tượng các nhóm chỉ chọn HS khá giỏi. Trong trường hợp này, GV cần chấm điểm linh hoạt.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm. Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất trong tiết học.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp : 5 G
 Môn : Chính tả 
Tuần13 tiết13.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Hành trình của bầy ong
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Nhớ – viết đúng chính tả, trình bày đúng 10 dòng đầu bài thơ Hành trình của bầy ong.
- Luyện viết đúng những từ gnữ có âm đầu ( s / x ) hoặc âm cuối ( t / c ) mà HS địa phương dễ viết sai.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng ( hoặc vần ) theo cột dọc ở bài tập 2 ( mục a hoặc b ) để HS “ bốc thăm”, tìm từ ngữ chứa tiếng ( vần ) đó. VD: sâm – xâm, sương – xương, . uốt – uốc, ướt – ước.. )
III. Các hoạt động dạy học:
A-Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết một số từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s / x hoặc âm cuối t / c đã học ở tiết trước.
B- Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học:
+ HS nhớ, viết đúng chính tả, trình bày đúng 10 dòng đầu bài thơ Hành trình của bầy ong.
+ Luyện viết đúng những từ ngữ có chứa âm đầu s / x, hoặc âm cuối t / c.
2.Hướng dẫn HS nhớ - viết:
- 3 HS xung phong đọc thuộc lòng 10 dòng đầu ( 2 khổ đầu ) bài thơ Hành trình của bầy ong – bài chính tả cần nhớ – viết.
- GV gợi ý HS nêu cách viết và trình bày bài chính tả: Bài gồm mấy khổ thơ? Viết theo thể thơ nào? Những chữ nào phải viết hoa? Trình bày tên tác giả ra sao?
- Hs nhớ lại đoạn trích và viết bài; đọc và soát lại bài chính tả.
- GV hướng dẫn HS tự chữa bài và giúp nhau kiểm tra lỗi trong bài viết; sau đó chấm một số bài của HS và rút kinh nghiệm chung về bài chính tả nhớ – viết.
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2 ( Bài tập lựa chọn):
- GV chọn bài tập a hoặc bài tập b cho HS luyện tập ( theo đặc điểm phương ngữ của HS )
- Hướng dẫn HS đọc SGK và nêu yêu cầu của bài tập đã lựa chọn.
- HS thi viết nhanh các từ ngữ có cặp tiếng ( hoặc vần ) ghi trên phiếu ( GV đã chuẩn bị ). Cách chơi: HS lần lượt “ bốc thăm “, mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ( vần ) ghi trên phiếu ( VD: sâm – xâm ), tìm và viết thật nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó ( VD: củ sâm – ngoại xâm ). Cả lớp cùng làm vào giấy nháp hoặc vở bài tập. GV cùng cả lớp nhận xét từ ngữ ghi trên bảng, sau đó bổ sung thêm các từ ngữ do HS khác tìm được ( nói hoặc viết lên bảng lớp, VD: sâm sẩm tối – xâm nhập ). Kết thúc trò chơi, GV cho HS đọc một số cặp từ ngữ nhằm phân biệt âm đầu s / x ( hoặc âm cuối t / c ).
Lời giải: Bảng a:
- củ sâm, chim sâm cầm, sâm sẩm tối/ xâm nhập, xâm lược;
- sương giá, sương mù, sương muối / xương tay, xương trâu, mặt xương xương,
- say sưa, ngày xưa, xưa kia / siêu nước, siêu sao, liêu xiêu, xiêu lòng,
 Bảng b:
rét buốt, con chuột / buộc tóc, cuốc đất
xanh mướt, mượt mà / bắt chước, thước thợ
viết, tiết, chiết cành, chiết lá / xanh biếc, quặng thiếc,..
Bài tập 3: 
GV chọn phần bài tập thích hợp với HS lớp mình. VD: HS phương ngữ Bắc Bộ làm bài tập 3 a, HS phương ngữ Nam Bộ làm bài tập 3 b, 
Cả lớp làm bài vào giấy nháp hay bảng con, 1 HS làm bài trên bảng lớp.
 Lời giải:
Câu a: 
 Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh
 Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại
 Câu b:
 Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
 Con nhạt miệng, có canh chua nấu khế.
3.Củng cố - Dặn dò:
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập 2 ( a hoặc b ).

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - TUAN 13.doc