Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14 - Trần Phú Dư

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14 - Trần Phú Dư

2/Bài mới: Giới thiệu bài:

Giới thiệu tranh chủ điểm: Vì hạnh phúc

a.Luyện đọc :

Luyện đọc từ khó trong bài

Hướng dẫn đọc phân biệt giọng nhân vật

b.Tìm hiểu bài:

-Truyện có mấy nhân vật?

-Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?

Giảng: Nô- en.

Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?

Chi tiết nào cho biết điều đó?

Giảng : lúi húi.

*Ý1: Cuộc đối thoại giữa chú Pi- e và cô bé

-Chị của cô bé gặp chú Pi- e để làm gì?

- Vì sao chú Pi- e nói cô bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ?

Giảng: Giáo đường.

- Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện?

*Ý 2: Cuộc đối thoại giữa chú Pi- e và chị cô bé.

 

doc 19 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 14 - Trần Phú Dư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14 Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
 Tập đọc: Chuỗi ngọc lam
I/ Mục tiêu: 
 Đọc diễn cảm bài văn;Biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật 
 Hiểu YN : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
 II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Bài cũ: Gọi HS đọc bài Rừng ngập mặn và trả lời câu hỏi.
2/Bài mới: Giới thiệu bài: 
Giới thiệu tranh chủ điểm: Vì hạnh phúc
a.Luyện đọc :
Luyện đọc từ khó trong bài
Hướng dẫn đọc phân biệt giọng nhân vật
b.Tìm hiểu bài:
-Truyện có mấy nhân vật?
-Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai?
Giảng: Nô- en.
Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không?
Chi tiết nào cho biết điều đó?
Giảng : lúi húi.
*Ý1: Cuộc đối thoại giữa chú Pi- e và cô bé 
-Chị của cô bé gặp chú Pi- e để làm gì?
- Vì sao chú Pi- e nói cô bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ?
Giảng: Giáo đường.
- Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện?
*Ý 2: Cuộc đối thoại giữa chú Pi- e và chị cô bé.
c.Luyện đọc diễn cảm:
 Đọc phân vai (4 giọng đọc)
 Luyện đọc DC theo nhóm
 Thi đọc DC trước lớp.
d. Nêu ý nghĩa bài học
e.Củng cố, dặn dò:
Nội dung câu chuyện ca ngợi điều gì?
Liên hệ : Phải biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
 Bài sau: Hạt gạo làng ta
Pi-e, Gioan, chuỗi ngọc, Nô-en
HS đọc chú giải.
- Có 3 nhân vật.
- Mua chuỗi ngọc tặng chị.
- Đổ hết tiền trong con lợn đất ra đếm...
- Hỏi chuỗi ngọc có phải thật không? bán với giá bao nhiêu?
- Vì không muốn cô chị trả lại chuỗi ngọc
- Mỗi người trong câu chuyện đều sống đẹp . Đẹp nhất là chú Pi- e, người biết thông cảm sẻ chia, thể hiện cao nhất lòng nhân hậu.
 - HS luyện đọc theo nhóm 4
 - HS thi đọc DC theo từng tổ
 -Cô bé ngây thơ, hồn nhiên, chú Pi-e nhân hậu, tế nhị, chị cô bé ngay thẳng thật thà
- HS làm việc cá nhân – Cả lớp nhận xét, bổ sung: Ca ngợi lòng nhân hậu.
 Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2011
 Tuần 14 Tập đọc: HẠT GẠO LÀNG TA.
 I/ Mục tiêu: 
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng , tình cảm.
 - Hiểu: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh. 
 -Thuộc lòng 2-3 khổ thơ
 II/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Bài cũ: Chuỗi ngọc lam
2/Bài mới: Giới thiệu bài:
a.Luyện đọc:
Luyện đọc từ: 
Hướng dẫn đọc đoạn: Nhấn giọng điệp t ừ 
có, đọc vắt dòng các dòng thơ.
Đọc giọng hơi nhanh, dồn dập ở đoạn 2.
Đọc giọng tự hào ở khổ cuối.
b.Tìm hiểu bài:
-Hạt gạo được làm nên từ những gì?
Giảng : phù sa.
*Ý 1: Vị ngon của hạt gạo làng ta.
-Hình ảnh nào nói lên sự vất vả của ng ười
nông dân?
Giảng: Ngoi, xuống : Hình ảnh đối lập trong đoạn.
*Ý 2: Sự vất vả của người nông dân khi 
làm ra hạt gạo.
-Tuổi nhỏ đã góp công sức gì để làm ra hạt 
gạo?
giảng: quang trành quết đất.
*Ý 3: Tuổi nhỏ góp công làm ra hạt gạo.
-Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng?
Giảng : Hạt vàng.
Rút ý 4: Gía trị của hạt gạo.
c.-Luyện đọc diễn cảm
 -Thi đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ.
d. Rút nội dung, ý nghĩa bài
e.Củng cố dặn dò:
Liên hệ : Phải biết yêu quý người lao động Chuẩn bị bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
HS đọc và trả lời câu hỏi.
phù sa, hương sen, ngoi,vục mẻ, quang trành, quết . 
HS đọc chú giải.
- HS đọc khổ thơ 1
- Hạt gạo có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ hát ngọt bùi.
- HS đọc khổ thơ 2
- Có bão tháng bảy, mưa tháng ba, mồ hôi, nước nóng như nấu.
- HS đọc khổ thơ 4
- Tát nước, bắt sâu, gánh phân .
- HS đọc khổ thơ 5
- Hạt gạo quý như hạt vàng.
- HS luyện đọc DC theo nhóm
- HS thi đọc DC theo tổ
- HS thi đọc TL 2-3 khổ thơ
- HS nêu, cả lớp bổ sung
 Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
 Tuần 14 Kể chuyện: PA-XTƠ VÀ EM BÉ 
 I/ Mục tiêu: 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện
 - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Bài cũ: Gọi HS kể một việc làm tốt bảo vệ môi trường.
1/ Bài mới: Giới thiệu: 
HS quan sát tranh, đọc yêu cầu đề trong SGK.
a/ Gv kể câu chuyện:
Lần 1: kể chuyện với giọng hồi hộp, nhấn giọng từ ngữ nói về cái chết thê thảm đang đến gần câu bé Giô dép, nỗi day dứt của Pa- xtơ. 
Ghi bảng:
Lần 2 kết hợp kể với tranh.
b/ Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện :
- Kể theo nhóm đôi.
- Kể trước lớp.
Tổ chức trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện 
3/ Củng cố dặn dò: 
GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS tập kể ở nhà.
CB: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
HS kể - Cả lớp nghe, nhận xét bài bạn.
 - Cả lớp quan sát tranh và đọc thầm 
Nghe HS kể
Lu-i Pa xtơ, Giô dép, vắc xin, 6-7-1885
 - HS kể trong nhóm.
 -Cử đại diện kể trước lớp.
 - HS K,G kể lại được toàn bộ câu chuyện.
 -Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
 Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2008
 Tuần 14 Chính tả : CHUỖI NGỌC LAM.
 I/ Mục tiêu: 
 Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
. Tìm được tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu tin theo yêu cầu của BT3; làm được BT2
 II/ Đồ dùng dạy học: 
 Bảng nhóm ghi bài tập 3.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/Bài cũ: HS viết bảng con: sương giá xương xẩu, siêu nhân, liêu xiêu.
2/Bài mới: Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu tiết dạy.
-Hướng dẫn hs viết chính tả:
GV đọc đoạn chính tả.
Nội dung đoạn đối thoại giữa chú Pi-e và Gioan cho em biết điều gì?
Luyện viết từ khó: 
Nhắc HS cách trình bày câu đối thoại.
GV đọc cho HS viết.
 Tổ chức cho HS chấm, chữa bài
- GV kiểm tra một số em
3/Luyện tập:
Bài 2: Cho HS đọc bài tập:
Cho HS thảo luận trong nhóm để tìm ra cặp từ có âm tr và ch; những từ ngữ có chứa các
tiếng trong bảng SGK
Tổ chức trò chơi tiếp sức ghi các cặp từ tìm được. Nhận xét, chọn đội thắng cuộc.
Bài 3: HS đọc thầm đoạn văn Nhà môi trường 18 tuổi.
GV dán lên bảng phiếu học tập ghi bài tập 3a.
Cho HS thi làm nhanh.
Nhận xét và sửa bài. Cho HS đọc lại đoạn văn đã điền.
4/ Củng cố:
Nhận xét tiết học.
Tìm thêm các từ ngữ theoYC BT2.
- 2 HS viết ở bảng lớp
 -Cả lớp viết bảng con.
- Chú Pi-e gỡ giấy ghi giá tiền chuỗi ngọc để cho Gioan vui mua được chuỗi ngọc lam.
- trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ ,Gioan, Pi -e ,
Nô-en, chuỗi ngọc
- HS đổi vở, chấm chéo
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của từng cặp tiếng trong bảng 
 tranh - chanh ; trưng – chưng, 
 báo - báu ; cao – cau, 
(hòn) đảo, (tự) hào, (một) dạo, (trầm) trọng,
tàu, (tấp) vào, trước (tình hình đó), (môi) trường, (tấp) vào, chở (đi), trả (lại) 
 Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009
 Tuần 14 Tập làm văn : LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
 I/ Mục tiêu: Hiểu được thế nào là biên bản cuộc họp; thể thức , nội dung, tác dụng của 
 biên bản. Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản; biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1
 -KNS: Ra QĐ, giải quyết vấn đề - Tư duy phê phán.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/Bài cũ: GV gọi 2HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp.
2/Bài mới: Giới thiệu : Nêu yêu cầu tiết dạy.
a/ Phần nhận xét:
HS đọc nội dung bài tập 1. 
Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi của bài tập 2.
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày, GV nhận xét kết luận chung:
( như nội dung SGV trang 281)
b/ Phần ghi nhớ:
 - Biên bản là gì?
 - Nội dung biên bản thường gồm mấy
 phần?
3/ Phần luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc nội dung; HS cả lớp đọc thầm thảo luận nhóm 4 để trả lời : lúc nào thì cần ghi biên bản?
Gọi HS trình bày
Bài tập 2: HS suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở bài tập 1.
4/ Củng cố dặn dò
- Xem lại BB sách GK
HS trình bày.
a)Ghi biên bản cuộc họp để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất... nhằm thực hiện đúng những điều đã thống nhất, xem xét lại khi cần thiết
b)+Cách mở đầu:
-Giống: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bảng
-Khác: biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần nội dung.
+Cách kết thúc:
-Giống: có tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
-Khác: biên bản cuộc họp có hai chữ kí, không có lời cảm ơn như đơn.
c)Thời gian, địa điểm cuộc họp; thành phần tham dự, chủ tọa, thư kí; nội dung họp; chữ kí của chủ tịch và thư kí.
- HS suy nghĩ, trả lời
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK
-Trường hợp cần ghi biên bản là: 
Đại hội chi đội, bàn giao tài sản, xử lí vi phạm giao thông, xử lí việc xây dựng nhà trái phép.
-Trường hợp không cần ghi: 
Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan, liên hoan văn nghệ.
-Biên bản đại hội chi đội.
Biên bản bàn giao tài sản.
Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về ATGT
Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép
 Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
 Tuần 14 Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
 I/ Mục tiêu: 
 -Ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung, theo gợi ý SGK 
 - KNS: Ra QĐ – Giải quyết vấn đề - Tư duy phê phán.
 II/ Đồ dùng dạy học: 
 Bảng lớp viết đề bài, gợi ý 1: dàn ý 3 phần của 1biên bản. 
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Bài cũ: HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước.
2/Bài mới: Giới thiệu: GV nêu mục tiêucủa tiết học.
3/ Luyện tập:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Cho HS đọc gợi ý trong SGK
Yêu cầu vài HS nêu ý định của mình về nội dung sẽ viết.
Cho 1 hs trình bày dàn ý của mình trước lớp HS thực hành viết biên bản cuộc họp trong 20 phút.
GV cho 2 HS viết trên bảng lớp.
Dùng bài làm trên bảng lớp sửa chữa chung.
GV chấm bài của 1 số HS khác.
Nhận xét về kết quả bài làm.
3/ Củng cố dặn dò:
Khi viết biên bản cần chú ý điều gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn : HS nào chưa làm bài đạt yêu cầu, cần bổ sung thêm ở nhà.
CB: Luyện tập tả người
Họp tổ, họp lớp, họp chi đội
HS nhận xét và bổ sung
Thực hành viết biên bản VBT .
Nhận xét và chữa bài.
-Cần viết câu ngắn gọn, đủ ý , dễ hiểu, không cần phải sử dụng các nghệ thuật so sánh, nhân hoá trong biên bản vì đây không phải là văn bản nghệ thuật mà là văn bản nhật dụng.
 Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2011
 Tuần 14 Luyện từ và câu: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
 I/ Mục tiêu: 
 -Nhận biết được danh từ chung,danh từ riêng,nêu được quy tắc viết hoa DTR đã học; tìm
 được đại từ xưng hô theo YC của BT3; thực hiện được YC của BT4(a,b,c)
 II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Bài cũ:
HS đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ.
2/Bài mới: Giới thiệu bài ... ố thập phân 
 Vận dụng giải các bài toán có lời văn
 B/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng con
 C/ Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 1. Bài cũ:
 Giải bài 4
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
-a) Nhóm 1,2,3 thực hiện 25 : 4
 Nhóm 4,5,6 thực hiện (25 x 5) : (4 x 5)
 Nhận xét giá trị 2 biểu thức
 Rút nhận xét như SGK
-b)Đọc VD1
 Nêu cách tính?
 HD chia
-c) thực hiện bảng con:
 99 : 8,25
d) Rút quy tắc SGK
3. luyện tập:
-Bài 1: làm bảng
-Bài 2: ( HS K,G)
Tính 32 : 0,1 
Thực hiện chia và so sánh kết quả 
Rút nhận xét: Muốn chia một STP với 0,1; 0,01; 0,001 ta có thể thực hiện ntn? 
-Bài 3:
 Đọc đề, tóm tắt đề
 GV chấm bài, nhận xét
4. Củng cố dặn dò:
Nắm quy tắc chia đã học. 
Nhận xét tiết học
CB: Luyện tập
- 1 HS lên bảng 
 25 : 4 = 6,25
 (25 x 5) : (4 x 5) = 6,25
 Gía trị hai biểu thức bằng nhau
 57 : 9,5
 570 9,5
 00 6
 99 : 8,25 = 9900 : 825 = 12
 = 2 ; = 97,5; = 2; = 0,16
32 : 0,1 = 32 : = 32 x 10 = 320
32 : 0,1 = 320 : 1 = 320
 Thanh sắt dài 1m cân nặng:
 16 : 0,8 = 20 (kg)
 Thanh sắt cùng loại dài 0,18m nặng:
 20 x 0,18 = 3,6 (kg)
 ĐS: 3,6 kg 
 Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2011
Tuần 14 Toán: LUYỆN TẬP
 A/ Mục tiêu:
 Biết: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
 Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn
 B/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng con
 C/ Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
1. Bài cũ:
 Tính: 35 : 2,7 68 : 3,4
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
 3. Luyện tập:
 Bài 1: Nêu yêu cầu bài tập
 - HS nhận xét, rút quy tắc nhẩm – GV đúc kết
 Bài 2: Thực hiện tương tự bài 1
Bài 3:Giải toán 
Bài 4: Hs khá, giỏi làm vào vở
 - GV chấm bài , nhận xét
4. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
CB: Chia một số thập phân cho một số thập phân
 - 2HS thực hiện – Cả lớp làm vở nháp
 - 2 HS lên bảng – Cả lớp làm bảng con
 5 : 0,5 = 10 3 : 0,2 = 15
 5 x 2 = 10 3 x 5 = 15
 52 : 0,5 = 104 18 : 0,25 = 72
 52 x 2 = 104 18 x 4 = 72
a) x x 8,6 = 387 b) 9,5 x x = 399
 x = 387 : 8,6 x = 399 : 9,5
 x = 45 x = 42
 -1 HS lên bảng – Cả lớp làm vở
 - Nhận xét, chữa bài
 ĐS: 48 chai dầu
Diện tích hình vuông (cũng là diện tích hình chữ nhật):
 25 x 25 = 625 (m2)
Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật:
 625: 12,5 = 50 (m)
Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật:
 (50 + 12,5) x 2 = 125 (m)
 ĐS: 125m
 Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2011
 Toán : CHIA MỘT SÔ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
 A/ Mục tiêu 
 Biết chia một số TP cho một số TP và vận dụng trong giải toán có lời văn.
 B/ Đồ dùng dạy học: 
 Bảng con
 C/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ: - Luyện tập:
 - Tìm x.
 a) x x 4,5 = 72
 b) 15 : x = 0,85 + 0,35
 2. Bài mới: Giới thiệu: Tiếp tục tìm hiểu 
 phép chia STP qua bài chia một STP cho 
 một STP.
 a)Hình thành phép chia:
 VD1: Đọc, nêu yêu cầu đề
 Muốn biết 1dm của thanh sắt nặng bao 
 nhiêu ta làm thế nào?
 23,56 : 6,2 =? (chia STP cho STP)
 b) Thực hiện:
 - GV thao tác, hướng dẫn HS như SGK
 VD2: Ghi phép tính 82,55 : 1,27
 - Thảo luận nhóm đôi nêu cách thực hiện.
 - HS làm bảng con. 
 - GV kiểm tra và rút ra qui tắc SGK.
 3/Luyện tập:
 Bài 1: Hs đặt tính - 4 Hs lên bảng.
 Bài 2: Đọc đề, tóm tắt đề:
 4,5 l cân nặng : 3,42kg
 8 l cân nặng : .. kg ?
 Bài 3: HS K,G làm vào vở
 - Chú ý: 
 Xác định số dư.
 Cách trình bày bài giải 
 4. Tổng kết dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Học thuộc qui tắcchia đã học
 - Bài sau: Luyện tập.
 Làm bảng
 Nhận xét
 23,56 : 6,2 
 23,56 : 6,2 = 38
 82,55 : 1,27 = 65
 - 2 HS nêu lại quy tắc
a) = 3,4 ; b) = 1,58 ; c) = 51,52 ; d) = 12
 Bài giải: 
 1 l dầu hỏa cân nặng:
 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
 8 l dầu hỏa cân nặng:
 0,76 x 8 = 6,08 (kg)
 ĐS: 6,08 kg
 Bài giải:
 Ta có: 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1)
 Vậy 429,5 m vải may được nhiều nhất 
 là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m vải
 ĐS: 153 bộ quần áo; thừa 1,1m
Tuần 13: Đạo đức : TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (TIẾT 1) 
 I. Mục đích yêu cầu: Học xong bài này, HS biết:
 Cần phải tôn trọng phu nữ và vì saocần tôn trọng phụ nữ.
 Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái
 II. Đồ dùng dạy-học :
 Báo chí sưu tầm
 Các biểu mẫu
 III Các hoạt động dạy-học:	
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
I Bài cũ : Gọi HS đọc ghi nhớ
Kiểm tra tài liệu sưu tầm
II Bài mới :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin (Trang 22SGK)
-HS thảo luận nhóm qua việc quan sát, chuẩn bị
-Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.
-Cả lớp nhận xét
Hoạt động 2 : Thảo luận nêu các công việc của người phụ nữ trong gia đình, trong xã hội
-Tại sao người phụ nữ là những người đáng được kính trọng ?
Hoạt động 3 : Làm bài tập 3 (SGK)
1 GV giao nhiệm vụ cho HS
2 HS làm việc cá nhân
3 GV mời HS lên trình bày ý kiến
4 GV kết luận : 
Hoạt động 4 : Bày tỏ thái độ (bài tập 2 SGK)
Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS ghi bảng con lần lượt nêu từng ý kiến, bày tỏ thái độ
Mời một số HS giải thích lý do , cả lớp nhận xét
4.Củng cố , dặn dò : 
Về nhà tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu về một người phụ nữ mà em kính trọng
CB:Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi phụ nữ
2HS đọc ghi nhớ 
Tổ kiểm tra tài liệu sưu tầm
Bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Trâm, chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “Mẹ dìu con làm nương" đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn trongcông cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ta, trên các lãnh vực quân sự, khoa học, thể thao, kinh tế
Trình bày. Nhận xét
Người phụ nữ không những làm những công việc nhỏ, lớn trong gia đình mà còn làm những công việc ngoài xã hội
Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng phụ nữ là (a), (b) ,
 Các việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là( c), (d)
Tán thành với các ý kiến (a), (d)
Không tán thành với các ý kiến (b), (c), (d) vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ
TUẦN 13: HĐNGLL: CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC, NHỚ NGUỒN (tiết 1)
 A. Yêu cầu cần đạt:
 HS tìm hiểu và nắm được về đất nước, con người Việt Nam
 Tìm hiểu và biết những người con anh hùng của đất nước, quê hương.
 B. Đồ dùng dạy học:
 Tranh phong cảnh đất nước Việt Nam
 Tranh một số vị anh hùng của đất nước, quê hương
 C. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị.
2. Bài mới: giới thiệu chủ điểm: Uống nước, nhớ nguồn
-Giải nghĩa: Uống nước, nhớ nguồn.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi:
Trao đổi nội dung tranh sưu tầm về đất nước
Trình bày trước lớp
Kể thêm về đất nước ta mà em biết.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
-Kể tên những vị anh hùng của đất nước và cho biết những chiến công của họ?
-Kể tên những anh hùng của địa phương?
-Kể tiểu sử anh hùng Đoàn Nghiên.
Hoạt động 3:
Đọc thơ hoặc hát những bài hát về những anh hùng mà em biết.
4.Củng cố dặn dò:
Nêu những việc mà em đã làm thể hiện lòng biết ơn đối với các vị anh hùng?
CB: Tìm tranh ảnh cảnh đẹp của quê hương, di tích lịch sử, văn hóa.
Nhận xét nội dung trình bày từng tranh, bổ sung theo hiểu biết của bản thân.
Lê Lợi: đánh đuổi quân Minh, giành độc lập cho đất nước.
Lý Thường Kiệt: đánh tan quân Tống trên sông Cầu.
Trần Hương Đạo: đánh tan quân Mông Nguyên trên sông Bạch Đằng.
..............
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ có nhiều anh hùng: Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu, Nguyễn Viết Xuân, Võ Thị Sáu ,...
Đỗ Văn Quả, Đoàn Nghiên, Trương Hoành, Trịnh Thị Liền, ...
TUẦN 14: HĐNGLL: CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN (Tiết 2)
 A. Yêu cầu cần đạt:
 Tìm và hiểu biết những cảnh đẹp; di tích lịch sử, văn hóa của quê hương.
 Biết những hoạt động chăm sóc, giữ gìn nghĩa trang liệt sĩ.
 B. Đồ dùng dạy học:
 Tranh, ảnh những cảnh đẹp; di tích lịch sử, văn hóa của quê hương.
 C. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ: 
Kể tên những anh hùng của quê hương mà em biết?
Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hoạt động lớp
HS giới thiệu cảnh đẹp; di tích lịch sử, văn hóa của điạ phương đã sưu tầm được.
Hoạt động 2:Thảo luận nhóm đôi:
Kể những hoạt động chăm sóc, giữ gìn nghĩa trang liệt sĩ?
3. Củng cố dặn dò:
Giáo dục ý thức chăm sóc, giữ gìn di tích, nghĩa trang.
CB: Thi vẽ về chú bộ đội
Nhận xét, bổ sung thêm những điều bản thân biết.
VD: +Di tích lịch sử: 
- Cầu Ông Nở (Đại Thắng)
- Tượng đài chiến thắng Thượng Đức (Đại Lãnh).
-Bia tưởng niệm Đoàn Nghiên (Đại Nghĩa)
...............
 +Di tích văn hóa:
- Nhà Lưu niệm Đảng bộ Đại Lộc (Đại Quang)
- Đền tưởng niệm Trường An (Đại Quang)
Trồng và chăm sóc cây, hoa; nhổ cỏ; ... 
TUẦN 15: HĐNGLL: CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN (tiết 3)
 A. Yêu cầu cần đạt:
 Nêu được những hiểu biết về chú bộ đội - những người có công với đất nước-
 Vẽ được bức tranh về chú bộ đội.
 B. Đồ dùng dạy học:
 Giấy vẽ, chì màu.
 C. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
Kể những di tich lịch sử, văn hóa ở địa phương em?
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Thảo luận mhóm
Nêu những hiểu biết của em về chú bộ đội?
Trình bày, nhận xét
Hoạt động 2: Thi vẽ về chú bộ đội
Thành lập ban giám khảo
HS thi vẽ về chú bộ đội
Trưng bày, thuyết minh nội dung tranh.
3. Củng cố dặn dò:
Em làm gì để xứng đáng với công lao của chú bộ đội?
Nhận xét tiết học.
CB: Hội thi văn nghệ ca ngợi chú bộ đội.
Là người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc:
- Canh giữ bầu trời.
- Canh giữ hải đảo.
- Canh giữ biên giới.
- Giúp dân phòng chống bão, lụt.
Lớp trưởng: trưởng ban
Lớp phó, tổ trưởng tổ 1,2,3: Ủy viên
Chấm chọn tranh vẽ trao giải nhất, nhì, ba.
TUẦN 16: HĐNGLL: CHỦ ĐIỂM: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN (tiết 4)
 A. Yêu cầu cần đạt:
 Tổ chức được hội thi văn nghệ ca ngợi chú bộ đội.
 Nêu những hiểu biết về ngày quốc phòng toàn dân.
 B. Đồ dùng dạy học:
 Những dụng cụ hóa trang.
 C. Hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 1. Bài cũ:
 Kiểm tra dụng cụ chuẩn bị.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
 Tổ chức hội thi văn nghệ.
 a) Chuẩn bị:
Bầu ban giám khảo
Bầu dẫn chương trình
Các nhóm hóa trang, chuẩn bị
b)Tiến hành hội thi:
Các nhóm lần lượt trình diễn chương trình văn nghệ đã chuẩn bị 
c)Ban giám khảo công bố kết quả hội thi
d)Hoạt động nhóm:
Nêu những hoạt động mà địa phương em tổ chức trong ngày quốc phòng toàn dân
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học. 
CB: Tìm hiểu về truyền thống văn hóa ở địa phương.
Tìm hiểu về tết cổ truyền.
Lớp trưởng, lớp phó VTM, tổ trưởng 1,2,3
Theo dõi, cổ động
Chọn giải nhất, nhì, ba

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_14_tran_phu_du.doc