Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 2

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 2

I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.Biết đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hoá Việt Nam - đọc rõ ràng, rành mạch với giọng tự hào.

2.Hiểu nội dung chính của bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó làbằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 4731Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn: Tập đọc
Tiết 1 - Tuần 2
GV soạn: Đồng Thị Ngọc
Lớp 5G
Nghìn năm văn hiến
Ngày dạy: 
I- Mục đích, yêu cầu 
1.Biết đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hoá Việt Nam - đọc rõ ràng, rành mạch với giọng tự hào.
2.Hiểu nội dung chính của bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó làbằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 5’ 
 2’
 7'
 12’
 12’
 2’
A.Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
+ Trả lời câu hỏi trong SGK 
+ Để đọc hay bài này cần đọc với giọng như thế nào? Con hãy thể hiện giọng đọc của mình qua đoạn văn mà con thích
B.Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
 Đất nước chúng ta có một nền văn hiến lâu đời. Bài đọc Nghìn năm văn hiến các em học hôm nay sẽ đưa các em đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Địa danh này chính là một chứng tích về một nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
-Đọc toàn bài.
 Chú ý đọc rõ ràng rành mạch bảng thống kê theo trình tự cột ngang như sau:
 Triều đại /Lí/ Số khoa thi/6/Số tiến sĩ/27/Số trạng nguyên/4/
 Triều đại /Trần/ Số khoa thi/14/Số tiến sĩ/238/Số trạng nguyên/12/
 Triều đại /Hồ/ Số khoa thi/2/Số tiến sĩ/200/Số trạng nguyên/1/....
-Nối tiếp đọc trơn từng đoạn của bài.
Có thể chia bài làm 3 đoạn để luyện đọc như sau:
Đoạn 1:Từ đầu->lấy đỗ hơn 2500tiến sĩ. Đoạn 2: Bảng thống kê( mỗi HS sẽ đọc số liệu thống kê của 1 hoặc2 triều đại).
Đoạn 3: Còn lại.
-Đọc thầm phần chú giải; giải nghĩa các từ được chú giải trong sgk.
-Đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Đọc (thành tiếng, đọc thầm đọc lướt) từng đoạn , cả bài; trao đổi, trả lời các câu hỏi cuối bài đọc .
-Câu1:Đến thăm Văn Miếu,khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?(Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ – mở sớm hơn châu Âu trên nửa thế kỉ. Bằng tiến sĩ đầu tiên ở châu Âumới được cấp từ năm 1130) 
ý1:Nước ta có một truyền thống khoa cử lâu đời.
-Câu 2: 
 Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?(triều Hậu Lê- 73 khoa thi).
 Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?(triều Nguyễn -- 588 tiến sĩ).
 Triều đại nào có nhiều trạng nguyên nhất?(triều Mạc -13 trạng nguyên).
ý 2: Truyền thống khoa cử lâu đời - bằng chứng về một nền văn hiến lâu đời của nước ta. 
-Câu 3: Bài văn giúp em hiểu điều gì về nền văn hiến Việt Nam?
(*Người Việt Nam ta có truyền thống coi trọng đạo học.
*Việt Nam ta mở khoa thi tiến sĩ sớm hơn cả châu Âu.
*Việt Nam ta là một đất nước có nền văn hiến lâu đời.
*Dân tộc ta rất đáng tự hàovì có một nền văn hiến lâu đời.)
Đại ý: Truyền thống khoa cử lâu đời – bằng chứng về một nền văn hiến lâu đời, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
c)Đọc diễn cảm.
 Giọng đọc rõ ràng , rành mạch, tràn đầy niềm tự hào.
 Chú ý:Với bảng thống kê cần đọc rõ ràng, rành mạch (không phải là đọc diẽn cảm ).
 Đánh dấu nhấn giọng, ngắt giọng trong một vài câu hoặc cả đoạn văn sau:
 Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám,/ trường đại học đầu tiên của Việt Nam,/ khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng/ từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.//Ngay ở châu Âu,/ bằng tiến sĩ đầu tiên cũng chỉ mới được cấp năm 1130/ tại Trường Đại học Bu-lô-nhơ (I-ta-li-a).Ngót 10 thế kỉ,/ tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919,/các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi,/ lấy đỗ hơn 2500 tiến sĩ,//.....
 Ngày nay,/ khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang,/ dưới những hàng muỗm già cổ kính,/ 82 tấm bia khắc tên tuổi của 1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1422 / đến khoa thi năm 1779 /như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.
C. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học,biểu dương những hs học tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục tập đọc bài; đọc trước bài Sắc màu em yêu.
Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
+ 3 HS đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*/ Phương pháp thuyết trình, trực quan.
GV treo tranh – giới thiệu 
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
*Phương pháp luyện tập thực hành
+ 2 HS đọc cả bài.
+ Một nhóm 3 HS nối nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài.
+ HS cả lớp đọc thầm theo.
+ HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
+ GV hướng dẫn cách đọc đoạn. 
+2 HS khác luyện đọc đoạn.
+ HS nêu từ khó đọc.
+ GV ghi bảng từ khó đọc.
+ 2- 3 HS đọc từ khó. Cả lớp đọc đồng thanh.
+ 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải.
+2 HS giỏi đặt câu
+1,2 hs khá giỏi đọc cả bài( hoặc Gv đọc) giọng thân ái, xúc động, đầy hi vọng tin tưởng.
*PP trao đổi đàm thoại trò - trò.
-Gv tổ chức cho hs hoạt động dưới sự điều khiển thay phiên của hai hs khá giỏi.Gv là cố vấn, trọng tài. 
+Hs thứ nhất điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 1 (từ đầu đến lấy đỗhơn 2500 tiến sĩ).
-1 hs đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm theo.Một vài hs trả lời các câu hỏi1.
- Hs rút ra ý của đoạn 1-> gv chốt lại và ghi bảng.
+Hs thứ hai điều khiển các bạn tìm hiểu đoạn 2 (đoạn còn lại)
-HS đọc thầm bảng số liệu thống kê, từng em làm việc cá nhân, phân tích bảng số liệu này theo yêu cầu đã nêu.
 Một vài hs trả lời các câu hỏi 2,3.
-Hs rút ra ý của đoạn 2-> gv chốt lại và ghi bảng. 
+Hs đặt câu hỏi phụ.
+1,2 Hs đọc lại bài văn và trả lời câu hỏi 3.
+HS phát biểu tự do
+Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài.
+Gv ghi đại ý lên bảng.
+Hs ghi đại ý vào vở soạn.
+1 hs đọc lại đại ý.
+Gv đọc diễn cảm bài văn.
+Gv yêu cầu hs nêu cách đọc diễn cảm.
+Gv treo bảng phụ đã chép sẵn1đoạn của bảng thống kê.
+GV đọc mẫu.
+Nhiều hs luyện đọc diễn cảm đoạn văn .
-Cá nhân, bàn, tổ thi đọc diễn cảm ->Gv đánh giá, cho điểm.
cho điểm.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần2 tiết2.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Sắc màu em yêu
I- Mục đích, yêu cầu
1.Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối.
2..
 -Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ : Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh nói lên tình yêu của bạn với đất nước, quê hương.
* Học thuộc lòng bài thơ.
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ các màu sắc gắn với những sự vật và con người được nói đến trong bài thơ. 
- Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
 2’
A.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài Nghìn năm văn hiến.
+ Trả lời câu hỏi trong SGK 
+ Để đọc hay bài này cần đọc với giọng như thế nào? Khi đọc bảng thống kê cần chú ý đọc ntn?
B.Dạy bài mới
1-Giới thiệu bài:
 Đây là một bài thơ nói về rất nhiều màu sắc. Bạn nhỏ yêu màu sắc nào? Điều đặc biệt trong bài thơ là sắc màu nào cũng được bạn yêu thích. Vì sao vậy? Đọc bài thơ các em sẽ hiểu rõ điều ấy.
*PP kiểm tra ,đánh giá.
-2,3 hs đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Hs khác nhận xét .
-GVnhận xét.đánh giá, cho điểm.
PP thuyết trình, trực quan.
-Gv treo tranh và giới thiệu.
-Gv ghi tên bài bằng phấn màu.
 2’
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc
 Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm; trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối.
+Đọc cả bài.
+ Đọc diễn cảm toàn bài
b)Tìm hiểu bài:
- Câu 1: Bạn nhỏ yêu những sắc màu nào ?
(Bạn yêu tất cả các sắc màu : đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu.)
 - Câu 2:Những sắc màu ấy gắn với những sự vật, cảnh và người của đất nước ntn ? 
( . Màu đỏ : màu máu, màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên.
 . Màu xanh : màu của đồng bằng, rừng núi ; màu của biển, của bầu trời.
 . Màu vàng : màu của lúa chín, màu của hoa cúc mùa thu, của nắng.
 . Màu trắng : màu của trang giấy màu của đoá hoa hồng bạch, màu mái tóc bạc của bà.
 . Mùa đen : màu của hòn than óng ánh, của đôi mắt em bé, màu của đêm.
 . Màu tím : màu của hoa, cà hoa sim; màu chiếc khăn của chị, nét mực chữ em.
 . Màu nâu : màu chiếc áo sờn bạc của mẹ, màu đất đai, màu gỗ rừng.)
- Câu 3: 
+ Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả sắc màu Việt Nam ?
 (. Vì tất cả các sắc màu gắn với trăm nghìn cảnh đẹp đều dành cho bạn nhỏ.
 . Vì tất cả các sắc màu dều gắn với những sự vật, những cảnh đẹp, những con ngườ imà bạn yêu quý.)
+ Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ đối với đất nước ?( Bạn nhỏ yêu mọi màu sắc trên đất nước. Bạn rất yêu đất nước)
*Đại ý:Tình yêu quê hương, đất nước của bạn nhỏ qua sự cảm nhận về màu sắc, con người và sự vật xung quanh của bạn
* Bằng sự cảm nhận khá tinh tế về những màu sắc, những con người và sự vật xung quanh mình, bạn nhỏ đã thể hiện được tình yêu quê hương đất nước thật sâu sắc.
c) Đọc diễn cảm
 Ví dụ:
 Em yêu màu đỏ : /
 Như máu trong tim, /
 Lá cờ Tổ quốc, /
 Khăn quàng đội viên.//
 Trăm nghìn cảnh đẹp /
 Dành cho em ngoan. //
 Em yêu/ tất cả /
 Sắc màu Việt Nam.//
 3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt, biểu dương những HS biết điều khiển nhóm trao đổi về nội dung bài học. 
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ; đọc trước vở kịch Lòng dân chuẩn bị cho tiết học mở đầu tuần 3.
*PP luyện tập thực hành
- GV hoặc 1, 2 HS khá giỏi đọc bài thơ.( Có thể chọn 1 HS bình thường đọc).
-Nhiều HS tiếp nối nhau đọctừng đoạn văn (1 HS đầu bàn hoặc đầu dãy đọc khổ thơ đầu, các em sau tự động tiếp nối nhau đọc các khổ sau).
- Sau đó 1,2 em đọc lại cả bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng đọc chậm rãi, dàn trải, dịu dàng, nhấn giọng những từ ngữ tả màu sắc. 
*PP trao đổi đàm thoại trò - trò.
-Gv tổ chức cho hs hoạt động dưới sự điều khiển thay phiên của hai hs khá giỏi. Gv là cố vấn, trọng tài. 
+Hs thứ nhất điều khiển các bạn tìm hiểu và trả lời câu hỏi 1,2.
- HS cả lớp đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi 1. 
-1 hs đọc thành tiếng bài thơ.Dựa vào ý từng khổ thơ, HS trả lời câu hỏi 2.
+Hs thứ hai điều khiển các bạn tìm hiểu và trả lời câu hỏi 3.
- Có thể chia câu hỏi 3 thành 2 câu hỏi nhỏ tiếp nối.
+Gv yêu cầu hs nêu đại ý của bài.
+Gv ghi đại ý lên bảng.
+Hs ghi đại ý vào vở soạn.
+1 hs đọc lại đại ý.
- GV kết luận phần tìm hiểu bài.
*PP vấn đáp và pp thực hành ,luyện tập
GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc của bài thơ giọng đọc (nhẹ nhàng, ... iệu thống kê trong bài:
.Từ 1075 đến 1919, số khoa thi : 185, số tiến sĩ : 2516.
. Số khoa thi, tiến sĩ, trạng nguyên của tưng triều đại :
Triều đại
Số khoa thi
Số tiến sĩ
Số trạng nguyên
Lí
6
27
4
Trần
14
238
12
Hồ
2
200
1
Lê Sơ
28
485
1
Mạc
22
485
13
Hậu Lê
73
493
6
Nguyễn
40
588
0
. Số bia và số tiến sĩ ( từ 1442 -> 1779 )có khắc trên bia còn lại đến ngày nay : số bia – 82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia – 1306.
 b) Các số liệu thống kê được trình bày dưới hai hình thức :
. Nêu số liệu ( số khoa thi, số tiến sĩ từ năm 1075 đến năm 1919, số bia và số tiến sĩ có tên khắc trên bia còn lại đến ngày nay ).
. Trình bày bảng số liệu ( so sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại ).
 c)Tác dụng của các số liệu thống kê
 Các số liệu thống kê là bằng chứng hùng hồn, giàu sức thuyết phục, chứng minh rằng : dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống văn hiến từ lâu đời.)
Bài 2: Thống kê học sinh từng tổ trong lớp theo các yêu cầu :
( Lời giải, VD :
. Tổng số học của lớp : 33
 Tổ 1 : 8
 Tổ 2 : 9
 Tổ 3 : 8 
 Tổ 4 : 8
. Số HS nữ : 17
 Tổ 1 : 4
 Tổ 2 : 5
 Tổ 3 : 3 
 Tổ 4 : 5
. Số HS nam : 16
 Tổ 1 : 4
 Tổ 2 : 4
 Tổ 3 : 5 
 Tổ 4 : 3
. Số HS khá, giỏi : 23 
 Tổ 1 : 5
 Tổ 2 : 7
 Tổ 3 : 5 
 Tổ 4 : 6 )
Bài 3. Trình bày kết quả thống kê bằng một bảng thống kê..
Lời giải: 
Tổ
Tổng số HS
Nữ
Nam
HS khá, giỏi
Tổ 1
8
4
4
5
Tổ 2
9
5
4
7
Tổ 3
8
3
5
5
Tổ 4
8
5
3
6
Tổng số
33
17
16
23
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt, biểu dương những HS biết điều khiển nhóm trao đổi về nội dung bài học. 
- Yêu cầu HS về nhà trình bày lại vào vở : bảng thống kê (BT 3).
*PP kiểm tra ,đánh giá.
GV kiểm tra 2 hs.
--Hs khác nhận xét .
-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*PP thuyết trình.
-Gv giới thiệu và viết tên bài lên bảng.
*PP luyện tập ,thực hành
- 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài tập1 (mỗi em đọc một ý: a,b, c). 
- HS làm việc cá nhân (hoặc theo cặp). Các em nhìn bảng thống kể trong bài Nghìn năm văn hiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- HSphát biểu ý kiến.
- Cả lớp và Gv nhận xét, chốt lại.
- GV yêu cầu HS nhìn lại bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến, bình luận : Số liệu thống kê cần được trình bày thành bảng khi có nhiều số liệu, là những số liệu được liệt kê, khá phức tạp. Việc trình bày theo bảng có mấy lợi ích như sau:
 + Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin.
 + Giúp người đọc có điều kiện so sánh số liệu.
 + Tránh được việc lặp lại từ ngữ ( triều đại, số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên )
-1 hs nêu yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm lại.
- GV nhắc HS chú ý : các em phải thống kê số HS từng tổ trong lớp theo các yêu cầu đã nêu ở các mục 2.a, b, c, d. Nhừo kết quả đó, các em mới làm được bài tập 3 – trình bày kết quả đã nêu bằng một biểu bảng giống bài Nghìn năm văn hiến.
- GV phát phiếu cho từng nhóm làm việc. Sau một thời gian quy định, các nhóm dán nhanh bài lên bảng lớp. Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
 - Cả lớp và Gv nhận xét, kết luận nhóm làm bài đúng.
 - Cả lớp làm bài vào vở.
- 1 hs nêu yêu cầu của bài.
- GV nói với HS : Nếu trình bày kết quả thống kê như ở bài tập 2, sẽ không thây rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh. Vì vậy, các em cần trình bày kết quả thống kêđó bằng biểu bảng giống bài Nghìn năm văn hiến.
- HS làm việc theo nhóm ( trên phiếu ).
- Đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và Gv nhận xét, biểu dương nhóm làm bài đúng nhất.
- 1 HS đọc lại bảng thống kê đúng nhất ( hoặc bảng thống kê đã được GV viết sẵn trên bảng phụ ).
- Từng HS sửa chữa hoặc chép nhanh bảng thống kê đúng vào giấy nháp.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Kể chuyện 
Tuần2 tiết1... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- Mục đích, yêu cầu
1. Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
2.Hiểu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II- Đồ dùng dạy học 
 Một số sách, truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 2’ 
12’
 2'
 7'
 2’
A. Kiểm tra bài cũ:
Kể lại chuyện Lí Tự Trọng.
B. Dạy bài mới
1.Giới thiệucâu chuyện:
 Trong tiết kể chuyện tuần trước, các em đã biết về cuộc đời và khí phácg của anh hùng Lí Tự Trọng. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện các em đã nghe, đã đọc về những người anh hùng như Lí Tự Trọng và về các danh nhân của đất nước. Chúng ta sẽ xem ai là người chuẩn bị nội dung tốt nhất, ai là người kể chuyện hay nhất trong tiết học này.
2.Hướng dẫn hs kể chuyện
a)Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài 
 Đề bài : Hãy kể một câu chuyện đã được nghe,hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta
 Danh nhân: người có danh tiếng, có công trạngvới đất nước, tên tuổi được muôn đời ghi nhớ.
b)HS kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện
 VD : Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về bác sĩ Tôn Thất Tùng. Bác sĩ Tôn Thất Tùng sinh năm 1912, mất năm 1982. ông là một bác sĩ ngoại khoa nổi tiếng đã cứu sống được nhiều bệnh nhân và có những phát minh khoa học quý giá....
3. Củng cố, dặn dò
- 1,2 HS nhắc lại tên một số câu chuyện đã kể trong giờ học.
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân ( hoặc viết lại vào vở ) ; chuẩn bị nội dung cho tiết Kể chuyện tuần tới (Kể một việc làm tốt của một người mà em biết để góp phần xây dựng quê hương, đất nước).
* PP kiểm tra, đánh giá.
GV mời 2 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện Lí Tự Trọng và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
*PP thuyết trình, trực quan.
-Gv giới thiệu và viết đề bài lên bảng.
-Hs nghe.
- 1HS đọc đề bài – GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề .
 -GV giải nghĩa từ danh nhân.
 - Lưu ý HS có thể kể 1truyện đã đọc trong các SGK ở lớp dưới.
 -HS đọc thành tiếng toàn bộ phần đề bài và Gợi ý 1. Cả lớp đọc thầm lại.
 - HS nêu tên câu chuyện các em đã chọn.
 - 1HS đọc Gợi ý 2 (về cách kể ), 3.
 - 2,3 HS khá, giỏi làm mẫu giới thiệu trước lớp câu chuyện em chọnkể (nêu tên câu chuyện, tên nhân vật ), bắt đầu kể diễn biến của câu chuyện bằng 1,2 câu.
- HS làm việc theo nhóm : Từng HS trong nhóm kể câu chuyện của mình. Sau đó cả nhóm trao đổi về ý nghia câu chuyện.
- Đại diện của các nhómthi kể chuyện trước lớp. Kết thúc câu chuyện, mỗi em đều nói về ý nghĩa câu chuyện, nói điều các em hiểu ra nhờ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét tính điểm. Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy :
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2004
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Chính tả 
Tuần2 tiết1... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
 Bài soạn: Lương Ngọc Quyến
I- Mục đích yêu cầu:
1. Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến.
2. Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình, biết đánh dấu thanh đúng chỗ.
II- Đồ dùng dạy học:
 Bút dạ + 2,3tờ phiếu phôtôcopy phóng to mô hình cấu tạo tiếng trong BT3.
III- Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ
 1 HS nhắc lại quy tắc chính tả với ng/ngh, g/gh,c/k.Sau đó , đọc cho 2,3 bạn viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp 6,7 từ ngữ bắt đầu bằng ng/ngh, g/gh,c/k. VD: ghinhớ, bát ngát, gái trai,nghỉ việc, kiên quyết, có mặt, kỉ nguyên.
B. Dạy bài mới
1. Hướng dẫn HS nghe viết:
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK 1 lượt. Chú ý đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác, các tiếng có âm, có vần, thanh mà HS địa phương thường viết sai. HS nghe và theo dõi SGK.
- GV nói thêm về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến : chân dung ông, năm sinh, năm mất, tên ông được đặt cho một phố của thủ đô Hà Nội.
-HS đọc lướt bài chính tả, chú ý các từ các em dễ viết sai ( tên riêng của người; ngày, tháng, năm ....)
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu hoặc bộ phận đọc khoảng 1, 2 lượt. GV theo dõi tốc độ viết của HS để điều chỉnh tốc độ đọc của mình cho phù hợp. Uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
- GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt. HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- GV chấm chữa từ 7 -> 10 bài. Trong đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. HS có thể tự đối chiếu SGK để tự sử những chữ viết sai bên lề trang vở.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 1: Ghi lại phần vần của các tiếng in đậm trong các câu sau:
- 1HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại...
- HS làm việc cá nhân - các em viết ra nháp phần vần của từng tiếng in đậm hoặc gạch dưới bộ phận vần của các tiếng đó.
- 1 HS nói trước lớp phần vần của từng tiếng.
Lời giải: Trạng nguyên trẻ nhất là ông Nguyễn hiền, quê ở Nam Định, đỗ đầu khoá thi tiến sĩ năm 1274, luc vừa 13 tuổi.
 Làng có nhiều tiến sĩ nhất nước là làng Mộ Trạch, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương : 36 tiến sĩ.
 Bài tập 2: Chép các tiếng có vần vừa tìm được vào mô hình.Nhớ ghi dấu thanh đúng chỗ.
- 1HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, quan sát mô hình.
- HS làm bài cá nhân bằng bút chì mờ vào SGK hoặc làm việc theo nhóm trên phiếu.
- HS lên bảng làm bài theo phiếu (hoặc HS các nhóm dán kết quả làm bài lên bảng lớp)
- Cả lớp và GV nhận xétvề cách điền vị trí các âm, cách đánh dấu thanh.
 +Tất cả những tiếng in đậm ( được đưa vào mô hình tiếng ) đều có âm đầu, âm chính.
 + Một số tiếng ngoài âm đầu, âm chính, còn có thêm âm cuối ( trạng, nhất, làng..).
 +Một số tiếng ngoài âm đầu, âm chính ( hoặc âm cuối ), còn có thêm âm đệm ( nguyên, Nguyễn, khoá, huyện ).
 +Các âm đệm được ghi bằng hai con chữ là o và u.
 + Dấu thanh được đánh ở bộ phận vần trên âm chính.
GV nói thêm với HS:
 . Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là âm chính ( nằm trong phần vần ). Có tiếng chỉ có1âm chính là đã có nghĩa. VD : A! Mẹ đã về; U về rồi ! Ê, lại đây chú bé!
 . Tiếng Việt chỉ có một âm đệm được ghi bằng hai con chữ là o và u.
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
Âm đầu
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
tr
ng
tr
nh
Ng
H
kh
th
l
M
Tr
h
C
B
u
u
o
u
ạ
yê
ẻ
ấ
yễ
iề
á
i
à
ộ
ạ
yệ
ẩ
ì
ng
n
t
n
n
ng
ch
n
m
nh
3. Củng cố, dặn dò:- GV nhận xét giờ học, biểu dương những HS học tốt trong tiết học. - Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở: BT3. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - TUAN 2.doc