Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 - Lê Thị Kim Loan

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 - Lê Thị Kim Loan

B. Bài mới : GTB-Nghìn năm văn hiến

HĐ1: Luyện đọc

+ Giảng thêm: Trạng nguyên là danh hiệu cao nhất về học vấn thời xưa.

- GV đọc diễn cảm toàn bài

H Đ2: Tìm hiểu bài :

- Gọi 1 HS đọc lướt đoạn 1, trả lời câu 1.

 - Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 2: , trả lời câu hỏi 2

- Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 3, trả lời câu hỏi : Ngày nay, trong VM còn có chứng tích gì về một nền văn hiến lâu đời?

- Cho HS trả lời câu 3.

- Nội dung bài văn nói lên điều gì?

HĐ3- Luyện đọc lại :

- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc đúng, hay.

C. Củng cố, dặn dò:

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 2 - Lê Thị Kim Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009
Tập đọc: NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I- Mục đích, yêu cầu:
 1. Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
 2. Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử từ lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. (TLCH trong SGK)
II- Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ ghi bảng thống kê.
III- Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. Bài cũ : Quang cảnh làng mạc ngày mùa"
B. Bài mới : GTB-Nghìn năm văn hiến
HĐ1: Luyện đọc
+ Giảng thêm: Trạng nguyên là danh hiệu cao nhất về học vấn thời xưa.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
H Đ2: Tìm hiểu bài :
- Gọi 1 HS đọc lướt đoạn 1, trả lời câu 1.
 - Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 2: , trả lời câu hỏi 2 
- Yêu cầu HS đọc lướt đoạn 3, trả lời câu hỏi : Ngày nay, trong VM còn có chứng tích gì về một nền văn hiến lâu đời?
- Cho HS trả lời câu 3.
- Nội dung bài văn nói lên điều gì?
HĐ3- Luyện đọc lại :
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc đúng, hay.
C. Củng cố, dặn dò: 
- 2 HS đọc bài và TLCH
- HS giỏi đọc một lượt toàn bài.
 - Lớp đọc thầm.
 - Nối tiếp nhau đọc đoạn.
 -HS đọc đúng từ khó 
(Quốc Tử Giám, tiến sĩ, hàng muỗm, chứng tích) ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc phù hợp. 
 - HS hiểu từ ngữ khó ở phần chú giải
- Đọc thầm,trả lời.
-Khách nước ngoài 3000 tiến s ĩ 
-Nhiều khoa thi :Triều Lê -104 
-Nhiều tiến sĩ nhất :Triều Lê: 1780
-(Còn 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306 vị tiến sĩ).
 -VN có nền văn hiến lâu đời .
-(Như M/tiêu )
- Thi đọc diễn cảm. 
- Nhận xét.
 Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2009
LT và C: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỔ QUỐC
I- Mục tiêu:
-Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quổc trong bài TĐ và CT đã học.Tìm thêm được một số TĐN với từ Tổ quốc, tìm được một số từ chứa tiếng quốc. Đặt câu với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương.
II- Đồ dùng dạy-học:
 - Bút dạ + một vài tờ phiếu. - Từ điển.
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 A. Bài cũ : LT từ đồng nghĩa
- Tìm một từ đồng nghĩa với mỗi từ xanh, đỏ, trắng, đen và đặt câu với 4 từ vừa tìm được.
 B. Bài mới : GTB-MRVT: Tổ quốc
H Đ1: Nhóm đôi - BT 1.( VBT)
HĐ2: Trò chơi tiếp sức -BT2- (BL)
HĐ3: Nhóm 6- BT3-(VBT)
- GV nhận xét và chốt lại những từ đúng.
HĐ4: Miệng – BT4
- GV nhận xét, chọn ra 5 câu đặt hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trình bày miệng.
- 1HS đọc yêu cầu BT 1.
- 1HS đọc lại bài Thư gửi các học sinh hvà bài Việt Nam thân yêu.
 + Tìm được một trong hai bài trên những từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc: ( nước nhà, non sông)( Đất nước ,quê hương )
- 1HS đọc yêu cầu của BT 2.
+HS tìm được các từ đồng nghĩa 
với từ Tổ quốc.
+ Lớp nhận xét.
- 1HS đọc yêu cầu của BT
+ Các em tra từ điển và tìm những từ chứa tiếng "quốc".
+ HS trình bày kết quả.( quốc gia, quốc ca, quốc kì, quốc huy).
+ Lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu BT 4
+ Chọn được một trong 5 từ ngữ cho sẵn , đặt câu với từ mình chọn.
 Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2009
CHÍNH TẢ: NGHE- VIẾT: LƯƠNG NGỌC QUYẾN
 CẤU TẠO CỦA PHẦN VẦN
I- Mục tiêu:
 1. Nghe-viết đúng, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 2. Ghi đúng phần vần của tiếng( 8-10 tiếng), chép đúng phần vần của tiếng vào mô hình theo đúng yc BT3.
II- Đồ dùng dạy học: - Bút dạ và bảng phụ ghi nội dung BT 3.
III- Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ : Việt Nam thân yêu 
B.Bài mới : GTB-Lương Ngọc Quyến
 H Đ1: HD Chuẩn bị
- GV đọc bài chính tả một lượt.
- Giới thiệu nét chính về Lương Ngọc Quyến 
- GV lưu ý HS những từ dễ viết sai: 
HĐ2: Nghe viết 
- GV lưu ý HS tư thế ngồi và cầm viết, cách trình bày. Đọc cho HS viết.
- Đọc toàn bài cho HS soát lại bài.
- Chấm bài, đổi vở chấm chéo.
 - GV chấm chữa 5-7 bài.
 - Nhận xét, tuyên dương.
HĐ3: Bài tập :
 *Bài tập 2: YC HS đọc đề
-HD làm VBT.
- GV nhận xét chung.
* Bài tập 3: YC HS đọc đề và làmVBT
 - GV gắn bảng phụ.
 - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
-Lưu ý: có tiếng chỉ có âm chính và thanh( a,)
C. Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
- Nhắc lại quy tắc viết chính tả với ng / ngh, g / gh, c / k. Cho ví dụ.
- HS nắm được Lương Ngọc Quyến sinh năm 1885 và mất năm 1937, đã từng qua Nhật để học quân sự, qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống Pháp...
-HS viết những từ dễ viết sai: Lương Ngọc Quyến, ngày 30-8-1917, khoét, xích sắt
- HS viết bài -trình bày đúng bài chính tả .
- Soát lại bài.
- Tự chấm bài, đổi vở kiểm tra.
-1 HS nêu yêu cầu của BT 2.
+HS ghi lại phần vần của những tiếng in đậm trong câu a, b vào VBT. 
+Cho HS trình bày.
- 1 HS nêu yêu cầu của BT 3.
+HS quan sát mô hình. 
+HS chép vần của từng tiếng vừa tìm được vào mô hình.
 Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2009
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I- Mục đích,yêu cầu: HS biết
-Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý.
-Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 II- Đồ dùng dạy-học:
 - GV và HS sưu tầm: truyện, báo, sách viết về các anh hùng , danh nhân của đất nước.
 - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC .
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt độngcủa HS
A. Bài cũ : Lý Tự Trọng
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện Lí Tự Trọng.
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
B. Bài mới : GTB-Kể chuyện đã nghe, đã đọc
 HĐ1: HDHS nắm YC bài KC
- YC HS đọc đề và phân tích đề.
 -Giải nghĩa anh hùng và danh nhân.
-Bổ sung câu chuyện cho HS
 HĐ2: .Thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
-Giúp đỡ HS yếu kể
-Nhận xét, tuyên dương và rút kinh nghiệm.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- 2 HS kể nối tiếp, trả lời.
-Đọc đề và xác định yêu cầu đề bài
+ Hiểu nghĩa từ danh nhân: người có danh tiếng, có công trạng với đất nước, được muôn đời ghi nhớ.
+ 4 HS đọc nối tiếp, lớp đọc thầm.
+ 4-5 HS giới thiệu câu chuyện định kể
- KC theo cặp,trao đổi ý nghĩa câu chuyện với bạn
+ Thi kể chuyện trước lớp, nêu ý nghĩa câu chuyện hoặc đặt câu hỏi cho các bạn trả lời..
- HS nhận xét tính điểm theo tiêu chuẩn:
 + ND câu chuyện có đủ ý, đúng ý chính? (chuyện ngoài SGKcộng thêm điểm)
 + Cách kể (giọng điệu, cử chỉ).
 + Khả năng hiểu câu chuyện của người kể
- Bình chọn HS kể hay nhất, tự nhiên, hấp dẫn nhất.
 Thứ tư ngày 2 tháng 9 năm 2009
TẬP ĐỌC: SẮC MÀU EM YÊU
I- Mục đích,yêu cầu: 
 - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh, qua đó thể hiện tình yêu của bạn về quê hương, đất nước. - Thuộc lòng một số khổ thơ.
II- Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ để ghi những câu cần luyện đọc.
 - Tranh m.hoạ những sự vật và con người được nói đến trong bài thơ (nếu có).
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ : Nghìn năm văn hiến 
B. Bài mới : GTB-Sắc màu em yêu
HĐ1: Luyện đọc :
GV sửa lỗi về cách đọc, chú ý các từ: óng ánh, bát ngát.
- GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm ; trải dài, tha thiết ở khổ thơ cuối.
HĐ2: Tìm hiểu bài :
-Câu1: Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào?
-Câu 2: Mỗi màu sắc gợi ra hình ảnh nào ?
-Câu 3: Bạn nhỏ thể hiện tình cảm ntn đối với quê hương trong bài thơ ?
+ Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả những màu sắc đó?
-GV ghi đại ý của bài.
H Đ3: Luyện đọc lại 
- Lớp luyện đọc diễn cảm.
-YC HS đọc thuộc lòng một số khổ thơ.
C. Củng cố, dặn dò:- Nhận xét tiết học.
- Tiếp tục HTL những khổ thơ yêu thích.
- 2 HS đọc, trả lời.
- 1 HS đọc cả bài thơ.
* Lần 1: 2 tốp HS đọc nối tiếp nhau(mỗi tốp 8 HS)
* Lần 2: Đọc nối tiếp nhau 8 khổ thơ -Đọc từ khó -Hiểu nghĩa của từ mới .
- L/ Đọc theo cặp .
- Đọc thầm cả bài thơ, trả lời câu hỏi
-Đỏ,xanh, vàng,trắng, đen, tím, nâu
(Trả lời được nội dung của từng khổ thơ ) 
-Các màu đều gắn với những sự vật ,những cảnh ,những con người mà bạn yêu quý .
- HS TL
-TL tự do
- 2 HS nhắc lại.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Thi đọc thuộc lòng khổ thơ em thích. 
 Thứ tư ngày 2 tháng 9 năm 2009
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP VĂN TẢ CẢNH 
I- Mục đích.yêu cầu:
 - Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh "Rừng trưa", "Chiều tối".
 - Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày.
II- Đồ dùng dạy-học: - Tranh, ảnh rừng trưa(nếu có).
 - Những ghi chép và dàn ý HS đã lập sau khi quan sát một buổi trong ngày.
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ :LT tả cảnh
- Gọi 2 HS trình bày dàn ý quan sát cảnh một buổi trong ngày.
B. Bài mới :GTB –LT tả cảnh
 HĐ1 Hướng dẫn làm BT 1.
 -Nhận xét ,tuyên dương .
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT 2.
- Nhắc HS: Mở bài, Kết bài cũng là một phần của dàn ý nhưng nên chọn viết một đoạn trong phần Thân bài.
- GV nhận xét, chấm điểm -c ùng với hs 
chọn người viết đoạn văn hay nhất.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà quan sát hoặc nhớ lại một cơn mưa để ghi chép lại kết quả quan sát chuẩn bị cho BT 2 trong tiết tới.
- 2 HS trình bày.
- 2 HS đọc nối tiếp nhau nội dung BT 1.
- HS tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích và giải thích được lí do vì sao vì thích hình ảnh đó.
- 1 HS đọc yêu cầu của BT 2.
- Gọi 1-2 HS làm mẫu: đọc dàn ý và nói rõ chọn ý nào để viết thành đoạn văn.
 + Lưu ý HS cần giới thiệu tả cảnh ở đâu? Tả cảnh đó vào lúc nào?
- Lớp làm bài vào vở.
- HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh.
- Bình chọn người viết đoạn văn hay nhất.
 Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2009
LTVC: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I/ Mục đích yêu cầu:
 1/ Biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa, làm đúng các bài tập thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đã cho thành nhóm từ đồng nghĩa .
 2/ Biết viết 1 đoạn văn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng 1 số từ đồng nghĩa đã cho.
II/ Đồ dùng dạy học: 
 Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A/ Bài cũ: MRVT: Tổ quốc
-Đặt 2 câu với từ chỉ Tổ quốc.
B/ Bài mới: GTB-LT về từ đồng nghĩa
HĐ1: nhóm đôi.
Bài 1:( miệng )
-Cho HS phát biểu ý kiến.
-Chốt ý
-GV yêu cầu HS tìm từ đồng nghĩa với :cha
HĐ2: Nhóm 6
Bài tập 2: Phiếu 
Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài .
.
Gọi 1 HS đọc lại kết quả bài làm đúng nhất.
HĐ3- Cá nhân 
Bài tập 3: VBT
GV nêu yêu cầu bài tập :
 Gọi HS đọc bài làm.
Nhận xét bổ sung và góp ý.
3/ Củng cố , dặn dò: 
-Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài mới.
-2 HS làm bài .
+Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Nêu các từ đồng nghĩa với từ Mẹ.
( Má, mẹ , u , bầm, mạ , bu )
-Nêu được : thầy, tía ,bố,ba, cha,. 
-1 HS đọc yêu cầu bài
-HS xếp được các nhóm :
*Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.
* Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.
* Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, hiu hắt.
HS đọc lại kết quả bài làm đúng nhất.
- HS làm việc cá nhân: Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa.
- HS nhận xét bổ sung và góp ý
- HS đọc bài làm.
-HS nhận xét bổ sung và góp ý
 Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ 
I- Mục đích,yêu cầu:
-Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống kê dưới 2 hình thức : nêu số liệu và trình bày bảng. Thống kê được số HS trong lớp theo mẫu.
II- Đồ dùng dạy-học: - Bút dạ, một số tờ phiếu ghi mẫu thống kê ở BT 2 cho các nhóm thi làm bài.
III- Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 A. Bài cũ : LT tả cảnh
-YC HS đọc đoạn văn tả cảnh.
B. Bài mới : GTB-LT làm báo cáo thống kê
HĐ1: thảo luận nhóm
 Bài tập 1: 
- Nhìn bảng thống kê trong bài Nghìn năm văn hiến, trả lời lần lượt từng câu hỏi. 
 a) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài:
 b) Các số liệu thống kê được trình bày dưới hai hình thức:
 c) Tác dụng của các số liệu thống kê:
HĐ2- Nhóm4
* Bài tập 2: (Làm phiếu học tập)
 - 1 HS nói tác dụng của bảng thống kê: 
 - YCHS viết vào vở bảng TK đúng.
 C. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. 
- 2 HS đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh.
- HS đọc yêu cầu của BT 1.
 -Làm việc theo nhóm 4.
a- Số khoa thi: 185, số tiến sĩ: 2896 ( từ năm 1075-1919)
- Số khoa thi, số tiến sĩ, trạng nguyên của từng triều đại.
 - Số bia và số tiến sĩ còn lại ngày nay: số bia-82, số tiến sĩ có tên khắc trên bia-1306.
 b- Nêu số liệu, số khoa thi, số tiến sĩ từ 1075 đến 1919.
- Trình bày được bảng số liệu so sánh số khoa thi, số tiến sĩ, số trạng nguyên của các triều đại
 c-Giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
-Tăng sức thuyết phục cho NX về t/ thống văn hiến lâu đời của nước ta.
+1 HS đọc yêu cầu của BT 2.
-Nhận phiếu từng nhóm làm việc
- Làm vào vở.
Giúp ta thấy rõ kết quả,đặc biệt là kết quả có tính so sánh.
 Thứ ba ngày 1 tháng 9 năm 2009 
Luyện tiếng việt: MRVT : Tổ quốc
I.Mục tiêu: Giúp HS 
-Nắm được nghĩa của từ Tổ quốc. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về Tổ quốc.
- Biết đặt câu với những từ nói về Tổ quốc, quê hương.
II.Các hoạt động:
1.Nêu nghĩa từ Tổ quốc? Tổ quốc là đất nước do ông cha ta xây dựng nên.
2. Bài tập:
*Bài 1: Tìm 5 từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc 
*Bài 2: Trong từ Tổ quốc, tiếng quốc có nghĩa là nước. Tìm thêm những từ chứa tiếng quốc.
*Bài 3 : Đặt câu với 3 từ em vừa tìm được.
III.Chấm chữa bài, nhận xét
-Đáp án:
Bài 1 : đất nước, giang sơn, sơn hà, xã tắc, núi sông.
Bài 2 : quốc ca, quốc kì, quốc dân, quốc hội, quốc khánh, quốc phòng, quốc thể, quốc văn, quốc dân.
 Chấm 8-10 bài. Nhận xét, tuyên dương.
 Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009
Luyện tiếng việt: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ
I.Mục tiêu: Giúp HS 
-Rèn kĩ năng làm bài văn báo cáo thống kê.
II.Các hoạt động:
-HD làm báo cáo thống kê
Bài tập: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Việt Nam Tổ quốc em.
 Nội dung cần trình bày như sau: + Tên bài
 + Tác giả
 + Thể loại ( văn, thơ, kịch ) 
III. Nhận xét, kết luận
-2-3 HS trình bày.
-Chấm 8-10 bài. Nhận xét, tuyên dương.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_2_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc