Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 21 - Lê Thành Long

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 21 - Lê Thành Long

2. Giới thiệu bài

- Trí dũng song toàn là một truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch nước ta, danh nhân Giang Văn Minh. Qua truyện này, các em sẽ hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách nay ngót 400 năm.

3. Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài

a)Luyện đọc

- GV đọc mẫu.

Có thể chia làm 4 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu. mời ông đến hỏi cho ra lẽ.

+ Đoạn 2: Tiếp. một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.

+ Đoạn 3: Tiếp. sai người ám hại ông.

+ Đoạn 4: Phần còn lại.

- GV: Giải nghĩa các từ tiếp kiến ( gặp mặt ) ; hạ chỉ ( ra chiếu chỉ, ra lệnh ) ; than ( than thở ) ; cống nạp ( nạp: nộp )

- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn.

 

doc 19 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 246Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 21 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
TUẦN : 21.
	Từ ngày :
	Đến ngày :
Năm học: 2009 - 2010
MỤC LỤC
RA BÌAPHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Trí dũng song toàn
 / / 
03
Chính tả 
Trí dũng song toàn
 / / 
05Ï
Luyện từ & câu 
Mở rộng vốn từ: Công dân
 / / 
07
Kể chuyện 
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
 / / 
09
Tập đọc 
Tiếng rao đêm
 / / 
11
Tập làm văn 
Lập chương trình hoạt động
 / / 
13
Luyện từ & câu 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
 / / 
15
Tập làm văn
Trả bài văn tả người
 / / 
17
Ký duyệt
 / / 
19
Phân môn: TẬP ĐỌC.	RA BÌA
Tuần: 21.
Tiết: 41.
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ:
2. Giới thiệu bài 
- Trí dũng song toàn là một truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch nước ta, danh nhân Giang Văn Minh. Qua truyện này, các em sẽ hiểu thêm về tài năng, khí phách, công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách nay ngót 400 năm.
- HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng.
- Hỏi đáp nội dung bài.
- HS lắng nghe.
3. Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
- GV đọc mẫu.
Có thể chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu... mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
+ Đoạn 2: Tiếp... một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
+ Đoạn 3: Tiếp... sai người ám hại ông.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- GV: Giải nghĩa các từ tiếp kiến ( gặp mặt ) ; hạ chỉ ( ra chiếu chỉ, ra lệnh ) ; than ( than thở ) ; cống nạp ( nạp: nộp )
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn.
- HS giỏi đọc bài.
- HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn, giải nghĩa các từ chú thích trong SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
b)Tìm hiểu bài 
- Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?
- Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại tầhn nhà Minh?
- Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?
- Vì sao nói ông Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn?
c)Đọc diễn cảm 
- GV đọc mẫu.
- Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời. Vua Minh pán: không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Giang Văn Minh tâu luôn: Vậy tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Vua Minh biết đã mắc mưu vẫn phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng.
- Vài HS nhắc lại theo SGK.
- Vua Minh mắc mưu ông Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay không thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trươc câu đối của đại thần trong triều còn dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều phải tảhm bại trên sông bạch Đằng để đối lại nên giận quá, sai người ám hại Giang Văn Minh.
- Giang Văn Minh vừa mưu trí, vừa bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh ông bếit dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt, để giữ thể diện và danh dự đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
- 5 HS luyện đọc diễn cảm có phân vai.
- Thi đọc diễn cảm toàn câu chuyện.
3- Củng cố, dặn dò:
- Ý nghĩa câu chuyện?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện về Giang Văn Minh cho người thân nghe.
- Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài
______________________________________________________
Phân môn: CHÍNH TẢ.	RA BÌA
Tuần: 21.
Tiết: 21.
TRÍ DŨNG SONG TOÀN
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT (2) hoặc BT (3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
VBT TV5 tập II, nếu có.
Bút dạ và 4,5 tờ phiếu khổ to.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- BÀI MỚI
1- Giới thiệu bài: 
Gv nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- HS làm lại BT 2a, 2b tiết trươc.
2- Hướng dẫn hs nghe, viết 
- Gv đọc bài Trí dũng song toàn, đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai.
- Đoạn văn kể điều gì?
- Đọc cho HS viết.
- Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 7- 10 bài.
- Nêu nhận xét chung.
- Hs theo dõi SGK.
- Ông Giang Văn Minh khẳng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông. Vua Lê Thần Tông khóc thương trước linh cửu ông, ca ngợi ông là anh hùng thiên cổ.
- Đọc thầm bài chính tả 
- Gấp SGK.
- HS viết.
- Hs soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi 
- Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa những chữ viết sai.
3- Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2:
a) Các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r,d,gi:
+ Giữ lại để dùng về sau: dành dụm, để dành.
+ Biết rõ, thành thạo: rành, rành rẽ.
+ Đồ đựng đan bằng tre nứa, đáy phẳng, thành cao: cái giành 
b)Các từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã:
+ Dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm: dũng cảm.
+ Lớp vỏ mỏng bọc bên ngoài cây, quả: vỏ.
+ Đồng nghĩa với giữ gìn: bảo vệ.
- HS làm bài.
.
4- Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, biểu dương những hs tốt.
- Dặn hs về nhà đọc bài thơ Dáng hình ngọn gió hoặc nhớ mẩu chuyện vui Sợ mèo không biết kể cho người thân nghe. 
- HS lắng nghe.
___________________________________________________
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.	RA BÌA
Tuần 21.
Tiết: 41.
MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Làm được BT1, 2.
- Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
VBT TV5 tập II, nếu có.
Bút dạ và 3,4 tờ phiếu khổ to.
Lời giải BT2:
Cụm từ
Nghĩa
Ý thức công dân
Quyền công dân
Nghĩa vụ công dân
Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi.
+
Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.
+
Điều mà pháp luật hay đạo đức bặt buộcngười dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác.
+
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- DẠY BÀI MỚI 
1- Giới thiệu bài 
Giới thiệu trực tiếp. 
- HS làm miệng BT2,3 tiết trước.
2- Hướng dẫn làm BT 
Bài tập 1 
+ Từ công dân ghép sau: nghĩa vụ, quyền, ý thức, bổn phận, trách nhiệm.
+ Từ công dân ghép trước: danh dự.
+ Từ công dân có thể ghép trước hoặc sau từ: danh dự.
Bài tập 2 
- Lời giải: phần ĐDDH 
Bài tập 3 
- VD: Tổ quốc là nơi ta sinh ra, lớn lên. Tổ quốc là cơ đồ dotổ tiên, ông bà, cha mẹ chúng at từ bao đời vun đắp. mỗi người dân có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cơ đồ hàng nghìn đời để lại. Câu nói của Bác Hồ khẳng định tar1ch nhiệm của các công dân Việt Nam phải cùng nhau giữ nước để xứng đáng với tổ tiên, với các vua Hùng đã có công dựng nước.
+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Với tinh thần yêu nước ấy, chúng ta đã chiến thằng mọi kẻ thủ xâm lược. Để xứng đáng là con cháu của các vua Hùng, mỗi người dân phải có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Câu nói của Bác không chỉ là lời dạy bảo các chú bộ đội mà là lời dạy bảo toàn dân, trong đó có chúng em – những công dân nhỏ tuổi. Chúng em sẽ tiếp bươc cha ông giữ gìn và xây dựng Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp hơn.
- 1 HS đọc yêu cầu BT 
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS làm việc theo 6 nhóm.
- Đại diện nhóm làm bài trên phiếu rồi trình bày trước lớp.
- HS làm bài.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu BT 
- HS làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình 
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương những bạn viết hay.
3- Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học, biểu dương những hs tốt.
- Nhắc hs nhớ kiến thức đã học.
- HS lắng nghe. 
Phân môn: KỂ CHUYỆN.	RA BÌA
Tuần: 21.
Tiết: 21.
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử-văn háo, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh ảnh phản ánh các hoạt động bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử – văn hoá, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ ; việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- DẠY BÀI MỚI 
1- Giới thiệu bài:
- Trong tiết KC gắn với chủ điểm Người công dân hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện các em đã chứng kiến hoặc việc làm các em thể hiện ý thức của người công dân.
 - HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp s ... chân, khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò. là người bán bánh giò bình thường, nhưng anh có hành đngc ao đẹp, dũng cảm: anh không chỉ báo cháy mà còn xả thân, lao vào đám cháy cứu người.
- Người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. Kiểm tra giấy tờ thì biết anh là một thương binh. Để ý đến chiếc xe đạp nằm lăn lóc ở góc đường và những chiếc bánh giò nằm tung tóe mới biết anh là người bán bánh giò.
- VD ; Mỗi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp hoạn nạn. / Nếu ai cũng có ý thức vì người khác khi hoạn nạn, cuộc sống sẽ đẹp hơn. / Gặp sự cố xảy ra trên đường, mỗi người dân cần có trách nhiệm giải quyết, giúp đỡ, không nên sống thờ ơ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc bài văn.
3- Củng cố, dặn dò 
- Nhắc lại ý nghĩa câu chuyện?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ câu chuyện về tinh thần dũng cảm cao thượng của anh thương binh.
- Ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy, cứu một gia đình thoát nạn.
Phân môn: TẬP LÀM VĂN.	RA BÌA
Tuần: 21.
Tiết: 41.
LẬP CHƯƠNG TRÌNH
HOẠT ĐỘNG
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Lập được một chương trình hoạt động tập thể theo 5 hoạt động gợi ý trong SGK (hoặc một hoạt động đúng chủ điểm đang học, phù hợp với thực tế địa phương).
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ viết sẵn:
+ Cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động ; mục đích, phân công chuẩn bị, chương trình cụ thể.
+ Tiêu chuẩn đánh giá chương trình hoạt động:
*Trình bày có đủ 3 phần của chương trình hoạt động không?
*Mục đích có rõ không?
*Nêu việc có đầy đủ không?
* Chương trình có cụ thể hợp lí không?
Bút dạ, và một số tờ giấy khổ to.
VD: 
Chương trình quyên góp ủng hộ thiếu nhi vùng lũ lụt
Lớp Năm C
1)Mục đích 
Giúp đỡ thiếu nhi vùng lũ lụt, thể hiện tinh thần"Lá lành đùm lá rách"
2)Các việc cụ thể, phân công nhiệm vụ 
Họp lớp thống nhất nhận thức: lớp trưởng.
Nhận quà: 4 tổ trưởng ( ghi tên người, số lượng )
Đóng gói, chuyển quả nộp về cho nhà tur7ờng: lớp trưởng, lớp phó, 4 tổ trưởng.
3) Chương trình cụ thể 
Chiều thứ sáu (15/02): họp lớp.
Phát biểu ý kiến, kếu gọi ủng hộ.
Trao đổi ý kiến, thống nhất loại quà.
Phân công nhiệm vụ.
Sáng thứ hai ( 18/02 ): nhận quà 
Chiều thứ hai ( 18/12 ): đóng gói, nộp nhà trường.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- BÀI MỚI 
1- Giới thiệu bài
- Tiết học này, các em sẽ tự lập chương trình cho những hoạt động khác.
- HS nói tác dụng của việc lập chương trình hoạt động và cấu tạo của chương trình hoạt động.
2- Hướng dẫn HS lập chương trình hoạt động 
a)Tìm hiểu yêu cầu đề bài 
- GV nhắc HS: Đây là một đề bài mở, các em có thể lập chương trình hoạt động cho 1 trong 5 hoạt động mà SGK đã nêu hoặc một hoạt động khác mà trường mình dự kiến sẽ tổ chức. 
 VD: một buổi cắm trại ; một buổi ra quân của các công dân nhỏ tuổi giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ ; thăm hỏi các nạn nâhn chất độc màu da cam ; làm vệ sinh nơi công cộng ; trồng cây phủ xanh đồi trọc ; làm kế hoạch nhỏ... 
- GV mở bảng phụ viết cấu tạo 3 phần của một chương trình hoạt động.
b)HS lập chương trình hoạt động 
VD (phần ĐDDH)
- Một HS đọc đề bài.
- HS suy nghĩ lựa chọn 1 chương trình.
HS ni tiếp nhau nói tên hoạt động các em chọn để lập chương trình hoạt động.
- HS nhìn bảng lập lại.
- HS tự lập chương trình hoạt động vào vở.
- HS nêu kết quả bài làm.
- Cả lớp bổ sung, hoàn chỉnh.
- Cả lớp và GV bình chọn người lập chương trình hoạt động hay nhất.
3- Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- dặn HS về nhà hoàn thiện chương trình hoạt động của nhóm mình, viết lại vào vở.
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.	RA BÌA
Tuần: 21.
Tiết: 42.
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
BẰNG QUAN HỆ TỪ
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được một số từ hoặc cặp quan hệ từ thông dụng chỉ nguyên nhân-kết quả (ND Ghi nhớ).
- Tìm được vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ, cặp quan hệ từ nối các vế câu (BT1, mục III); thay đổi vị trí của các vế câu để tạo ra một câu ghép mới (BT2); chọn được quan hệ từ thích hợp (BT3); biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân-kết quả (chọn 2 trong số 3 câu ở BT4).
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
VBT TV5, nếu có.
3,4 tờ giấy khổ to.
Bảng lớp viết 2 câu ghép ở BT1.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- HS làm lại các BT3 tiết LTVC trước.
B- DẠY BÀI MỚI 
1- Giới thiệu bài: 
- Trong giờ học hôm nay, các em sẽ học cách nối các vế câu ghép bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- HS lắng nghe.
2- Phần nhận xét 
Bài tập 1 
- GV nhắc trình tự làm bài:
+ Đánh dấu phân cách các vế câu trong mỗi câu ghép.
+ Phát hiện cách nối các vế câu giữa 2 câu ghép có gì khác nhau.
+ Phát hiện cách sắp xếp các vế câu trong hai câu ghép có gì khác nhau.
- Lời giải:
Câu 1: Vì con khỉ này rất nghịch / nên các anh bảo vệ thường phải cột dây.
Câu 2: Thầy phải kinh ngạc / vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường.
- HS đọc yêu cầu BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ Vì... nên thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- Vế 1 chỉ nguyên nhân, vế 2 chỉ kết quả.
- 2 vế câu được nối với nhau chỉ bằng một từ quan hệ vì, thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả.
- Vế 1 chỉ kết quả, vế 2 chỉ nguyên nhân.
Bài tập 2 
- Lời giải: 
+ Các quan hệ từ: vì, bởi vì, nhờ, nên, cho nên, đoạn vậy... 
+ Cặp quan hệ từ: vì...nên ; bởi vì... cho nên ; tại vì... cho nên ; nhờ... mà ; do... mà 
VD: Vì suốt trưa nay em tôi phơi nắng trên đồng nên cu cậu mới bị cảm. / Hôm nay, chúng tôi đến lớp muộn bởi vì đường bị tổ chức. / Nhờ mưa thuận gió hoà mà vụ mùa năm nay bội thu. / DoHoa lười biếng, chẳng chịu học hành mà nó bị mẹ mắng. / Dũng trở nên hư tại vì nó kết bạn với lũ trẻ xấu.
- HS đọc đề bài.
- Làm việc cá nhân.
3.Phần ghi nhớ 
- Hs nhắc lại nội dung ghi nhớ SGK.
- 2,3 HS nhắc lại, không nhìn sách.
4.Phần luyện tập 
Bài tập 1:
- Lời giải:
a) Bởi chưng... cho nên 
b)Vì 
c) Vì 
đ) Vì 
Bài tập 2:
- VD:
a)Tôi phải băm bèo, thái khoai vì bác mẹ tôi nghèo.
b) Chú phải bỏ học vì nhà nghèo quá.
- Chú phải bỏ học vì gia đình sa sút, không đủ sức nuôi chú ăn học.
c)Vì người ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được lúa gạo nên lúa gạo rất quý. Vì vàng rất đắt và quý hiếm nên vàng cũng rất quý.
Bài tập 3:
- Lời giải:
a)Nhờ thời tiết thuận nên lúa tốt.
b)Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.
Bài tập 4:
VD:
+ ... nên bị điểm kém.( cho nên cả tổ mất điểm thi đua ; cả tổ mất điểm thi đua )
+ ... nên bài thi của nó không đạt điểm cao. ( mà nó bị nhỡ chuyến xe ; nó bị nhỡ chuyến xe )
+ Nhờ cả tổ giúp đỡ tận tình... ( Đoạn kiên trì nhẫn nại )
- HS làm bài.
- Vế nguyên nhân, vế kết quả.
- Vế nguyên nhân, vế kết quả.
- Vế kết quả, vế nguyên nhân.
- Vế kết quả, vế nguyên nhân.
- HS làm bài.
- Hs làm bài.
- Hs làm bài.
5- Củng cố, dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập.
__________________________________________________
Phân môn: TẬP LÀM VĂN.	RA BÌA
Tuần: 21.
Tiết: 42.
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết đầu tuần 20. Một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, ý... chữa chung cho cả lớp.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- KIỂM TRA BÀI CŨ 
B- BÀI MỚI 
1- Giới thiệu bài
Giới thiệu trực tiếp. 
 - HS trình bày lại chương trình hoạt động đã lập trong tiết TLV trước.
2- Nhận xét kết quả bài viết của HS 
- GV mở bảng phụ viết 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết ( Tả người ) trước ; một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, ý... 
a)Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp 
+ Những ưu điểm chính. VD:
* Xác định đúng đề bài.
* Bố cục đầy đủ, hợp lí ; ý phong phú, mới lạ ; diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
+ Những thiếu sót, hạn chế 
 Nêu VD cụ thể, tránh nêu tên HS.
b)Thông báo điểm số cụ thể.
- HS lắng nghe.
3- Hướng dẫn HS chữa bài 
- GV trả bài cho từng HS 
a)Hướng dẫn chữa lỗi chung 
- GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ.
b)Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài 
c)Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn, bài văn hay 
- GV đọc những đoạn văn, bài van hay.
đ)HS chọn viết lại một đoạn văn hay hơn 
- Một số HS lên bảng chữa lỗi.
- Cả lớp tự chữa trên nháp.
- HS đọc lời nhận xét của thầy cô. Đổi bài cho bạn bên cạnh để cùng nahu sửa lỗi.
- HS rút kinh nghiệm cho mình.
- Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt, vếit lại cho hay hơn.
3- Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS viết văn hay. Nhắc những HS viết chưa đạt vê nhà viết lại bài văn. 
- Nhắc cả lớp chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tới bằng cách xem lại kiến thức đã học về văn KC lớp 4.
RA BÌA
DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_21_le_thanh_long.doc