Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22 - Lê Thành Long

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22 - Lê Thành Long

Bài: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ SGK trang 35 – 37, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

 - Tranh ảnh về làng đảo, làng chài lưới (nếu có).

 - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.

 

doc 21 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 16/03/2022 Lượt xem 209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 22 - Lê Thành Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỖ VĂN NẠI
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
TUẦN : 22.
	Từ ngày :
	Đến ngày :
Năm học: 2009 - 2010
MỤC LỤC
PHÂN MÔN
TÊN BÀI DẠY
NGÀY DẠY
Trang
Tập đọc 
Lập làng giữ biển
 / / 
03
Chính tả 
Hà Nội
 / / 
06
Luyện từ & câu 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
 / / 
08
Kể chuyện 
Ông Nguyễn Khoa Đăng
 / / 
11
Tập đọc 
Cao Bằng
 / / 
12
Tập làm văn 
Ôn tập văn kể chuyện
 / / 
15
Luyện từ & câu 
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
 / / 
17
Tập làm văn
Kể chuyện (Kiểm tra viết)
 / / 
20
Ký duyệt
21
Môn: TẬP ĐỌC.
Tuần: 22.
Tiết: 25.
Bài: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK trang 35 – 37, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
	- Tranh ảnh về làng đảo, làng chài lưới (nếu có). 
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi HS đọc bài Tiếng rao đêm và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
- 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài và lần lượt trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Em hãy nêu tên của chủ điểm tuần này?
+ Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình.
+ Tên của chủ điểm, tranh minh hoạ chủ điểm gợi cho em nghĩ đến những ai?
+ Tên của chủ điểm và tranh minh hoạ gợi cho chúng ta nghĩ đến những con người luôn giữ gìn cuộc sống thanh bình cho mọi người như các chú công an, bộ đội biên phòng,.
- Giới thiệu: Chủ điểm Vì cuộc sống thanh bình viết về những con người đang ngày đêm vất vả để gìn giữ cuộc sống thanh bình cho chúng ta. Bài tập đọc hôm nay nói về những người lao động bình thường, rất gần gũi với chúng ta. Các em cùng học bài Lập làng giữ biển để biết về họ.
- Quan sát tranh minh hoạ và lắng nghe.
2.2. HƯỚNG DẪN LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
a) Luyện đọc:
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp nhau tòn bài theo đoạn.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS 1: Nhụ nghe bố toả ra hơi muối.
+ HS 2: Bố Nhụ vẫn nói .. thì để cho ai.
+ HS 3: Ông Nhụ bước ra .. quan trọng nhường nào.
+ HS 4: Để có một  ở mãi phía chân trời.
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS nối tiếp đọc bài theo đoạn: GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng đọc cho từng HS (nếu cần)
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (đọc 2 vòng như thế).
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc từng đoạn theo cặp (đọc 2 vòng).
- GV đọc mẫu toàn bài, chú ý cách đọc như sau:
- Theo dõi đọc mẫu.
ª Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: lúc trầm lắng, lúc hoà hứng, sôi nổi.
ª Lưu ý giọng của từng nhân vật:
+ Lời của bố Nhụ (nói với ông của Nhụ) lúc đầu: rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát; sau đó: hoà hứng, sôi nổi khi nghĩ về một ngôi làng mới như mọi ngôi làng trên đất liền.
+ Lời ông Nhụ (nói với bố Nhụ): kiên quyết, gay gắt.
+ Lời bố Nhụ (nói với Nhụ): vui vẻ, thân mật.
+ Đoạn kết bài: đọc chậm, giọng mơ tưởng.
b) Tìm hiểu bài
+ Em hiểu thế nào là làng biển, dân chài? (nếu HS giải thích chưa đúng, GV có thể giải thích cho HS hiểu).
- Nối tiếp nhau giải thích:
+ Làng biển: làng xóm ở ven biển hoặc trên đảo.
+ Dân chài: người dân làm nghề đánh cá.
- GV chia HS thành các nhóm. Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi cuối bài.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi.
- GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo cáo kết quả thảo luận tìm hiểu bài (chuẩn bị cho HS này 1 tờ giấy nhỏ ghi các câu hỏi cần trả lời để tìm hiểu bài, có cả các câu hỏi của SGK và câu hỏi thêm)..
- 1 HS khá điều khiển lớp trao đổi, trả lời câu hỏi:
+ Mời 1 bạn trả lời.
+ Mời bạn bổ sung ý kiến.
+ Tổng kết thống nhất ý kiến.
+ Chuyển câu hỏi tiếp theo.
- GV theo dõi, hỏi thêm, giảng thêm, giải thích thêm nếu cần, làm trọng tài khi có tranh luận.
- Yêu cầu tìm hiểu bài: Đọc thầm toàn bài: trao đổi với bạn để trả lời:
- Các câu trả lời đúng là:
+ Câu chuyện có những nhân vật nào?
+ Bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông của bạn.
+ Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
+ Họp làng để đưa cả làng ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
+ Việc lập làng mới ở ngoài đảo có gì thuận lợi?
+ Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
+ Việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
+ Việc lập làng mới ngoài đảo mang đến cho bà con dân chài nơi sinh sống mới có điều kiện thuận lợi hơn và còn là để giữ đất của nước mình.
+ Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời kể của bố Nhụ?
+ Làng mới ở ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền: có chợ, có trường học, có nghĩa trang.
+ Những chi tiết nào cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kỹ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
+ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tình của con trai ông quan trọng nhường nào.
+ Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
+ Nhụ đi và sau đó cả nhà Nhụ sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh ở mãi phía chân trời.
+ Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
+ Câu chuyện ca ngợi những người dân chài dũng cảm rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới, giữ một vùng trời biển của Tổ quốc.
- Ghi bảng nội dung chính của bài.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Giảng: Bài Lập làng giữ biển ca ngợi những người dân chài dũng cảm, dám rời bỏ mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi. Việc làm của họ không chỉ phục vụ cho riêng họ là xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà còn là giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.
- Lắng nghe.
c) Luyện đọc diễn cảm 
- Gọi 4 HS phân vai đọc toàn bài. HS cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp với từng nhân vật và nội dung bài.
- HS đọc phân vai:
+ HS 1: người dẫn chuyện.
+ HS 2: Bố Nhụ.
+ HS 3: ông Nhụ.
+ HS 4: Nhụ.
- Gọi HS phát biểu ý kiến về giọng đọc. GV kết luận về giọng đọc.
- Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung và thống nhất (như đã nêu ở phần HS đọc mẫu).
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 4:
+ Treo bảng phụ có đoạn văn.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- 3 – 5 HS thi đọc.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang.
Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:
- Thế nào con, đi với bố chứ?
- Vâng! – Nhụ đáp nhẹ.
Vậy là việc đã quyết định rồi, Nhụ đi / và sau đó / cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Hỏi: Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Cao Bằng.
Môn: CHÍNH TẢ.
Tuần: 22.
Tiết: 22.
Bài: HÀ NỘI 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	- Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy khổ to kẻ sẵn bảng, bút dạ (đủ dùng cho nhóm).
Tên bạn nam trong lớp
Tên bạn nữ trong lớp
Tên anh hùng nhỏ tuổi, trong lịch sử nước ta
Tên sông (hoặc hồ, núi, đèo)
Tên xã (hoặc phường huyện, quận)
	- Bảng phụ ghi sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam: khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết vào bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp các tiếng có âm đầu r / d / gi.
- HS đọc và viết các từ: rầm rì, dạo nhạc, dịu, mưa rào, hình dáng.
- Nhận xét chữ viết của HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu: Giờ chính tả hôm nay các em sẽ viết một đoạn trong bài thơ Hà Nội của nhà thơ Trần Đăng Khoa và thực hành cách viết danh từ riêng là tên người, tên địa lý Việt Nam.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN NGHE – VIẾT 
a) Tìm hiểu về nội dung đoạn thơ
- Gọi HS đọc đoạn thơ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- GV nêu câu hỏi:
- Nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu, các HS khác bổ sung ý kiến (nếu cần).
+ Đọc khổ thơ 1 và cho biết cái chóng chóng trong đoạn thơ thực ra là cái gì?
+ Đó là các quạt thông gió.
+ Nội dung của đoạn thơ là gì?
+ Bạn nhỏ mới đến Hà Nội nên thấy cái gì cũng lạ lẫm, Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹ ... thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và soạn bài Phân xử tài tình.
_______________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 22
Tiết: 43.
Bài: ÔN TẬP 
VĂN KỂ CHUYỆN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung:
1. Thế nào là kể chuyện?
- Là kể một chuỗi sự việc có đầu, cuối liên quan đến một hay nhiều nhân vật. Mỗi câu chuyện nói một điều có ý nghĩa.
2. Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
- Tính cách của nhân vật được thể hiện qua:
+ Hành động của nhân vật.
+ Lời nói, ý nghĩ của nhân vật.
+ Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu.
3. Bài văn kể chuyện có câu tạo như thế nào?
- Bài văn kể chuyện có cấu tạo 3 phần:
+ Mở đầu (mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp).
+ Diễn biến (thân bài).
+ Kết thúc (kết bài không mở rộng hoặc mở rộng).
	- Phiếu học tập có các câu hỏi trắc nghiệm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi HS đọc đoạn văn tả người đã viết lại. 
- 3 HS đọc đoạn văn của mình.
- Chấm điểm từng bài của HS.
- Nhận xét từng bài của HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- GV giới thiệu: Tiết học hôm nay các em cùng ôn tập về văn kể chuyện. Chúng ta sẽ thực hành khả năng hiểu truyện của mình qua câu chuyện Ai giỏi nhất?
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
2.2. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS. Yêu cầu HS làm việc trong nhóm.
- Hoạt động trong nhóm: trao đổi thảo luận, thống nhất ý kiến và ghi vào giấy.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- Mỗi nhóm trình bày 1 câu hỏi, nhóm khác bổ sung nếu có ý kiến khác. Sau khi GV kết luận tiếp tục đến câu hỏi sau.
- Nhận xét câu trả lời đúng.
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc.
- 3 HS đọc thành tiếng từng câu hỏi và phần trả lời trước lớp.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
+ HS 1: Đọc lệnh và câu chuyện.
+ HS 2: Đọc các câu hỏi trắc nghiệm.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Làm bài cá nhân vào phiếu.
- Nhận xét, chữa bài.
a) Câu chuyện trên có mấy nhân vật?
¨ Hai
¨ Ba
¨ Bốn 
b) Tính cách của các nhân vật được thể hiện qua những mặt nào?
¨ Lời nói
¨ Hành động
¨ Cả lời nói và hành động 
c) Ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
¨ Khen ngợi Sóc thông minh và có tài trồng cây, gieo hạt.
¨ Khuyên người ta tiết kiệm
¨ Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ghi nhớ các kiến thức về văn kể chuyện, kể lại truyện Ai giỏi nhất cho người thân nghe và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết.
____________________________________________
Môn: LUYỆN TỪ & CÂU.
Tuần: 22.
Tiết: 44.
Bài: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản (ND Ghi nhớ).
- Biết phân tích cấu tạo của câu ghép (BT1, mục III); thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu ghép trong mẩu chuyện (BT3).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Các câu văn ở bài 1 phần Nhận xét viết rời vào từng băng giấy.
	- Bài 1, 3 phần Luyện tập viết sẵn vào bảng phụ.
	- Giấy khổ to viết sẵn bài tập 2 phần Luyện tập và bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1.KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả, phân tích ý nghĩa của từng vế câu.
- 2 HS lân bảng làm bài.
- Gọi HS dưới lớp nhắc lại cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả.
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời.
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi và làm bài trên bảng.
- Nhận xét câu trả lời của bạn.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.DẠY - HỌC BÀI MỚI 
2.1. GIỚI THIỆU BÀI
- Giới thiệu: Tiết học hôm nay, các em sẽ học cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ chỉ mối quan hệ tương phản.
- Lắng nghe.
- Hỏi: Em hiểu tương phản nghĩa là gì?
- Trả lời: Tương phản là trái nghĩa nhau.
- Nêu: Vậy làm cách nào để có thể nối hai vế câu có nghĩa trái ngược nhau thành một câu ghép. Chúng ta cùng học bài.
2.2. TÌM HIỂU VÍ DỤ 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm trên bảng lớp. HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
+ Câu ghép: Tuy bốn mùa là vậy / nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người.
+ Hai vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ: Tuy . nhưng .
Bài 2
- Nêu yêu cầu: Em hãy tìm thêm những câu ghép có quan hệ từ tương phản.
- 2 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét câu bạn đặt trên bảng.
- Nhận xét câu bạn đặt: đúng / sai.
- Nhận xét bài làm của HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- 3 – 5 HS đọc câu mình đặt.
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài ngay tại lớp.
- Hỏi: Để thể hiện quan hệ tương phản giữa các vế câu ghép ta có thể làm như thế nào?
- Trả lời: Ta có thể nối giữa hai vê câu ghép bằng một quan hệ từ: tuy, dù, mặc dù, nhưng hoặc một cặp quan hệ từ: tuy.nhưng..; mặc dù.nhưng; dù.nhưng.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
2.3. GHI NHỚ
- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. HS dưới lớp đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.
- Gọi HS đặt câu ghép có mối quan hệ tương phản giữa các vế câu để minh hoạ cho Ghi nhớ.
- 3 – 5 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
2.4. LUYỆN TẬP 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Làm bài cá nhân. 1 HS làm trên bảng lớp.
- Gợi ý HS cách làm bài:
+ Dùng đấu gạch chéo ( / ) để phân cách các vế câu.
+ Khoanh tròn vào qua hệ từ hoặc cặp quan hệ từ trong câu.
+ Gạch 1 gạch ngang dưới bộ phận chủ ngữ, gạch 2 gạch ngang dưới bộ phận vị ngữ.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn: đúng / sai (nếu sai thì sửa lại cho đúng).
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài (nếu sai).
a) Mặc dù giặc Tây hung tàn / nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập, vui chơi, đoàn kết, tiến bộ.
b) Tuy rét vẫn kéo dài / mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS làm vào giấy khổ to. HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài làm của bạn: đúng / sai.
- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.
- Nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
- Nhận xét, kết luận các câu đúng.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu câu và nội dung của bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Chữa bài (nếu sai).
+ Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa hai tay vào còng số 8.
- Hỏi:
- Trả lời:
+ Làm cách nào em xác định được đó là câu ghép?
+ Vì câu đó có 2 vế câu.
+ Em tìm chủ ngữ bằng cách nào?
+ Tìm chủ ngữ bằng câu hỏi: Ai.
+ Em tìm vị ngữ bằng cách nào?
+ Tìm vị ngữ bằng câu hỏi: Thế nào? Làm gì?
+ Chuyện đáng cười ở điểm nào?
+ Đáng lẽ Hùng phải trả lời chủ ngữ của vế câu thừ nhất là tên cướp, chủ ngữ ở vế câu thứ 2 là hắn thì bạn lại hiểu nhầm câu hỏi của cô mà trả lời: Chủ ngữ đang ở trong nhà giam.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
3. CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, kể lại câu chuyện Chủ ngữ ở đâu chó người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
________________________________________________
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tuần: 22
Tiết: 44.
Bài: KỂ CHUYỆN 
(Kiểm tra viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
	Viết được một bài văn kể chuyện theo gợi ý trong SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài cho HS chọn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
1. KIỂM TRA BÀI CŨ
	- Kiểm tra giấy bút của HS.
2. THỰC HÀNH VIẾT
	- Gọi 4 HS đọc 3 đề kiểm tra trên bảng.
	- Nhắc HS:
	+ Phần mở đầu: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể theo lối trực tiếp hoặc gián tiếp.
	+ Phần diễn biến: Mỗi sự việc nên viết thành một đoạn văn. Các câu trong đoạn phải logic, khi kể nên xen kẽ tả ngoại hình, hoạt động, lời nói của nhân vật.
	+ Phần kết thúc: Nêu ý nghĩa của câu chuyện hoặc suy nghĩ của em về câu chuyện.
	- HS viết bài.
	- Thu, chấm một số bài.
	- Nêu nhận xét chung.
3. CỦNG CỐ , DẶN DÒ
	- Nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
	- Dặn HS về nhà xem lại các kiến thức về lập chương trình hoạt động.
DUYỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_22_le_thanh_long.doc