Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 29

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 29

I.Mục đích, yêu cầu:

1.Đọc lưu loát toàn bài:

-Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài phiên âm ( Ha – li – ma, A – la ).

-Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn và lời các nhân vật ( lời kể: lúc băn khoăn, lúc hồi hộp, lúc nhẹ nhàng; lời của vị tu sĩ: từ tốn, hiền hậu ).

2.Hiểu các từ ngữ trong truyện, diễn biến của truyện.

 Hiểu ý nghĩa của truyện: đề cao các đức tính kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh – cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình.

II.Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1587Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần29 tiết57.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Thuần phục sư tử
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Đọc lưu loát toàn bài:
-Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài phiên âm ( Ha – li – ma, A – la ).
-Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn và lời các nhân vật ( lời kể: lúc băn khoăn, lúc hồi hộp, lúc nhẹ nhàng; lời của vị tu sĩ: từ tốn, hiền hậu ).
2.Hiểu các từ ngữ trong truyện, diễn biến của truyện.
 Hiểu ý nghĩa của truyện: đề cao các đức tính kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh – cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III.Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
2’
32’
1’
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Các bài tập đọc ở tuần 28 ( Một vụ đắm tàu, Con gái) đã cho các em biết những nhân vật với tính cách rất đẹp như: Ma – ri - ô - một bạn trai cao thượng sẵn sàng chết cùng con tàu đắm, nhưòng chỗ sống cho bạn; Giu – li – ét – ta dịu dàng, giàu tình cảm; và Mơ- một cô bé giỏi giang, hiếu thảo và dũng cảm đã trở thành niềm tự hào của cha mẹ.
 Mở đầu tuần học thứ hai, tiếp tục chủ điểm Nam và nữ, các em sẽ được học truyện dân gian A – rập: Thuần phục sư tử. Câu chuyện sẽ giúp các em hiểu người phu nữ có sức mạnh kì diệu như thế nào, sức mạnh ấy từ đâu mà có.
2.Hướng dẫn luyện đọc va tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc 
Có thể chia làm 3 đoạn như sau để luyện đọc:
Đoạn 1: Từ đầu đến vừa đi vừa khóc.
Đoạn 2: Tiếp theo đến cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
Đoạn 3: còn lại
thuần phục, tu sĩ, bí quyết, sợ toát mồ hôi, thánh A – la
b)Tìm hiểu bài:
Câu 1: Ha – li – ma đến gặp vị tu sĩ để làm gì? ( Nàng muốn vị tu sĩ cho nàng lời khuyên: làm cách nào để chồng nàng hết cau có, gắt gỏng, gia đình trở lại hạnh phúc như trước).
+Vị tu sĩ ra điều kiện thế nào? ( Nếu nàng đem được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống về, cụ sẽ nói cho nàng biết bí quyết ).
+ Thái độ của Ha – li – ma lúc đó ra sao? ( Nàng sợ toát mồ hôi, vừa đi vừa khóc ) 
+GV có thể hỏi thêm: Vì sao Ha – li – ma khóc? ( Vì đến gần sư tử đã khó, nhổ ba sợi lông bờm của sư tử lại càng không thể được; sư tử thấy người đến sẽ vồ lấy, ăn thịt ngay ).
ý 1:Ha – li – ma đến gặp vị tu sĩ để xin lời khuyên.
Câu 2:
-Vì sao Ha – li – ma quyết thực hiện bằng được yêu cầu của vị tu sĩ? ( Vì nàng mong muốn có được hạnh phúc)
-Ha – li - ma đã nghĩ ra cách gì để làm thân với sư tử? (Hàng tối, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Khi sư tử thấy nàng, gầm lên và nhảy bổ tới thì nàng ném con cừu xuống đất cho sư tử ăn thịt. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay nàng, sư tử dần đổi tính. Nó quen dần với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy).
ý 2:Ha – li – ma tìm cách làm thân với sư tử.
Câu 3:
-Ha – li – ma đã lấy ba sợi lông bờm của sư tử như thế nào? ( Một tối khi sư tử đã no nê, ngoan ngoãn nằm bên chân Ha – li – ma, nàng bèn khấn thánh A – la che chở rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của sư tử. Con vật giật mình chồm dậy. Bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, sư tử cụp mắt xuống rồi lẳng lặng bỏ đi).
-Vì sao khi gặp ánh mắt của Ha – li – ma, con sư tử đang giận dữ “ bỗng cụp mắt xuống, lẳng lặng bỏ đi”? ( HS phát biểu tự do. Những ý kiến như sau được xem là đúng:
+Vì ánh mắt dịu hiền của Ha – li – ma làm sư tử không thể tức giận.
+Vì ánh mắt của Ha – li – ma làm sư tử phải mềm lòng, không thể giận dữ.
+Vì sư tử yêu mến Ha – li – ma nên bỏ qua khi biết nàng chính là người nhổ lông bờm của nó.)
Câu 4:Theo em điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ? 
 Các em có thể cho rằng:
+Sức mạnh của phụ nữ chính là sự dịu hiền, nhân hậu; hoặc là sự kiên nhẫn; là trí thông minh.
GV chốt lại dựa theo lời vị tu sĩ: Cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, sự dịu hiền và kiên nhẫn.
ý 3: Ha – li – ma đã thuần phục được sư tử bằng trí thông minh, lòng kiên nhẫn và đức dịu hiền.
Đại ý: Truyện đề cao đức tính kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh – cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
c)Đọc diễn cảm:
VD: 
 Nhưng mong muốn hạnh phúc đã giúp nàng tìm ra cách làm quen chúa sơm lâm.// Tối đến,/ nàng ôm một con cừu non vào rừng.// Thấy có mồi,/ sư tử gầm lên một tiếng,/ nhảy bổ tới.// Ha – li – ma cũng hét lên khiếp đảm/ rồi ném con cừu xuống đất.//
 Ha – li – ma chạy ngay tới nhà vị tu sĩ.// Cụ già mỉm cười:// 
-Chỉ trong ít ngày,/ bằng trí thông minh,/ lòng kiên nhẫn và đức dịu dàng,/ con đã thuần phục được một con sư tử hung dữ.// Lẽ nào con không làm mềm lòng nổi một người đàn ông/ vốn yếu đuối hơn sư tử rất nhiều?// Con đã nắm được bí quyết rồi đấy.//
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. 
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; chuẩn bị cho tiết tập đọc tới. Đọc trước bài Bầm ơi.
*PP kiểm tra đánh giá:
-GV kiểm tra 2 HS đọc truyện Con gái, trả lời những câu hỏi sau bài đọc.
*PP thuyết trình:
-GV giới thiệu và ghi tên bài bằng phấn màu lên bảng lớp.
*PP đàm thoại trò – trò, trò – thầy:
-1 HS khá đọc toàn bài văn. Các Hs khác đọc thầm theo.
-1 số HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, các HS khác đọc thầm theo. -Cả lớp đọc thầm những từ ngữ khó được chú giải trong SGK.
-1 HS đọc thành tiếng hoặc giải nghĩa lại các từ ngữ đó. 
-GV giúp các em giải nghĩa thêm các từ các em chưa hiểu ( nếu có ).
-3 HS nối tiếp nhau đọc cả bài. HS theo dõi nhận xét.
-GV đọc mẫu toàn bài một lần.
*PP đàm thoại:
+HS đọc ( thành tiếng, đọc thầm, đọc lướt ) từng đoạn, cả bài; trao đổi, thảo luận về các câu hỏi trong SGK. GV là trọng tài, cố vấn.
+HS đọc lướt đoạn 1, trả lời các câu hỏi 1
+ Hs đặt thêm câu hỏi phụ.
+1 HS nêu ý đoạn 1, GV ghi bảng.
+1 HS đọc lại ý đoạn 1
-1 HS đọc thành tiếng đoạn 2. Cả lớp đọc thầm lại, trả lời câu hỏi 2 
- Hs đặt thêm câu hỏi phụ.
-1 HS nêu ý đoạn 2, GV ghi bảng.
-1 HS đọc lại ý đoạn 2
- Cả lớp đọc thầm đoạn 3 ( đoạn còn lại ), trả lời các câu hỏi:
- Hs đặt thêm câu hỏi phụ.
-1 HS nêu ý đoạn 3, GV ghi bảng.
-1 HS đọc lại ý đoạn 3
-2, 3 HS đọc lời vị tu sĩ nói với Ha – li – ma khi nàng trao cho cụ ba sợi lông bờm của sư tử. 1 HS đọc diễn cảm toàn bộ bài văn.
Cả lớp suy nghĩ trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi 4.
-HS phát biểu tự do.
-HS nêu đại ý của bài, GV ghi bảng.
-1 HS đọc lại đại ý.
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn, thể hiện cảm xúc ca ngợi Ha – li – ma – người phụ nữ thông minh, dịu dàng và kiên nhẫn. Lời vị tu sĩ đọc từ tốn, hiền hậu. Hướng dẫn HS xác lập kĩ thuật đọc diễn cảm một số đoạn văn. 
-GV đọc mẫu một đoạn văn.
-Nhiều HS luyện đọc.
-HS thi đọc diễn cảm từng đoạn, cả bài văn.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp Lớp : 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần29 tiết58.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Bầm ơi
I.Mục đích, yêu cầu:
-Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ với giọng cảm động, trầm lắng thể hiện tình cảm yêu thương mẹ rất sâu nặng của anh chiến sĩ Vệ quốc quân.
-Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ lam lũ tần tảo giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
*Học thuộc lòng bài thơ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Bảng phụ để ghi những khổ thơ cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
III.Các hoạt động dạy- học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
2’
32’
1’
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 GV khai thác tranh minh hoạ ( Anh bộ đội trên đường hành quân đang nghĩ tới hình ảnh người mẹ già lom khom cấy lúa trong cảnh trời mưa lạnh), giới thiệu bài thơ Bầm ơi – một bài thơ Tố Hữu sáng tác thời kháng chiến chống thực dân Pháp, nói về tình cảm yêu thương sâu nặng giữa hai mẹ con người chiến sĩ Vệ quốc quân.
2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a)Luyện đọc 
Giọng cảm động trầm lắng, giọng của người con yêu thương mẹ, thầm nói chuyện với mẹ.
b)Tìm hiểu bài:
Câu 1:Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ? Anh nhớ hình ảnh nào của mẹ? ( Cảnh chiều đông mưa phùn, gió bấc làm anh chiến sĩ thầm nhớ tới người mẹ nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét).
GV nói thêm: Mùa đông mưa phùn gió bấc – thời điểm các làng quê vào vụ cấy đông. Cảnh chiều buồn làm anh chiến sĩ chạnh nhớ tới mẹ, thương mẹ phải lội ruộng bùn lúc gió mưa.
Câu 2: Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình cảmn mẹ con thắm thiết sâu nặng?
( Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu.
 Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
 Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. )
Câu 3: Cách nói so sánh ấy có tác dụng gì?( Cách nói ấy có tác dụng làm yên lòng mẹ: mẹ đừng lo nhiều cho con, những việc con đang làm không thể so sánh với những vất vả, khó nhọc mẹ đã phải chịu).
Câu 4: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ em nghĩ gì về người mẹ của anh? 
( Người mẹ của anh chiến sĩ là một phụ nữ Việt Nam điển hình: chịu thương chịu khó, hiền hậu, đầy tình thương yêu con)
-Cuối cùng GV yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ. HS phát biểu tự do. VD:
+ Bài thơ ca ngợi người mẹ chiến sĩ tần tảo, giàu tình thương yêu con.
+ Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ biết yêu thương mẹ, yêu đất nước, đặt tình yêu mẹ bên tình yêu đất nước. 
+Bài thơ ca ngợi tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ vất vả, tần tảo nơi quê nhà
Đại ý: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết sâu nặng giữa người chiến sĩ ở ngoài tiền tuyến với người mẹ lam lũ tần tảo giàu tình yêu thương con nơi quê nhà.
c)Đọc diễn cảm+ Học thuộc lòng bài thơ:
 Bài thơ là nỗi nhớ, là tâm sự thầm kín của người chiến sĩ với mẹ. Vì vậy giọng đọc của bài thơ phải là giọng xúc động, trầm lắng. Chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng đúng các khổ thơ.
VD: 
 Bầm ra ruộng cấy bầm run /
Chân lội dưới bùn, /tay cấy mạ non./
 Mạ non bầm cấy mấy đon/
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.//
 Bầm ơi,/ sớm sớm chiều chiều/
Thương con/ bầm chớ lo nhiều bầm nghe/
 Con đi trăm núi ngàn khe/ 
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm/
 Con đi đánh giặc mười năm/
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.//
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. 
- ... HS hiểu yêu cầu của đề bài:
Kể 1 chuyện em đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng, hoặc một phụ nữ có tài.
*PP kiểm tra, đánh giá:
-GV mời 2 HS tiếp nối nhau kể lại chuyện Lớp trưởng lớp tôi, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện và bài học em tự rút ra.
*PP thuyết trình:
-GV giới thiệu và ghi tên bài bằng phấn màu lên bảng.
*PP đàm thoại: 
-1HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề, tránh kể chuyện lạc đề tài. 
III. Các hoạt động dạy học:
1’
b)HS kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện 
3 . Củng cố , dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân ( hoặc viết lại vào vở ) ; Chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện tuần 30 (Kể chuyện về một bạn nam hoặc một bạn nữ được mọi người quí mến).
-1 HS đọc thành tiếng toàn bộ phần đề bài và gợi ý 1. Cả lớp đọc thầm lại.
-HS nêu tên câu chuyện đã chọn ( chuyện kể về một nhân vật nữ của Việt Nam hoặc của thế giới; truyện em đã đọc, hoặc đã nghe từ người khác ). 
+1 HS đọc gợi ý 2, đọc cả M : (Kể theo cách giới thiệu chân dung nhân vật nữ anh hùng La Thị Tám). GV nói với HS : theo cách kể này, HS nêu đặc điểm của người anh hùng, lấy ví dụ minh hoạ).
+1 HS đọc gợi ý 3, 4.
+2, 3 HS khá, giỏi làm mẫu – giới thiệu trước lớp câu chuyện em chọn kể (nêu tên câu chuyện, tên nhân vật), kể diễn biến của chuyện bằng1,2 câu).
+HS làm việc theo nhóm: từng HS kể câu chuyện của mình, sau đó trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+Đại diện các nhóm thi kể trước lớp. Kết thúc chuyện mỗi em đều nói về ý nghĩa câu chuyện, điều các em hiểu ra nhờ câu chuyện.
+Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm. Cả lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất.
Rút kinh nghiệm sau tiết học:
.
.
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp : 5 G
 Môn : Tập làm văn 
Tuần29 tiết57... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : 
Ôn tập về văn tả con vật
I.Mục đích, yêu cầu:
-HS liệt kê được những bài văn tả con vật đã học, tóm tắt được đặc điểm ( về hình dáng và hoạt động ) của những con vật được miêu tả.
-Từ đó phân tích được bài văn tả chim hoạ mi hót ( cấu tạo, nội dung, các giác quan tác giả sử dụng khi quan sát, những chi tiết và những hình ảnh so sánh mà em thích ).
II.Đồ dùng dạy học:
-Những ghi chép HS đã có khi chuẩn bị trước ở nhà nội dung bài tập 1 (liệt kê những bài văn tả con vật em đã đọc, đã viết trong học kì 2, lớp 4).
-Bút dạ + 3, 4 tờ giấy khổ to phát cho 3,4 HS làm BT1 (ý b).
-Giấy khổ to viết sẵn lời giải cho BT2a, b (xem như ĐDDH dùng trong nhiều năm).
III-Các hoạt động dạy- học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
PP, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
1’
33’
1’
A.Kiểm tra bài cũ: 
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
Trong tiết Ôn tập về văn tả con vật hôm nay, trên cơ sở liệt kê, tổngkết những hiểu biết các em đã có nhờ đọc các bài văn miêu tả con vật, viết các đoạn văn, bài văn tả con vật, (ở học kì 2, lớp 4), các em sẽ tập phân tích nội dung bài văn miêu tả “Chim hoạ mi hót” để chứng tỏ sự hiểu biết của mình về thể loại này.
2.Hướng dẫn ôn tập:
Bài tập 1
*Yêu cầu 1: 
-Liệt kê những bài văn tả con vật các em đã đọc (viết) trong sách tiếng việt 4, tập 2.
-Chú ý: liệt kê các bài đã đọc trong các tiết Tập làm văn và Tập đọc.
* Yêu cầu 2:
Nêu tóm tắt đặc điểm hình dáng và hoạt động của một con vật em chọn tả.
Lời giải:
Bài đã đọc 
( viết )
Tên bài 
( đề bài )
Trang
Bài đã đọc
-Con mèo hung
-Đàn ngan mới nở
-Con ngựa ( đoạn văn )
-Đoạn tham khảo cách tả màu sắc của mèo, lông mèo.
-Con chuồn chuồn nước.
-Con tê tê.
Chim công múa.
-Con chim chiền chiện.
112, 113
123, 124
134
134, 135
142 ( TĐ) 145
146
164
Bài đã viết
-Quan sát và miêu tả các đặc điểm ngoại hình của con mèo ( hoặc con chó ) của nhà em hoặc nhà hàng xóm.
-Quan sát và miêu tả các hoạt động thường xuyên của con mèo( hoặc con chó) nói trên.
-Các đề kiểm tra ( để lựa chọn )
.Viết một đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của một con vật mà em yêu thích.
. Viết một đoạn văn tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của một con vật mà em yêu thích.
.Tả một con vật mà em yêu thích ( viết tên truyện, lời mở bài gián tiếp, 3, 4 câu tả hình dáng hoặc tả hoạt động); lời kết bài kiểu mở rộng.
-Viết một đoạn trong thân bài tả một con vật nuôi trong 
nhà.
124
158
165
ý 2: VD: Tóm tắt đặc điểm hình dáng, hoạt động của tê tê ( Bài con tê tê trang 145, tả kết hợp những đặc điểm hình dáng với hoạt động):
+ Hình dáng:
Bộ vảy đen nhạt, cứng, dày, như bộ giáp sắt che kín từ đầu đến chân. Miệng nhỏ, hai hàm răng chỉ có lợi, không có răng, lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh.
Bốn chân ngắn ngủn, bộ móng cực sắc, khoẻ.
+ Hoạt động:
Cách tê tê săn mồi rất lạ mắt: lấy lưỡi đục thủng lỗ tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong, đợi kiến bâu kín lưỡi mới rụt lưỡi vào miệng nhai.
Cách tê tê đào đất rất lạ mắt: dũi đầu đào nhanh như máy, chỉ nửa phút đã ngập nửa thân, dù ba người lực lưỡng túm đuôi kéo ngược cũng không ra nhưng chỉ cần một cái que lùa dưới đuôi khẽ chọc một nhát là tê tê cuộn tròn như quả bóng lăn ra ngoài miệng lỗ.
Bài tập 2:
Lời giải:
Câu a: Bài văn gồm 3 đoạn:
Đoạn 1: Câu đầu ( Giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều ). 
Đoạn 2: Tiếp theo đến Tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. ( Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều).
Đoạn 3: Tiếp theo đến ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày. ( Tả cách ngủ rất đặc biệt của hoạ mi trong đêm).
Đoạn 4: Còn lại ( Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi).
Câu b: Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng nhiều giác quan:
-Bằng mắt: Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân – thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến – thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông rũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.
-Bằng tai: Nghe tiếng hót của hoạ mi vào các buổi chiều ( khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế, âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh); nghe tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng.
Câu c: 
3.Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài Chim hoạ mi hót mà em thích, giải thích vì sao; chuẩn bị nội dung cho tiết “ Viết bài văn tả một con vật em yêu thích “ – Chọn con vật yêu thích, quan sát, tìm ý.
* PP kiểm tra, đánh giá:
-GV kiểm tra vở của một số HS đã chuẩn bị trước ở nhà BT1 (liệt kê những bài văn tả con vật em đã đọc, đã viết trong học kỳ 2, lớp 4).
* PP thuyết trình:
-GV giới thiệu và ghi tên bài bằng phấn màu lên bảng lớp.
* PP đàm thoại:
-1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-GV nhắc HS chú ý thực hiện lần lượt 2 yêu cầu của bài:
-Trong trường hợp HS chưa chuẩn bị trước ở nhà BT1, GV cho các em trao đổi theo nhóm nhỏ, viết nhanh ra nháp tên các bài đã đọc, tên các đề bài đã viết. GV phát riêng bút dạ và giấy khổ to cho 3, 4 HS viết tóm tắt đặc điểm hình dángvà hoạt động của một con vật em chọn tả trên giấy. HS phát biểu ý kiến (thực hiện YC 1). GV nhận xét chốt lại: các em đã đọc nhiều bài văn tả con vật; đã tập quan sát, chọn lọc chi tiết, viết một đoạn tả hình dáng hoặc hoạt động của con vật. Cả lớp và GV nhận xét.
-HS sửa bài theo lời giải đúng.
-1 HS khá đọc bài Chim hoạ mi và các câu hỏi sau bài
-GV nói với HS: những tiết Tập làm văn trong sách TV 4 tập 2 đã giúp các em biết cấu tạo ba phần của một bài văn tả con vật, cách quan sát con vật, chọn lọc chi tiết miêu tả. Trên cơ sở những kiến thức đã có, các em sẽ trả lời được những câu hỏi của bài.
-Cả lớp đọc thầm lại bài văn và các câu hỏi, suy nghĩ, làm việc các nhân hoặc trao đổi theo cặp – các em làm bài vào vở hoặc viết trên nháp.
-HS phát biểu ý kiến ( lần lượt theo từng câu hỏi a – b - c ). Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. GV dán lên bảng lớp giấy khổ to viết sẵn lời giải của bài tập 2a, b.
-HS sửa lại bài theo lời giải đúng. Trả lời viết vào vở câu hỏi 3.
+GV nêu yêu cầu của bài: HS tìm những chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài mà em thích; giải thích lí do vì sao em thích chi tiết, hình ảnh đó?
+HS phát biểu tự do. Chú ý, trong bài chỉ có một hình ảnh so sánh ( tiếng hót của chim hoạ mi có khi êm đềm , có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch..).
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.......
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp : 5 G
 Môn : Tập làm văn 
Tuần29 tiết58... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : 
Viết bài văn tả con vật 
I.Mục đích, yêu cầu
- Dựa trên kết quả tiết ôn luyện về văn tả con vật, HS viết được một bài văn tả con vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II- Đồ dùng dạy học
-Giấy kiểm tra hoặc vở
-Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số con vật.
III.Các hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
PP hoạt động dạy học tương ứng
Ghi chú
3’
1’
5’
A.Kiểm tra bài cũ: 
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Trong tiết tập làm văn trước, các em đã ôn tập về văn tả con vật. Qua việc phân tích bài văn miêu tả “Chim hoạ mi hót”, các em đã khắc sâu được kiến thức về văn tả con vật: cấu tạo, cách quan sát, cấu tạo và hình ảnhTrong tiết học hôm nay, các em sẽ tập viết hoàn chỉnh một bài văn tả một con vật mà em yêu thích.
 2.Hướng dẫn HS làm bài:
*PP đàm thoại:
-GV kiểm tra HS chuẩn bị trước ở nhà nội dung cho tiết viết bài văn tả một con vật êm yêu thích- chọn con vật yêu thích, quan sát, tìm ý.
*PP thuyết trình:
-GV giới thiệu và ghi tên bài bằng phấn màu. 
*PP đàm thoại:
-1HS đọc đề bài trong SGK.
-Cả lớp suy nghĩ, chọn con vật em yêu thích để miêu tả.
-7,8 HS tiếp nối nhau nói đề văn em chọn
30’
1’
3.HS làm bài:
4.Củng cố dặn dò:
-GV nhận xét tiết làm bài của HS. 
-Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết Tập làm văn tuần 30.
(Ôn tập về văn tả cảnh, chú ý BT1 (liệt kê những bài văn tả cảnh mà em đã học hoặc viết trong học kì 1).
-1 HS đọc thành tiếng gợi ý 1 ( lập dàn ý). 
-1HS đọc thành tiếng bài tham khảo con chó nhỏ. Cả lớp đọc thầm theo. 
-Cả lớp dựa vào gợi ý1 lập nhanh dàn ý bài viết.
-1 HS khá, giỏi đọc dàn ý đã lập. GV nhận xét nhanh.
+HS viết bài dựa trên dàn ý đã lập.
+GV thu bài lúc cuối giờ.
 Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - TUAN 29.doc