Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 31

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 31

I.Mục đích, yêu cầu:

1- Đọc đúng và lưu loát toàn bài .

- Biết đọc diễn cảm bài văn : giọng thiết tha khi kể về tình yêu rừng cảu cậu bé ; hồi hộp khi kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu , vui vẻ khi khen ngợi cậu .

2- Hiểu các từ ngữ trong bài ,nắm được diễn biến của câu chuyện .

- Hiểu ý nghĩa của bài : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi

II.Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .

- _ Bảng phụ viết 2 đoạn văn “Đêm ấy xe công an lao tới ”, đoạn “Hai gã trộm” đến hết (để giáo viên hướng dãn học sinh đọc diễn cảm)

III-Các hoạt động dạy- học

 

doc 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1292Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt lớp 5 - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Tập đọc 
Tuần31 tiết61.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Người gác rừng tí hon 
I.Mục đích, yêu cầu:
1- Đọc đúng và lưu loát toàn bài .
- Biết đọc diễn cảm bài văn : giọng thiết tha khi kể về tình yêu rừng cảu cậu bé ; hồi hộp khi kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu , vui vẻ khi khen ngợi cậu . 
2- Hiểu các từ ngữ trong bài ,nắm được diễn biến của câu chuyện .
- Hiểu ý nghĩa của bài : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi 
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
_ Bảng phụ viết 2 đoạn văn “Đêm ấyxe công an lao tới ”, đoạn “Hai gã trộm” đến hết (để giáo viên hướng dãn học sinh đọc diễn cảm)
III-Các hoạt động dạy- học
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
A-Kiểm tra bài cũ 
-GV kiểm tra 2,3 học sinhđọc bài tập đọc Tà áo dài Việt Nam, trả lời các câu hỏivề nội dung bài học
B-Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
- Chủ điểm mở đầu sách TV2 có tên gọi Em là học sinh. Chủ điểm kết thúc bộ SGK Tiếng Việt bậc tiểu học có tên gọi những chủ nhân tương lai .
- Em hiểu” những chủ nhân tương lai” là ai ? (những chủ nhân tương lai là chúng em- những người sẽ kế tục cha anh làm chủ đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước)
-Truyện Người gác rừng tí hon kể về chiến công của con trai một người gác rừng. Do có ý thức trách nhiệm cao, mưu trí dũng cảm, bạn nhỏ trong truyện đã khám phá được một vụ ăn trộm gỗ và giúp các chú công an bắt được bọn người xấu
2. Hướng dãn luyện đọc và tìm hiểu bài 
- Có thể chia bài làm 4 đoạn như sau để hướng dãn HS luyện đọc:
a) Luyện đọc 
Đoạn một: từ đầu đến”Mày đã dặn lão Sáu Bơ tối dánh xe ra bìa rừng chưa” ?.
Đoạn hai: từ “qua khe lá”đến “bắt bọn trộm, thu lại gỗ ”.
Đoạn ba: từ “đêm ấy”đến “xe công an lao tới”.
Đoạn bốn: phần còn lại. 
- Các HS khác nhận xét bài đọc: Đọc có lưu loát không ( có vấp hoặc sót tiếng không)? Ngắt, nghỉ hơi thế nào? Ngữ điệu của câu kể và câu hỏi? Một số HS thực hành đọc đúng những câu, đoạn bạn mắc lỗi.
- GV đọc diễn cảm bài văn: Những câu đầu (kể về tình yêu rừng của cậu bé) đọc với giọng chậm rãi;Đoạn sau (mưu trí hành động dũng cảm của cậu bé trong vụ bắt trộm)-giọng hồi hộp; chuyển giọng linh hoạt, phù hợp với nhân vật (cậu bé tự thắc mắc “Hai ngày nay đâu có đoàn khách thăm quan nào?”, lời bàn bạc gian giảo của một tên trộm hỏi về lão Sáu Bơ; câu trả lời rắn rỏi của chú công an bên đầu máy; lời ngợi khen cậu bé “cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm”).
b- Tìm hiểu bài : 
Câu hỏi 1 : 
- Thoạt tiên bạn phát hiện thấy những gì lạ trên mặt đất ? 
- ( Những dấu chân người lớn hằn trên mặt đất ) 
Thấy những dấu chân , bạn phán đoán như thế nào ?
(Đây là hiện tượng lạ vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào .)
- Lần theo dấu chân , bạn nhỏ đã nhìn thấy những gì , nghe thấy những gì ?
( Những cây gỗ to bị chặt thành từng khúc dài ; bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe chuyển gỗ vào buổi tối .)
Câu hỏi 2: 
- Trả lời :
ý 1 : Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn rất thông minh :
- Thắc mắc khi thấy dấu chân lạ trong rừng .
- Lần theo dấu chân để tự giải đáp thắc mắc .
- Phát hiện ra bọn trộm gỗ , nghe thấy chúng bàn bạc , lén chạy theo đường tắt , gọi điện thoại báo cho công an .
- Căng dây để chặn xe bọn chở gỗ ăn trộm.
ý 2 : Những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người dũng cảm :
- Phối hợp với các cú công an bắt bọn trộm gỗ .
- Một mình căng dây cản xe chở gỗ của bọn trộm .
- Dám xô ngã một tên trộm bỏ chạy .
Câu hỏi 3 
Trả lời : 
ý 1 : Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt bọn trộm gỗ ?
- Vì bạn đang gác rừng thay người cha đi vắng .
- Vì bạn yêu rừng gỗ , sợ rừng bị phá .
- Vì bạn hiểu rừng gỗ là tài sản chung , ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn , bảo vệ .
- Vì bạn có ý thức của một công dân nhỏ tuổi , tôn trọng và bảo vệ tài sản chung .
ý 2 : Em học tập được ỏ bạn nhỏ điều gì ?
- Bình tĩnh , thông minh khi xử trí những tình huốn bất ngờ .
- Phán đoán nhanh , phản ứng nhanh .
- Dũng cảm , táo bạo , không quản nguy hiểm khi làm nhiệm vụ .
- Có tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung .
Đại ý : : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng , sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi .
C - Luyện đọc diễn cảm :
+ Hai ngày nay đâu có đoàn khách nào !- cao giọng , tỏ ý thắc mắc .
+ Mày đã dặn lão Bơ tối đánh xe ra bìa rừng chưa ?- giọng thì thào thể hiện tính chất bí mật , không đàng hoàng của cuộc chuyện trò .
+ A lô , công an huyện đây – giọng nghiêm trang .
+ Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm !- giọng vui vẻ thể hiện ý khen ngợi , tâm trạng phấn chấn .
3- Củng cố – dặn dò : 
 - GV yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện .
 - Đọc trước bài thơ : Những cánh buồm .
Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
+ 3 HS đọc bài và lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*/ Phương pháp thuyết trình, trực quan.
- GV nói với học sinh : 
- GV hỏi học sinh:
- GV giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm:
Phương pháp luyện tập thực hành
+ 2 HS đọc cả bài
+ HS nêu cách chia đoạn , GV chốt lại 
+ Một nhóm 2 HS nối nhau đọc từng đoạn cho đến hết bài.
+ HS cả lớp đọc thầm theo.
+ HS nhận xét cách đọc của từng bạn.
+ GV hướng dẫn cách đọc đoạn. 
+2 HS khác luyện đọc đoạn.
+ HS nêu từ khó đọc.
+ GV ghi bảng từ khó đọc.
+ 2- 3 HS đọc từ khó. Cả lớp đọc đồng thanh.
+ 1 HS đọc từ ngữ phần chú giải.
+2 HS giỏi đặt câu.
+ GV đọc mẫu.
Phương pháp trao đổi, đàm thoại trò – trò.
( Làm việc chung cả lớp )
HS trao đổi, thảo luận trước lớp dưới sự điều khiển của 2, 3 HS khá, giỏi dựa theo câu hỏi trong SGK.
- 1HS đọc câu hỏi trong SGK . Cả lớp đọc thầm đoạn 1 , suy nghĩ , trả lời câu hỏi .
- GV gợi ý cho các em trả lời bằng những câu hỏi chi tiết như sau :
( Làm việc nhóm )
- 1 HS đọc thầm câu hỏi 2 .Cả lớp đọc thầm lại .
- GV chia lớp thành nhiều nhóm .
- HS các nhóm đọc thầm lại toàn bài văn , trao đổi , thảo luận , trả lời câu hỏi .
- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến .
- Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại câu trả lời đúng .
 ( Làm việc nhóm )
1 HS đọc thầm câu hỏi 3 .Cả lớp đọc thầm lại .
GV chia lớp thành nhiều nhóm . HS các nhóm đọc thầm lại toàn bài văn , trao đổi , thảo luận , trả lời câu hỏi ( Làm giống bài tập 2 )
- Đại diện từng nhóm trình bày ý kiến . HS bổ sung , nhận xét ý kiến cảu bạn 
Cuối cùng , GV hỏi HS về ý nghĩa truyện ( đại ý ) 
+ GV yêu cầu HS nêu đại ý của bài.
+ GV ghi đại ý.
+ HS ghi đại ý vào vở soạn.
+ 1 HS đọc lại đại ý.
- GV hướng dẫn HS tìm những câu dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật , nêu cách đọc từng câu : 
- Hướng dẫn HS tìm những câu văn tả động tác nhanh mạnh của các nhân vật ( em nhỏ , gã trộm , gã Sáu Bơ ) , nêu cách đọc những câu văn này sao cho phù hợp với tính chất hành động ( nhịp đọc nhanh , giọng đọc thể hiện tính gấp gáp của hành động ) 
- GV đọc mẫu bài văn 
- HS thực hành đọc diễn cảm trong nhóm 
- Đại diện các nhóm thi đọc diễn cảm các câu văn , đoạn văn ghi trên bảng phụ . HS đánh giá kết quả đọc diễn cảm của nhóm bạn theo các tiêu chuẩn : đọc lưu loát ; giọng đọc , nhịp đọc , cách nhấn giọng ; cả lớp bình chọn người thắng cuộc 
Rút kinh nghiệm sau tiết học :
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Chính tả 
Tuần31 tiết31.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Ôn tập quy tắc viết hoa 
 ( Viết tên các cơ quan , tổ chức , đơn vị )
I – Mục đích yêu cầu :
- Viết đúng chính tả , trình bày đúng , đẹp đoạn văn trong bài Người gác rừng tí hon 
( nghe viết ) 
Củng cố khắc sâu quy tắc viết hoa tên các cơ quan , tổ chức , đơn vị ; viết đúng tên những cơ quan , tổ chức , đơn vị trong bài tập .
II- Đồ dùng học tập :
- GV chuẩn bị bảng phụ có viết BT 2 để thực hành phân tích và viết hoa tên các cơ quan , tổ chức ; một ấn phẩm ghi tên Phòng Giáo dục và Đào tạo của địa phương .
HS chuẩn bị : một vài tờ báo Thiếu niên Tiền phong có ghi tên đầy đủ của toỏ chức đội thiếu niên ; sách Tiếng Việt 5 , tập 2 .
III- Các hoạt động chủ yếu 
Kiểm tra bài cũ :
- GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết ( Theo lời đọc của GV ) tên và giải thích quy tắc viết tên các huân chương , danh hiệu : Huân chương Sao vàng ; Huân chương Chiến công hạng Nhất ; Huân chương Lao động hạn Ba ; Anh hùng Lao động ; Nghẹ sỹ Nhân dân ; Nhà giáo Ưu tú .
Dạy bài mới :
Giới thiệu bài :
- GV nêu mục đích – yêu cầu của tiết học .
Hướng dẫn HS nghe – viết :
1 HS đọc cả bài chính tả một lần .
GV hướng dẫn HS viết 1 số từ các em dễ viết sai .
GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết . Nhắc HS chú ý vị trí viết tên bài : chữ đầu tiên cách lề khoảng 2-3 ô li .
GV đọc lại cả bài để HS soát lỗi
HS đổi vở cho bạn để soát và chữa lỗi cho nhau .
GV chấm , chữa khoảng 5- 7 bài .
Hướng dẫn HS làm BT chính tả :
 Bài tập 2 :
HS nêu yêu cầu của BT 
GV hướng dẫn HS chữa mẫu BT 2a . Gợi ý :
+ Đầu tiên em cần phân tích tên trường , dùng các dấu gạch chéo để thể hiện kết quả phân tích ( HS phân tích tên trường thành 3 bộ phận : Trường / tiểu học / Bế Văn Đàn )
+ Sau đó , viết hoa các chữ đầu tiên của mỗi bộ phận ( bộ phận thứ 3 của tên là tên riêng của một người , cần viết hoa tên riêng đó theo quy tắc viết hoa tên người .)
HS làm việc cá nhân .
HS chữa bài trên bảng lớp .
Những HS khác nhận xét bài làm của bạn , GV chốt lại lời giải đúng 
( Lời giải : Trường Tiểu học Bế Văn Đàn ; Trường Mẫu giáo Sao Mai ; Công ty Dầu khí Biển Đông ; Riêng tên đơn vị cuối cùng gồm 3 tên riêng ghép lại : Ban Biên tập , Chương trình Văn nghệ ;Đài Truyền hình Việt Nam . Đo đó , khi viết hoa tên ghép này , cần viết hoa chữ cái đầu cảu mỗi bộ phận tạo thành từng tên riêng trong cái tên ghép ấy .)
 Bài tập 3
HS đọc thầm yêu cầu của bài tập: tham khảo những Đ D D H đã nêu để tìm lơi giải đúng .
HS thi điền đúng , nhanh tên các tổ chứ , các cơ quan , đơn vị vao chỗ trống trong các câu a,b,c,d ; viết lại những tên đó lên bảng lớp .- cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng . giáo viên chốt lại lời giải đúng .
1 HS đọc lại các câu văn đã được diền nội dung chon vẹn theo lời giải đúng .
(các tên cần điền là:
Bài a) Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 
Bai b) ví dụ:phòng giao duc và đào tạo huyện Tân Bình 
Bàic) Nhà xuất bản Giáo dục
Bai d) Công ty in Khoa hoc –kỹ thuật Hà Nội ).
4 Củng cố , dặn dò 
- GV yêu cầu HS làm lại vào vở BT 2 ( hoặc3) ; viết hoa một vài tên cơ quan hoặc đơn vị, tổ chức tại địa ph ... ọc được ở nhân vật Tôm Chíp, trên cơ sở đó, GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện: khen ngợi tinh thần dũng cảm, quên mìnhcứu người bị nạn của một bạn nhỏ.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân .
- Dặn HS tìm đọc thêm những câu chuyện trong sách, báo nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em; những gương thiếu niên có những phẩm chất đáng quý thực hiện tốt bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội - để chuẩn bị cho tiết Kể chuyện đã nghe, đã đọc tuần 32.
Rút kinh nghiệm sau tiết học :
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
Môn : Tập làm văn
Tuần31 tiết61.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Trả bài tả con vật
I – Mục đích – yêu cầu :
- Củng cố kỹ năng làm bài văn tả con vật .
- Làm quen với việc tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình .
* CHú ý : Tiết ôn tập về văn tả con vật ( Lập dàn ý , làm văn miệng , Tuần 29.Tr 142 ) 
chuyển thành viết bài văn tả con vật . 
II- Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ , phấn màu để ghi các lỗi phổ biến trong bài làm của HS nhăm hướng dẫn HS chữa lỗi ) Các lỗi chính tả , dừng từ , đật câu , lỗi về diễn đạt – tả thiếu hình ảnh , cảm xúc ) .
Phiếu học tập trong đó có ghi những nội dung hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm và tập viết đoạn văn hay 
III-Các hoạt động dạy- học
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
A- Dạy bài mới :
1-Giới thiệu bài :
- GV nêu mục đích – yêu cầu của bài học.
2-GV nhận xét đánh giá chung về kết quả bài viết của cả lớp .
 Đề bài : Hãy tả một con vật mà em yêu thích 
- Kiểu bài ( tả con vật) ,
 - Đối tượng miêu tả ( con vật với những đặc điểm tiêu biểu về hình dáng bên ngoài , về hoạt động . )
3 – HS thực hành tự đánh giá bài viết :
4- HS viết lại một đoạn trong bài
- Mỗi HS tự xác định đoạn văn trong bài để viết lại cho tốt hơn.
- 1,2 HS đọc đoạn văn vừa viết lại .Cả lớp và GV nhận xét.
5- Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét tiết học ; yêu cầu HS làm hoàn chỉnh đoạn văn vừa viết ở lớp , viết lại vào vở . Những HS viết bài chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại cả bài để nhận đánh giá tốt hơn ; chuẩn bị cho tiết học tới – Làm bài văn tả cảnh ( Lập dàn ý , làm văn miệng).
*/ Phương pháp thuyết trình, trực quan.
- GV dẫn dắt HS vào bài: 
- GV chép đề văn lên bảng lớp 
- GV hướng dẫn HS phân tích đề : 
- GV nhận xét chung về bài viết của cả lớp :
+ Nêu những ưu điểm chính thể hiện qua nhiều bài viết . Giới thiêu một số đoạn văn , bài văn hay trong số các bài làm của HS ( có thể là bài làm của HS những năm học trước ).
- Sau khi đọc mỗi đoạn hoặc bài hay , GV dừng lại nêu một vài câu hỏi gợi ý để HS tự tìm những điểm thành công của đoạn hoặc bài văn đó ( thành công về ý hay về lời văn : ý độc đáo , ý trọng tâm được khắc sâu , chuyển ý tự nhiên, câu văn dừng từ gợi tả , có hình ảnh , cảm xúc ) 
+ Nêu một số thiếu sót còn gặp ở nhiều bài viết .Chọn ra một số thiếu sót điển hình , tổ chức cho HS chữa trên lớp .
- Thông báo điểm số của từng HS .
- GV trả bài cho từng HS .
- HS tự đánh giá bài viết của mình theo gợi ý 2 ( SGK ) , tìm lỗi và sửa lỗi trong bài làm dựa trên những chỉ dẫn cụ thể cảu thầy hoặc cô 
- HS đổi vở cho nhau , giúp nhau soát lỗi .
- 4,5 HS tự đánh giá bài biết của mình trước lớp.
Rút kinh nghiệm sau tiết học :
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
 Môn : Luyện từ và câu
Tuần31 tiết62.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn : Ôn tập về dấu câu
 ( Dấu hai chấm )
I – Mục đích – yêu cầu :
- Nhớ lại tác dụng của dấu hai chấm : Để dẫn lời nói trực tiếp; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó .
- Củng cố kỹ năng sử dụng dấu hai chấm .
II- Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm ( TV 4 – tập I, TR 23 ):
Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là : 
- Lời nói của một nhân vật ( Khi báo hiệu lời nói của nhân vật , dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép thay dấu gạch đầu dòng ) .
- Lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Bút dạ + 3-4 tờ giấy khổ to phô tô bảng oẻ BT 1 , các câu thơ , đoạn văn ( ở BT 2 ) , lời nhắn của người khách hàng “Xin ông làmg ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng” ( trong mẩu chuyện ở BT 3 ) 
III-Các hoạt động dạy- học
Thời gian
Nội dung các hoạt động 
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
 4’ 
 1’
 7’
 12’
A- Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra 2-3 HS đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng 
- ( BT 2 – Tiết ôn tập về dấu phẩy – TR 157 ) 
B -Dạy bài mới :
1- Giới thiệu bài :
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
2 – Hướng dẫn ôn tập :
Bài tập 1 : 
Bảng gồm hai cột : cột bên trái nêu tác dụng của dấu hai chấm ; vị trí của dấu hai chấm trong câu . Cột bên phải nêu các ví dụ về dấu hai chấm được dùng trong câu . Trong bảng còn 3 khoảng trống , nhiệm vụ của em:Điền nội dung thích hợp vào từng phần đó
Sau đây là ví dụ : ( Phần cuối trang )
Bài tập 2 :
– Các em đọc từng đoạn thơ , văn , xác định những chỗ nào dẫn lời nói trực tiếp hoặc dẫn lời giải thích để đặt dấu hai chấm .
Lời giải:
ý a) Dấu hai chấm đặt ở cuối dòng thơ thứ hai của khổ thơ 3 : Nhăn nhó kêu rối rít:
ý b) Dấu hai chấm đặt sau từ cầu xin :
ý c) Dấu hai chấm đặt sau từ kì vĩ :)
Bài tập 3 : 
Lời giải :
- Người khách muốn nhờ ngươì bán hàng ghi trên băng tang những lời lẽ như sau : “Kính viếng bác X. Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng .” Nhưng vì lời nhắn của ông ta viết không rõ ràng , do thiếu một dấu hai chấm nên ngươid bán hàng hiểu sai bức thư , viết thành : “Kính viếng bác X : Nếu còn chỗ ( nếu trên thiên đàng còn chỗ trống ) , linh hồ bác sẽ được lên thiên đàng . ”
 Để người bán hàng khỏi hiểu lầm ( cụm từ nếu còn chỗ được hiểu đúng là : Nếu còn chỗ để viết trên băng tang ) , cần thêm dấu hai chấm như sau : “Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ : Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng .”
3- Củng cố , dặn dò :
- 1-HS nhắc lại hai tác dụng của dấu hai chấm .
- GV nhận xét về tiết học ; yêu cầu HS chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ :Trẻ em 
Phương pháp Kiểm tra-Đánh giá
+ GV gọi HS lên bảng 
+ HS khác nhận xét. 
+ GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
*/ Phương pháp thuyết trình
GV giới thiệu 
Phương pháp luyện tập thực hành
- HS đọc yêu cầu cầu bài . Cả lớp đọc thầm lại .
- GV giúp HS hiểu cách làm bài ::
- GV yêu cầu HS nhắc kiến thức về dấu hai chấm . Sau đó , mở bảng phụ . Một HS nhìn bảng đọc lại . Cả lớp đọc nhẩm theo .
- HS làm bài vào vở hoặc giấy nháp , GV phát bút dạ và phiếu khổ to cho 3-4 HS 
- Những HS làm bài trên phiếua trình bày kết quả , cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Cả lớp sửa bài .
- HS đọc yêu cầu của BT2 . Cả lớp đọc thầm lại .
- HS làm việc cá nhân - GV dán 3 -4 tờ phiếu đã viết các câu thơ , đoạn văn của BT lên bảng lớp , mời 3-4 HS lên bảng thi làm bài 
- Cả lớp và GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng .
Cả lớp sủa bài theo lời giải đúng .
- HS đọc toàn văn yêu cầu của BT 3 . Cả lớp đọc thầm theo .
- HS làm bài cá nhân – sửa lại câu văn của ông khách .
- GV dán 3-4 tờ phiếu đã viết nội dung lời nhắn của ông khách lên bảng lớp , mời 3-4 HS lên bảng -+làm bài .
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
Rút kinh nghiệm sau tiết học :
Ví dụ – BT1 
Tác dụng của dấu hai chấm
Ví dụ
Đặt ở cuối câu để dấn lời nói trực tiếp 
Mẹ thường dịu dàng bảo em khi em lười làm việc nhà : 
- Con là gái phải chăm làm những việc trong nhà , lớn lên mới khéo tay , tài đảm .
Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước .
Hôm nay , bố tôi ăn mặc rất đẹp : bố đi dự lễ trao phần thưởng cho con trai bố mà .
Trường THDL Đoàn Thị Điểm 
Thứ ngày  tháng  năm 2005
Lớp: 5 G
Môn : Tập làm văn
Tuần31 tiết62.... 
Ngày soạn : 
Giáo viên : Thu Hải 
Bài soạn :Làm bài văn tả cảnh
 ( Lập dàn ý , làm văn miệng)
I – Mục đích – yêu cầu :
- Củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh – một dàn ý với những ý riêng là kết quả của sự quan sát và suy nghĩ riêng của mỗi HS . 
- Biết dựa vào dàn ý đã lập , trình bày miệng một đoạn văn 
II- Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ ghi 4 đề bài 
Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to 4 HS lập dàn ý cho 4 đề văn .
III-Các hoạt động dạy- học
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
A- Dạy bài mới :
1-Giới thiệu bài :
- Trong tiết học hôm nay các em tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh : chọn lập dàn ý theo 1 trong 4 đề văn trong SGK , sau đó , trình bày miệng một đoạn theo dàn ý . Tiết học sau các em sẽ viết hoàn chỉnh cả bài . 
2-Hướng dẫn HS lập dàn ý :
- 1HS đọc các đề bài . 
- VD : Đề a ) Tả ngôi nhà thân yêu của em là một đề quen thuộc với mọi HS . Em nào cũng có sẵn ý , có kinh nghiệm để lập dàn ý cho bài nói , bài viết . Những HS ở nông thôn sẽ thấy đề b) Tả cánh đồng lúa quê em vào ngày mùa là một đề thú vị .Đề c) d) – Tả một đường phố đẹp ở địa phương em ; Tả một khu vui chơi giải trí mà em yêu thích – gần gũi hơn với các HS ở các huyện , thị xã , thành phố 
4 HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp , trình bày . Cả lớp và GV nhận xét , bổ sung , hoàn thiện dàn ý .- Mỗi HS tự sửa dàn ý của mình .
3 -Hướng dẫn HS nói từng đoạn cua bài văn :
- Khi trình bày miệng một đoạn văn cảu dàn ý , chú ý nói thành câu , dùng từ đúng , sử dụng từ ngữ có hình ảnh , sử dụng các biện pháp so sánh , nhân hoá .
- Mỗi HS tự chọn một đoạn trong dàn ý để tập nói trong nhóm .Cả nhóm nghe bạn nói , góp ý để bạn hoàn thiện đoạn văn .
- Các nhóm cử đại diện trình bày miệng một đoạn của dàn ý trước lớp .( chú ý chọn những HS nói cả 4 đề văn với đủ các phần của bài 
4 - Củng cố – dặn dò :
- GV nhận xét về tiết học .
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý ( nếu có ); Chuẩn bị làm bài viết ( Theo 4 đề trên ) vào tiết học sau .
*/ Phương pháp thuyết trình:
- GV nêu mục đích , yêu cầu của tiết học
-
- GV nói : Trong 4 đề SGK nêu , chắc chắn có ít nhất một đề gần gũi với em
- Mỗi HS tự chọn một đề bài cho bài văn của mình .
- 1- HS đọc gợi ý 1 ( tìm ý ) > cả lớp đọc thầm theo .
- Dựa vào gợi ý 1 , HS suy nghĩ , lập dàn ý cho đề bài đã chọn . GV phát riêng bút dạ và giấy cho 4 HS lập dàn ý ( Theo 4 đề khác nhau ) 
- Nhiều HS đọc dàn ý ; GV nhận xét .
- 1 HS đọc gợi ý 2 .
- GV nhắc HS chú ý 
- Cả lớp và GV nhận xét góp ý .
- Cả lớp bình chọn người làm văn miệng tốt nhất .
Rút kinh nghiệm sau tiết học :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIENG VIET - TUAN 31.doc