Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 31 đến tuần 35

Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 31 đến tuần 35

CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

I.Mục đích yêu cầu:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ đúng.

- Đọc phân biệt giọng kể với giọng nhân vật.

2. Rèn đọc hiểu:

- Hiểu từ ngữ (SGK)

- Nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật.

II.Đồ dùng: Tranh SGK

III.Các hoạt động dạy học:

TIẾT 1:

1. Kiểm tra bài cũ: (2-3) HS đọc bài: Cháu nhớ Bác Hồ

2. Bài mới:

a. Giới thiệu: (1-2) Tập đoc: Chiếc rễ đa tròn

b. Luyện đọc đúng: (33-35)

- GV đọc bài - HS đọc SGK

- HS chia đoạn

* Đoạn 1:

- Câu 1: Đọc đúng: Thường lệ

- Câu 2: Đọc đúng: Ngoằn ngoèo

- Từ ngữ: Tần ngần, chú cần vụ, thường lệ

- Đọc đoạn 1: Đọc giọng kể chậm rãi, giọng Bác ôn tồn.

- GV đọc mẫu đoạn 1 - HS đọc

* Đoạn 2:

- Câu nói của Bác: Đọc đúng: nên, làm, này

- Từ ngữ: thắc mắc

- Đọc đoạn 2: Đọc giọng kể chậm rãi, giọng Bác: dịu dàng, giọng chú cần vụ: ngạc nhiên.

- GV đọc mẫu - HS đọc

 

doc 49 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tiếng Việt Lớp 5 - Tuần 31 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31: Từ 21/4 đến 25/4/2008
Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2008
Tập đọc:
Chiếc rễ đa tròn
I.Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ đúng.
- Đọc phân biệt giọng kể với giọng nhân vật.
2. Rèn đọc hiểu:
- Hiểu từ ngữ (SGK)
- Nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật...
II.Đồ dùng: Tranh SGK
III.Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’) HS đọc bài: Cháu nhớ Bác Hồ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1-2’) Tập đoc: Chiếc rễ đa tròn
b. Luyện đọc đúng: (33-35’)
- GV đọc bài - HS đọc SGK
- HS chia đoạn
* Đoạn 1: 
- Câu 1: Đọc đúng: Thường lệ
- Câu 2: Đọc đúng: Ngoằn ngoèo
- Từ ngữ: Tần ngần, chú cần vụ, thường lệ
- Đọc đoạn 1: Đọc giọng kể chậm rãi, giọng Bác ôn tồn.
- GV đọc mẫu đoạn 1 - HS đọc
* Đoạn 2: 
- Câu nói của Bác: Đọc đúng: nên, làm, này
- Từ ngữ: thắc mắc
- Đọc đoạn 2: Đọc giọng kể chậm rãi, giọng Bác: dịu dàng, giọng chú cần vụ: ngạc nhiên.
- GV đọc mẫu - HS đọc
* Đoạn 3:
- Câu 1: ngắt sau “bén đất’
- Đọc đoạn 1: Đọc với giọng kể chậm rãi.
- GV đọc mẫu đoạn 3 - HS đọc
* 3HS đọc nối tiếp đoạn.
* Hướng dẫn đọc cả bài: Phân biệt giọng kể với giọng nhân vật - 1HS đọc bài
Tiết 2:
c. Luyện đọc: (10-12’)
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc cả bài
d. Tìm hiểu bài: (17-20’)
- HS đọc thầm đoạn 1 và câu hỏi 1:
+ Thấy chiếc rễ đa, Bác bảo chú cần vụ điều gì?
(Chú cuốn rễ này lại)
- HS đọc thầm đoạn 2 và câu hỏi 2: 
+ Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
(Cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn.)
- HS đọc thầm đoạn 3 và câu hỏi 3:
+ Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa có hình dáng như thế nào?
(Có vòng lá tròn)
+ Các bạn thích chơi trò gì bên cây đa?
(Chơi trò chui qua chui lại)
+ Hãy nói một câu:
.Về tình cảm của Bác đối với thiếu nhi ?
.Về thái độ của Bác đối với mỗi vật xung quanh ?
e. Luyện đọc lại: (5-7’)
- GV hướng dẫn đọc cả bài: Phân biệt giọng kể với giọng nhân vật.
- GV đọc mẫu cả bài.
- HS thi đọc cả bài.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
- Tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi và với mỗi vật xung quanh ntn?
- GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 22 tháng 4 năm 2008
Tập viết:
Chữ hoa N
I.Mục đích yêu cầu:
- HS biết viết chữ hoa N cỡ nhỡ, nhỏ đúng mẫu.
- HS biết viết cụm từ “Người ta là hoa đất” cỡ nhhỏ, đúng mẫu, nối chữ đúng quy định.
II.Đồ dùng: Mẫu chữ N, bài mẫu.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (2-3’) HS viết bảng con: M, Mắt
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1’)
b. Hướng dẫn HS tập viết: 	
* Chữ hoa N: (3-5’)
- GV đưa chữ mẫu -> HS quan sát + nêu cấu tạo
(Cao 5 dòng li, gồm 2 nét)
- GV chỉ + hướng dẫn cách viết: Giống nét 1 và nét 3 của chữ hoa M
- GV tô khan chữ mẫu.
- GV viết mẫu chữ hoa N.
- HS viết bảng con 2 chữ hoa N cỡ nhỡ.
* Viết ứng dụng: (5-7’)
+ Từ ứng dụng: Người
- HS đọc -> Nêu độ cao các con chữ
- GV hướng dẫn cách viết -> HS viết bảng con chữ Người cỡ nhỡ.
+ Cụm từ: Người ta là hoa đất.
- HS đọc cụm từ -> GV giải thích: Ca ngợi con người, con người là đáng quý nhất, là tinh hoa của trái đất.
- HS nêu số chữ, khoảng cách các chữ, độ cao từng con chữ, cách đặt dấu thanh.
- GV hướng dẫn cách viết.
- HS viết chữ Người cỡ nhỏ.
c. Viết vở: (13-15’)
- HS mở vở -> đọc nội dung bài viết -> HS quan sát vở mẫu.
- HS ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng.
- GV ra hiệu lệnh - HS viết từng dòng.
d. Chấm bài: (5-7’)
- GV chấm 7 - 10 bài
3. Củng cố: (2-3’)
 - GV nhận xét bài viết, giờ học. 
Kể chuyện:
Chiếc rễ đa tròn
I.Mục đích yêu cầu:
- HS nhớ truyện, sắp xếp 3 tranh theo đúng thứ tự nội dung, kể lại từng đoạn - cả truyện tự nhiên.
- Biết nhận xét lời kể của bạn.
II.Đồ dùng: Tranh SGK
III.Các hoạt động day học:
1. Kiểm tra: (3-5’) HS kể chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1’)
b. Hướng dẫn HS kể chuyện: (30’)
* Sắp xếp lại trật tự các tranh theo đúng diễn biến của câu chuyện:
- HS đọc yêu cầu
- GV treo 3 tranh minh hoạ - HS quan sát, nêu nội dung từng tranh
+ Tranh 1: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa.
+ Tranh 2: Các bạn đang nô đùa chui qua vòng lá
+ Tranh 3: Bác chỉ vào rễ đa bảo chú cần vụ đem trồng
- HS sắp xếp tranh - HS, GV nhận xét.
* Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh:
- HS nêu yêu cầu.
- HS kể từng đoạn trong nhóm.
- GV kể mẫu đoạn 1.
- HS kể nối đoạn trước lớp.
- GV nhận xét.
* Kể toàn bộ câu chuyện:
- HS đọc yêu cầu.
- HS thi kể cả chuyện, lớp bình chọn bạn kể hay.
3. Củng cố: (3-5’)
- Qua câu chuyện ta thấy Bác đối với thiếu nhi như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2008
Tập đọc:
Cây và hoa bên lăng Bác
I.Mục đích yêu cầu:
1. Rèn đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.
- Đọc bài với giọng trang trọng, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân đối với Bác.
2. Rèn đọc hiểu:
- Từ ngữ: Uy nghi, tụ hội, tam cấp
- Nội dung: Cây hoa đẹp nhất từ khắp đất nước tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng của nhân dân với Bác.
II.Đồ dùng: Tranh SGK
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: (2-3’) HS đọc bài: Chiếc rễ đa tròn
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1-2’) Tập đọc: Cây và hoa bên lăng Bác
b. Luyện đọc đúng: (15-17’)
- GV đọc bài - HS đọc thầm SGK
- GV chia đoạn
* Đoạn 1: “Trên quảng trường...toả ngát hương thơm”
- Câu 1: Đọc đúng: Lăng Bác, lịch sử
- Từ ngữ: Uy nghi, tụ hội
- Đọc đoạn1: Đọc giọng trang trọng, nhấn giọng ở từ: uy nghi, gần gũi
- GV đọc mẫu đoạn 1 -> HS đọc
* Đoạn 2: “Ngay thềm lăng... nở lứa đầu”
- Câu 2: Đọc đúng: chính lăng, nở lứa đầu
- Đọc đoạn 2: Đọc giọng trang nghiêm, ngắt hơi đúng
- GV đọc mẫu đoạn 2 -> HS đọc
* Đoạn 3: “Sau lăng... toả hương ngào ngạt”
- Câu 1: Đọc đúng: khoẻ khoắn
- Từ ngữ: Tam cấp
- Đọc đoạn 3: Đọc giọng chậm, rõ ràng, ngắt hơi đúng
- GV đọc mẫu đoạn 3 - > HS đọc
* Đoạn 4: Còn lại
- Từ ngữ: non sông, gấm vóc, tôn kính
- GV đọc mẫu đoạn 4: Ngắt hơi đúng - HS đọc
* 4HS đọc nối tiếp đoạn
* Hướng dẫn đọccả bài: Giọng kể trang nghiêm -> 1HS đọc cả bài
c. Tìm hiểu bài: (10-12’)
- HS đọc thầm cả bài:
+ Kể tên những loài cây được trồng phía dưới lăng Bác?
(Vạn tuế, hoa ban.)
+ Kể tên những loài hoa nổi tiếng khắp miền đất nước được trồng quanh lăng Bác?
( Đào Sơn La, Sứ Nam Bộ.)
+ Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác?
(Cây và hoa của non sông.)
d. Luyện đọc lại: (5-7’)
- GV hướng dẫn đọc cả bài: Giọng kể trang nghiêm.
- GV đọc mẫu cả bài.
- HS thi đọc cả bài
3. Củng cố, dặn dò: (4-6’)
	- Cây và hoa bên lăng Bác thể hiện tình cảm của nhân dân với Bác ntn ?
- GV nhận xét giờ học.
Chính tả: (Nghe viết)
Việt Nam có Bác
I.Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ: Việt Nam có Bác
- Làm đúng bài tập phân biệt r/d/gi
II.Đồ dùng:
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (3-5’) 
- Bảng con: bâng khuâng, chòm râu
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1-2’) GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
b. Hướng dẫn chính tả: (10-12’)
- GV đọc bài viết - HS đọc thầm SGK
- Tìm các tên riêng trong bài chính tả? (Bác, Việt Nam, Trường Sơn)
- GV ghi tiếng khó lên bảng- HS đọc + phân tích: Trường Sơn, non nước, lục bát.
- GV ghi bảng:
non = n + on
nước = n + ước + (/)
...............
- HS viết bảng con từ khó.
c. HS viết vở: (13-15’)
- GV hướng dẫn cách trình bày bài thơ: câu 6 chữ cách lề 2 ô, câu 8 chữ cách lề 1 ô.
- HS mở vở, ngồi đúng tư thế
- GV đọc - HS viết bài
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- HS soát lỗi, ghi số lỗi ra lề.
d. Chấm chữa: (3-5’)
- GV chấm bài -> Nhận xét
e. Luyện tập: (5-7’)
Bài 2/110:
- HS đọc yêu cầu
- HS làm ở SGK - Chữa trên bảng phụ (dừa, rào, rau, giường, đỏ, ...)
Bài 3a/110:
- HS đọc yêu cầu 
- Làm vở
- Chữa trên bảng phụ (Tàu rời ga./ Sơn Tinh dời từng dãy núi đi.
 Hổ là loài thú dữ./ Bộ đội canh giữ biển trời)
3. Củng cố: (1-2’)
- GV nhận xét giờ học
Thứ năm ngày 24 tháng 4 năm 2008
Chính tả: (nghe viết)
Cây và hoa bên lăng Bác
I.Mục đích yêu cầu:
- HS nghe viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “Cây và hoa bên lăng Bác”
- Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi, thanh hỏi/ngã.
II.Đồ dùng: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: (2-3’)
- Bảng con: Bác, Trường Sơn, non nước
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1’)
b. Hướng dẫn chính tả: (10-12’)
- GV đọc bài viết - HS đọc thầm SGK
- Tìm những tên riêng có trong bài? (Sơn La, Nam Bộ)
- GV ghi bảng tiếng khó -> HS đọc + phân tích: cành, khoẻ khoắn.
- GV ghi bảng:
cành = c + anh + (-)
khoẻ = kh + oe + (,)
..........
- HS viết bảng con tiếng khó.
c. HS viết bài: (13-15’)
- GV nêu cách trình bày bài.
- HS mở vở -> ngồi đúng, cầm bút đúng.
- GV đọc -> HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
- HS soát lỗi, ghi số lỗi ra lề.
d. Chấm chữa: (3-5’)
- GV chấm bài - Nhận xét
e. Luyện tập: (5-7’)
*Bài 2a:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vở.
- Chữa trên bảng phụ (dầu, giấu, rụng)
3. Củng cố: (1-2’)
- GV nhận xét giờ học
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: từ ngữ về Bác Hồ
Dấu chấm - dấu phẩy
I.Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ, từ ngữ về Bác Hồ.
- Tiếp tục rèn luyện cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
II.Đồ dùng: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: ( 3-5’) HS đặt câu nói về tình cảm của thiếu niên với Bác và ngược lại.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1’)
b. Hướng dẫn tập làm bài tập: (28-30’)
*Bài 1: Làm miệng (9’)
- 2HS đọc yêu cầu.
- 1HS đọc đoạn văn.
- 1HS đọc các từ cần điền.
- HS điền vào SGK
- HS đọc bài -> HS, GV nhận xét
- Qua đoạn văn trên, em thấy Bác là người như thế nào?
( Có nếp sống giản dị của một vị lãnh tụ vĩ đại)
*Bài 2: Miệng + bảng con (10’)
- 2HS đọc yêu cầu	- > HS ghi từ tìm được vào bảng con
- HS, GV nhận xét -> Nhiều HS đọc bài - GV ghi từ
=> Những từ vừa tìm được ca ngợi phẩm chất cao quý của vị lãnh tụ.	
*Bài 3: Viết (12’)
- HS đọc yêu cầu - lớp đọc thầm SGK -> HS đọc nội dung bài
- HS làm vở -> 1 HS làm bảng phụ -> HS, GV nhận xét
- HS nêu tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy -> Cách viết khi gặp dấu chấm -> cách đọc khi gặp dấu chấm, dấu phẩy 
=> Đoạn văn nói lên Bác là người có kỷ luật, luôn tôn trọng những nội quy chung.	
3. Củng cố: (4-5’)
	- GV hệ thống lại nội dung bài
 - GV nhận xét giờ học
Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2008
Tập làm văn:
Đáp lời khen ngợi - Tả ngắn về Bác Hồ
I.Mục đích yêu cầu:
- Biết đáp lời khen ngợi.
- Quan sát ảnh Bác -> trả lời đúng các câu hỏi.
- Dựa vào những câu trả lời đó, viết đoạn văn 3,5 câu.
II ... g chính tả 1 đoạn trong bài “Đàn bê của anh Hồ Giáo”
Luyện viết đúng tiếng có âm, vần dễ lẫn ch/ tr, thanh hỏi, ngã.
II.Đồ dùng:
Bảng phụ.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: (2-3’)
Bảng con: nặn, để dành, chuyển.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu: (1-2')
b. Hướng dẫn chính tả: (10-12’)
GV đọc đoạn viết -> HS đọc thầm
Tìm tên riêng trong bài chính tả? ( Hồ Giáo )
GV đưa tiếng khó: quấn quýt, nhảy, quẩng, quẩn, quơ quơ
HS đọc + phân tích.
GV ghi bảng:
quấn = qu + ân + (/)
quýt = qu + yt + (/)
HS viết bảng con tiếng khó.
c. Viết vở: (13-15')
GV hướng dẫn cách trình bày.
HS mở vở -> ngồi đúng tư thế
GV đọc -> HS viết bài
GV đọc cho HS soát lỗi
HS soát lỗi, chữa lỗi, ghi số lỗi ra lề.
d. Chấm bài: (3-5')
GV chấm bài, nhận xét.
e. Luyện tập: (5 -7')
*Bài 2 (140 ):
HS đọc yêu cầu -> Làm vở -> Chữa trên bảng phụ.
*Bài 3 (140 ):
HS đọc yêu cầu.
HS nêu miệng.
3.Củng cố, dặn dò: (1-2')
GV nhận xét giờ học
Luyên từ và câu:
Từ trái nghĩa . Từ ngữ chỉ nghề nghiệp
I.Mục đích yêu cầu:
Củng cố hiếu biết về từ trái nghĩa
Mở rộng vốn từ chỉ nghề nghiệp
II.Đồ dùng:
Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: (3-5')
HS làm bài 3 (tuần 33)
2.Bài mới:
a. Giới thiệu: (1-2’)
b. Hướng dẫn làm lại bài tập: (28-30’)
*Bài 1/137 – 16’ – Viết
HS đọc yêu cầu -> Lớp đọc thầm
GV giải thích: Để làm đúng theo yêu cầu đề bài, em cần đọc lại bài Đàn bê của anh Hồ Giáo, biết tính nết của những con bê đực, tìm từ trái nghĩa với những từ chỉ đặc điẻm của những con bê cái (có từ ở trong bài, có từ phải tự nghĩ ra), điền vào chỗ trống.
HS làm bài vào vở.
1HS làm bảng phụ 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Bài 2/137 – 8’ - Miệng
HS đọc yêu cầu -> lớp đọc thầm.
HS đọc mẫu.
HS giải nghĩa từ bằng từ trái nghĩa với nó. 
HS, GV nhận xét
*Bài 3/138 – 8’ - Miệng
HS đọc yêu cầu -> Lớp đọc thầm 
HS đọc nội dung từng cột 
HS làm miệng nối các ý thích hợp cột B với từ ngữ thích hợp ở cột A.
HS, GV nhận xét
3.Củng cố, dặn dò: (4-5’)
GV hệ thống lại nội dung bài.
GV nhận xét giờ học.
Thứ sáu ngày 16 tháng 5 năm 2008
Tập làm văn:
Kể ngắn về người thân
I.Mục đích, yêu cầu :
Rèn kĩ năng nói: Biết kể về nghề nghiệp của một bản thân theo các câu hỏi gợi ý.
Rèn kỹ năng viết: Viết lại được những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn đơn giản, chân thật.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh giới thiệu một số nghề nghiệp
III.Các hoạt động dạy học :
1.Kiểm tra: (3-5')
HS đọc bài Tập Làm Văn (tuần 33)
2.Bài mới:
a.Giới thiệu: (1-2')
b.Hướng dẫn học sinh làm bài tập: (28-30’)
*Bài 1(140) -> Làm miệng (10')
HS đọc yêu cầu và các câu hỏi gợi ý -> Lớp đọc thầm lại 
GV gợi ý: Bài tập các em kể về nghề nghiệp của người thân dựa vào các câu hỏi gợi ý, không phải là trả lời câu hỏi. Người thân của em có thể là cha, mẹ, chú, dì, cô, bác...của em.
 Em định kể về ai? 
2-3 HS kể về người thân của mình.
HS, GV nhận xét, bình chọ người kể hay.
*Bài 2: (140) -> Viết (20')
HS đọc yêu cầu -> Lớp đọc thầm
GV lưu ý: Khi viết, các em chú ý đặt câu đúng; sử dụng dấu chấm, dấu phẩy đúng chỗ; biết nối kết các câu thành bài văn.
HS làm vào vở.
HS đọc bài -> Lớp nhận xét.
GV nhận xét, sửa câu -> Chấm điểm.
3.Củng cố, dặ dò: (5-7’)
GV nhận xét bài viết, giờ học.
tuần 35: Từ 19/5 đến 23/5/2008
Thứ hai ngày 19 tháng 5 năm 2008
Tiếng Việt:
Ôn tập Và Kiểm tra cuối học kỳ II (Tiết 1)
I.Mục đích, yêu cầu:
Kiểm tra lấy điểm tập đọc.
Cách đặt câu hỏi có cụm từ "Khi nào"
Ôn về dấu chấm. 
II.Đồ dùng: Phiếu bốc thăm
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra tập đọc: (13')
HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2.Đặt câu hỏi có cụm từ: Khi nào, bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ (13')
HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
HS làm việc theo nhóm.
Đại diện nhóm nêu -> HS, GV nhận xét
=> Ôn cách sử dụng câu hỏi về thời gian
3.Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả (12’)
HS đọc yêu cầu -> lớp đọc thầm bài 3/ 144
HS tự ngắt đoạn thành 5 câu.
1HS lên làm bài vào bảng phụ. 
HS nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng.
Khi đọc gặp dấu chấm em đọc như thế nào?
2HS đọc lại đoạn văn.
4.Củng cố, dặn dò: (1-2’)
GV hệ thống lại nội dung ôn tập.
GV nhận xét giờ học
Tiếng Việt:
Ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ II (Tiết 2)
I.Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra Tập đọc.
- Ôn từ ngữ chỉ mầu sắc. Đặt câu.
- Ôn đặt câu hỏi có cụm từ "Khi nào"
II.Đồ dùng: Phiếu bốc thăm
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra Tập đọc: ( 15’)
HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài.
HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2.Tìm các từ chỉ mầu sắc trong đoạn thơ: (Miệng)
HS đọc yêu cầu -> Lớp đọc thầm bài
HS gạch chân các từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ
HS đọc bài -> HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng (xanh, xanh mát, xang ngắt, đỏ, đỏ tươi, đỏ thắm)
3. Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở BT 2: (Miệng)
HS đọc yêu cầu bài 3/ 141.
HS đọc lại các từ chỉ màu sắc ở bài 2.
HS suy nghĩ, đặt câu, tiếp nối nhau nói câu văn vừa đặt được.
HS, GV nhận xét, sửa câu.
4. Đặt câu hỏi có cụm từ "khi nào":
HS đọc yêu cầu và 4 câu văn -> Lớp đọc thầm bài
GV hỏi: Trong câu a, cụm từ nào trả lời cho câu hỏi Khi nào ? -> 1 HS đặt câu hỏi có cụm từ Khi nào cho câu a -> Nhận xét
HS làm tiếp phần b, c vào vở.
HS đọc bài làm.
HS, GV nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò: (1-2’)
GV hệ thống lại nội dung đã ôn tập.
GV nhận xét giờ học.
Thứ ba ngày 20 tháng 5 năm 2008
Tiếng Việt:
Ôn tập và kiêmt tra cuối học kì II (Tiết 3)
I.Mục đích, yêu cầu:
Kiểm tra tập đọc 
Ôn cách đặt câu, trả lời câu hỏi có cụm từ " ở đâu"
Ôn cách sử dụng dấu chấm hỏi, dấu phẩy
II.Đồ dung: Phiếu bốc thăm
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra tập đọc: 
HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài.
HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2.Đặt câu hỏi có cụm từ "ở đâu"? (Miệng)
HS đọc yêu cầu bài 2/142 và 4 câu văn -> Lớp đọc thầm SGK
HS đặt câu hỏi -> HS, GV nhận xét
Từng cặp HS hỏi và trả lời.
3.Điền dấu chấm hỏi, dấu phẩy: (Viết)
HS đọc yêu cầu bài 3/142 -> Lớp đọc thầm.
HS làm bài vào vở.
1 HS làm bài ở bảng phụ.
HS, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Nêu cách đọc khi gặp dấu chấm hỏi, dấy phẩy.
HS đọc lại bài.
4.Củng cố, dặn dò: ( 1-2’)
GV hệ thống lại nội dung ôn tập.
GV nhận xét giờ học
Tiếng Việt:
Ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ II (Tiết 4)
I.Mục đích, yêu cầu:
Kiểm tra tập đọc.
Ôn cách đáp lời chúc mừng.
Đặt câu hỏi có cụm từ "như thế nào?"
II.Đồ dùng: Phiếu bốc thăm
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra đọc:
HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài.
HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2.Đáp lời chúc mừng: (Miệng)
HS đọc yêu cầu bài 2/142 và 3 tình huống của bài -> Lớp đọc thầm
Lớp thảo luận nhóm
Từng cặp học sinh nên đóng vai.
Lớp nhận xét.
=> Khi nhận được lời chúc mừng, phải cám ơn lịch sự, khiêm tốn.
3.Đặt câu hỏi có cụm từ “như thế nào?” (Viết)
HS đọc yêu cầu bài 3/142 và 3 câu văn trong bài -> Lớp đọc thầm
GV hỏi: Trong câu a, cụm từ nào trả lời cho câu hỏi Như thế nào?
GV mời 1 HS đặt câu hỏi có cụm từ Như thế nào cho câu hỏi a.
HS đặt câu hỏi có cụm từ "như thế nào" cho phần b, c vào vở.
Từng cặp HS hỏi và trả lời.
HS, GV nhận xét.
=> Đây là những câu hỏi về đặc điểm.
4.Củng cố, dặn dò: (1-2’)
GV hệ thống lại nội dung ôn tập. 
GV nhận xét giờ học
Thứ tư ngày 21 tháng 5 năm 2008
Tiếng Việt:
Ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ II (Tiết 5)
I.Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra đọc
- Ôn: Đáp lời khen ngợi
- Đặt câu hỏi có cum từ Vì sao
II.Đồ dùng: Phiếu bốc thăm
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra đọc: (15’)
- HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài.
- HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2.Nói lời đáp của em:
- HS đọc yêu cầu bài 2/142 -> Lớp đọc thầm bài.
- HS nêu lời đáp của mình trong từng trường hợp. 
- Từng cặp HS nên đóng vai. 
- HS, GV nhận xét.
=> Biết đáp lời khen ngợi phù hợp với tình huống giao tiếp thể hiện là người khiêm tốn, có văn hoá.
3.Đặt câu hỏi có cụm từ “vì sao”:
	-HS đọc yêu cầu -> Tìm cụm từ trả lời cho câu hỏi “vì sao”-> HS đặt câu hỏi
- Từng cặp HS lên hỏi, trả lời
- HS, GV nhận xét
=> Câu hỏi có cụm từ " Vì sao " để hỏi nguyên nhân, lí do của một sự việc.
4.Củng cố, dặn dò: (1-2’)
- GV nhận xét giờ học
Tiếng Việt:
Ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ II (Tiết 6)
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
2. Ôn cách đáp lời từ chối. 
3. Đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ " Để làm gì ? "
- Ôn về dấu chấm than, dấu phẩy.
II.Đồ dùng: Phiếu bốc thăm
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra học thuộc lòng: 
- HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài, trả lời câu hỏi.
- HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm.
2.Nói lời đáp:
- HS đọc yêu cầu bài 2/143 -> Lớp đọc thầm.
- HS nói lời đáp trong từng trường hợp. 
- HS, GV nhận xét.
- Từng căp HS nên đóng vai.
=> Khi bị từ chối cần đáp lại với thái độ lịch sự, nhã nhặn
- Tìm bộ phận câu trả lời: Để làm gi?
- HS đọc yêu cầu -> Lớp đọc thầm
- HS tìm và gạch chân bộ phận câu.
- HS đọc lại -> HS, GV nhận xét.
3.Điền dấu chấm than hay dấu phẩy vào ô trống:
- HS đọc yêu cầu -> lớp đọc thầm
- HS làm SGK -> 1 HS làm bảng phụ -> đọc bài
- HS, GV nhận xét.
- Vì sao chuyện này làm người đọc buồn cười ?
=> GV chốt cách viết và đọc khi gặp dấu chấm than, dấu phẩy. 
4.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 22 tháng 5 năm 2008
Tiếng Việt:
Ôn tập và kiểm tra cuối học kỳ II (Tiết 7)
I.Mục đích yêu cầu:
- Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng.
- Ôn cách đáp lời an ủi.
- Cách tổ chức câu thành bài.
II.Đồ dùng: Phiếu bốc thăm
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra học thuộc lòng: (15') 
- HS bốc thăm bài -> HS chuẩn bị -> HS đọc bài.
- HS, GV nhận xét -> GV chấm điểm
2.Nói lời đáp của em: (8')
- HS yêu cầu -> HS đọc thầm
- HS nói lời đáp trong từng trường hợp.
- Từng cặp HS lên đóng vai.
- HS, GV nhận xét.
=> Khi người khác an ủi phải tỏ thái độ biết ơn lịch sự, để đáp lời an ủi đó.
3.Kể và đặt tên chuyện (theo tranh): (14')
- HS đọc yêu cầu -> lớp đọc thầm
- GV lưu ý: quan sát cả 4 tranh để hình dung ra câu chuyện.
- HS nêu nội dung tranh 1,2,3,4 -> lớp nhận xét.
- HS kể lại câu chuyện theo tranh (Kể theo trí tưởng tượng và lời văn của mình)
- HS đặt tên cho truyện.
- 2HS khá kể lại truyện
- Lớp bình chọn bạn kể hay.
4.Củng cố: (1-2')
- GV nhận xét giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tieng_viet_lop_5_tuan_31_den_tuan_35.doc